Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Hạnh phúc đến từ đâu?

"Đường cong" - siêu mẫu nội y châu Âu
Thế giới có thể chung sống hòa bình khi mọi người biết tôn trọng sự đa dạng, khác biệt. Nó giúp chúng ta nhận ra mọi ngả đường đều đưa đến chân lý, từ đó phát triển lòng khoan dung, sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Hạnh phúc đến từ bên trong chúng ta

Nó là một trạng thái do tâm sinh ra. Cái cách mà chúng ta nghĩ về những sự việc và hoàn cảnh đó, những gì tâm của chúng ta nghĩ về chúng, chính là nguyên nhân làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù có những sự việc và hoàn cảnh bên ngoài có vẽ làm cho ta cảm thấy hạnh phúc nhưng bản thân những sự việc và hoàn cảnh đó không phải là nguyên nhân đưa đến hạnh phúc của chúng ta.

Hai ví dụ đơn giản sau đây sẽ làm rõ quan điểm này.
Ví dụ thứ nhất là trường hợp một sân vận động với hàng ngàn khán giả đang theo dõi một sự kiện thể thao. Khi trận thi đấu chấm dứt, một số người cảm thất rất vui sướng nhưng một số khác lại cảm thấy buồn bã, tùy thuộc vào đội mà họ ủng hộ thắng hay thua. Vui sướng hay buồn bã trước kết quả của một trận thi đấu thể thao là một phản ứng xuất phát từ bên trong mỗi chúng ta đối với một sự kiện xảy ra ở bên ngài ta. Cả hạnh phúc lẫn khổ đau đều không nằm trong chính bản thân sự việc. Một khán giả trên sân có thể có cảm tình gắn bó với một đội nào đó hoặc có thễ được hưởng lợi từ kết quả trận đấu, hoặc hâm mộ một cầu thủ nào đó hoặc trung thành ủng hộ đội đại diện cho trường học hay cho thành phố của mình. tất cả những thái độsinh ra những phản ứng khác nhau đối với cuộc tranh tài và kết quả của nó chứ không phải do chính bản thân của sự kiện thể thao. Thật vậy, nếu bản thân những sự kiện đó là hạnh phúc hay khổ đau thì ắt hẳn mọi người phải có cùng một cảm nhận như nhau. Vậy, ta có thể thấy rõ điều đã làm cho ta vui sướng hay đau khổ không phải là chính bản thân của sự kiện mà là sự kiện dó có ý nghĩa như thế nào với mỗi chúng ta.
Tất cả các sự kiện trong đời đều như vậy cả. Chích cách bạn nhìn những sự việc và cách bạn liên hệ mình với các sự việc ấy là nhân tố quyết định bạn cảm thấý hạnh phúc hay khổ đau. Bản thân những sự việc ấy không phải là nguyên nhân.
Một ví dụ thứ hai. Giả sử có một ngôi nhà rất lớn đang xây ngay bên cạnh ngôi nhà nhỏ mà chúng ta đang ở. Phải nói là chúng ta rất khổ sở vì bụi bậm, tiếng ồn và vì cái viễn cảnh là cái ngôi nhà to đùng đó ngay sát cạnh nhà chúng ta sẽ che khuất nhà chúng ta. Gỉa sữ rằng sau vài tháng chịu đựng biết bao khổ sở như vậy, cái nhà cứ ngày một to lên và chúng ta sắp mất hết kiên nhẫn thì bỗng nhiên ông chủ thầu đang xây cất ngôi nhà đó tìm gập chúng ta và báo cho chúng ta biết, một người bà con giàu có của chúng ta đã thuê ông xây ngôi nhà đó để làm quà tặng cho chúng ta. Cũng ngôi nhà đó, cũng bụi bậm và ồn ào như thế nhưng sau khi nhận được thông tin mới mẻ này thì phản ứng của chúng ta đã trở nên khác hẳn. Có thể vẫn còn chút khó chịu do bụi bậm và tiếng ồn nhưng những khó chịu tạm thời đó hầu như không còn ý nghĩa gì ghê gớm nữa.
Lều chõng đi thi - ảnh Việt Nam xưa
Hạnh phúc là biết chia sẻ với một tấm lòng trân trọng
Con người dù ở bất kỳ địa vị xã hội nào, hoặc lứa tuổi, giới tính hay tôn giáo nào đi nữa cũng phải được tôn trong. Một trong những cách để bạn bày tỏ lòng tôn trọng sự khác biệt giữa mình và người khác là biết chân thành lắng nghe. Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn những gì người khác đang nói và biết cách chia sẻ tốt hơn. Ngược lại, người đó sẽ cảm thây mình được tôn trọng, được thấu hiểu và yêu thương.
Một cách nữa để chia sẻ với người khác là bạn hãy gợi mở để người đó tự suy nghĩ và lựa chọn tìm giải pháp hành động cho riêng họ. Qua đó, họ sẽ không có cảm giác bị bạn ép buộc phải lực chọn một giải pháp mang tính khiên cưỡng. Họ sẽ thấy rằng bản thân họ cũng có khả năng tự giải quyết được những vấn đề cá nhân mà không cần làm phiền đến người khác. Sự khéo léo tế nhị của bạn trong những trường hợp như vậy sẽ giúp họ giữ được lòng tự trọng mà không hề cảm thấy bị tổn thương.
Trong một thế giới có quá nhiều sự khác biệt, quá nhiều xung đột và đầy bất trắc như hiện nay, nhiều người lúc nào cũng cảmm thấy hụt hẫng, lo sợ bị đả kích, lo lắng đủ thứ chuyện. Các quốc gia không tin tưởng lẫn nhau, người của tôn giáo này coi thường người của tôn giáo khác. Nếu mỗi người chúng ta, bằng một cách riêng của mình, biết bày tỏ lòng tôn trong những người có quốc tịch khác, có nền văn hóa khác, có niềm tin, có tôn giáp khác với mình, thì đây sẽ là món quà tuyệt vời mà nhân loại dành cho nhau.
Chính việc biết đặt niềm tin vào người khác, giúp mọi người cùng có cơ hội học hỏi, phát triển tương lai và quan tâm lẫn nhau. Đây cũng là cách để mọi người trong xã hội biết sống hòa hợp với nhau, cùng tồn tại trong một thế giới có nhiều nhóm sắc tộc, nhiều tư tưởng chính trị hay nhiều tôn giáo khác nhau. Thế giới có thể chung sống hòa bình khi mọi người biết tôn trọng sự đa dạng, khác biệt. Nó giúp chúng ta nhận ra mọi ngả đường đều đưa đến chân lý, từ đó phát triển lòng khoan dung, sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau.
Mọi cây cối dù hoa lá có khác nhau thế nào thì cũng đều có một bộ rễ cắm sâu xuống đất cũng như chúng ta có chung một cội nguồn, chúng ta cùng đang sống trên một hành tinh, cùng đối mặt với những khó khăn, thử thách của loài người. Mỗi người chúng ta có thể theo một tôn giáo nào đó, nhưng mọi tôn giáo đều dạy chúng ta phải biết yêu thương và chia sẻ, chia sẻ với tất cả trái tim, thời gian, của cải của mình cho người khác. Bạn chia sẻ không vì những toan tính thiệt hơn, không vì vụ lợi hay bất cứ một giá trị hữu hình nào khác.
Động lực của sự chia sẻ phải hoàn toàn xuất phát từ lý lẽ của trái tim. 
"Sức trẻ" - siêu mẫu nội y châu Á
Giá trị của hạnh phúc là biết chia sẻ
Nếu bàn tay của bạn lúc nào cũng đút sâu vào trong túi, bạn sẽ không thể bắt tay người khác, không thể dang tay ôm ai đó vào lòng hay không thể bày tỏ những cảm xúc của lòng yêu thương... Và bạn sẽ không thể trưởng thành chừng nào bạn chưa học được cách rút tay ra khỏi chiếc túi ích kỷ của mình. Chỉ khi nào đôi tay bạn dám cầm một khoản tiền giúp đỡ một em bé mồ côi, giúp bảo vệ môi trường hoặc đem tình yêu thương đến cho mọi người, thì khi đó, bạn mới thực sự hiểu được giá trị của sự chia sẻ.
Sự chia sẽ dưới bất kỳ hình thức nào cũng tốt hơn là chẳng bao giờ chia sẻ một cái gì. Đặc biệt khi sự chia sẻ xuất phát từ lòng yêu thương thật sự thì ý nghĩa của nó sẽ cao đẹp hơn rất nhiều. Người nhận cảm nhận được tình cãm chân thành , sâu sắc từ một trái tim rộng mở. Kahlil Gibran, một nhà thơ đồng thời là một triết gia, đã từng nói: " Người có trái tim rộng mở sẽ luôn bất tử trong trái tim mọi người". Chính vì vậy, hãy cố gắng để tiếng nói từ sâu thẳm trong tim bạn trở thành ngọn lửa để sưởi ấm tâm hồn người khác.
Hãy mở lòng với mọi người chung quanh bạn. Mỗi khi bạn lạc quan vui vẻ, hãy sẵn sàng bày tỏ tình cảm yêu thương, bạn sẽ tạo thêm được nhiều gương mặt tươi cười quanh mình. Những hơi ấm hạnh phúc sẽ tiếp tục có sức lan tỏa, khiến người khác cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống. Và để có thể làm được như thế, đôi khi, chỉ cần một nụ cười của bạn cũng đủ.
Chia sẻ của cải vật chất là điều tốt. Tuy nhiên, khi biết chia sẻ thêm cả những giá trị tinh thần của mình, bạn sẽ tạo nên tác động sâu sắc hơn đối với những người khác. Món quà vật chất chỉ có giá trị tạm thời trước mắt. Nhưng những quà tặng tinh thần như sự quan tâm an ủi đến những người chung quanh, hoặc đơn giản chỉ là ở bên cạnh họ mội khi họ cần, sẽ tạo nên tình yêu thương. Lòng tốt trong sự chia sẻ sẽ có giá trị vĩnh hằng.
Tất cả chúng ta đều có khả năng chia sẻ rất lớn. Sự chia sẻ sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nhờ tình cảm chân thành của chúng ta. Chính điều này sẽ được người nhận hết sức trân trong và cảm nhận được niềm hạnh phúc thật sự. Từ đó, chúng ta không những có thể chia sẻ được nhiều hơn mà còn phát hiện ra nhiều khía cạnh mới mẻ của cuộc sống. 
"Cánh đồng hoa" - tranh của họa sĩ Claude Monet
Bến bờ bình yên và hạnh phúc
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thời đại mà sự chinh phục của con người đối với thế giới tự nhiên có thể xem như đã đạt gần đến đỉnh điểm. Con người khai phá không thương tiếc mọi thứ trên trái đất để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình. Chúng ta càng ngày càng bị trói buộc bởi những thứ do chính chúng ta tạo ra trong ảo tưởng, như các tiện nghi vật chất, các mục tiêu danh vọng... Những lượng thông tin, quảng cáo thổi phồng hay bóp méo sự thật đã ồ ạt cuốn chúng ta đi như những cơn sóng biển, và mỗi người chúng ta đều bị chìm đắm trong biển thông tin này. Bị xô đẩy bởi hết con sóng này đến con sóng khác, chúng ta trở nên hoang mang sợ hãi một cách vô lý, sợ thiếu thốn vật chất, sợ không thể ngang bằng với mọi người, sợ không thể bắt kịp thời đại...
Con người trong xã hội hiện đại phần lớn không tìm thấy sự an lạc của nội tâm. Rõ ràng không phải do chúng ta muốn như thế mà chính sức mạnh của những cơn sóng đó đã thúc đẩy chúng ta hành động.
Do áp lực cạnh tranh, chúng ta đã đánh mất sự an lạc nội tâm. Chúng ta muốn được làm việc không ngơi nghỉ để an ủi bản thân mà không hề hay biết đang rơi vào vòng xoay đầy ác nghiệt không lối thoát. Càng ngày chúng ta càng xa rời hạnh phúc chân chính, thậm chí đã không thể sống được một cuộc sống thật sự cho mình.
Nếu chúng ta có quyết tâm chống lại xu hướng tạp niệm do thời thế tạo nên, chúng ta vẫn có hy vọng đến được bến bờ của bình yên. Điều đáng sợ là rất nhiều người trong chúng ta không hề nhận thức được điều này. Tâm hồn của chúng ta đã bị các xu hướng lệch lạc của thời đại làm cho u mê, yếu đuối, không còn tìm được con đường đúng đắn và chúng ta lầm tưởng rằng các ràng buộc hết sức vô lý đó lại chính là sự tự do.
Làm sao để thoát khỏi cơn mê? Làm sao để thoát khỏi những con sóng tạp niệm đang nhận chìm chúng ta?
Hãy chọn cách sống giản đơn, tự tại và chân thực. Mọi sự chỉ có thể khởi đầu từ nội tâm thanh thản của chính mình.
Hãy buông bỏ những tạp niệm, những ảo vọng do các xu hướng cuả thời đại đã cài đặt vào mỗi chúng ta khiến chúng ta đã trở thành nô lệ của chúng.
Hãy quyết định buông bỏ mọi ham muốn ảo tưởng ngay từ bây giờ để đến được bến bờ của hạnh phúc bình yên.
ST
"Ô mai" - Hot girl Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét