"Đi bơi" - người đẹp châu Á |
Cụ Vũ Bằng Trong "Miếng ngon Hà Nội" từng thi vị hoá vị phở gà thành “hương thanh tân” con gái tuổi dậy thì so với cái “hào khí ngùn ngụt” của anh phở bò cục súc. (ảnh không liên quan đến bài viết)
1- Mấy hổm rày thời tiết bắt đầu trở lạnh nên có hứng đi ăn phở. Ở vùng Little Saigon có rất nhiều tiệm phở nhưng đa số những nơi tui tới toàn là phở Nam: tức là tô phở ăn kèm theo rất nhiều giá sống, ngò gai, rau quế cùng các gia vị như tương ớt, hoisin. Phở Nam có lẽ do ảnh hưởng từ đặc điểm khí hậu - môi trường nên mới pha trộn nhiều loại rau đến thế, khác với tô phở Bắc cái ngon đọng lại nơi nước dùng thật thanh và thật ngọt còn rau hành thì chỉ lưa thưa. Ở Cali (quận Cam), người ta quen với các khái niệm “tàu bay-xe lửa” - tô nào tô nấy to vật vã gấp ba bốn lần một tô phở ở Việt Nam. Ngừi dân Little Saigon, quen thuộc với những quán phở 54, phở 79, phở 86, phở Kimmy - với tui thì tất cả đều chỉ là một loại phở Nam, riêng Kimmy có nét khác biệt hơn có lẽ vì họ nêm bằng nước mắm (nên nước có màu đen) bù lại vị phở lại rất đậm đà, độc đáo. Với đa số các tiệm phở Nam ở Little Saigon, chúng đều có nét chung đó là “ăn được”, là sự dồi dào hào phóng trong khoản thịt thà, dân Nam Cali còn được hưởng sự chọn lựa (xa xỉ) giữa bánh phở khô và bánh phở tươi (còn gọi là “bánh phở lớn”) hay có chăng thì một chút “phá cách” như kêu riêng một dĩa thịt bò tái rùi nhúng sâu vào tô phở nghi ngút khói như một nghi thức khêu gợi sự thèm thuồng trước khi kết liễu đời hoa. Nhưng “ăn được” cũng chỉ có nghĩa là “ăn được”, có nghĩa là “con sẽ là con của mọi nhà, là cha của vạn đầu em nhỏ, không áo cơm cù bất cù bơ”, là không có nét gì quá riêng biệt xuất sắc đủ để vượt trội lên những 54, 79, 86 hay 69. Tới quận Cam, đi quanh những tiệm phở nổi tiếng, bạn có thể yên tâm ghé vào nơi nào cũng được và yên tâm là nỗi nhớ nhung của mình sẽ được thỏa mãn, không đến mức thăng hoa như gặp ngừi tình dáng em đẹp vai gầy với chân thon mà mộc mạc tròn đầy như ngừi em xóm nhỏ - nhan sắc bình thường không chim sa cá lặn nhưng (được cái) chân chất, thật thà. Ngồi ăn một tô phở Nam, cái thú của nó đó là nghe sự pha trộn hương vị hỗn loạn giữa rất nhìu rau giá và gia vị, như cách hòa mình vào một phong cách văn hóa hỗn tạp xuề xòa, hơn là nghiêng tai nghe thấu những sợi tơ thanh tao nơi làn nước dịu dàng hòng nhấm nháp sự kết tinh trên từng thớ thịt lẫn hồn xương (hầm suốt đêm qua cho đến khi dâng hiến hết tất cả tinh túy đất trời như một cuộc hành lạc một chiều không thiếu những đọa đày nhưng cũng rất sướng vui).
Không kể Bắc hay Nam, cứ nước trong - bánh trắng - thịt mềm, là đã thành một tô phở “toàn cầu”. |
Truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20: Phở có tiền thân từ món “xáo trâu”, ra đời một cách dân dã từ bến bãi sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ trước. Khởi đầu, đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ mà không ai ngờ rằng, chỉ vài thập niên sau nó có một tương lai huy hoàng đến thế. Dân tộc Việt rất ít ăn thịt bò. Cuối TK 19, đầu TK XX, ở Hà nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò, thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì. Khoảng năm 1908-1909 có khá nhiều tuyến tàu thuỷ hơi nước từ Hà nội đi Hải phòng, đi Nam định, đi Phủ lạng thương của chủ người Pháp, chủ Hoa kiều và phu phen chủ yếu là người hoa từ Vân nam qua. Đến 1909 mới có tàu thuỷ của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, ông chỉ tuyển dụng nhân công, thợ người việt. Lại thêm các thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh - Nghệ ra tạo nên một quang cảnh sầm uất nơi bến sông khiến xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các món quà ùn ùn đổ về bến sông. Và theo qui luật tự nhiên “hữu xạ tự nên hương”, món “xáo trâu” được đông đảo lựa chọn, ưa chuộng nhất, càng được các bà tích cực gánh ra bãi sông . Một bên quang gánh là chiếc thúng ủ kỹ chiếc nồi đất lớn đựng canh xáo trâu giữ nóng bằng ổ bện rơm. Bên kia một chiếc thúng to khác, dưới đựng bún, trên đậy cái mẹt úp chồng bát chiết yêu, đũa, hũ nước mắm, đĩa chanh ớt, gia vị. Cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được “khuyến mãi” cho không khi mua thịt khiến người ta nảy ra sáng kiến. Các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển thành xáo bò. Thịt bò mùi gây khi nguội, nên lò lửa liu riu được cải tiến thêm vào gánh. Chẳng mấy chốc món xáo bò mới lan tràn suốt từ Ô Quan Chưởng xuống tới Ô Hàng Mắm.
"Kính và hoa" - thiếu nữ Việt Nam |
Nhưng rồi vị thơm ngon từ những chú gà đi bộ, sợi thịt trắng phau, lớp da dòn vàng óng, đặc biệt độ bùi,ngậy của buồng trứng non đã dần làm thay đổi định kiến của thực khách. Đặc biệt vị thơm hành hoa thái lẫn rau mùi và của lá chanh bánh tẻ thái chỉ dường như đã mang lại cho phở gà một sức sống mới, một cái gì rất hương đồng gió nội. Cụ Vũ Bằng (1913-1984) từng thi vị hoá vị phở gà thành “hương thanh tân” con gái tuổi dậy thì so với cái “hào khí ngùn ngụt” của anh phở bò cục súc. Nhà văn Lý Khắc Cung còn đi xa hơn, ông mạnh dạn hình tượng hoá phở gà như bức “tranh lụa mong manh” hư hư thực thực bên bức “tranh sơn dầu” hoành tráng - phở bò. Dù rất nhiều người phản đối, nhất là lực lượng bảo thủ cực đoan, những “con chiên ngoan đạo” của phở bò, dòng phở gà vẫn chính thức ra đời và phát triển. Thậm trí nhiều hàng chỉ chuyên bán phở gà đối đáp lại các môn đệ chuyên phở bò nhất định “gác đòn gánh, treo dao, đóng cửa” vào hai ngày không có thịt bò trong tuần. Từ sau 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành trong lòng thực khách Việt.” (trích từ bài viết "100 năm phở Việt" của Trịnh Quang Dũng)
"Góc xuân" - tranh của họa sĩ Mặc Tuân |
"Yoga" - người mẫu Hoa ngữ |
Theo Pink MartinísBlog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét