Tàu Trung Quốc cản trở tàu USNS Impeccable của Mỹ ở biển Đông. |
Mọi việc sẽ không bao giờ êm xuôi cho đến khi họ ngưng hành động này.
Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough có vẻ như là một vụ cãi vã nhỏ về một hòn đá không dân cư và những vùng nước quanh đấy. Nhưng đó lại có tầm quan trọng lớn đối với những quan hệ trong tương lai của vùng bởi vì đó là một điển hình về quan điểm ngoan cố của Trung Quốc cho rằng lịch sử của những dân tộc không phải là Hán có biên giới lãnh thổ chiếm 2/3 biển đông là không phù hợp. Lịch sử duy nhất về vấn đề đó được viết ra bởi Trung Quốc và được diễn dịch bởi Bắc Kinh.
Trường hợp bãi cạn Scarborough hầu như được coi là một ca tiêu biểu về địa lý. Bãi này theo Philippines là bãi cạn Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ biển đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines, khoảng 130 hải lý. Nó đương nhiên thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vì theo Luật LHQ về Công ước biển, vùng đặc quyền này giới hạn cách bờ là 200 hải lí. Trong khi đó, bãi cạn này nằm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 530 hải lí.
Trường hợp bãi cạn Scarborough hầu như được coi là một ca tiêu biểu về địa lý. Bãi này theo Philippines là bãi cạn Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ biển đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines, khoảng 130 hải lý. Nó đương nhiên thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vì theo Luật LHQ về Công ước biển, vùng đặc quyền này giới hạn cách bờ là 200 hải lí. Trong khi đó, bãi cạn này nằm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 530 hải lí.
"Lửa" - người đẹp Đinh Ngọc Diệp |
Trong trường hợp bãi cạn Scarborough, bộ Ngoại giao Trung Quốc chứng minh sự vụ bằng cách đưa ra bản đồ từ thế ký 13 - khi mà bản thân Trung Quốc đang nằm dưới sự thống trị của ngoại bang Mông Cổ - xuất phát từ chuyến ghé vào đây của một con thuyền Trung Quốc. Lập luận “chúng tôi có mặt đầu tiên” coi như là vô nghĩa. Các thủy thủ Trung Quốc là những kẻ đến biển Đông muộn, nói gì đến buôn bán ở Ấn Độ Dương. Lịch sử hàng hải của vùng ít ra là vào thiên niên kỉ đầu tiên của niên đại hiện nay thuộc về tổ tiên những người Indonesia, Malaysia, Philippinnes và Việt Nam ngày nay.
Theo những ghi chép do Trung Quốc đưa ra, người Trung Hoa di chuyển từ Trung Hoa đến Sumatra và rồi đến Sri Lanka trên những con tàu Mã Lai. Dân tộc Mã Lai mà giờ đây là Indonesia là những thực dân đầu tiên chiếm hòn đảo lớn thứ ba của thế giới, Madagascar làm thuộc địa, cách mẫu quốc khoảng 4.000 hải lý. (Ngôn ngữ Madagascar và 50% bộ gen người của họ có nguồn gốc Mã Lai). Dân Mã Lai đã vượt Ấn Độ Dương trước những chuyến hải hành được phô trương quá nhiều của đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15.
Sự thành thạo về hải hành của người Mã Lai về sau bị qua mặt bởi người Nam Ấn vả Ảrập, nhưng họ vẫn là những người đi biển đầu tiên ở Đông Nam Á cho đến khi người châu Âu làm chủ vùng. Đế quốc Chăm Bà La Môn nói tiếng Mã Lai nằm ở trung phần của Việt Nam vào thời những nhà buôn châu Âu bắt đầu đến châu Á, trong khi buôn bán giữa Champa (hiện là Nam Việt Nam) và Luzon đã diễn ra từ lâu trước khi Trung Quốc trưng ra cái bản đồ thế kỷ 13.
Bãi cạn Scarborough, không chỉ nằm gần đảo Luzon mà còn nằm trên tuyến đường trực tiếp từ vịnh Manila đến những cảng Chăm của Hội An và Qui Nhơn, phải được thủy thủ Mã Lai biết đến. Trung Quốc cho rằng mình là “kẻ đến đầu tiên” chẳng khác nào lí luận rằng người châu Âu đến Úc trước những thổ dân Úc.
"Lối ra" - tranh của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng |
Một trụ cột không chắc chắn nữa trong tuyên bố về chủ quyền bãi cạn là việc dựa vào Hiệp định Paris 1898. Theo đó, chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines thay vì Mỹ và vẽ những đường thẳng trên bản đồ, thì bãi cạn này nằm bên ngoài cách đường kinh tuyến được xác định bởi hiệp ước vài hải lí. Giờ đây Trung Quốc ngang nhiên sử dụng hiệp định này cho rằng hai cường quốc ngoại bang có mặt ở đây và không liên quan gì đến dân Philippines nên Manila không có quyền tuyên bố chủ quyền.
Điều nực cười là đảng Cộng sản Trung Quốc lại vất bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà các đế quốc phương Tây áp đặt, như tuyến McMahon chia Ấn Độ và Tây Tạng.
Trung Quốc còn khẳng định rằng trường hợp chủ quyền của họ có từ năm 1932, nên chủ quyền của Philippines là không có giá trị. Nói cách khác, họ sử dụng sự kiện cho rằng Philippines bị đô hộ bởi ngoại bang như là cơ sở cho chủ quyền của họ.
Maniala muốn giải quyết vụ việc theo luật Liên Hiệp Quốc về Công ước biển, nhưng Bắc Kinh lập luận rằng công bố chủ quyền vào năm 1932 không bị giới hạn trong công ước mới có hiệu lực từ năm 1994 vì nó đã diễn ra trước đó. Đó là một sự né tránh khéo léo, chắc chắn là vì Trung Quốc biết trường hợp chủ quyền của mình sẽ bị yếu nếu chiếu theo các điều khoản của Công ước.
Trung Quốc đã đưa ra những khẳng định khống để viết lại lịch sử và không lý gì đến địa lý. Những lập luận về hàng hải hiện nay sẽ không đi đến đâu cho đến khi nào kẻ cãi vã lớn nhất vùng ngưng hành động viết lại lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét