Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Những bước thăng trầm của nhà thơ Nguyễn Bính

"Bên song cửa" - Hot girl Trung Quốc
Nghệ sĩ thường đa tình và Nguyễn Bính đã gởi trọn mảnh tình cảm ở những trang thiên kim vừa kể. Rồi buổi sáng kia chàng cho cả người con gái tuyết trinh ấy lìa trần trong một sớm vàng thu. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Ngày ở Hà Nội, Nguyễn Bính yêu một cô học sinh, nói là yêu cho có danh từ - thực ra Nguyễn Bính tương tư như người ho lao vào thời kỳ thứ ba.
Nàng là một nữ sinh con nhà trâm anh thế phiệt có cổng kín tường cao, ngày ngày đi học bằng xe điện. Nguyễn Bính lẽo đẽo mỗi ngày hai buổi theo nàng như người đưa và đón. Khi lên xe điện nhà thơ cũng ngồi cùng băng, nhưng tuyệt nhiên không dám hé môi để nói nửa lời. Cứ cái “kiểu” yêu như thế ròng rã suốt ba tháng trời theo đuổi. Một hôm không hiểu tâm tư thi sĩ thương nhớ đến mức độ nào khiến nhà thơ theo sát chân nàng về tận nhà, nhưng khi cánh cổng vừa mở và tà áo trắng cũng vừa khuất bóng để trả lại trước mắt nhà thơ mấy dòng chữ gắn trên “attention Chien meschant”. Nhà thơ đứng như người mất hồn ngơ ngác nhìn quanh sau hồi lâu mới thủng thẳng về gác trọ.
Nghệ sĩ thường đa tình và Nguyễn Bính đã gởi trọn mảnh tình cảm ở những trang thiên kim vừa kể. Rồi buổi sáng kia chàng cho cả người con gái tuyết trinh ấy lìa trần trong một sớm vàng thu:
Tôi thấy quanh tôi và tất cả
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.
Và đau thương tới độ:
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắng bước hàng đôi
Đem đi một chiếc quan tài trắng
Và những bông hoa trắng lạnh người
Theo bước, những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.
Bài thơ có sáu chữ trắng thật không còn gì biểu hiện cho màu tang hay hơn thế, khiến người đọc cảm thấy lạnh cả người.
"Bến cảng" - tranh của họa sĩ Leonid Afremov
Trên một căn gác trọ ở vùng ngoại ô Hà Nội, Nguyễn Bính ở chung với một anh bạn nghệ sĩ. Người ta thuật lại rằng đang nửa đêm nhà thơ còn mặc y nguyên bộ pyjama đến lay anh bạn!
- Ê, dậy, dậy đi cậu.
Đang ngái ngủ, anh bạn bực mình gắt:
- Cái gì thì cũng để sáng mai.
- Không! Ngay bây giờ.
- Cái gì?
- Cậu cho tớ mượn ít tiền.
- Điên à? Cần tiền làm gì? Ăn gì? Uống gì?
Nhà thơ nóng nảy:
- Cứ biết đưa đây đã.
Anh bạn tặc lưỡi:
- Vâng chiều “bố”, có điều xin “bố” thuê nhà riêng ra, "con" không chịu nổi rồi!
Nhà thơ ra ga Hàng Cỏ lấy vé đi Sài Gòn, tàu chạy qua Ninh Bình sắp vào ải địa miền Trung, Nguyễn Bính mới giật mình tự nghĩ: Thôi bỏ mẹ rồi, mình đi Sài Gòn làm gì. Nhà thơ xin xuống và quay về Hà Nội. Thì ra Nguyễn Bính có yêu một cô, trước đây ba ngày nàng đã đi Sài Gòn. Ý hẳn trong giấc chiếm bao chàng đã mơ thấy cảnh sống chung đầy lí thú nhưng đến khi chạm phải thực tế nên thôi.
"Sóng vàng" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Còn nói về ăn chơi thì thánh cũng phải bật cười. Nguyễn Bính theo anh bạn vào xóm Khâm Thiên phá phách, nhà thơ ta ăn vận độc nhất chiếc sơ mi cụt tay vá chằng vá đụp, với chiếc quần soọc trắng, tất cả đều trắng màu “cháo lòng” lại còn kèm thêm cái bộ tóc ba tháng chưa hỏi thăm tới bác thợ cạo.
Khi tới "lầu son gác tía" anh bạn kia gọi mấy chị em lại dặn sơ sơ.
- Này cho tôi gửi “tên” này một lát, tôi đi kiếm vài "tên" nữa cho vui.
Trong nhà khách khứa mỗi lúc một thêm đông, các cô nường không có thì giờ đâu để ý đến anh chàng lem nhem bẩn thỉu ấy. Nhà thơ tức quá, thấy không có ả nào để ý tới mình bèn đứng dậy đi lang thang ngoài cửa một hồi rồi trở vào yêu sách bàn đèn.
Một cô mặt chát đầy phấn son, đứng nhìn từ đầu đến chân nhà thơ, đoạn dọn cho Nguyễn Bính một bàn ở góc phòng tối tăm nhất, khuất ba bốn lần Rideau và bảo:
- Đây, thuốc đây! Đèn đây! Nước đây!
Trước khi quay ra cô nàng còn lẩm bẩm nói đổng mấy câu:
- Sao mà lắm của “ngợm” thế!
Nguyễn Bính mặc dầu nghe tiếng nhưng cũng lờ đi coi như điếc vì chàng còn bận cái việc vê, nướng và rít một vài hơi cho đỡ thèm.
Nửa tiếng đồng hồ sau, anh chàng cùng đi với Nguyễn Bính đèo thêm hai tay nữa xồng xộc bước vào mới tới cửa đã quát ầm lên:
- Ê! các cô.
Ba bốn cô chạy lại!
- Dạ xin chờ lệnh.
- Các cô dọn dẹp thêm cho hai “xừ” nữa luôn thể nghe chưa? À này, còn hắn đâu rồi?
Các cô sửng sốt:
- Thưa hắn là ai?
- Tôi đùa với các cô đấy à? Hắn đâu rồi?
- Nhưng thưa anh, hắn là ai chứ ạ?
- Ô! Lạ chưa. Các cô muốn nhà đóng cửa hay sao? Hắn là người ban nãy tôi gửi, mặc áo ngắn, quần soọc, hắn là Nguyễn Bính!
Một cô giọng run run:
- Có phải tác giả “Lỡ bước sang ngang”?
- Còn ai vào đây nữa, cứ đùa!
Dứt lời, các cô chạy ùa cả lại chỗ nhà thơ, thấy Nguyễn Bính đang lim dim đôi mắt đi mây về gió, cô thì sà ngay vào lòng, cô thì vít cổ, cô thì lấy khăn lau mặt và thốt ra những lời nỉ non khiến nhà thơ bấn cả lên.
Những tiếng ca tụng của các nường:
- Trời ơi! Thi sĩ của lòng em đây rồi!
- Ai nỡ để chàng nằm một mình như thế này!
- Trong đời em ao ước được gặp tác giả “Lỡ bước sang ngang” mình ơi…
Nhà thơ tuy lúc bấy giờ cũng hơi cảm động nhưng vẫn làm bộ “phớt ăng lê” và đay nghiến một câu nhẹ nhàng:
- Hình như ban nãy có người rủa tôi là đồ “ngợm” thì phải?
Một cô cắn vào vai đến ứa nước mắt, Nguyễn Bính ngước lên thấy vậy nói chữa thẹn:
- Thôi xê ra, gớm nóng nực quá đi thôi.
Khi ra về Nguyễn Bính thì thào vào tai bạn:
- Này các cậu ạ! Lúc các nàng xúm lại mình cảm thấy yêu đời và sướng làm sao. 
Mọi người đều cười rộ lên, những chiếc xích lô từ từ chuyển bánh đưa mấy chàng lãng tử trở về... 
Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt) - ảnh Việt Nam xưa
Thời kỳ trong Nam, gặp hồi đói rách quá, Nguyễn Bính vớ ngay được vị cứu tinh là bác Gia thợ làm mũ, giày, hiệu này vẫn còn ở đường Trần Hưng Đạo (Sài Gòn).
Nghĩ cũng cảm thương cho con người Tư Mã Giang Châu, bác Gia cung phụng nhà thơ trong lúc nguy nan vì hồi ấy nghề làm mũ, giày của Bác cũng phát đạt. Nhà thơ ngỏ ý xin học nghề - sau giây lát suy nghĩ lưỡng lự bác Gia chấp thuận và nói:
- Muốn học nghề việc đầu tiên là phải kiên nhẫn, mài dao cho sắc để gọt da. 
Nhà thơ hì hục nửa tiếng đồng hồ, mồ hôi ra như tắm, bụng thì đói nước mắt nước mũi trào ra trông đến thương hại vì “nhớ cơn”. Trái lại, dao đã không sắc lại còn cùn thêm vì Nguyễn Bính không biết cách mài. Sốt ruột quá, chẳng hiểu luýnh quýnh thế nào nhà thơ để dao rơi ngay vào tay chảy máu có vòi. Bác Gia cười bảo:
- Tôi biết anh chỉ làm thơ được thôi coi cách thức tôi mài đây. Đấy! Có khó khăn gì đâu. Bây giờ tôi lên đo giầy cho khách, anh làm ơn gọt lớp da sù sì này, điều quan trọng là nhớ gọt cho khéo, trừ làn da mặt mỏng để còn dán hồ, xong chúng ta đi nhậu.
Lát sau trở xuống, bác Gia tái mặt:
- Thôi chết cha tôi rồi! Ông thiến mẹ nó cả da mặt rồi còn chỗ đâu mà dán hồ nữa? Biết ngay cậu chỉ làm thơ được thôi. Không khéo phải đền khách mấy chiếc mũ này mất!
Tối hôm đó nhà thơ tức cảnh sáng tác:
Khi thì Chợ Quán, khi Đakao
Hiện nay sống tạm bên Cầu Muối
Rồi biết mai kia ở chốn nào?
"Sương mai" - Hot girl Hoa ngữ
Nghe tin có người quen vẫn hâm mộ thơ mình giờ đã trở thành bác sĩ, Nguyễn Bính ghi địa chỉ và xuống ngay lục tỉnh tìm kiếm. Dò mãi trước tấm bảng đồng, nhà thơ rụt rè bấm chuông, cô người ở trong nhà chạy ra.
- Thưa bà… tôi…
- Ông đến chữa bệnh?
- Không, tôi… đến thăm bác sĩ...
Cô người ở nhìn từ đầu đến chân nhà thơ, thản nhiên hỏi:
- Quen thân hay sơ?
Nhà thơ phân vân sợ cô ta hiểu lầm liền trả lời:
- Tôi có việc đi lục tỉnh... nên luôn tiện ghé thăm.
Cô người ở để Nguyễn Bính ngồi bó gối ở phòng chờ đợi suốt mấy tiếng đồng hồ. Lâu sau, phòng khám bệnh vãn khách, người bác sĩ hỏi cô ở:
- Nào còn ai nữa không, để tôi rửa tay ăn cơm?
Cô người ở mới sực nhớ ra:
- Dạ, có một người muốn gặp bác sĩ, y nói là quen đã chờ từ lâu.
- Ra hỏi xem tên gì?
Cô ở vào thưa:
- Y nói tên Nguyễn Bính.
Quên cả khóa La-va-bo, bác sĩ ra tay bắt mặt mừng và mắng cô ở tác sác:
- Đây là người bạn thân của tôi, sao cô không cho tôi hay, lần sau đuổi cô đó. 
Bác sĩ lôi nhà thơ vào trong nhà, chỉ nơi phòng tắm và lấy bộ quần áo mới cho nhà thơ mặc, đồng thời dặn vợ con dọn cơm thịnh soạn để thiết Nguyễn Bính.
Lưu lại chơi ít hôm, nhà thơ cáo từ bạn ra về. Bác sĩ mở toang cánh tủ và chỉ: 
- Đấy anh xem có bộ nào vừa ý anh cứ tự tiện lấy một bộ mà mặc. 
Nhà thơ đứng chọn mãi và lấy một bộ màu nước biển, trở về Sài Gòn khoe cùng bạn hữu:
- Trong đời tôi chưa bao giờ may được bộ đồ đẹp như thế này! 
Ấy thế mà độ hơn tuần lễ sau, bộ đồ ấy đã nằm trong số Brocanteur rồi!
Thüringer Rostbratwurst - món xúc xích rán nổi tiếng của vùng Thüringen (Đức).
Nguyễn Bính đã có lần lầm than vì thói giang hồ, liền viết mấy bài thơ gởi về cho chị, xin trích dẫn ra đây vài đoạn:
Ôi chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông
Em đi dang dở đời mưa gió
Chị ở vuông tròn kiếp lãnh cung
Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng
Rượu vào, nhà thơ hằn học:
Trọc phú ti-toe bàn quốc sự
Đĩ già tếp-tểnh nói văn chương
Trò đời cúi mặt nhìn thiên hạ
Thực đáng cười hay thực đáng thương.
Và man mác tình xuân lữ thứ:
Chị ở bên kia trời có đẹp?
Bến đò năm cũ có còn không?
Sau này, Nguyễn Bính có ý về thăm nhà lần chót, tính rồi sẽ quay trở lại nhưng đã muộn...
Bút Hoa số tháng 5-1964
"Hoa sữa" - Hot girl Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét