Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Tìm hiểu về cái chết (kỳ III)

"Gió lạnh" - thiếu nữ châu Á
Thần thức lúc đó bay lượn quanh xác mình, rất tỉnh táo và biết hết mọi chuyện xẩy ra mặc dù không còn ngũ quan nữa. Chính lúc này, thân nhân đừng nên than khóc, nhất là để nước mắt rơi trên xác khiến thần thức càng quyến luyến đau khổ hơn. (ảnh không liên quan đến bài viết)

IV- Chết rồi sẽ về đâu? 

A- Đối với những người không tu

Kẻ phàm phu chủ trương không tu hành, sống hưởng thụ cho bản thân và gia đình nên không màng đến hậu quả. Đến lúc chết, phải theo nghiệp báo mà tái sinh vào một trong 6 đường là: Trời, người, thần, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Người ta chia nghiệp ra 4 loại sau đây: 

1- Cực trọng nghiệp gồm 5 nghiệp rất nặng là giết cha, giết mẹ, giết Alahán, chia rẽ chư tăng và phá hủy tượng Phật. Những nghiệp này có thể thay đổi số mạng người đó khiến họ chết non hay bị đọa vào địa ngục. Những người phạm cực trọng nghiệp mà không sám hối thì sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục, đến khi mãn hạn liền bị chuyển kiếp sinh vào ác đạo để trả nợ xưa. 
2- Cận tử nghiệp là ý (tư tưởng), khẩu (lời nói), thân (hành động) của một người lúc hấp hối. Nếu thân - khẩu - ý trong sạch thì người đó tái sinh vào 3 đường thiện còn nếu thân - khẩu - ý bất tịnh thì người đó sẽ sinh vào 3 đường ác. 
Chợ Cần Thơ - ảnh Việt Nam xưa
3- Tập quán nghiệp gồm những thói quen và nhất là những đam mê của chúng ta ở trong đời này như ví dụ sau: 
a) Trường hợp người chuyển thân làm chó để giữ gia tài mà ông ta đã chôn dưới gầm giường nhưng chưa kịp nói cho vợ và con trước khi chết. 
b) Một nhà sư già được người quen tặng cho mấy đọt mía liền đem trồng ngoài vườn. Một thời gian sau, đọt mía ấy mọc thành một cụm mía xum xuê, tươi tốt khiến nhà sư ưa thích nên hàng ngày tưới,  bón, ngắm, bỏ bê công việc tu hành. Khi chết đi, nhà sư tái sinh làm con sâu mía... 
4- Tích lũy nghiệp là những nghiệp đã tạo từ trước tới nay mà chưa hề sám hối nên vẫn còn tồn trữ trong Tạng tâm dưới dạng chủng tử. 
Những người không có tâm nguyện hay một thói quen đặc biệt nào thì sẽ theo tích lũy nghiệp để tái sinh. Quy luật chi phối việc tái sinh trong trường hợp này rất phức tạp. Nhưng chúng ta có thể nói một cách tổng quát và ngắn gọn rằng: 
a) Nếu là người siêng làm việc thiện thì sẽ thăng lên cõi trời. 
b) Nếu là người nhẫn nại, hiền lương thì sẽ trở lại nhân gian. 
c) Nếu là người nóng giận ưa gây gổ thì sẽ lạc vào cõi Thần Atula. 
d) Nếu là người si mê, trộm cắp, dâm dục thì sẽ bị đọa làm súc sinh. 
e) Nếu là người tham lam, bủn sỉn, ích kỷ sẽ biến thành ngạ quỷ. 
f) Nếu là người ganh tị, độc ác, lừa đảo thì sẽ bị đọa vào địa ngục. 
Với chiếc khăn voan đội đầu, thêm bó hoa cưới, mẫu trẻ Linh Phương đã trở thành cô dâu đích thực trong bộ bikini bé xíu.
B- Đối với những người tu hành
1- Người tu mà chưa đắc Đạo thì vẫn phải theo nghiệp thọ sinh như người phàm phu. Chỉ khác là nghiệp của họ thường là thiện nên phần lớn, họ đều được tái sinh vào cõi Trời hay cõi người. 
2- Còn đối với người tu hành đã đắc Đạo, có 2 trường hợp xẩy ra: 
a) Những người tu hành đã đắc Đạo nhưng phát nguyện trở lại cõi Ta Bà để độ sinh thì sẽ theo nguyện lực tái sinh như trường hợp của các vị Lạt ma Tây Tạng. 
b) Những người tu hành đã đắc Đạo nhưng không muốn trở lại cõi Ta Bà thì sẽ được giải thoát theo pháp môn mình chọn. Có rất nhiều pháp môn nhưng tựu chung là 3 pháp môn chính: Thiền, Tịnh và Mật. 
- Người tu Thiền sẽ nhập vào cõi Niết Bàn. 
- Người tu Tịnh sẽ sinh vào cõi Cực Lạc. 
- Người tu Mật Tông, tụng chú sẽ nhập vào tịch quang của Pháp Thân vào lúc lâm chung. Khi người đó tắt thở và trước lúc thần thức rời bỏ xác, tịch quang này chỉ hiện ra có 2 lần, mỗi lần vài phút nên khó mà nhập được vào. 
Nếu không được thì phải chuyển hướng, hợp nhất với Bổn tôn hay một trong các vị Thánh hiện đến tiếp dẫn ở giai đoạn Trung ấm Pháp Tính. 
Còn như sợ tự mình không làm được việc đó thì phải nhờ một vị thầy có thiên nhãn theo dõi và nhắc nhở rằng mình hiện đang đối diện với vị thánh nào và phải xử trí ra sao? 
Mâm cỗ chay mùa báo hiếu.
V- Đạo Phật có thể giúp gì cho người sắp lìa đời? 
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết rõ quan niệm sống và chết của Phật giáo. 
A- Quan niệm sống và chết trong đạo Phật
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạn hay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyên nhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cái nhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối với sự sống và cái chết của từng cá thể. 
Đạo Phật nhấn mạnh luật nhân quả có thể được phát biểu đại khái như sau: “Tất cả mọi sự, mọi vật đều có nguyên nhân của nó”. 
Tuy nhiên, một mình nhân không đủ để gây ra quả mà cần phải có nhiều duyên hỗ trợ. Trợ duyên giúp việc gây quả gọi là thuận duyên, ngược lại chướng duyên ngăn việc gây quả gọi là nghịch duyên. Nói một cách khác: Có quả tất có nhân nhưng có nhân chưa chắc sẽ có quả! Vì việc gây quả không phải chỉ tùy thuộc vào nhân mà ngược lại còn phải nhờ thuận duyên nữa. 
Áp dụng luật nhân quả vào cuộc sống, Đạo Phật đưa ra thuyết Nghiệp báo nghĩa là: “Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu” hay là “ở hiền thì gặp lành, làm ác thì gặp ác”. Nghiệp không phải chỉ là việc làm không thôi mà nó bao gồm tất cả tư tưởng, lời nói, hành động có ý thức của chúng ta. 
Những nghiệp này vốn là nhân được lưu trữ ở trong Tạng thức dưới dạng chủng tử hay hạt giống. Chỉ cần có đủ cơ duyên thì những nhân này sẽ thành quả. Quả của nghiệp gọi là nghiệp quả hay nghiệp báo. Nghiệp báo có 2 loại: 
1- Chính báo là thần thức của chúng ta. 
2- Y báo là hoàn cảnh sống của chúng ta. 
Quá trình tạo nghiệp và chịu quả báo nói trên thông qua 3 thời là quá khứ, hiện tại, vị lại. Do đó, chết không phải là hết. Khi chết, chỉ có hình hài tan rã, còn Tạng thức (Alạida thức) sẽ theo thần thức tái sinh vào một trong 6 cõi luân hồi tùy theo nghiệp báo. 
Khác với thuyết Định mệnh theo đó, con người hoàn toàn bất lực trước sự an bài của Tạo Hóa, thuyết nghiệp báo tôn trọng quyền tự do của con người trong việc kiến tạo tương lai của mình. Thực vậy, tuy làm ác nhưng nếu cá nhân đó biết ăn năn, sám hối, làm các việc thiện, phóng sinh, bố thí nghĩa là tạo nghịch duyên ngăn không cho ác nhân kết thành quả khổ hoặc ít ra cũng làm giảm nhẹ nghiệp quả. Nếu người đó mới qua đời, chúng ta có thể thỉnh các tăng ni hoặc ban hộ niệm tụng kinh, niệm phật, trì chú thì người đã quá vãng có thể chuyển hóa phần nào được nghiệp chướng. Đây là quan niệm rất độc đáo của Phật giáo về nhân sinh. 
"Nội y đen" - siêu mẫu châu Âu
B- Đạo Phật có thể giúp gì cho người sắp lìa đời? 
Theo đạo Phật, chết không phải là hết như đã trình bày ở phần trên mà chỉ là cơ hội để giải thoát (theo Tử thư Tây Tạng) hoặc làm lại cuộc đời trong một kiếp khác nên đạo Phật mới khuyên chúng ta sám hối lỗi lầm và tịnh tu 3 nghiệp. 
Ba nghiệp là nghiệp của Thân, Khẩu, Ý mà quan trọng nhất là Ý vì từ nghiệp của Ý mới kéo theo nghiệp của Khẩu và nghiệp của Thân. Ngoài ra, nghiệp quá khứ không quan trọng bằng nghiệp hiện tại vì nghiệp quá khứ đã xẩy ra rồi, ta không sửa được mà chỉ có thể sám hối, còn nghiệp hiện tại thì ta có thể chủ động được. 
Do đó, người sắp lìa đời cần phải đặc biệt lưu ý đến những gì mình nghĩ, nhớ, ao ước, nói và làm. Cận tử nghiệp này sẽ ưu tiên quyết định nơi mà người đó sẽ tái sinh. 
Theo Tử thư Tây Tạng, việc thần thức rời bỏ thể xác được khởi sự vào lúc người đó rơi vào bóng tối cận tử và có cảm giác như đang bay rất nhanh trong một hang tối với tiếng gió rít bên tai. Khi gió ngưng bặt và bóng tối tan đi thì thần thức, giống như con rắn vừa lột xác, có thể quan sát cái thân mà nó bỏ lại, để ra đi. Thần thức lúc đó bay lượn quanh xác mình, rất tỉnh táo và biết hết mọi chuyện xẩy ra mặc dù không còn ngũ quan nữa. Chính lúc này, thân nhân đừng nên than khóc, nhất là để nước mắt rơi trên xác khiến thần thức càng quyến luyến đau khổ hơn. Thần thức thấy được mọi người, nghe rõ ràng họ nói nhưng thân nhân thì không thấy hoặc nghe họ được. Đây là thời gian rất tốt để trợ niệm và thường nằm trong khoảng 8 giờ đầu kể từ khi người đó tắt thở. Người Tây Tạng thường trợ niệm trong 3 ngày rưỡi hay 4 ngày. Trong điều kiện ở Việt Nam, chúng ta nên làm như người Tây Tạng nhưng còn ở ngoại quốc, xác chết phải để trong phòng lạnh của nhà quàn nên chúng ta cố gắng trợ niệm trong 8 giờ trước rồi 3-4 ngày sau, khi làm lễ phát tang và cầu siêu, chúng ta mời quý Thầy, bà con và bạn bè tới trợ niệm và cử hành tang lễ. Khi an táng xong xuôi, chúng ta liền rước vong linh lên chùa để cầu siêu trong 7 tuần liền, mỗi tuần một lần. 
"Đức Trinh nữ" - tranh của họa sĩ Rogier van der Weyden
Trợ niệm và Cầu Siêu rất khác nhau: 
- Trợ niệm gồm 2 việc chính; Một là nhắc nhở người sắp chết, đang chết hay mới chết phải lo niệm Phật cầu sinh Cực Lạc và hai là niệm Phật hiệu để hối họ niệm theo . 
- Cầu siêu là chúng ta có thể hoặc dùng tên mình hoặc thay vong linh, cúng dường, sám hối, tụng kinh,niệm Phật hay trì chú. Rồi đem phúc đức tạo được hồi hướng cầu cho vong linh vãng sinh Cực Lạc, hóa sinh lên Trời hay tái sinh làm người.
Theo Vuisonghangngay@blog
"Mùa hè" - Hot girl Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét