Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Toàn cầu hoá và dân chủ

"Tinh khôi" - người đẹp Việt Nam
Một trong những vấn đề chính trị - xã hội đang được đặt ra hiện nay là quan hệ giữa toàn cầu hoá và dân chủ. Để làm rõ vấn đề này, bài viết tập trung luận giải quan niệm của Dewey về dân chủ với tư cách đời sống cộng đồng, về những đặc trưng của đời sống cộng đồng, về tiêu chuẩn đánh giá phạm vi của các hình thức có tính xã hội là dân chủ. (ảnh không liên quan đến bài viết)


Sử dụng tiêu chuẩn dân chủ mà Dewey đưa ra như một phương tiện để nghiên cứu hoạt động của tác nhân kinh tế toàn cầu, bài viết luận giải mối quan hệ giữa toàn cầu hoá và dân chủ, cũng như những vấn đề do nó đặt ra, nhất là những thách thức phức tạp cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn phương diện văn hoá và môi trường.
Toàn cầu hoá không chỉ là một tiến trình kinh tế. Đó là một sự tăng trưởng đa phương diện với sự tự tin của các dân tộc trên thế giới này. Trong khi các phương diện kinh tế của toàn cầu hoá thu hút nhiều nhất sự hứng thú, thì phương diện chính trị và văn hoá cũng như môi trường của toàn cầu hoá lại cần phải được xem xét cùng với những vấn đề kinh tế thu hẹp hơn, nếu chúng ta muốn hiểu tổng thể những chuyển biến lớn trên toàn cầu đang diễn ra quanh ta và biết cách liên hệ với chúng một cách hiệu quả.
Bài viết này làm rõ vấn đề chính trị - xã hội đang đặt ra trước mắt và bàn về cách mà chúng ta có thể liên hệ với vấn đề kinh tế. Để rõ ràng hơn, bài viết trình bày tiêu chuẩn đánh giá thái độ của người tham gia vào nền kinh tế toàn cầu theo nghĩa là các nguyên tắc cho sự chuyển đổi xã hội - chính trị dưới khẩu hiệu dân chủ. Tôi không có ý nhấn mạnh cần phải liên hệ giữa hai ý này. Nền kinh tế toàn cầu không thể hiện rõ là một sức mạnh không thể cưỡng lại đối với dân chủ và cũng không thể hiện rõ dân chủ là cái cần đến nhất trong một nền kinh tế bị điều khiển bởi thị trường đang ngày càng thống trị thế giới. Tuy nhiên, dưới hình thức nào đó, chúng ta đang chứng kiến sự mở rộng của dân chủ mà ở đó, đã có nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Điều quan trọng là phải thấy được rằng, những tiến bộ này được gắn kết với nhau như thế nào. 
-Năm anh em trên một chiếc ghế băng...!!!
Để làm rõ vấn đề, tôi xin trình bày quan niệm của John Dewey về dân chủ như là lý thuyết nền tảng cho bài viết này. Dân chủ, theo Dewey, là một lối sống nhiều hơn là hình thức thuần túy của một nhà nước đại diện được bầu ra và lối sống đó được áp dụng cho các cộng đồng chứ không dành cho các nhà nước. Tôi muốn mở rộng những tư tưởng về dân chủ có tính định hướng theo cách mà Dewey hiểu về tư tưởng cộng đồng toàn cầu. Nói cách khác, tôi muốn xem xét tư tưởng toàn cầu này một cách nghiêm túc và coi Dewey như một nhà cách mạng tầm cỡ thế giới, là người mà sau những gì tốt đẹp nhất còn để lại qua một thế kỷ vẫn tiếp tục nói với chúng ta về dân chủ trong một thế giới toàn cầu mà thực ra, đó là cách để chúng ta có thể điều chỉnh những vấn đề kinh tế của mình. 
Đi vào chi tiết cụ thể, tôi muốn nhắc lại cuộc khủng hoảng ở châu Á vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX và cách mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải ứng phó trước sự kiện đó. Tôi cũng sử dụng tư tưởng của Dewey để phân tích sự ứng phó lúc đó và từ đó, gợi mở một khung đạo đức để hành động. 
Chúng ta đều biết, Dewey chưa bao giờ nghĩ về một bộ máy chính quyền như là giới hạn của dân chủ và coi những vấn đề, chẳng hạn như các thể chế nhà nước chỉ là sự bổ sung thêm cho những vấn đề cộng đồng rộng hơn, sâu sắc hơn, chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm của ông. Thực ra, đối với Dewey, tư tưởng dân chủ trùng tới tư tưởng cộng đồng. Ông viết: “Với tư cách là một tư tưởng thì dân chủ không phải là một sự lưạ chọn đối với các nguyên tắc sống có tính xã hội. Đó chính là tư tưởng về bản thân cuộc sống cộng đồng… Ở đâu có sự kết nối năng động mà kết quả được coi là tốt đẹp với sự tham gia của các cá nhân vào hoạt động đó thì ở đó, sự thừa nhận điều thiện, điều tốt sẽ mạnh mẽ như là mong muốn và cố gắng để duy trì nó. Bởi lẽ, đó chính là điều tốt đẹp mà tất cả đều muốn chia sẻ, là cái mà một cộng đồng đạt được. Ý thức rõ ràng nhất của một cộng đồng sống động với tất cả các biểu hiện của nó là tạo nên tư tưởng dân chủ”(1). 
Điều này có nghĩa là, với tư cách một tư tưởng, dân chủ chẳng khác gì một kế hoạch hay dự án trong số các mô hình hiện có của đời sống xã hội được biểu hiện bằng sự cố gắng và nỗ lực chung của tất cả mọi người, được duy trì bằng sự tán thành và cùng thực hiện vì sự tốt đẹp cho tất cả mọi người. Tóm lại, có thể nói rằng, đối với Dewey, dân chủ tồn tại chỉ trong phạm vi mà các hình thức trao đổi xã hội của chúng ta khích lệ và duy trì cộng đồng. 
"Nóng chảy" - Hot girl Việt Nam
Việc đặt ngang bằng một cách đơn giản dân chủ với cộng đồng của Dewey cần phải được trình bày một cách kỹ lưỡng hơn qua các thuật ngữ biểu hiện những đặc trưng quan trọng của nó. Như Dewey hiểu, cộng đồng là một cách sống, trong đó con người gắn bó với nhau bằng nhu cầu “thâm nhập lẫn vào nhau” mà ở đó, “mỗi người phải có hành động riêng của mình để đáp lại hành động của người khác và phải để ý đến hành động của người khác để đưa ra hướng hành động của riêng mình”(2). Điều đó có nghĩa là, mỗi tác nhân tự do hoạt động theo cách thức riêng, nhưng vẫn phù hợp với lợi ích của những người khác và điều đó, đến lượt mình, càng phản ảnh một cách năng động và càng đề cao họ lên. Kết quả là, cộng đồng có khuynh hướng cố gắng đạt được những thành quả có thể bao chứa và cố kết một cách tối đa nhất lợi ích của tất cả mọi người. 
Dewey cũng đã làm rõ hai tiêu chuẩn để đánh giá phạm vi của các hình thức có tính xã hội là dân chủ. Đó là, thứ nhất, phạm vi thể hiện một cách có ý thức đối với một loạt những lợi ích có ý nghĩa chung của cộng đồng, chứ không phải lợi ích của một số ít người, hay chỉ là của một tầng lớp nhỏ bó hẹp trong phạm vi kinh tế; thứ hai, mức độ tự do hợp tác và tương tác toàn diện để nhờ đó, mở rộng hơn nữa các khả năng phát triển gắn kết(3). Những tiêu chuẩn này phản ánh bản chất của cộng đồng và có thể nói, đó là đỉnh cao tuyệt đối của sự gắn kết giữa các lợi ích và tự do sáng tạo trên cơ sở mở rộng sự tác động qua lại.
Nói về dân chủ, Dewey còn cho rằng, không có gì sánh được với cộng đồng vĩ đại như một thể thống nhất mà ở đó, tất cả mọi thành viên đều chung hưởng mọi thành quả của một đời sống xã hội ngày càng dư dật. Và, một cách tự nhiên, người ta nghĩ rằng, cộng đồng vĩ đại này là sự phản ảnh những mối ràng buộc và tính đoàn thể của mục đích mà thường bị coi là bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia, nhưng đọc kỹ Dewey sẽ thấy rõ những gợi ý có tầm toàn cầu. 
Về vấn đề mở rộng lợi ích chung, Dewey cho rằng, “việc mở rộng số lượng cá nhân tham gia vào một lợi ích là cốt để sao cho trong đó, mọi người đều hứng thú với hoạt động riêng của mình nhưng vẫn vì lợi ích của người khác, và để ý tới hành động của người khác đối với mình. Điều này có thể giúp người ta khắc phục được những khác biệt về giai cấp, sắc tộc và lãnh thổ quốc gia vốn là những cái làm cho con người không nhận thấy hết ý nghĩa hành động của mình. Những khác biệt ngày càng nhiều cho thấy sự đa dạng của các kích thích mà con người cá nhân phải đối phó và chúng cũng góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng trong hành động của cá nhân, đảm bảo cho sự giải phóng những tiềm năng còn bị kìm nén. Theo đó, chúng phải nằm trong cùng một nhóm với những cái mà ở đó, tính độc nhất có thể loại bỏ nhiều lợi ích khác”(4). 
Bò sốt rượu vang - món ngon của nước Pháp.
Tôi tin rằng, bây giờ vấn đề mà chúng ta cần tranh luận đã sáng tỏ. Ngay khi chúng ta chú trọng tới mối quan hệ giữa cộng đồng và dân chủ, chúng ta sẽ thấy những nguyên tắc của Dewey có tầm phổ quát như thế nào. Nó đủ để chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của tư tưởng về cộng đồng toàn cầu với tư cách một tư tưởng về dân chủ. Theo đó, một cộng đồng toàn cầu phải là một cộng đồng dựa trên những lợi ích chung chứ không thể là lợi ích cục bộ hay lợi ích của một số ít có quyền lực. Điều này, đến lượt mình, khuyến khích con người dựa vào những lợi ích mà mình được hưởng để định hướng hành động. Tức là, mỗi người đều có thể tham dự một cách trọn vẹn và tự do tương tác với tất cả mọi thành viên tham gia, chứ không phải là tham dự theo mệnh lệnh, bị bắt buộc bằng luật lệ hay sức mạnh của bá chủ chính trị và văn hoá. Theo nghĩa này, dân chủ không thể là cái do ai đó bắt buộc, mà là cái hoàn toàn tự do, ai cũng có thể tham dự và tồn tại chỉ bởi được thừa nhận là tốt với tất cả mọi người. 
Bối cảnh này là thích hợp để nhận thấy rằng, đời sống kinh tế quốc tế hiện thời không phải là trò chơi vô tích sự. Và, thực ra, Dewey cũng đã nói rõ, sự phát triển xã hội phải dẫn tới giải phóng sức mạnh của chúng ta theo nghĩa là sự phát triển để mở mang kinh tế. 
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, năm 1997, châu Á đã lâm vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng. Song, diễn đàn này không phải là chỗ để chúng ta phân tích cuộc khủng hoảng đó và xem xét từ góc độ kinh tế, nó đã tác động mạnh tới châu Á như thế nào. Tôi cũng không thích thêm lời chê bai chĩa vào cách giải quyết cuộc khủng hoảng này của IMF. Mặc dù vậy, ở một số nhận định, tôi vẫn nhắc tới sự can thiệp của IMF đã làm trầm trọng thêm tình trạng lúc đó(5). Hơn thế nữa, một khi IMF là một tổ chức quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng đó, thì ở đây, tôi muốn xem xét các hoạt động của IMF theo tiêu chuẩn kết nối các lợi ích và các bên cùng tham gia trọn vẹn và tự do của Dewey. Tôi muốn sử dụng tiêu chuẩn dân chủ của Dewey như một phương tiện để nghiên cứu các hoạt động của tác nhân kinh tế toàn cầu với tư cách một mẫu nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ chủ đề mà tôi đưa ra về toàn cầu hoá và dân chủ. 
Về cơ bản, IMF là một tổ chức quốc tế có tính dân sự, bắt đầu hình thành vào cuối Chiến tranh thế giới lần thứ II để đáp ứng những đòi hỏi cho sự ổn định kinh tế toàn cầu vì hậu quả chiến tranh và tình trạng đình trệ toàn cầu những năm 30 của thế kỷ XX. Tự thân nó đã là một tổ chức toàn cầu với niềm tin rằng, những vấn đề toàn cầu cần phải được giải quyết bằng các giải pháp toàn cầu. Tổ chức này được các chính phủ trên thế giới tài trợ và nhiệm vụ của nó lại là tài trợ dưới dạng cho vay mượn đối với các nước khốn quẫn về kinh tế, đi kèm với nhiều điều kiện khác.
Không thể bàn về cách ứng xử của IMF trong thời gian gần đây, nhưng tôi muốn đề cập tới cái gọi là Thoả ước Washington. Sự nhất trí này giữa IMF, Ngân hàng thế giới và Kho bạc Mỹ (ảnh hưởng rất lớn tới chính sách của IMF) là rất cơ bản, vì những quyết định có tầm toàn cầu đối với sự phát triển kinh tế là một trò chơi không phải trả giá của nền kinh tế thị trường. Bằng những luận chứng từ kinh tế học Keyne trong những năm 80 của thế kỷ XX, thì sự can thiệp của tổ chức IMF bắt đầu được định hướng theo niềm tin này. Kết quả cho thấy, các nước có nhu cầu hỗ trợ kinh tế của IMF chính là đối tượng của rất nhiều quyết định về các chính sách cộng tác. Những quyết định điển hình là giảm bớt sự khống chế của thị trường tư bản, giảm bớt các hàng rào thuế quan, giảm bớt chi phí và hạn chế quá trình tư nhân hoá của nhà nước. 
"Nốt la thứ" - người mẫu Nam Mỹ
Như vậy là, Thoả ước Washington đã ủng hộ các quyết định về chính sách của IMF trong cuộc khủng hoảng châu Á. Điều này cũng bao hàm có sự giải phóng thị trường tư bản và tài chính, cắt giảm chi phí nhà nước, tích cực tái thiết kinh tế, tăng nhanh tốc độ lãi suất. Các nước và vùng lãnh thổ, như Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Á buộc phải cân đối lại ngân sách, thậm chí hệ thống hải quan cũng phải giảm mạnh. Tổ chức IMF cũng tranh luận gay gắt để chống lại cả Ngân hàng quốc tế và Washington về việc tăng cường hàng rào mậu dịch nhằm bảo vệ nền công nghiệp địa phương và việc làm mất giá đồng tiền để có thể giảm bớt nhập khẩu, việc cắt giảm này chỉ có thể mở lối hỗ trợ cho cân bằng thương mại. Đây là một cách để đạt được thặng dư thương mại và hoàn trả các chủ nợ nước ngoài; nhưng điều này đã chuyển ngay sự đau khổ từ các thị trường tư bản ở các nước phát triển sang những người đang đấu tranh để tìm kiếm thu nhập ở các nước đang phát triển. Bằng việc ép buộc các nước bị ảnh hưởng trong khu vực Đông Á phải tăng tỷ lệ lãi suất lên trên 25% để hấp dẫn tư bản nước ngoài, IMF đã đẩy nhanh thêm tốc độ phá sản ở Hàn Quốc và nhiều nước khác, nơi mà nhiều công ty đã đạt được sự cân đối cao nhưng thất nghiệp thì ngày càng tăng. Cũng như vậy, người dân lao động ở các nước đang phát triển phải chịu đau đớn nhiều nhất. Tái kiến thiết rầm rộ diễn ra ở cả khu vực công nghiệp và tài chính. IMF ép các chính phủ không cấp vốn cho những ngân hàng sắp đổ bể, nhân viên của IMF còn tham gia đóng cửa cả các ngân hàng yếu kém (trường hợp 16 ngân hàng tư nhân ở Indonesia). Họ buộc các ngân hàng khác phải duy trì tỷ lệ tư bản thích hợp, thậm chí để đương đầu với những mức độ không hoàn được nợ tối đa nhất. Điều này báo hiệu việc mất niềm tin và việc kêu gọi vay lấy lãi để duy trì khả năng cho vay theo tỷ lệ tư bản mà hậu quả là tình trạng thất bại nhiều hơn trong kinh doanh, gia tăng thất nghiệp trở thành tất yếu. Đóng cửa ngân hàng cũng có nghĩa là nhiều khách hàng gửi tiền trực tiếp phải chịu mất mát về tài chính. Cuối cùng, IMF thúc ép các chính phủ phải duy trì tái thiết công nghiệp nặng và do vậy, phải bán đi nhiều tài sản lớn, tiêu tốn nguồn tài chính nhiều hơn. 
Các chính phủ khi phải đương đầu với khủng hoảng kinh tế và nỗi lo hủy bỏ tư bản quốc tế có thể nhận ra rằng, khó có thể chống lại các chính sách đó của IMF và tìm cách nhượng lại một cách có hiệu quả một phần chủ quyền của mình nhằm cố gắng duy trì số tiền - đó là hạ sách của chủ nhà băng. Thậm chí các chính sách này còn không bị chất vấn ở phạm vi kinh tế vĩ mô, nhưng rõ ràng là nó đã gây nên sự mất cân bằng dân số, làm tăng nhanh các công ty và khiến cho công nhân nghèo thành thị trở thành những người phải hứng chịu nhiều đau đớn nhất. Tuy nhiên, chính sách ngân quỹ cũng đã góp phần bảo vệ các tổ chức tài chính quốc tế và chứng tỏ được mối lợi đối với những người đầu cơ, tích trữ tiền tệ. Hơn thế nữa, mâu thuẫn giữa khối lượng tiền khổng lồ bơm vào các nền kinh tế này để bảo lãnh cho các chủ nợ với lượng tiền bị mất một cách tương đối khi phải dành cho việc hỗ trợ các phúc lợi của công dân đã trở thành sự tương phản một cách nổi bật nhất. Một ví dụ khiến nhiều người phải giật mình là việc giảm bớt bao cấp thực phẩm và nhiên liệu cho người nghèo ở Indonesia chỉ được khôi phục khi người dân nổi loạn. Người ta chỉ tập trung chú ý vào những lộn xộn về tài chính chứ không để ý tới những vấn đề như sự tăng vọt số người thất nghiệp và sự sụt giảm thực sự của tiền lương. Stiglitz đã chỉ ra vấn đề này lên một cách ngắn gọn: “…Mạng lưới hiệu quả của các chính sách được Thoả ước Washington thông qua hầu hết là để làm lợi cho số ít bằng sự trả giá của số nhiều, gia tăng sự giàu có, phong lưu bằng cái giá của nghèo đói. Trong nhiều trường hợp, các lợi ích và giá trị thương mại đã thế chỗ cho những quan tâm về môi trường, dân chủ, nhân quyền, và công bằng xã hội(6). 
Theo mức độ của sự phân tích này, việc phân phối lợi ích một cách thiếu quan tâm tới một loạt nhu cầu quan trọng của con người đang thực sự là phản dân chủ theo khái niệm của Dewey. Khi các nước có nhu cầu cần đến sự hỗ trợ của IMF thì cũng phải đề cập đến các chính sách ảnh hưởng đến lợi ích của các nước đó. Và, khi lợi ích của người dân bị bần cùng hoá để làm lợi cho người giầu, chúng ta không có được hoạt động tích cực với kết quả được mọi thành viên tham gia đánh giá là tốt, với mong muốn rõ ràng là tiếp tục duy trì nó chỉ vì đó là điều tốt mà tất cả mọi người có thể cùng chung hưởng. Ở đâu mà tất cả các lợi ích chung của con người bị thay thế bởi các lợi ích kinh tế nhỏ hẹp hơn, thì chúng ta không thể có được sự phong phú đó từ góc độ quan tâm tới những biểu hiện của cuộc sống cộng đồng.
Thực ra, việc xoá bỏ lợi ích của ai đó bằng những lợi ích khác có sức mạnh kinh tế to lớn hơn, thì đó là sự đàn áp chứ không phải là giải phóng năng lực của họ và cũng do vậy, làm mất đi sự hứa hẹn về tự do theo nghĩa tích cực mà Dewey gắn liền với khái niệm dân chủ. Người ta đã thấy điều này ở cấp nhà nước tại nhiều nước đang phát triển ở Đông Á. Để hấp dẫn các nguồn tiền của IMF, các chính phủ này bị bắt buộc phải chịu sự sai khiến của thị trường tiền tệ và chỉ đạo trực tiếp về kinh tế của IMF. Người ta cũng đã thấy điều đó ở mức độ của người dân lao động bình thường trong sự thất vọng, chán nản ở những nước không còn một chút sức mạnh kinh tế nào để cứu người lao động của họ. 
Ở Sài Gòn, một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, Phó Đô đốc Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10-6-1863. Tôi mở rộng ví dụ như vậy cũng chỉ để đề cập rõ hơn tiêu chuẩn thứ hai của Dewey - mức độ tự do hợp tác và ảnh hưởng lẫn nhau một cách toàn diện. Về căn bản, người ta thấy rất rõ ràng rằng, thái độ hống hách của IMF thực sự là muốn sai khiến các chính phủ. Sự sai khiến này khác với “sự cố vấn”. Với những nước còn thiếu hiểu biết đầy đủ về kinh tế, “sự cố vấn” là cần thiết. Tự nó, “sự cố vấn” này là một yếu tố cần cho tự do hợp tác và tương tác tự do. Nhưng vấn đề đặt ra là, “sự cố vấn” của IMF lại thường tỏ ra là những điều khó có thể từ chối chứ không phải là những lời khuyên thông minh về sự tự do hợp tác. Hơn thế nữa, lời khuyên kinh tế cho các chính phủ lại thường được đưa ra bởi một thể chế tin tưởng vào năng lực thị trường hơn là tin vào năng lực của chính phủ khi quyết định các vấn đề kinh tế và do vậy, ở cấp nhà nước không hề có sự thân thiện với dân chủ. Không chỉ như vậy, “sự cố vấn” của IMF còn không đạt được tiêu chuẩn tự do tương tác mà Dewey đã đưa ra ở cả những cấp độ khác. Trong những cuộc tranh luận rộng hơn, tự do hơn, thích hợp hơn với chủ đề dân chủ, vấn đề “cố vấn” đã được nhiều bên tham gia đề cập tới, kể cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các chính sách đó. Nói về toàn cầu hoá, Stiglitz cho rằng, “sự cùng phụ thuộc lẫn nhau sẽ dẫn tới nhu cầu hành động tập thể của cả cộng đồng nhân loại để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang phải đối diện, chẳng hạn như mối nguy hiểm toàn cầu về sức khoẻ, môi trường, ổn định kinh tế và chính trị. Toàn cầu hoá dân chủ luôn đòi hỏi những quyết định đó phải là kết quả tham gia đầy đủ của tất cả các dân tộc trên thế giới(7). 
Sự tương tác toàn diện và tự do phải dựa trên sự cùng tham gia (communication). Communicare trong tiếng Latinh là gốc của chữ “communicate” trong tiếng Anh, có nghĩa là tham gia vào hay cùng chia sẻ, cũng giống từ “community” bắt nguồn từ chữ Latinh “communitas”, có nghĩa là “chung”. Vì vậy, khi nói về sự tương tác tự do và toàn diện, Dewey đã hàm ý nói về mối liên hệ khái niệm giữa sự cùng tham gia với các kiểu chia sẻ và tính phổ biến của mục đích đi cùng với tính cộng đồng. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này, bởi tiếp cận dân chủ đối với các vấn đề của cuộc sống cộng đồng – cả cộng đồng điạ phương và cộng đồng toàn cầu – đều đòi hỏi sự tham gia cởi mở và kết hợp điều tra. Khi đề cập tới vấn đề này thì một lần nữa, có thể khẳng định thái độ của IMF là một sự lăng mạ đối với dân chủ. Không giống với Ngân hàng thế giới luôn cố gắng hợp tác với các chính phủ và người dân một cách toàn diện, IMF, trên thực tế, là một tổ chức của Washington. Các báo cáo của tổ chức này hầu như đều được chuẩn bị trước và khi đến thăm các nước, nó chỉ việc thực hiện nhiệm vụ trao các quyết định chung có tính yêu cầu về hệ tư tưởng mà ít nhiều, đã được “đóng gói” từ trước và coi đó là “sự giúp đỡ”. 
Điều nhấn mạnh ở đây không phải đặc biệt chĩa vào IMF, mà chủ yếu là để minh hoạ rằng, toàn cầu hoá đang bộc lộ ra trước chúng ta như là những thách thức phức tạp cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn phương diện văn hoá và môi trường. Rất nhiều ví dụ có thể đưa ra để minh hoạ cho điều này, mà những khó khăn trong việc cải cách Liên hiệp quốc, sự lan tràn văn hoá công chúng phương Tây (đặc biệt là văn hoá Mỹ), thái độ của các chính phủ và các công ty tài nguyên đối với vấn đề toàn cầu đang nóng lên, chỉ là một vài ví dụ. Tất cả những vấn đề này đều có liên quan tới cộng đồng toàn cầu và theo Dewey, đó là những vấn đề cần phải được nêu ra thông qua tranh luận, điều tra, hợp tác cởi mở.
Dewey coi Cộng đồng vĩ đại không phải là cái đã có sẵn, một cách tự nhiên, mà là cái phải xây dựng cùng với tiến trình dân chủ. Theo nghĩa rộng, cộng đồng toàn cầu hiện đang tồn tại chỉ là hình thức mới sinh. Với tầm bao quát lịch sử rộng hơn thì con đưòng dài phía trước chúng ta chẳng có gì là dễ dàng một khi cộng đồng toàn cầu phải là một hiện thực thịnh vượng. Nhưng, tận sâu xa, một tương lai dân chủ cho thế giới đang phụ thuộc vào các phong trào vận động theo hướng này. 
Nguồn: vientriethoc.com.vn 
"Hương xưa" - Hot girl châu Á
Chú thích:
(*)Giáo sư, Trường Đại học New South Wales, Australia. 
(1)John Dewey. The Public and Its Problems (Công chúng và những vấn đề của nó), Athens. Nhà in Đại học Ohio, Ohio, 1991, pp. 148 - 49. 
(2)John Dewey. Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education (Dân chủ và giáo dục: Phần giới thiệu cho triết lý giáo dục). New York, Collier Macmillan, 1966, p. 87. 
(3)John Dewey. Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education. Ibid., p. 83. 
(4)John Dewey. Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education. Ibid., p.. 87. 
(5)Ví dụ, có thể thấy điều này trong những phê phán gay gắt của Joseph Stiglitz trong tác phẩm kinh tế họcGlobalization and Its Discontents (Toàn cầu hoá và những mặt trái của nó) đã được trao giải Nobel, xuất bản năm 2002 ở London, Nhà sách Penguin. Stiglitz là chủ nhiệm kinh tế ở Ngân hàng thế giới từ năm 1997 đến 2002. Tuy không đề cập tới những tranh luận kinh tế học của Stiglitz, nhưng tôi vẫn tham khảo những miêu tả của ông về cách ứng xử của IMF khi bàn về các tiêu chuẩn dân chủ của Dewey. 
(6)Joseph Stiglitz. Globalization and Its Discontents. Ibid., p. 20. 
(7)Joseph Stiglitz. Globalization and Its Discontents. Ibid., p. 274. 
"Leda và con thiên nga" - tranh của họa sĩ Bertalan Székely von Adámos

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét