Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Hải chiến Hoàng Sa 1974 (kỳ 3)

Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 19-1-1974. 
Trận hải chiến tại Hoàng Sa bắt đầu. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Giờ H ngày N

Hồi 5 giờ 15 chiều, theo lệnh của Sĩ quan chỉ huy Chiến thuật, chiến hạm HQ-5 của Việt Nam Cộng hòa thả xuồng đưa một số Hải kích qua HQ-16 và nhận lại toán Thám sát Hoàng Sa thuộc Quân đoàn I gồm: 1 Thiếu tá, 2 Trung úy Công binh, 2 binh sĩ Công binh, 1 nhân viên thuộc Đài khí tượng Hoàng Sa và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm tiếp tục tuần tiễu trong vùng trách nhiệm thuộc phía Đông Đông Nam của đảo Cam Tuyền.

Khi lên HQ-5, thấy tình hình giữa các chiến hạm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đổ bộ tác chiến và tình hình quá căng thẳng, nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát yêu cầu được rời chiến hạm, trở về đảo Hoàng Sa. Vì vậy, vào lúc 9 giờ tối, Sĩ quan Chỉ huy Chiến thuật ra lệnh cho HQ-5 tới gần đảo Hoàng Sa rồi thả xuồng đưa 7 người trong nhóm thám sát lên đảo. Riêng HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/V1DH ở lại chiến hạm. Có lẽ nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm Thám sát đã được nguồn tin riêng thông báo sẽ có đụng độ giữa hai lực lượng nên không muốn hiện diện trên chiến hạm Việt Nam Cộng hòa, có thể gây rắc rối về mặt ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
"Xế cổ" - người đẹp Việt Nam
Trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Quốc. Lúc này, HQ-10 cũng đã tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa đã có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa.
Sáng sớm ngày 19-1, vào lúc 3 giờ 50 sáng, sĩ quan chỉ huy chiến thuật ra lệnh cho các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa chia làm hai cánh. Phân đội 1 gồm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ vùng biển bên ngoài vòng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc, trong khi Phân đội 2 gồm HQ-16 và HQ-10 trong vùng lòng chảo, cùng hướng tới đảo Quang Hòa theo thế gọng kìm. Phân đội 1 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt hải và Hải kích để chiếm lại đảo, trong khi phân đội 2 lãnh phần yểm trợ hải pháo cũng như ngăn chận các chiến hạm Trung Quốc. Vì trời còn tối nên đội hình các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa di chuyển rất thận trọng, dự trù sẽ tới mục tiêu lúc trời vừa rạng sáng. 
Tới 5 giờ sáng, các chiếm hạm tới vị trí Tây Bắc, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 3 hải lý. Lệnh tác chiến toàn diện được ban hành lúc 5 giờ 25 sáng khi đội hình bắt đầu vào trở lại bên trong các hải đảo của nhóm Nguyệt Thiềm
6 giờ sáng, các chiến hạm tới vị trí Đông Nam, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 5 hải lý. Lúc này, trời đã rạng sáng.
6 giờ 40 sáng, hai phân đội đã vào vị trí được ấn định trước như sau:
- Phân đội 1 (Nam) gồm 2 chiến hạm HQ-5 và HQ-4 ở phía Nam đảo Quang Hòa.
- Phân đội 2 (Bắc) gồm 2 chiến hạm HQ-16 và HQ-10 ở phía Tây Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Lực lượng Trung Quốc lúc này đang tập trung tại phía Đông đảo Quang Hòa và đã được tăng cường thêm 2 Trục lôi hạm loại T-43 mang số 389 và 396 trong đêm. Trên đảo, địch đã dựng 5 dãy nhà tiền chế sơn màu xanh đậm để trú quân và các công sự phòng thủ đã được bố trí chu đáo để đề phòng các cuộc đổ bộ. Ngoài ra, sát bờ đảo còn có một số ghe nhỏ dùng để tiếp tế.
Tính tới ngày 19 tháng 1 là lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng hải quân đôi bên tại Hoàng Sa được ghi nhận như sau:
1) Hải Quân Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm:
- Soái hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5.
- Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16.
- Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.
- Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10
"Đá biển" - tranh của họa sĩ Kim Young Sook
2) Tài liệu của Trung Quốc cho biết về lực lượng của họ tại Hoàng Sa như sau: Hải Quân Trung Quốc có tổng cộng gồm 11 chiếc tàu đủ loại, trong số này có 2 Hộ Tống hạm chống tàu ngầm (Submarine Chaser) loại Kronstadt mang số 271 & 274 và 2 chiếc Trục Lôi Hạm (tàu rà mìn) loại T-43 mang số 389 và 396 trực tiếp tham chiến là có hỏa lực đáng kể. Ngoài ra, còn có 2 Kronstadt mang số 281 và 282. Những chiếc khác là tàu chở quân hay ngư thuyền võ trang. Phía Trung Quốc còn đưa thêm 4 Khinh hạm hỏa tiễn loại Komar, nhiều Khu Trục hạm mang hỏa tiễn loại Kianjiang, 2 tiềm thủy đĩnh mang số 282, 295 cùng các phi cơ Mig.
Về Không quân Việt Nam Cộng hòa, tuy có tin các phi đoàn phản lực cơ F-5 và A-37 được lệnh túc trực tại phi trường Đà Nẵng nhưng Không quân cho biết những phi cơ này có tầm hoạt động ngắn, khó có thể ra tới Hoàng Sa. Cũng có nguồn tin không chính thức cho biết đã có ý định xử dụng các Dương Vận Hạm (LST - Landing Ship Tank) như mẫu hạm tạm thời để chở các trực thăng võ trang ra Hoàng Sa nhưng kế hoạch này không được thực hiện. Tóm lại, các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng hòa không có phi cơ trợ chiến.
Nếu tính luôn lực lượng trừ bị ứng chiến, phía Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là về mặt không yểm. Có thể nói dù hải quân Việt Nam Cộng hòa đánh chìm được hết các chiến hạm Trung Quốc trong ngày 19-1, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa cũng khó ở lại Hoàng Sa vì không thể đương đầu với lực lượng tăng viện của địch.
"Eo nhỏ" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Sáng sớm ngày 19-1-1974
Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa bất thần bao vây và dàn đội hình tác chiến để uy hiếp đảo. Lực lượng Trung Quốc bèn chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 di chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt còn lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Hòa.
Mặc dù phía Trung Quốc phản ứng mạnh, lực lượng Việt Nam Cộng hòa vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa. 
Tới 7 giờ 42 sáng, vì gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Quốc cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu võ trang lên mặt Bắc đảo.
Hải sản - món ăn không thể thiếu trong đêm Giáng Sinh của người Pháp.
Tuy gặp khá nhiều khó khăn vì gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Hòa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Hòa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lý để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.
Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Lúc đầu, toán Biệt hải do Trung úy Hải quân Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy, sau chuyển quyền chỉ huy cho Trung úy Nguyễn Văn Đơn, gồm những quân nhân "người nhái" thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải. Toán hải kích chuyên về phục kích và đánh bộ do Đại úy Hải quân Trần Cao Sạ chỉ huy. Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Quốc trên đảo đông hơn đánh trả. Địch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các gia thông hào và công sự phòng thủ kiên cố để yểm trợ, khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. 
Tình hình lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng đổ bộ Việt Nam Cộng hòa, nhưng vì tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, sĩ quan chỉ huy chiến thuật ra lệnh cho toán Hải kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo.
Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa khá mạnh, quân Trung Quốc nấp trong các công sự phòng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải kích khiến 1 sĩ quan là Trung úy Lê Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử trận và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. Còn toán Biệt hải tuy cũng bị lính Trung Quốc đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. 
"Mắt phượng" - người đẹp Nhật Bản Saori Hara
Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước tình hình bất lợi và áp lực địch quá mạnh, có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ huy trưởng Phân đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết định rút tất cả hai toán Hải kích và Biệt hải kịp thời về chiến hạm. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.
Trước những biến chuyển kém thuận lợi, sĩ quan chỉ huy ban hành chỉ thị mới. Trong khoảng thời gian từ 10h 17 phút cho tới 10h 24 phút sáng, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa vận chuyển chiến thuật để thiết lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa. Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. 
Khi thấy các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai triển đội hình mới, bốn chiếc tàu Trung Quốc lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên đều ở trong tình trạng chuẩn bị tác chiến toàn diện. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng 
Trên soái hạm HQ-5, bộ chỉ huy chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầu. Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. 
Trận hải chiến tại Hoàng Sa bắt đầu.

ST
Miêu - cẩu tranh hùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét