Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Hải chiến Hòang Sa 1974 (kỳ I)

Chiến hạm HQ-10 Nhật Tảo của Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ tìm thấy "mấy ngôi mộ mới" và nhiều lá cờ Trung Quốc. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ Việt Nam Cộng hòa  phá hủy. (ảnh không liên quan đến bài viết)
"Gã khổng lồ" đột ngột ra tay

Vụ tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay chính quyền Sài Gòn là một phần lãnh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Quốc tung nhiều tàu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng quân đội Sài Gòn canh giữ.

Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa phương quân thuộc chi khu Hòa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân Sài Gòn trú đóng.
Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).
Để bảo vệ chủ quyền chính đáng tại Biển Đông, ngày 15-1-74, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa ra lệnh cho chiến hạm HQ-16 trực chỉ Hoàng Sa để tăng cường cho lực lượng trú phòng, đồng thời dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu lực lượng Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt còn chở thêm một phái đoàn Công binh 6 người thuộc Quân đoàn I , nhằm thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa.
"Ra biển" - thiếu nữ Việt Nam
Sáng ngày 16-1, chiến hạm HQ-16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa. Công tác hoàn tất tốt đẹp không có gì trở ngại. 
Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam. HQ-16 liền đổi đường tới gần để điều tra. Đây là những tàu tương đối nhỏ như loại tàu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang và đài chỉ huy khá lớn như loại tàu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tàu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nhìn rõ những chiếc tàu này treo cờ Trung Quốc. Chiến hạm HQ-16 Lý Thường Kiệt một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về Bộ tư lệnh tại Đà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Quốc yêu cầu các tàu Trung Quốc phải lập tức rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Nhưng các tàu Trung Quốc vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt đứng trên boong còn buông những lời lẽ khiếm nhã và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tàu Trung Quốc cũng lên tiếng, đòi hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lãnh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.
Cùng ngày tại Sài Gòn, hãng thông tấn UPI loan tin "chiến hạm và binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền. Không rõ phía Trung Cộng có bắn trả hay không". Trong lúc đó, các giới chức cao cấp trong chính phủ cũng đang họp khẩn để tìm cách đối phó với sự hiện diện đáng nghi ngờ của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Trong một cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết tàu Trung Quốc đã xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên các hải đảo và "hành động này đã mang đến sự đe dọa cho nền an ninh chung trong vùng". 
Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu Trung Quốc vẫn còn ở đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có thêm tàu Trung Quốc xuất hiện với hàng trăm lá cờ mầu đỏ cằm rải rác ven bờ biển dọc theo bãi cát trắng. Có lẽ những chiếc tàu mới này đã đổ người lên đảo cắm cờ trong đêm để mạo nhận chủ quyền của Trung Quốc. Hai chiếc tàu dùng để chở quân của Trung Quốc mang số 402 (Nam Ngư 1) và 407 (Nam Ngư 2).
Hải sản biển.
Tại Sài Gòn, nguồn tin Reuters cho biết Trung Quốc đã gửi hai chiến hạm đến Hoàng Sa sau khi các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa bắn vào toán người Trung Quốc trên các hải đảo. Phát ngôn viên quân đội Sài Gòn, Trung tá Lê Trung Hiền cũng cho biết Hải Quân đã phái 6 chiến hạm lớn nhất ra Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm Trung Quốc. Trung tá Hiền tuyên bố tiếp: "Trong lúc này, chúng tôi chưa thể nói sẽ hành động ra sao - gửi thêm lực lượng tăng viện hay chỉ đuổi toán Trung Quốc ra khỏi đảo Cam Tuyền".
Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Hoàng Sa, Bộ Tư lệnh hải quân Sài Gòn lập tức phản ứng. Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chỉ thị Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để hạ cờ Trung Quốc. Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 do Trung tá Hải quân Vũ Hữu San làm Hạm trưởng. 
Tại cầu tàu của bán đảo Tiên Sa, Đà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận đạn dược, dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm, được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt vì theo báo cáo của HQ-16, tình hình tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, Khu trục hạm Trần Khánh Dư tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội biệt hải thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải. Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần tiễu phòng thủ Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hạm trưởng HQ-4 là Trung tá San được chỉ định làm Chỉ huy trưởng cuộc hành quân bảo vệ Quần đảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực lượng thủy bộ Việt Nam Cộng hòa, trên đảo cũng như các chiến hạm.
Khi vừa nhập vùng, Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San đã có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Quốc. HQ-16 được lệnh chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng kìm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Quốc vào giữa. Thấy lực lượng Việt Nam Cộng hòa được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Quốc vẫn còn bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đòi bên kia phải rời khỏi hải phận của mình. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung tá San chuyển HQ-4 húc mũi tàu của mình vào tàu 407 của Trung Quốc, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. Vì mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ huy của tàu Trung Quốc bị đè dẹp và phòng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Quốc đành phải nhượng bộ, chạy vòng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa ở hướng Đông Nam.
"Tóc dài" - siêu mẫu châu Âu
Sau khi đuổi được hai tàu Trung Quốc đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm Việt Nam Cộng hòa tiến hành việc đổ quân như đã dự trù.
Hai ngày trước đó, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đã thành công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu gồm 14 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ Trung Quốc và cắm cờ Việt Nam Cộng hòa. Toán nhân viên này đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, mang theo súng ống, đạn được và lương khô đủ dùng trong vòng ba ngày. 
Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ tìm thấy "mấy ngôi mộ mới" và nhiều lá cờ Trung Quốc. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ Việt Nam Cộng hòa phá hủy.
Tiếp đó, theo đúng lệnh hành quân, HQ-4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, Trung Quốc có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảo. Khi thấy lực lượng Việt Nam Cộng hòa đổ quân, những chiếc tàu Trung Quốc lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả. Toán đổ bộ lục soát tìm thấy một lá cờ Trung Quốc mới cắm vài ngày trước. Các dấu tích cũ của Việt Nam vẫn còn trên đảo gồm một tấm bia ghi ngày 5-12-1963 của Thủy quân Lục chiến, 2 bể chứa nước mưa bằng xi măng và một ngôi miếu nhỏ có hàng chữ đề ngày 31-11-1963.
Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc loại Kronstadt (viết tắt là K) trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 bất ngờ xuất hiện...

ST
"Nud" - tranh của họa sĩ Nguyễn Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét