Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Tử vì đạo - Lấy tính mạng làm minh chứng?

"Nuột nà" - Hot girl Hoa ngữ
Đó là những người tiêm sán móc câu vào mạch máu của mình, tự treo cổ hoặc nhồi một ống nhựa vào động mạch, cốt chỉ để chứng minh một ý tưởng chưa định hình, lát thêm một viên đá trên con đường khoa học hay đơn giản để được nổi tiếng. Lịch sử ghi danh nhiều nhân vật tử vì đạo, một số phát kiến do tình cờ, và bên cạnh đó cũng không ít trường hợp bi hài... (ảnh không liên quan đến bài viết)


Cuộc khảo cứu cực đoan
Frederick Prescott nhận thức rõ tác động của thí nghiệm và quyết định chấm dứt. Ngay lập tức, mạch đập loạn xạ làm ông choáng váng, đờm và nước bọt ứa ra không nuốt kịp, và ông ngột ngạt do thiếu dưỡng khí. Nhưng ông không cử động được chân tay, thậm chí không nói được nửa câu, vì thế không một ai bên cạnh ông nhận ra điều đó: toàn bộ các cơ bắp của Prescott đã hoàn toàn tê liệt.
Trước đó mấy phút, vị bác sĩ người Anh vừa sai trợ lý tiêm vào mình một liều dtubocurarin, tên khoa học của Curare, là một chất độc mà người da đỏ Nam Mỹ vẫn hay tẩm vào đầu mũi tên khi đi săn thú lớn. Prescott tin rằng sẽ chế Curare thành thuốc giảm đau kỳ diệu trong tương lai. Nhưng ông vẫn tỉnh táo, thậm chí còn thấy đau khi trợ lý lột băng dính khỏi vết chích. Kết quả của thí nghiệm này chỉ là một cơn phê bất đắc dĩ.
Với thí nghiệm khủng khiếp ấy vào năm 1944, Frederick Prescott chưa phải là một trường hợp cá biệt. Từ nhiều thế kỷ nay đã có vô số bác sĩ, giáo sư và các “người thường” khác dùng cơ thể mình để chứng minh cho một ý tưởng ít nhiều có tính đột phá khoa học. Họ hy sinh thân mình (đôi khi theo đúng nghĩa đen của từ) khi chui vào một phòng chân không, chịu đựng lực nén của tên lửa rời bệ phóng hoặc uống dung dịch làm từ tinh trùng chó. Một vài người săn đuổi hào quang danh vọng, vài người khác thử nghiệm tác dụng của thuốc trước khi sản xuất đại trà hoặc tin chắc vào một luận cứ do mình nghĩ ra. Hệ quả của những hành vi liều mạng ấy cũng không giống nhau: một số nhận giải Nobel, số khác thì trả giá cho tò mò bằng mạng sống của mình.
Năm 1892 giáo sư Max von Pettenkofer không ngại “chết vì phụng sự khoa học, như một người lính hy sinh trong danh dự” khi uống một cốc đựng 1 tỷ vi khuẩn tả trước ánh mắt kinh hoàng của sinh viên. Bằng thí nghiệm này, ông muốn chứng tỏ môi trường đất và nước là nguyên nhân gây bệnh, chứ không phải mấy thứ vi khuẩn như Robert Koch phát hiện ra dưới kính hiển vi. Như một phép màu, ngoài một cơn đau bụng vặt, Max von Pettenkofer chẳng hề ốm đau gì cả. Hôm nay người ta biết lý thuyết của ông sai bét, nhưng do đã từng bị sơ nhiễm tả nên cơ thể Max von Pettenkofer đã miễn dịch phần nào.
"Đá cao nguyên" - tranh của hoạ sĩ Đông Ngàn
May hơn khôn?
Khác với ông già Max von Pettenkofer 74 tuổi, sinh viên y khoa Stubbins Ffirth dấn thân vào hiểm nguy lúc mới 18 xuân xanh khi muốn chứng minh rằng bệnh sốt vàng nhiệt đới không lây từ người sang người, cho dù thực tế hồi đầu thế kỷ 19 không ai ủng hộ dự đoán đó. Anh rạch thịt mình ở 20 điểm trên cơ thể và bôi vào đó thứ chất lỏng lấy từ bãi nôn của một bệnh nhân sốt vàng, hơi tỏa ra từ bãi nôn đó được đun nóng, thậm chí còn uống vào bụng. Không hề hấn gì. Ffirth uống tiếp nước bọt, nước giải và máu của bệnh nhân. Vẫn không sao.
Hành vi của Ffirth quả là đáng phục, tuy nhiên không có tác dụng thực tế nào, vì sau này người ta mới biết muỗi truyền vi khuẩn sốt vàng. Thậm chí Ffirth còn gặp may khi tình cờ không nhiễm bệnh qua đường máu.
Nicolas Minovici, một bác sĩ pháp y Romania còn gần cái chết hơn, tổng cộng 12 lần ông tự treo cổ. “Mặt tôi đỏ dừ”, Minovici ghi biên bản. “Sau đó chuyển sang tím tái, tai ù lên như gió rít”. Dù vậy Minovici lặp đi lặp lại cho đến khi nâng “kỷ lục cá nhân” lên 26 giây. Minovici bị thương nhiều lần ở khí quản và cuống lưỡi, rốt cuộc chứng minh được rằng những người treo cổ không chết vì ngạt, mà vì bị cắt đường máu lên não.
Không rõ có nạn nhân nào còn dịp để cảm ơn Minovici về tia chớp trí tuệ muộn mằn đó không? Nhiều khi chỉ là một lằn ranh mong manh giữa tiến bộ khoa học thực sự và trò rùm beng gây chú ý. Năm 1889, bác sĩ Charles-Edouard Brown-Séquard xay nhỏ tinh hoàn chó, trộn với nước cất và tiêm vào tay mình. Quả thực ông thấy minh mẫn và khỏe hơn, kể cả trong chuyện giường chiếu. Lập tức cả Paris rầm rập làm theo, cho đến khi một loạt bệnh nhân đi cấp cứu do nhiễm trùng máu.
"Hút hồn" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Những người hùng bị lãng quên
Một số thí nghiệm khác có chung cuộc tệ hơn nhiều. Bác sĩ ngoại khoa William Halsted thử dùng cocain làm thuốc mê và tự mình sinh nghiện. Một người Anh khác là Andrew White cho rằng vi trùng sốt rét làm tăng đề kháng chống dịch hạch, ông tiêm cả hai loại vi khuẩn vào người và chết sau đó một tuần. Sinh viên y khoa Daniel Alcides Carrion nghiên cứu một loại thuốc chống bệnh ngoài da Verruga Peruana phố biến ở Nam Mỹ, sau khi thí nghiệm trên cơ thể mình anh chết vì bệnh sốt nhiệt đới. Dù sao thì sự ngẫu nhiên đó đã chỉ ra quan hệ giữa hai chứng bệnh tưởng như rất khác nhau, và Carrion được ca ngợi như một vị thánh ở Peru.
Năm 1929 bác sĩ trợ lý Werner Forssmann, 25 tuổi, là người đặt ống stent tim mạch đầu tiên trong lịch sử loài người. Anh bôi trơn một ống chất dẻo bằng dầu ô-liu và luồn vào mạch máu ở cùi tay, đẩy lên tận tim rồi chụp lại bằng máy X-quang. Phát kiến này được báo chí ca ngợi như một đột phá trong khoa học chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, nhưng khi Forssmann xin giám đốc được viết bài tiến sĩ với đề tài ấy thì chỉ nhận được lời khuyên là “nên xin vào rạp xiếc làm việc”. Hôm nay ống stent cứu sống vô số bệnh nhân bị hẹp động mạch và niệu quản, và Forssmann - ở tuổi 27, đã bị đẩy về một bệnh viện huyện vì bị coi là có vấn đề tâm thần - nhận giải Nobel Y học năm 1956.
Một nhà y học khác, tuy không làm nên kỳ tích gì lớn cho nhân loại nhưng cũng chứng tỏ được bản lĩnh phi thường. Bác sĩ Evan O’Neill Kane, người Mỹ, là người đầu tiên trong lịch sử y khoa tự mổ ruột thừa cho mình, dĩ nhiên không dùng thuốc mê. Các trợ lý đứng xung quanh chỉ phải khâu vết mổ lại cho ông. Không chỉ một lần: năm 70 tuổi bác sĩ Kane lại tự giải phẫu ở bẹn, tuy rằng tư thế này rất khó và lẽ ra nên để đồng nghiệp làm.
Khác với bậc tiền bối Kane, vì không còn lựa chọn nào khác mà bác sĩ Leonid Rogazov phải tự mổ ruột thừa khi đang tham gia một đoàn thám hiểm của Liên Xô lên Nam Cực và cách xa bệnh viện gần nhất hơn 3.000 cây số. Hai nhà địa chất đứng bên cạnh được ông dạy cách phản ứng, phòng trường hợp ông bất tỉnh. May mà cuộc giải phẫu 45 phút đã kết thúc tốt đẹp.
Không rõ cái tính cứng đầu của bác sĩ Kane có nên được khen hay không? Vì sau đó mấy tuần ông bị sưng phổi nhẹ; lần này ông phó mặc bệnh viện, không can thiệp gì vào phác đồ điều trị nữa, và... qua đời.
Lê Quang
Vận chuyển thư - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét