"Mê hoặc" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. (ảnh không liên quan tới bài viết)
I- MỞ ĐẦU
Nói về cái chết là một điều không hấp dẫn và không dễ chút nào:
- Không hấp dẫn vì ai cũng tránh né vấn đề này, ai cũng dội khi nghe chữ “Chết”.
- Không dễ chút nào vì người trình bày đề tài chưa chết rồi trở về kể lại hoặc nếu có chết trong các kiếp trước thì đã phải ăn “cháo lú” nên quên mất rồi.
Chính vì những lý do trên,tôi xin phép được sưu tầm những sách hoặc bài liên quan đến cái chết từ những nhà tu hành,đặc biệt là từ các vị Lạtma Tây Tạng cũng như từ các nhà khoa học rồi sắp xếp lại để quý bạn đỡ mất thời gian nghiên cứu.
Chắc chắn phần trình bày này còn thiếu sót,rất mong sự góp ý của các bạn.
Cửa thành Bắc Ninh nơi quân Pháp tràn vào - ảnh Việt Nam xưa |
1- Ai phải chết? Mọi người đều phải chết,không chừa bất kỳ ai: Dù người giàu có nhất hay người nghèo khổ nhất thế giới, dù người cao sang quyền uy hay người hạ tiện cùng đinh nhất thế gian, dù người hiền lành nhất hay là người độc ác nhất trên trái đất này…
2- Tại sao phải chết? Vì có sinh thì phải có tử .
3- Khi nào chết? Bất kỳ lúc nào,thường không biết trước được.Ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ hoặc là một cụ già trên 100 tuổi.
4- Chết thế nào? Nhẹ nhàng hoặc khổ sở, từ từ hoặc đột ngột…
5- Chết có phải là hết không? Không phải, vì thân xác như một bộ quần áo sau bao năm sử dụng đã bị hư nát, nay cần được thay bằng một bộ quần áo mới. Chính vì thế mà có câu ngạn ngữ Tây Tạng: “Mọi người đều chết nhưng chẳng ai chết cả”.
Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy, nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã lỗi thời, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.
Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này: quá trình của cái chết (giai đoạn trung gian), quá trình của sự sinh và hướng chúng ta vào việc tu tập.
a) Ảo tưởng lớn (Sogyal Rinpoche)
Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi thầy Dudjom Rinpoche, một trong những thiền sư, hành giả Mật giáo và Yoga vĩ đại nhất của thời cận đại. Một ngày nọ, khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy để ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang qua một khu nghĩa trang dài vừa mới được sơn quét và trang trí hoa tươi. Bà vợ thầy nói: “Rinpoche, ông hãy xem mọi thứ ở phương Tây thật ngăn nắp, sạch sẽ làm sao! Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch sẽ”.
Thầy Dudjom Rinpoche nói: “Ồ, đúng thế, đây quả thật là một xứ văn minh. Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết. Nhưng bà không để ý sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ”.
Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thật trống rỗng, vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy, chúng ta vô tình tự biến mình thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đã nói.
Nhưng đây là kiểu sống của phần đông chúng ta, chúng ta sống theo một kế hoạch đã định. Nhỏ thì được giáo dục, lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó, kết hôn và có con. Chúng ta mua một cái nhà, ráng làm ăn phát đạt, rồi mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm một chiếc xe hơi đời mới nhất. Vào dịp nghỉ thì đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu. Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp chẳng phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghỉ hè tới hoặc mời ai vào dịp lễ Giáng Sinh. Cuộc đời của ta thật đơn điệu,tầm thường,lặp đi lặp lại.Ta phí một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen bởi vì dường như ta không biết có cái gì hơn thế .
Nhịp địêu đời sống của chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thời giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hãi thầm kín của ta về Vô thường bằng cách bao vây quanh mình thêm nhiều đồ đạc, của cải, tiện nghi chỉ để tự biến mình thành nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ vì phải bảo trì những thứ ấy. Chẳng bao lâu, mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển gì xảy đến, ta tìm cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hữu hiệu tạm thời. Cứ thế, đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn bệnh hay một tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.
Cũng không hẳn là ta dành nhiều thời gian suy nghĩ cho cuộc đời này. Hãy nghĩ đến những người đã làm việc bao nhiêu năm rồi phải về hưu, để thấy không biết mình phải làm gì cả vì họ càng ngày càng già và tiến gần đến cái chết. Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế, thực tế ở phương Tây có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi,chính là một ảo tưởng lớn,nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay. Không ai bàn tới sự chết và đời sau vì người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đình trệ cái gọi là sự “tiến bộ” của ta trên đời này.
Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống thì tại sao chúng ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ? Ít nhất ta cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đã chứ! Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta từng tuyên bố thì tại sao ta không tự đặt câu hỏi cho mình một cách nghiêm túc: Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?Chung quy,chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài, không được giải thích .
Nhiều người như cố quên về cái chết, cho cái Chết là đáng sợ, không dám nhắc tới. Nhưng cũng có người lại làm ra vẻ thản nhiên bất cần, coi thường sự chết bằng cách biểu lộ qua lời nói: “Ôi! Ai rồi cũng chết cả, vậy thì lo sợ, nghĩ ngợi làm chi cho mệt! Cứ để cho nó tới”. Thật sự thì lời nói đó chỉ là để khỏa lấp về sự chết, chối bỏ sự chết, vì không muốn nghe chữ chết mà thôi .Nhưng khi sự chết đến gần với họ thì sự lo âu khủng khiếp không còn làm họ thản nhiên nữa và khi đó vì không có chuẩn bị trước nên sự ra đi của họ về thế giới bên kia lại chất chứa nhiều đau khổ và sai lầm .
Có người còn cho rằng Chết là hết, là không còn gì nữa . Vì thế họ sống vội vã, cố hưởng được những gì họ có trong cuộc đời hiện tại mà họ đang sống chớ không cần nghĩ đến tương lai, hậu quả của đời sau ra sao . Như vậy họ sống chỉ là để hưởng thụ, nặng về vật chất mà coi nhẹ hay không nghĩ đến phần tâm linh .
Sự chết quả thật là rất quan trọng, nếu mỗi người tự suy nghĩ về cái giờ phút cuối ấy thì thật sự là không đơn giản. Khi biết được vấn đề này một cách sâu xa tế nhị và quan trọng thì ngoài sự chuẩn bị cái chết cho riêng mình, ta còn nên giúp người khác biết chuẩn bị cho họ được an lành khi cái chết đến với họ .
Sống trên thế gian này hầu hết mọi người đều lăn xả vào làm việc để kiếm tiền rồi hưởng thụ và nô lệ cho vật chất trong khi cái chết là cái thực tế đang chờ đợi thì lại không bao giờ để tâm tới. Ðó chính là cái sai lầm ghê gớm mà mọi con người đã và đang phạm phải mà không biết.
Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện... Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả. Đó là chuẩn bị lúc lâm chung!
Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ chết. Nhưng chính vì mọi người ai cũng phải chết nên cũng phải chuẩn bị, mà nên chuẩn bị kỷ hơn, vì thật sự chết không phải là đơn giản như những điều ta chuẩn bị trên đời. Lý do:
- Khi chết, ta ra đi chỉ một mình đơn độc.
- Ở ngưỡng cửa tử sinh, vì không chuẩn bi trước nên ta sẽ bơ vơ, ngơ ngác, lo sợ, mơ hồ không biết làm gì và tới đâu.
- Rời khỏi thế gian rồi, ta sẽ đi vào những cõi giới khác mà ta không biết xấu tốt ra sao? Tâm thức ta lúc ấy vô cùng bấn loạn, sợ sệt kinh hãi, hoang mang.
Vì thế khi sống, ta cần biết rõ khi chết sẽ ra sao và chuẩn bị trước để lúc lâm chung, tâm thức ta đủ sáng suốt để nhận định đâu là cửa tới cõi an lành hầu chuyển đổi một kiếp đời mới khá tốt đẹp hơn.
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất.
Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định.Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước: ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau. Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất. Nếu điều xấu nhất không xảy ra thì mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta một cách bất ngờ.
Ðại sư Sogyal Rinpoche đã khuyên mọi người là nên nói một cách tế nhị, khéo léo sự thật về cái chết cho thân nhân sắp qua đời biết khi căn bệnh họ đã tới hồi nguy kịch. Ðiều ấy có lợi vì giúp họ “kịp dọn mình, chuẩn bị tinh thần cho một tình huống phải đến. Nhờ thế mà dần dần họ sẽ cảm thấy yên tâm và cũng từ đó họ bắt đầu sửa đổi thái độ, tâm linh với mọi người, với gia đình, với những ân oán, nợ nần, những gì cần giải quyết… cho tốt đẹp.
Né tránh cái chết sẽ không giúp giải quyết nó mà thực ra có thể làm vấn đề tệ hại hơn. Một số người nhận xét rằng thực hành Phật giáo dường như nhấn mạnh tới sự đau khổ và tính chất bi quan.Tôi cho rằng điều này thật sai lầm. Thực hành Phật giáo thực sự cố gắng để chúng ta có được một sự an lạc vĩnh cửu là điều không thể suy lường nổi đối với một tâm trí bình thường và tiệt trừ những đau khổ một lần cho mãi mãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét