Tạp chí Nature đăng 2 bài viết bày tỏ quan điểm về các bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, ngày 2-9-2010, tạp chí khoa học uy tín Nature đăng bài Những tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước và ngành nông nghiệp tại Trung Quốc (The impacts of climate change on water resources and agriculture in China) của nhóm tác giả người Trung Quốc có kèm theo bản đồ “đường lưỡi bò” gần ôm trọn biển Đông. Sau những động thái phản đối của các cá nhân, tổ chức người Việt trên khắp thế giới, Nature vừa có các bài viết nói rõ quan điểm không chấp nhận việc Trung Quốc chèn bản đồ “đường lưỡi bò” vào các công trình nghiên cứu khoa học.
Trong bài xã luận đăng ngày 20.10, Nature thừa nhận ngày càng nhiều “đường lưỡi bò” được đăng kèm những bài viết về khoa học của giới học giả Trung Quốc. Bài viết khẳng định đây là một “xu hướng gây xáo trộn” và sự phẫn nộ của dư luận là hoàn toàn hợp lý. “Việc bao gồm đường lưỡi bò không phải là một tuyên bố khoa học mà là một tuyên bố chính trị được đặt sai chỗ”, bài báo viết và cho rằng khoa học không phải là công cụ xâm lấn lãnh thổ. Liên quan đến các tranh chấp quốc tế, quan điểm của Nature là các tác giả nên tránh chính trị hóa các bài viết như bình luận kích động, tuyên bố sinh sự và thêm vào những ký hiệu bản đồ gây tranh cãi. Nature cũng cho biết sẽ thẩm tra kỹ lưỡng hơn để tránh gây tranh cãi trong tương lai.
Trong một bài viết khác đăng ngày 19.10, Nature dẫn lời ông Thiệu Tuyết Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và khoa học địa lý thừa nhận việc bổ sung bản đồ vô lý trên “được Chính phủ Trung Quốc yêu cầu”, còn ông Phương Thanh Vân thuộc Đại học Bắc Kinh thì “tuân thủ luật của Trung Quốc”.
Trong bài xã luận đăng ngày 20.10, Nature thừa nhận ngày càng nhiều “đường lưỡi bò” được đăng kèm những bài viết về khoa học của giới học giả Trung Quốc. Bài viết khẳng định đây là một “xu hướng gây xáo trộn” và sự phẫn nộ của dư luận là hoàn toàn hợp lý. “Việc bao gồm đường lưỡi bò không phải là một tuyên bố khoa học mà là một tuyên bố chính trị được đặt sai chỗ”, bài báo viết và cho rằng khoa học không phải là công cụ xâm lấn lãnh thổ. Liên quan đến các tranh chấp quốc tế, quan điểm của Nature là các tác giả nên tránh chính trị hóa các bài viết như bình luận kích động, tuyên bố sinh sự và thêm vào những ký hiệu bản đồ gây tranh cãi. Nature cũng cho biết sẽ thẩm tra kỹ lưỡng hơn để tránh gây tranh cãi trong tương lai.
Trong một bài viết khác đăng ngày 19.10, Nature dẫn lời ông Thiệu Tuyết Mỹ thuộc Viện Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và khoa học địa lý thừa nhận việc bổ sung bản đồ vô lý trên “được Chính phủ Trung Quốc yêu cầu”, còn ông Phương Thanh Vân thuộc Đại học Bắc Kinh thì “tuân thủ luật của Trung Quốc”.
"Soi" - Hot girl Việt Nam |
Cần những bước đi tích cực
Bài báo ngày 2-9-2010 của Nature không phải là trường hợp đầu tiên “đường lưỡi bò” len lỏi vào các phương tiện truyền thông. Theo thông tin từ một số trí thức người Việt ở nước ngoài, đã được Thanh Niên thẩm tra, vẫn còn nhiều tài liệu đăng bản đồ “đường lưỡi bò” được lồng vào những bài viết khoa học không liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Ngày 9-7-2011, tạp chí Science đăng bài Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai (China’s Demographic History and Future Challenges của Bành Hi Triết), trong đó đăng kèm 4 bản đồ bao gồm lục địa Trung Quốc và bản đồ nhỏ có “đường lưỡi bò”. Gần đây, dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) lại có một hành động đáng lên án khi phiên bản tiếng Hoa thể hiện biển Đông lại có hình yêu sách vô lý của Trung Quốc. Trước đây, Hội Địa lý quốc gia (NGS) ở Mỹ từng đăng bản đồ phương hại đến chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.
Riêng Nature trong bài viết đăng ngày 19-10-2011 cho hay Ban biên tập quyết định không gỡ những bản đồ gây tranh cãi đã được xuất bản. Tuy nhiên, việc tạp chí này thể hiện quan điểm về những hành động “làm vấy bẩn” khoa học phần nào cũng là một dấu hiệu tích cực trong quá trình phòng ngừa việc “đường lưỡi bò” lại xuất hiện trong các tài liệu, gây ngộ nhận về chủ quyền trên biển Đông.
"Zeus bú sữa Amalthea" - tranh của họa sĩ Poussin |
Méo mó về thác Bản Giốc
Trang tin News.com.au vừa đăng loạt ảnh về những ngọn thác kỳ vĩ nhất thế giới, ở phần thác Bản Giốc, News.com.au ghi chú “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc). Cách ghi này gây phương hại tới chủ quyền Việt Nam và không thể chấp nhận được.
Theo Hiệp ước 1999, ngọn thác này bị chia làm hai, một phần thuộc Trung Quốc và một phần thuộc Việt Nam. Trong ảnh chụp được đăng trên trang News.com.au, có cả phần Việt Nam lẫn phần Trung Quốc, nhưng trang tin này chỉ ghi chú “Detian Falls, China” làm người đọc hiểu nhầm ngọn thác này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Thanh niên
"Adidat" - Hot girl Việt Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét