Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Sự bành trướng của đạo Hồi

"Cánh hoa" - siêu mẫu châu Âu
Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến châu Âu và từ Bắc Phi đến tận các nước châu Á:
- Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.
- Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.
- Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước châu Âu, đó là Hy Lạp.
- Thừa thắng xông lên, người Hồi giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước châu Âu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công giáo nhất thời bấy giờ. 
- Năm 712, quân Hồi giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc.
- Quân Hồi bị quân nhà Đường chặn lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á. Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng. 
Khai quật khảo cổ Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình - Quảng Nam) thời Pháp.
Chúng ta thử tìm hiểu những nguyên nhân nào đã khiến cho đạo Hồi có thể bành trướng với tốc độ vũ bão như vậy. Các sử gia đã phân tích 3 nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân 1:
Qua nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống lang thang của những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó khăn vì đất đai ngày càng trở nên khô cằn. Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của Muhammad) có sáng kiến bỏ nghề du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại. Họ tổ chức các cuộc đi buôn đường xa với những đoàn lữ hành (caravans) gồm hàng trăm người và rất nhiều ngựa, lạc đà để chở hàng hóa lương thực, lều vải, vũ khí... Dần dần, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thương mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia tăng lên tới nhiều ngàn người.
Do nhu cầu tự vệ, mọi người trong đoàn lữ hành đều phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí như gươm giáo cung tên, kể cả võ thuật và chiến thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và phong tục tập quán của các nước lân cận để gia tăng khả năng giao dịch thương mại.
Trải qua nhiều thập niên, những thương gia (traders) Ả Rập trở thành những người đa tài, đa năng và đa hiệu. Họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà còn là những quân nhân thiện chiến, kỹ luật và còn là những người lãnh đạo quần chúng. Vào đầu thế kỷ 7, Mecca là thủ phủ của những người Quraysh đã trở nên một trung tâm thương mại lớn nhất tại Trung Đông. Những người Quraysh không còn có dáng dấp quê mùa nghèo khổ của thế kỷ trước nữa trái lại họ đã trở thành những người văn minh giàu có. Điều đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác phải thèm muốn và cố gắng noi theo.
Một trong những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh đã bỏ nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravans của Mecca.
Vào giữa thế kỷ 7, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các bộ lạc Ả Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đã nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương tiện bành trướng lãnh thổ để thay đổi môi trường sống tại bán đảo Ả Rập quá cằn cỗi. 
"Vời vợi" - siêu mẫu Trung Quốc
Nguyên nhân 2:
Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassanian thay phiên nhau thống trị. Đế quốc Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mã, được Đại Đế Constantine thành lập năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine (thế kỷ 4) đến đời hoàng đế cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa thế kỷ 15, tất cả đều là những hoàng đế theo Ki tô giáo Đông Phương (Eastern Christian Church) sau này trở thành Chính Thống giáo. Đế quốc Sassanian là đế quốc Ba Tư, tồn tại 427 năm (từ năm 224 đến 651). Các hoàng đế của đế quốc Sassanian đều theo đạo Hỏa giáo (Zoroastrianism).
Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế kỷ 7 thì cả hai đế quốc này đều bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống quyền lực (a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, những đoàn kỵ binh của Hồi giáo Ả Rập đã tiến vào lãnh thổ của cả hai đế quốc này như tiến vào chỗ không người.
Nguyên nhân 3:
Giáo lý đạo Hồi là sản phẩm của người Ả Rập nên được người Ả Rập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Từ thời xa xưa, người Ả Rập đã chấp nhận niềm tin của Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin có các thiên thần... Cho nên người Ả Rập không coi Hồi giáo như một đạo ngoại lai mà là đạo cổ truyền của dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với người Ả Rập là những áng thơ văn tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một dịp họ ngâm thơ, họ cảm thấy những vần thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của họ.
Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm tử đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với tâm lý vốn hung bạo của người Ả Rập vì họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi: Sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để hưởng đủ lạc thú cho đến muôn đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là những người chết trận hoặc tử đạo đều được những cô gái trinh tuyệt đẹp đón tiếp và phục vụ lạc thú tình dục cho đến muôn đời vì mọi người ở thiên đàng đều trẻ mãi không già! Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính Hồi giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. 

Bức tranh "Người đội mũ nồi" - Mũ nồi là kiểu mũ mềm, hình tròn, phẳng, có núm trên đỉnh, thường được làm bằng vải dệt, len, cotton... Kiểu mũ này xuất hiện ở thời Hy Lạp cổ đại nhưng mũ nồi hiện đại lại bắt nguồn từ Basques, những người sống trên cả hai miền Đông bắc Tây Ban Nha và Tây nam Pháp.
Chỉ vì cuồng tín, những đoàn quân Hồi Giáo đã lập nên những chiến công oanh liệt như những kỳ tích vượt xa sự dự tưởng của mọi người. Những cuộc chiến tranh mở rộng nước Chúa của Hồi giáo (Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới nay có thể được chia ra làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ I (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13): Đạo Hồi bành trướng và phát triển tạo thành một số quốc gia theo đạo Hồi, đứng đầu cộng đồng Hồi giáo là một vị vua được gọi là Caliph, có nghĩa là "người kế vị giáo chủ Muhammad về phương diện thế quyền ". Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của Allah cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ thừa kế của Ngài về phương diện thần quyền.
- Thời kỳ II (từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20): Do những biến cố đặc biệt của thế giới đã đưa đến sự hình thành ba đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự xâm lăng của quân Mông Cổ chiếm các nước Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc Ấn và nhiều nước Á Châu khác tạo thành một đế quốc Mông Cổ rộng lớn.
Từ cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng đế Mông Cổ theo đạo Hồi đã tạo nên đế quốc Hồi giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Trong thế kỷ 15, tại châu Âu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo chế ra thuốc súng và lập ra binh chủng pháo binh đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, người Thổ Hồi giáo xua quân đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa Âu, Á, Phi và lập nên đế quốc Ottoman. Cuối cùng, dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16, cất quân đánh chiếm nhiều nước châu Âu và Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo phái Shiite.

bacbaphi.com.vn.
"Nuột nà" - siêu mẫu Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét