Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Hải chiến Hoàng Sa 1974 (kỳ 2)

Lực lượng Biệt hải của Việt Nam Cộng hòa đã từng có mặt tại Hoàng Sa năm 1974.
Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, tình hình càng căng thẳng. Đôi bên đều vào vị trí tác chiến nhưng các hải pháo vẫn còn ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Không run sợ! Sẵn sàng nghênh chiến!

Các chiến hạm Kronstadt của Trung Quốc xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tàu chở quân. 

Hai chiếc Kronstadt của Trung Quốc xả hết tốc độ hướng về phía các chiến hạm HQ-4 và HQ-16 của Việt Nam Cộng hòa với thái độ khiêu khích. Tuy nhiên các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa vẫn bình tĩnh và ôn hòa dùng đèn hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc hãy rời khỏi hải phận Việt Nam. 
Phía Trung Quốc cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa rời khỏi hải phận của họ(?). Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía Việt Nam Cộng hòa, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Quốc khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Dường như họ có ý định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đã được đổ bộ lên đảo.
Trước đó, thấy tình hình càng thêm căng thẳng vì Trung Quốc có ý đồ nhất quyết chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng võ lực, Bộ Tư lệnh hải quân vùng I duyên hải tại Đà Nẵng đã ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 (số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74). 
"Mùa thu" - người đẹp Phương Trinh
Nội dung được tóm tắt như sau:
a) Nhiệm vụ: 
Chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng và Vĩnh Lạc.
b) Thi hành:
- HQ-16 chiếm đảo Vĩnh Lạc bằng nhân viên cơ hữu.
- HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Hòa.
- HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải.
- Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa Phương Quân trấn giữ.
- Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn hòa nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lãnh hải Việt Nam.
Được tin Hải quân Trung Quốc gửi thêm nhiều chiến hạm thuộc Hạm đội Nam Hải đến Hoàng Sa, Hải quân Sài Gòn cũng tăng cường thêm chiến hạm. Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 được lệnh tiếp tế khẩn cấp tại Đà Nẵng và rời quân cảng trong thời gian sớm nhất, còn hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đang tuần tiễu tại vùng Ðà Nẵng cũng được lệnh tiếp ứng. Lúc đó, tại Hoàng Sa tình tình đã rất khẩn trương vì HQ-4 và HQ-16 đang bắt đầu đương đầu với một lực lượng thủy bộ khá mạnh của Trung Quốc.
Đại tá Hà Văn Ngạc được chỉ định làm sĩ quan chỉ huy công tác trên mặt biển, đặt Bộ chỉ huy trên HQ-5. Ông là một sĩ quan có kinh nghiệm hải hành và đương nhiệm chỉ cuy Hải đội 3 Tuần Dương gồm các chiến hạm chủ lực như Hộ tống hạm, Tuần dương hạm, Khu trục hạm.
Lúc bấy giờ, có lẽ Đại tá Ngạc là người hợp lý nhất để được tuyển chọn làm sĩ quan Chỉ huy chiến thuật (OTC). Bộ Tư lệnh Hải quân còn chỉ định Thiếu tá Nguyễn Chí Toàn đi theo HQ-5 để phụ tá Ðại tá Ngạc. 
"Đàn và hoa" - tranh của họa sĩ Zbigniew Kopania Henry
Soái hạm HQ-5
Ngày 18-1, hồi 11 giờ 30 phút đêm, từ soái hạm HQ-5, ông gửi đi một công điện hành quân "Thượng khẩn" tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền, nội dung được tóm tắt như sau:
a) Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Hòa.
b) Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn hòa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.
c) Kế hoạch:
- Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Quốc. Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt.
- HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt hải vào mặt Tây đảo Quang Hòa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đánh cá võ trang và tàu nhỏ của địch.
d) Ngày N là ngày 19-1-74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H).
e) Qui luật khai hỏa: được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây:
- Nếu địch khai hỏa trước: Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt. Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có.
- Nếu địch tỏ vẻ ôn hòa: Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn hòa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm lại đảo Quang Hòa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui. Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa và tổ chức phòng thủ trên đảo.
- Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui: Đối với lực lượng hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lãnh hải. Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận. Đối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng.
"Lập hạ" - siêu mẫu nội y châu Âu
Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: Việt Nam Cộng hòa có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Quốc có hai tàu Kronstadt mang số 271 và 274, hai tàu chở quân võ trang mang số 402 và 407, một tàu vận tải. Hai chiến hạm Kronstadt chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Hòa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đã chiếm đóng đảo. Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều.
Sau khi HQ-5 tới Hoàng Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội hình tác chiến để quan sát và thăm dò phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Đông Đông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lý, ba chiến hạm vào đội hình hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Hòa là nơi các chiến hạm Trung Quốc đang tập trung. 
Tới 4 giờ 16 chiều, thấy các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tới gần, lực lượng Trung Quốc phản ứng. Hai chiến hạm Kronstadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chặn đường. Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, tình hình càng căng thẳng. Đôi bên đều vào vị trí tác chiến nhưng các hải pháo vẫn còn ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau.

ST
Mực tươi hấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét