"Chiếc khăn gió ấm" - người đẹp Việt Nam |
C- Những phản đề về kinh nghiệm cận tử
Song song với những cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học, năm 1981 Viện Thống kê Gallup đã mở một cuộc thăm dò về kinh nghiệm cận tử trong dân chúng Mỹ. Kết quả cho thấy có đến hai triệu người Mỹ đã trải qua kinh nghiệm này, trong đó có 1.200.000 người thấy được hiện tượng ánh sáng và 1.700.000 người thấy lại toàn bộ cuộc đời mình. Cũng như vấn đề luân hồi, việc khám phá ra kinh nghiệm về cái chết không phải được giới khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau (Y học, tâm lý, tâm thần, xã hội...) dễ dàng chấp nhận.
1- Không thiếu gì người đã mỉm cười cho rằng cái được gọi là NDE chẳng qua chỉ là những ảo giác như lúc chiêm bao mộng mị mà thôi, chả có gì lạ mà phải quan trọng hoá nó như thế. Các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm tới vấn đề này và câu hỏi theo tinh thần đó luôn luôn được đặt ra cho các nhân chứng trong cuộc phỏng vấn và luôn luôn bị phủ nhận, có khi khá quyết liệt. Họ xác nhận họ chiêm bao cũng đã nhiều và biết phân biệt chiêm bao với những gì thấy được trong kinh nghiệm cận tử.Ngôn ngữ thường được dùng để diễn tả là nó rất thực, còn thực như thế nào thì không thể nói nên lời, không thể chứng minh một cách cụ thể được.Các nhà nghiên cứu NDE, bằng cách đánh giá gián tiếp, đã hiểu được cái thực đó của NDE.
"The lock" - tranh của họa sĩ John Constable |
Mặt khác, những gì có tính cách thiêng liêng được thấy trong NDE thường tác động sâu xa đến người được sống lại, làm cho họ phải suy nghĩ nhiều về ý nghĩa cuộc đời, về những giá trị tinh thần, về mối quan hệ với những người chung quanh...Từ đó, họ có một thay đổi lớn, gây ngạc nhiên cho những người quen biết. Có người từ chỗ trước kia có một cuộc sống đầy bon chen giành giật, chạy đua theo vật chất, thì nay lại chọn một nếp sống trầm lặng hơn. Có người từ chỗ vô tín ngưỡng đã tìm thấy đức tin ở tôn giáo. Có người vốn sống ich kỷ, thờ ơ với những hoạt động xã hội thì nay lại hiến dâng cả quãng đời còn lại cho hành động phục vụ tha nhân kém may mắn. Chiêm bao mộng mị làm gì có khả năng tác động thay đổi sâu xa như thế?
Lại nữa, mộng thường thiên sai vạn biệt, không ai mộng giống ai, không có một mẫu số chung về mộng. Trái lại, người ta đã tìm thấy những nét chung nhất về kinh nghiệm cái chết. Những nét chung nhất đó là gì? Đó là cái cảm giác bay xuyên qua một đường hầm tối đen, nghe những âm thanh khó chịu, thấy được ánh sáng với những màu sắc khác nhau (trắng, vàng, đỏ, xanh...), cảm nhận được sự tách rời của linh hồn ra khỏi thể xác v.v. Chính căn cứ vào cái mẫu số chung đó, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, già trẻ, chủng tộc, tôn giáo, có học hay vô học, có địa vị trong xã hội hay chỉ là hạng tầm thường.v.v. mà bác sĩ Moody đã vẽ nên bức tranh chết điển hình, như đã giới thiệu ở trước.
Những người đả trải qua NDE hầu hết đều xác nhận rằng trong trạng thái hồn lìa khỏi xác đó, họ rất tỉnh táo, sáng suốt, có sự nghe thấy bén nhạy hơn, đi lại dễ dàng theo ý muốn, không bị vật chất và không gian ngăn ngại. Họ thấy, nghe, tất cả những gì đang diễn ra chung quanh của thế giới người sống nhưng không thể nào tiếp xúc được với thế giới đó, không thể nào làm cho người sống hiểu về sự có mặt của họ ở bên cạnh; họ cũng không tác động gì được vào vật chất (đụng chạm người sống, di chuyển đồ đạc...). Chính những trở ngại khác thường này có khi làm cho người chết cảm thấy cô đơn, buồn nản hoặc giận dữ vì tình trạng gần như bị cô lập trong một thế giới khác. Họ nhận rõ họ có hai cái thân: một cái thân xác nằm kia, bất động, vô tri, như một "cái bao rỗng" (empty bag) và một cái tôi khác đang chứng kiến những nỗ lực hồi sinh của bác sĩ và y tá đang diễn ra trên thân xác họ mà không ghi nhận một cảm giác nào, mặc dù thấy rõ ràng là đang được xoa bóp lồng ngực, họăc được mổ xẽ, được chích thuốc, được truyền máu.v.v. Có người, sau khi sống lại, đã kể lại những lời nói và những việc làm của y tá và bác sĩ trong khi cấp cứu, làm số người này lấy làm lạ rằng lúc đó họ đã ở vào trạng thái chết, làm sao lại biết được?
Những người đả trải qua NDE hầu hết đều xác nhận rằng trong trạng thái hồn lìa khỏi xác đó, họ rất tỉnh táo, sáng suốt, có sự nghe thấy bén nhạy hơn, đi lại dễ dàng theo ý muốn, không bị vật chất và không gian ngăn ngại. Họ thấy, nghe, tất cả những gì đang diễn ra chung quanh của thế giới người sống nhưng không thể nào tiếp xúc được với thế giới đó, không thể nào làm cho người sống hiểu về sự có mặt của họ ở bên cạnh; họ cũng không tác động gì được vào vật chất (đụng chạm người sống, di chuyển đồ đạc...). Chính những trở ngại khác thường này có khi làm cho người chết cảm thấy cô đơn, buồn nản hoặc giận dữ vì tình trạng gần như bị cô lập trong một thế giới khác. Họ nhận rõ họ có hai cái thân: một cái thân xác nằm kia, bất động, vô tri, như một "cái bao rỗng" (empty bag) và một cái tôi khác đang chứng kiến những nỗ lực hồi sinh của bác sĩ và y tá đang diễn ra trên thân xác họ mà không ghi nhận một cảm giác nào, mặc dù thấy rõ ràng là đang được xoa bóp lồng ngực, họăc được mổ xẽ, được chích thuốc, được truyền máu.v.v. Có người, sau khi sống lại, đã kể lại những lời nói và những việc làm của y tá và bác sĩ trong khi cấp cứu, làm số người này lấy làm lạ rằng lúc đó họ đã ở vào trạng thái chết, làm sao lại biết được?
"Gọi mời" - Hot girl Trung Quốc |
2- Cũng không thiếu những nhà Y học cho rằng những gì thấy trong NDE chẳng qua chỉ là sản phẩm của những ảo giác do thuốc men điều trị. Điều này mới nghe qua,không phải là không có lý. Những người chết đi sống lại để có kinh nghiệm cận tử là những kẻ đã trăm chết một sống. Họ là thân chủ của những chứng ngặt nghèo như trụy tim mạch, xuất huyết bao tử, xuất huyết ruột, xuất huyết thận, thương tích trầm trọng... Trong những trường hợp đó, để giúp bệnh nhân bớt bị những cơn đau đớn hành hạ, các loại thuốc tác động đến hệ thần kinh được sử dụng, chẳng hạn morphine, do đó có thể gây ảo giác. Các nhà nghiên cứu NDE, đa số là giới Y khoa, dư biết điều ấy.Bằng phương pháp thống kê phân tích, bằng tiến hành thí nghiệm đối chứng, họ đã rút được kết luận rằng những ảo giác do thuốc men gây ra không giống với những gì thấy được trong kinh nghiệm cận tử. Các nhà sinh lý học lý luận rằng vào lúc con người hấp hối, các cơ quan đều đi đến chỗ tê liệt, máu không còn cung cấp đủ oxygen cho não nữa, mặt khác, lượng carbon dioxide (CO2) gia tăng; thế nên những gì gọi là kinh nghiệm cận tử chẳng qua chỉ là những ảo giác phát sinh từ những phản ứng hoá học cuối cùng đang xảy ra trong não trong tình trạng suy kiệt. Bác sĩ Sabom đã mở cuộc thí nghiệm đối chứng bằng cách giảm lượng oxygen cung cấp cho não trên những người tình nguyện và ghi nhận có ảo giác phát sinh, nhưng những ảo giác này không dính gì đến NDE.
3- Không thiếu gì những nhà tâm lý học hoặc xã hội học đầy hoài nghi cho rằng những gì thấy trong kinh nghiệm cận tử chỉ là sự phóng chiếu kinh nghiệm mà bản thân người đó đã tích lũy trong cuộc sống. Nói một cách khác, những gì mà người chết sống lại kể về thế giới bên kia chỉ là sự bịa đặt do căn cứ vào kinh nghiệm có sẵn. Bác sĩ Sabom cũng như những nhà nghiên cứu khác không phải là không biết đến điều đó.Riêng ông, đã thực hiện cả những cuộc phỏng vấn đối chứng.Sabom cho biết rằng với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phỏng vấn, có thể tìm ra dễ dàng những bịa đặt của những người chưa thực sự trải qua NDE, vì có những sơ hở rất lộ liễu. Bác sĩ Moody, để trả lời cho câu hỏi liệu nhân chứng có nói láo, có bịa đặt để dối gạt không ,đã cho biết rằng bằng kinh nghiệm chuyên môn, bằng đánh giá thái độ và những biểu lộ xúc động của nhân chứng trong lúc phỏng vấn, ông có thể biết được đâu là sự thực. Vả chăng, không lẽ mỗi người mỗi nơi, không quen biết nhau, lại đồng tâm nói láo giống nhau.
Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia - Mỹ (xem thêm…), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh.Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.
Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, "người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động".
Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): "Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não".
Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.
"Mềm mại" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này.Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp.Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.
Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước.Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp. Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới.Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.
Theo Vuisonghangngay@blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét