Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Trung Quốc đã nhào nặn ra lịch sử "Đường lưỡi bò 9 đoạn" như thế nào?

Trường Sa của chúng ta rất đẹp.
Trung Quốc trâng tráo khẳng định một cách không hề sấu hổ (về cái gọi là chủ quyền đối với biển Đông - Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam) bằng cách bịa lại lịch sử mà (bất cần, không dám, không thể) xem xét bất cứ yếu tố chính đáng nào về mặt lịch sử, địa lý. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Những tuyên bố của Bắc Kinh “người Trung Quốc là người đầu tiên có mặt (trên biển Đông - Trường Sa) chẳng khác nào lập luận rằng thực dân châu Âu đã đến Australia trước khi người dân bản xứ có mặt ở đây. 

Tranh chấp chủ quyền biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) giữa Trung Quốc với các bên liên quan liên tục nóng lên kể từ sau vụ căng thẳng trên bãi Scarborough giữa Bắc Kinh với Manila bùng phát hôm 10-4-2012. 
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc được dịp tự tung tự tác, liên tục đăng tải các bài "phân tích", "bình luận" nhằm khẳng định cái gọi là "chủ quyền" đối với biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV). 

Một điều rất dễ thấy khi quan sát những phản ứng của Bắc Kinh trước, trong và sau đối thoại an ninh Shangri-La 2012, một trong những diễn đàn an ninh mặc dù không ràng buộc nhưng đóng vai trò quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa tranh chấp biển Đông, giải quyết tranh chấp qua đàm phán đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thông qua trọng tài quốc tế.

"Chênh vênh" - người đẹp Trương Nhi
Trung Quốc sợ như vậy bởi một lẽ rất đơn giản, nếu cứ căn cứ theo những gì quy định trong luật quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc mà Bắc Kinh là một nước thành viên đã công nhận, thì những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là hết sức phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận được.
Hôm nay 5-6-2012, tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải bài phân tích "China's Invented History", tạm dịch "Lịch sử nhào nặn của Trung Quốc" với lời tựa: "Trung Quốc viết lại lịch sử để giải thích tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp" của nhà báo kỳ cựu Philip Bowring thường trú tại Hồng Kông. 
Bài viết phân tích khá chi tiết, hệ thống và làm nổi bật âm mưu, ý đồ bóp méo sự thật lịch sử, né tránh luật Công ước biển Liên Hợp Quốc nhằm thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh. Để rộng đường dư luận, xin giới thiệu bài phân tích trên của tác giả Philip Bowring:
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough có thể xem như một tranh chấp nhỏ về bãi đá ngầm mà con người không thể cư trú và vùng nước bao quanh. 
Tuy nhiên, Scarborough cực kỳ quan trọng đối với tương lai các mối quan hệ trong khu vực vì nó thể hiện quan điểm “cứng rắn” của Trung Quốc về việc lịch sử của những người không phải gốc Hán đã có mặt trên một khoảng 2/3 diện tích biển Đông là không phù hợp.
Lịch sử khu vực biển Đông được đề cập là bản lịch sử được viết bởi người Trung Quốc và được giải thích bởi Bắc Kinh. 
"Mục đồng" - tranh của họa sĩ Charles Emile Jacque
Trường hợp tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với bãi Scarborough được chủ yếu trình bày dưới góc độ địa lý học, bãi Scarborough mà Philippines gọi là Panatag trong khi Trung Quốc đặt tên là Hoàng Nham Đảo là một bãi ngầm ngoài khơi cách bờ biển Luzon, đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines 130 hải lý.
Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo Công ước biển Liên Hợp Quốc, Philippines có 200 hải lý tính từ bờ biển Luzon, trong khi Scarborough cách thềm lục địa Trung Quốc 300 km và cách đảo Đài Loan 300 km.
Trung Quốc thì tìm mọi cách phủ nhận thực tế địa lý của bãi cạn Scarborough vì nó bất lợi cho đòi hỏi chủ quyền của họ nên yếu tố lịch sử được Bắc Kinh áp dụng cho đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ biển Đông. Đó là lý do tại sao Trung Quốc không chỉ mâu thuẫn với Philippines mà còn với các quốc gia khác (trong khu vực biển Đông). 
Bản đồ 9 đoạn hay còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò (phi lý và phi pháp - PV) nổi tiếng của Bắc Kinh xác định tuyên bố chủ quyền lãnh hải ôm trọn/đè lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên biển Đông của cả Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei, gần với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia.
Trong trường hợp bãi đá Scarborough bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn “bằng chứng lịch sử” được đề cập trong bản đồ Trung Quốc đưa ra (được cho là) có từ thế kỷ 13 khi người Trung Quốc đang bị thống trị bởi đế chế Mông Cổ lập ra triều đại nhà Nguyên, (tấm bản đồ Trung Quốc đưa ra được cho là) kết quả các chuyến đi của một tàu Trung Quốc.
Tranh cãi “tôi ở đây (biển Đông) đầu tiên” là vô nghĩa. Những thủy thủ Trung Quốc là những người đến sau trên biển Đông sau này nói rằng không có hoạt động thương mại nào đến Ấn Độ Dương. Lịch sử đi biển của khu vực biển Đông bắt đầu sớm nhất từ thiên niên kỷ đầu tiên và bị chi phối bởi tổ tiên của người Malaysia, Philippines và Việt Nam. 
"Lặng gió" - siêu mẫu nội y châu Âu
Hồ sơ (nhào nặn) của phía Trung Quốc đề cập, khi các tàu Trung Quốc đến khu vực Sumatra và sau đó đến Sri Lanka thì các tàu Mã Lai cũng đã làm điều đó. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, trong thời đại đó, người Mã Lai tổ tiên của người Indonesia ngày nay đã cư trú ở hòn đảo lớn thứ 3 thế giới, đảo Madagascar. Họ đã vượt qua Ấn Độ Dương từ hơn 1000 năm trước, sớm hơn rất nhiều chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa, Trung Quốc trong thế kỷ 15.
Khả năng vượt biển của người Mã Lai sau này không bằng người Nam Ấn và Arabs, nhưng vẫn là những người đi biển hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi thực dân châu Âu thống trị khu vực này. 
Những người Chăm nói ngôn ngữ Mã Lai theo Ấn Độ Giáo ở miền Trung Việt Nam đã thống trị hoạt động thương mại trên biển Đông cho đến khi họ bị chinh phục bởi người Việt Nam trong lúc những thương nhân châu Âu bắt đầu tìm đến châu Á. 

Trong khi hoạt động thương mại giữa người Chăm ở miền Trung Việt Nam với người Philippines trên bán đảo Luzon được hình thành rất lâu trước khi người Trung Quốc vẽ bản đồ biển Đông từ thế kỷ 13.
Bãi đá Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển Luzon, Philippines mà còn nằm trên tuyến hàng hải trực tiếp từ vịnh Manila đến các cảng biển của người Chăm (Việt Nam) khi đó ở Hội An, Quy Nhơn được biết đến bởi các thủy thủ Mã Lai. 
Những tuyên bố của Bắc Kinh “người Trung Quốc là người đầu tiên có mặt (trên biển Đông - Trường Sa) chẳng khác nào lập luận rằng thực dân châu Âu đã đến Australia trước khi người dân bản xứ có mặt ở đây. Điều này hết sức phi lý và nguỵ tạo.
Một yếu tố không ổn định khác trong yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi đá Scarborough là sự phụ thuộc vào Hiệp ước Paris năm 1898. Hiệp ước này chuyển giao “chủ quyền” của thực dân Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines cho Mỹ và vẽ đường thẳng trên bản đồ để lại một vài dặm bãi đá Scarborough bên ngoài đường dọc theo quy định của Hiệp ước Paris 1898. 

Trung Quốc ngày nay bám lấy hiệp ước này, căn cứ vào thỏa thuận giữa hai cường quốc nước ngoài thống trị Philippines mà hoàn toàn không đếm xỉa đến Philippines, Bắc Kinh cho rằng Manila không có chủ quyền đối với Scarborough.
Quan Tổng đốc Hà Nội - ảnh Việt Nam xưa
Điều trớ trêu là trong trường hợp tương tự, Trung Quốc lại phản đối “các điều ước quốc tế bất bình đẳng” được thực dân phương Tây đưa ra giống như trường hợp hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Sir Henry McMahon ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line). 
Điều đó có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì người Pháp trước đây khi chiếm đóng Việt Nam đã từng tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này và Việt Nam ngày nay kế thừa tuyên bố chủ quyền ấy của người Pháp. 
Trung Quốc cũng luôn khẳng định rằng bởi vì Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền (đối với bãi cạn Scarborough) tính từ thời điểm năm 1932 nên những tuyên bố (chủ quyền đối với bãi Scarborough) sau đó của Philippines là không hợp lệ. 
Manila muốn giải quyết tranh chấp theo Công ước biển Liên Hợp Quốc nhưng Bắc Kinh cho rằng vì tuyên bố (cái gọi là) chủ quyền của họ đối với biển Đông đưa ra năm 1932 cho nên không bị ràng buộc bởi Công ước biển Liên Hợp Quốc có hiệu lực năm 1994. 
Hiện tại Trung Quốc hầu như chỉ bám vào (cái gọi là) căn cứ này khi tuyên bố chủ quyền trên biển Đông vì Bắc Kinh hiểu rằng họ sẽ rơi vào thế yếu nếu căn cứ theo Công ước biển Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc đang khẳng định một cách không ngại ngùng (về cái gọi là chủ quyền đối với biển Đông - Trường Sa) bằng cách viết lại lịch sử mà (không dám, không thể) xem xét bất cứ yếu tố nào về mặt địa lý. 
Lập luận hải quân ngày nay sẽ không đi đến một kết thúc nào cho đến khi bên lớn nhất trong các bên tranh chấp khu vực biển Đông, Trường Sa ngừng viết lại quá khứ.
ST
"Chuối ngự" - siêu mẫu Hồng Quế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét