Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Trung Quốc phản đối quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Philippines quyết tâm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và Philippines cùng một số bên liên quan luôn bày tỏ mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán đa phương. Tuy nhiên, phía Trung Quốc luôn khẳng định chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Truyền thông Trung Quốc vừa lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc một số nước có liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Đông gần đây muốn quốc tế hóa vấn đề này.
Báo China Daily nhắc tới hội thảo của các chuyên gia luật biển ASEAN tổ chức tại thủ đô Manila, Philippines cuối tuần trước. Báo này cho rằng đề xuất của Philippines về một khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C) là đáng chú ý. Tuy nhiên, Manila đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề biển Đông và chia tách vùng biển này khỏi chủ quyền của Trung Quốc, thay vì tôn trọng thỏa thuận của mình về việc không làm phức tạp vấn đề biển Đông.
Tại hội thảo nói trên, Philippines đưa ra đề xuất chia biển Đông thành các khu vực có tranh chấp và không có tranh chấp. Các nước liên quan có thể tiến hành khai thác trên các vùng biển không có tranh chấp thuộc chủ quyền của mình, đồng thời sẽ cùng khai thác tại những vùng biển có tranh chấp. China Daily cho rằng đề xuất của Philippines có quá nhiều kẽ hở và không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Báo này cũng nhắc tới việc Việt Nam và Ấn Độ gần đây có dự án cùng khai thác dầu khí tại những vùng biển vẫn còn có tranh chấp. Ấn Độ đã bác bỏ sự phản đối của Trung Quốc đối với dự án này, và cho rằng nó phù hợp với các quy tắc quốc tế. 

"Mắt xanh" - Hot girl Việt Nam
Trong khi đó, hãng tin Xinhua cho rằng "chiến lược nhóm" (tạm dịch từ "bundling strategy") tại biển Đông là ảo tưởng. Những diễn biến gần đây tại biển Đông chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm tình hình và một lần nữa ảnh hưởng tới cả Trung Quốc và các nước có liên quan. Lần này, những nước không trực tiếp có liên quan tới tranh chấp trên biển Đông như Ấn Độ và Nhật Bản cũng tham gia vào một vấn đề đang ngày càng nóng lên. 
Theo Xinhua, những nước có liên quan trực tiếp như Việt Nam hay Philippines đang cùng nhau tìm cách tạo ra đối trọng với Trung Quốc, và cố gắng đạt được mục đích của mình thông qua "chiến lược nhóm". 
Hãng tin lớn của Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản, nước vốn có tranh chấp với Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkasu), đang sẵn sàng nắm bắt cơ hội can thiệp vào vấn đề biển Đông, để nhằm vào Trung Quốc theo kiểu ăn miếng trả miếng. 
Nhật Bản mới đây tổ chức cuộc thảo luận với nhiều nhà ngoại giao Philippines về việc "giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông". Một nhà ngoại giao Nhật Bản sau đó còn nói rằng Tokyo có lợi ích trong việc đảm bảo vùng biển rộng lớn này ở trong tình trạng an toàn và rộng mở đối với giao thương. 
Tờ People's Daily của Trung Quốc hôm 20-9-2011 cho đăng một bài viết có nội dung thông báo kết quả điều tra của các tổ chức có thẩm quyền, cho hay hai lô khai thác dầu khí mà Việt Nam muốn hợp tác với Ấn Độ đều nằm trong khu vực quyền tài phán của Trung Quốc. Vì thế việc này gây tổn hại tới chủ quyền của Trung Quốc. 
Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông trở nên nóng bỏng trong những tháng qua, sau những va chạm giữa tàu thuyền của các nước liên quan. Việt Nam và Philippines cùng một số bên liên quan luôn bày tỏ mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng đàm phán đa phương. Tuy nhiên, phía Trung Quốc luôn khẳng định chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước liên quan. 
Phan Lê 
"Chiếc cầu" - tranh của họa sĩ Monet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét