Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Biển Đông: CNOOC lại "đánh lận con đen"!

Giàn khoan khủng của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển cách Hồng Kông khoảng 320 km về phía Đông Nam và có độ sâu khoảng 1.500m.
"Đôi khi các hãng dầu theo sau lá quốc kỳ, đôi khi lá quốc kỳ đi theo các hãng dầu, và đôi khi chính các hãng dầu lại trở thành lá quốc kỳ". (ảnh không liên quan đến bài viết)

Tuyên bố của Chủ tịch Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc rằng việc mời thầu các lô dầu khí trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang diễn ra trôi chảy chỉ cho thấy trò "lập lờ đánh lận con đen" mới nhất của CNOOC nằm trong chuỗi hành động hiện thực hoá đường lưỡi bò và độc chiếm nguồn tài nguyên năng lượng giàu có trên biển Đông. 

"Đòn gió" 
Chỉ một ngày sau khi người đứng đầu CNOOC mạnh miệng phát ngôn như trên, tờ Wall Street Journal cho hay tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) đã quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu khí 128 ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam trong ít nhất là 2 năm nữa. Nếu theo dõi diễn tiến tranh chấp biển Đông suốt thời gian qua có thể tạm nhận định chiêu trò thâm hiểm đem rao bán mảnh đất thuộc sở hữu có sổ đỏ hẳn hoi của nhà hàng xóm của CNOOC đang tỏ ra phản tác dụng. 
Mới tháng trước, ONGC từng ngỏ ý muốn rút lui khỏi dự án hợp tác với PetroVietnam tại lô 128 với lý do lô này có ít triển vọng sản xuất dầu khí. Mặc dù viện dẫn các cân nhắc thương mại để rút lui khỏi dự án, song dư luận không quên Trung Quốc trước đó đã liên tục cảnh báo, thậm chí lên giọng răn đe, yêu cầu Ấn Độ ngừng hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò, khai thác lô 128. Chí ít trò răn đe, gây sức ép ra mặt của Bắc Kinh đã từng thành công khi BP buộc phải rút lui khỏi các dự án hợp tác thăm dò dầu khí trên biển Đông với PVN để bảo toàn lợi ích làm ăn của mình ở thị trưởng khổng lồ Trung Quốc. Bởi vậy, một số chuyên gia cho rằng, động thái của ONGC đã gián tiếp khẳng định chủ quyền và tính hợp pháp của các dự án thăm dò dầu khí mà PVN đang tiến hành cùng các đối tác. Các lô dầu khí hợp tác khác với Mỹ, Nga, vốn cũng bị CNOOC rao bán một cách phi pháp, cũng đang được triển khai như đã cam kết, theo khẳng định của lãnh đạo PVN. 
Chẳng thế mà nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, tuyên bố của ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC với Reuters hôm 17-7 về tiến triển khả quan của việc mở thầu phi pháp đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam chỉ là trò "đánh lận con đen". Thậm chí, ông Vương còn mạnh miệng tuyên bố một số công ty Mỹ đang tỏ ra quan tâm đến việc mời thầu này, nhưng từ chối nêu tên đó là những công ty nào. 
"Hoa đỏ" - người mẫu Việt Nam
Trong khi đó, T.S Mark Valencia, được Báo Thanh Niên dẫn lời, tỏ ra nghi ngờ phát biểu của người đứng đầu CNOOC chỉ là "đòn gió" bởi "quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ là không bao giờ khuyến khích các công ty của họ mạo hiểm tham gia các lời mời thầu đầy rủi ro như của CNOOC. Và cụ thể là họ sẽ càng không khuyến khích các công ty của mình chấp nhận lời mời thầu của Trung Quốc tại các lô nói trên". "Khi PetroVietnam đã thông báo cho các công ty không tham gia dự thầu, sẽ có rất ít công ty muốn rủi ro" - Reuters dẫn lời một chuyên gia thuộc Công ty tư vấn năng lượng IHS khẳng định. 
Mưu đồ thâm hiểm 
Mặc dù cho đến nay lời mời thầu phi pháp này không thu hút được sự quan tâm của các công ty lớn, song các chuyên gia am hiểu về Trung Quốc cũng không quên cảnh báo CNOOC có thể chơi chiêu bài sử dụng các công ty sân sau, dưới bình phong của một nước nào đó để tham gia thầu. Hoặc CNOOC có thể tính đến kịch bản "dử mồi thơm" lôi kéo các công ty nhỏ tham gia, đặc biệt là khi các cam kết dự án còn lỏng lẻo, rồi sau đó chuyển nhượng lại cho các công ty lớn khi điều kiện chín muồi. Điều này tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đã từng xảy ra trong quá khứ với các dự án khác trên thế giới. Tuy nhiên, Ts Mark Valencia cho rằng "nếu có các công ty như vậy thì tư cách của họ giống một con bạc hơn là công ty khai thác dầu khí". 
Thực chất, việc mời thầu 9 lô dầu khí, cho dù không có nhiều ý nghĩa thực tế, nhưng lại có tác dụng thị uy cho mưu đồ sâu xa hơn nhiều là cái giàn khoan "khủng" mới được hạ thuỷ hồi tháng 5. Âm mưu này được nhật báo tài chính hàng đầu Wall Street Journal ngày 7-7-2012 vạch rõ chân tướng như sau: "Đôi khi các hãng dầu theo sau lá quốc kỳ, đôi khi lá quốc kỳ đi theo các hãng dầu, và đôi khi chính các hãng dầu lại trở thành lá quốc kỳ". 
Kịch bản thứ ba này đã diễn ra ở biển Đông qua việc Tập đoàn CNOOC hạ thuỷ một giàn khoan nước sâu mới cách Hong Kong 320km về phía Nam. Hôm 9-5, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm đã mô tả giàn khoan mới này như là một tàu sân bay, là "biên cương di động" và là "vũ khí chiến lược" trong việc khai thác tài nguyên năng lượng trên biển Đông - một phát biểu khiến nhiều người thắc mắc không rõ CNOOC có phải là một công cụ thực thi chính sách của Nhà nước Trung Quốc trong biển Đông hay không. 
Một khi ý đồ độc chiếm nguồn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông đã rõ như ban ngày, thì CNOOC có ngán gì không sử dụng những chiêu trò, thủ đoạn lấn át, cưỡng đoạt, "lập lờ đánh lận con đen"... để đạt được mục đích. Không còn gì mơ hồ nữa về mưu đồ thâm hiểm ấy!
Viet Nam.net
"Trời đầy sao" - tranh của họa sĩ Van Gogh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét