Tiến sĩ Nguyễn Nhã thuyết trình về Trường Sa - Hoàng Sa. |
Ngày 29-4-2012, tiến sĩ Nguyễn Nhã lên đường sang Mỹ để thực hiện một công việc mà ông cho rằng rất quan trọng đối với ông, đó là hoàn thành bản dịch ra tiếng Anh công trình “Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” mà ông đã dày công nghiên cứu thực hiện trong mấy chục năm qua.
Quen biết với Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã lâu, qua nhiều lần trao đổi, làm việc, mới hiểu được ông là người có niềm đam mê rất lớn về nghiên cứu sử học và ông đã lựa chọn đường đi “sử học” của mình là Hoàng Sa - Trường Sa. Ông từng tâm sự, trước đây khi làm đề cương luận án tiến sĩ về đề tài này, một người bạn thân trong giới khoa học khuyên ông “không nên nhảy vào ổ kiến lửa”, còn một vị giáo sư khác lại phát biểu trong hội đồng xét duyệt đề cương luận án rằng “đề tài này phải là cấp quốc gia, một cá nhân không làm được”. Ông biết, không phải họ không tin vào năng lực nghiên cứu khoa học và sử học của ông, nhưng có một điều gì đó khiến họ không tin là ông sẽ làm được, ít nhất là khó tiếp cận được các nguồn thông tin, tư liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” này.
Quen biết với Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã lâu, qua nhiều lần trao đổi, làm việc, mới hiểu được ông là người có niềm đam mê rất lớn về nghiên cứu sử học và ông đã lựa chọn đường đi “sử học” của mình là Hoàng Sa - Trường Sa. Ông từng tâm sự, trước đây khi làm đề cương luận án tiến sĩ về đề tài này, một người bạn thân trong giới khoa học khuyên ông “không nên nhảy vào ổ kiến lửa”, còn một vị giáo sư khác lại phát biểu trong hội đồng xét duyệt đề cương luận án rằng “đề tài này phải là cấp quốc gia, một cá nhân không làm được”. Ông biết, không phải họ không tin vào năng lực nghiên cứu khoa học và sử học của ông, nhưng có một điều gì đó khiến họ không tin là ông sẽ làm được, ít nhất là khó tiếp cận được các nguồn thông tin, tư liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” này.
Nhưng những lời can gián chân thành đó không ngăn được ông. Ông chọn một con đường quá chông gai, khó tìm được sự hợp tác. Vào thời điểm đó, ít ai nhận ra tầm quan trọng của nó, nhưng đến bây giờ, ai cũng có thể hiểu được rằng, may mà có một Nguyễn Nhã dấn thân vào con đường khoa học với đề tài lịch sử liên quan đến chủ quyền của quốc gia trên biển Đông và hai quần đảo phên giậu của tổ quốc, ngay từ khi ông còn là chủ biên Tập san Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (1975).
"Sen trắng" - Hot girl Việt Nam |
Chặng đó là gì, như ông nói, là phải đưa được công trình khoa học chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra với thế giới. Trong thời gian qua, T.S Nguyễn Nhã và các cộng sự, với sự giúp đỡ của Quỹ biển Đông, đã dịch công trình “Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” ra tiếng Anh. Công trình này gồm có ba phần. Phần thứ nhất là tư liệu của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương và các tài liệu của phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước, chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Phần thứ hai là các tham luận của T.S Nguyễn Nhã tại các hội thảo về biển Đông được tổ chức tại
Việt Nam, Pháp và Mỹ. Phần thứ ba là toàn văn luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” của T.S Nguyễn Nhã, có thêm phần phụ lục bổ sung các tư liệu mới. Theo T.S Nguyễn Nhã, năm trước, ông gửi hồ sơ tư liệu này cho Văn phòng Quốc hội Mỹ, ông Jim Webb - Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Hội Địa lý quốc gia Mỹ, cùng Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quan hệ quốc tế Mỹ.
Chuyến đi Mỹ lần này T.S Nguyễn Nhã sẽ cùng các chuyên gia hoàn thiện bản dịch tiếng Anh và sau đó sẽ gửi cho thư viện các trường đại học có ngành học Châu Á học ở Mỹ và gửi cho Thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện này có chi nhánh nhiều nơi trên toàn nước Mỹ. T.S Nguyễn Nhã cho biết, trong chuyến đi năm 2011, ông đã gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học
Việt Nam và Mỹ về các vấn đề chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa, nói chuyện với cộng đồng người Việt, có cả người Mỹ về đề tài biển Đông, giới thiệu về công trình nghiên cứu của ông. Các buổi trao đổi đó rất được giới khoa học và Việt kiều quan tâm. Có nhiều người đề xuất về việc in và quảng bá công trình bằng tiếng Anh, đó cũng là sự động viên để ông xúc tiến nhanh công trình bản tiếng Anh.
Hải sản biển Việt Nam. |
Trả lời về vấn đề các nguồn tài trợ để thực hiện những công việc quan trọng này, T.S Nguyễn Nhã cười nhưng cũng có đôi chút tâm tư, bởi vì không có bất cứ nguồn tài trợ nào từ Nhà nước hay các tổ chức, mà là tiền riêng và sự hỗ trợ của bạn bè, người thân. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua vé máy bay, sang Mỹ thì có người thân đưa đón, lo ăn ở. Thế thôi. Nhưng mà biết làm sao được, lòng yêu nước thương nòi có ai tính toán bằng tiền bạc, kể cả máu xương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét