Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Đường lưỡi bò dưới cái nhìn của học giả, chính khách Trung Quốc và nước ngoài: Tùy tiện vẽ ra, hư ảo và không có căn cứ pháp lý

Có lẽ cảm thấy đuối lý và sợ quốc tế hóa cũng như đa phương hóa trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông nên ngoài việc lớn tiếng hù dọa các nước hữu quan, Trung Quốc còn cố gắng tạo ra "sự đã rồi" nhằm thực hiện âm mưu độc bá biển Đông. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Trước, trong và sau khi Trung Quốc thổi bùng lên cái gọi là "Đường biên giới 9 đoạn" (còn gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường ranh giới hình chữ U") không những dư luận, giới chuyên môn thế giới chỉ trích, mà ngay cả giới học giả và nhà khoa học của Trung Quốc cũng phản đối, không ủng hộ. 

Và có lẽ cảm thấy đuối lý và sợ quốc tế hóa cũng như đa phương trong việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông nên ngoài việc lớn tiếng hù dọa các nước hữu quan, Trung Quốc còn cố gắng tạo ra "sự đã rồi" nhằm thực hiện âm mưu độc bá biển Đông. Báo Công An Nhân Dân xin giới thiệu với độc giả về những quan điểm và cách nhìn của học giả, chính khách Trung Quốc và nước ngoài.
Trong số những học giả và nhà khoa học của Trung Quốc từng lên tiếng phản đối đường lưỡi bò, đáng chú ý nhất là ông Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đã đăng trên các báo chí Trung Quốc.
Ngày 10-7-2012, học giả Lý Lệnh Hoa đã cho đăng trên diễn đàn Sina.com bài viết nhan đề: "Không thể trì hoãn việc giải quyết vấn đề biển Đông". Trong đó bày tỏ việc không tán thành quan điểm cho rằng "Trung Quốc đang biết chờ đợi", "Trung Quốc cần trì hoãn việc giải quyết vấn đề tranh chấp Nam Hải (biển Đông) với các nước xung quanh". 
"Gấu bông" - thiếu nữ Việt Nam
Theo ông Lý Lệnh Hoa, thời gian không chờ người, vấn đề Nam Hải (biển Đông) không thể cứ kéo dài mãi, không thể chờ đợi, phải chủ động, tích cực giải quyết. Chỉ cần Trung Quốc cùng với các nước xung quanh Nam Hải (biển Đông) thiết thực nỗ lực thì vấn đề sẽ được giải quyết. Học giả Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh, Trung Quốc cần triển khai đối thoại, đàm phán hữu hảo, tạo bầu không khí hòa bình với các nước xung quanh có chung biển trên cơ sở tất cả các điều khoản quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Bởi UNCLOS là "Hiến chương hải dương" hiện nay. 
Trước đó, học giả Lý Lệnh Hoa cũng có bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề biển Đông, bác bỏ cái gọi là đường lưỡi bò, chủ trương giải quyết những tranh chấp theo UNCLOS và luật pháp quốc tế tại hội thảo "Tranh chấp biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế" do Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và Báo Điện tử Sina.com tổ chức hôm 14-6. 
Ngoài ra, ông Lý Lệnh Hoa còn khẳng định, "Đường biên giới 9 đoạn" trên biển Đông là một đường hư ảo bởi tiền nhân vạch ra đường lưỡi bò không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, "Đường biên giới 9 đoạn" do Trung Quốc đơn phương đưa ra và không được quốc gia nào thừa nhận. 
Sau đó (18-6), ông Lý Lệnh Hoa viết bài "Không nên có nhận thức lỗi thời về "Đường biên giới 9 đoạn", kịch liệt phê phán quan điểm sai trái của một số học giả Trung Quốc. Trong bài viết "Về bản đồ biên giới 200 hải lý trên Nam Hải (biển Đông) vẽ theo UNCLOS" ngày 3-7, ông Lý Lệnh Hoa đã công bố một bức bản đồ phân định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) liên quan đến các nước xung quanh biển Đông thể hiện rõ các khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền theo cái gọi là "Đường biên giới 9 đoạn" hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Bài viết này cũng nhằm phản đối việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và để Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu quốc tế 9 lô nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. 
“Thetis an ủi Achilles” - tranh của họa sĩ Giambattista Tiepolo
Cũng tại cuộc hội thảo "Tranh chấp biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế", nhiều học giả Trung Quốc cũng đã mạnh dạn bác bỏ những luận điểm sai trái của Bắc Kinh khi đưa ra yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng luật pháp quốc tế và UNCLOS. Giáo sư Triết học Hà Quang Hộ, Đại học Nhân dân Trung Quốc; Giáo sư Thường Hội Bằng, Học viện Quan hệ quốc tế Bắc Kinh; Giáo sư Trương Kỳ Phàm, Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh; Giáo sư Tống Yến Huy và Giáo sư Du Khoan Tứ của Đài Loan đều cho rằng, đường lưỡi bò có vấn đề - được tuỳ tiện vạch ra, chẳng có điểm xác định bằng kinh, vĩ độ chuẩn xác, điều này gây lo ngại cho các nước hữu quan và nếu không giữ được tỉnh táo, khinh suất sử dụng vũ lực, sẽ không có lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Những học giả và nhà khoa học kể trên khẳng định, mọi người phải dựa vào nhau để tồn tại trong thế giới hiện nay và phải có thái độ thượng tôn pháp luật. 
Cách đây gần 4 tháng (cuối tháng 3-2012), ông Ngô Kiến Dân, nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc, từng là người phiên dịch tiếng Pháp cho Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai, từng là Giám đốc Học viện Ngoại giao, Viện sĩ Viện Khoa học châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu - Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải đã có bài trả lời phỏng vấn với tờ Nam Phương Nhật báo với tiêu đề "Ngô Kiến Dân: Giải quyết vấn đề Nam Hải (biển Đông) không thể dựa vào vũ lực, càng đánh tình thế càng loạn", trong đó thẳng thắn nêu quan điểm của mình về tranh chấp biển Đông. 
Theo đó, chủ nghĩa dân tộc cực đoan là không thể được và vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở biển Đông. Mặc dù từng bị các phần tử quá khích chửi rủa là "Hán gian", là "tay sai nước ngoài", nhưng ông Ngô Kiến Dân không hề nao núng khi cho rằng, đánh nhau không thể giải quyết được vấn đề bởi 2 năm trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc rằng, đã qua cái thời dùng chiến tranh làm thủ đoạn cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tiếp đến là phải làm rõ lợi ích của Trung Quốc, của khu vực, của thế giới là gì và phát triển hoà bình và hợp tác là lợi ích lớn nhất. 
Trước đó (tháng 6-2011), ông Ngô Kiến Dân có bài viết "Tranh chấp Nam Hải (biển Đông), Trung Quốc kiềm chế là tự tin", chủ trương phản đối quan điểm sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các nước ở biển Đông. 
"Hắc ín" - người đẹp Trang Nhung
Có chuyên gia nói rằng, Trung Quốc đã đệ trình lên Liên hợp quốc tấm bản đồ về đường lưỡi bò từ tháng 5-2009, do đó các nước hữu quan cần khởi động quá trình ký Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trước khi Trung Quốc biến tất cả các vùng biển không tranh chấp thành vùng tranh chấp để phục vụ mưu đồ bành trướng của họ. Sở dĩ nói như vậy vì Trung Quốc vẫn hoành hành ngang ngược trên biển Đông bởi Bắc Kinh không công nhận bất kỳ một sự điều chỉnh nào của trọng tài hoặc tòa án quốc tế nên việc ký COC có giá trị pháp lý sẽ là một công cụ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. 
Ngay sau khi Trung Quốc chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò, cộng đồng quốc tế đã lập tức phản đối bởi hoàn toàn đi ngược lại UNCLOS mà Trung Quốc là một bên tham gia; vùng biển mà đường lưỡi bò bao trùm không thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Ngoài ra, cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách đường lưỡi bò và những quốc gia ven biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Và điều quan trọng nhất là, đường lưỡi bò của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5 quốc gia là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. 
Cách đây khoảng nửa tháng (4-7), Giáo sư Tommy Koh của Singapore, người chủ trì việc soạn thảo UNCLOS lên tiếng nhắc nhở Trung Quốc: cần tôn trọng và ứng xử bình đẳng với các nước ASEAN bởi 20 năm qua các nước ASEAN luôn nhìn Trung Quốc một cách thành ý. Tính tới nay UNCLOS đã có 162 quốc gia thành viên và đa số các nước đều nhấn mạnh: UNCLOS là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ XX bởi tạo ra một trật tự pháp lý quốc tế công bằng và toàn diện cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, giúp duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế trên thế giới. 
Lối vào đền Ngọc Sơn (Hà Nội) - ảnh Việt Nam xưa
Giới chuyên môn rất quan tâm tới việc tờ Thời báo Hoàn Cầu, phụ san của Nhân dân nhật báo Trung Quốc cố tình cắt tỉa ý kiến của giới chuyên gia nhằm ngụy tạo các ý kiến ủng hộ cho những hành động ngang ngược, bá đạo của Bắc Kinh trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, hành động xấu xa này đã bị ông Robert C Beckmand, Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, Đại học Quốc gia Singapore phản ứng, chỉ trích bởi trước đó chuyên gia này từng trả lời phỏng vấn với tờ Thời báo Hoàn Cầu. 
Ông Robert C Beckmand nhấn mạnh, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã cố tình bóp méo câu trả lời của mình bởi Giám đốc Trung tâm Luật pháp quốc tế CIL, Đại học Quốc gia Singapore khẳng định: Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua là một việc làm hoàn toàn phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo UNCLOS và việc CNOOC công bố mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn trái với UNCLOS. 
Ông Robert C Beckmand không những cho rằng việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và tuyên bố mời thầu quốc tế của CNOOC cho thấy, Trung Quốc đang làm phức tạp thêm các tranh chấp trong khu vực, mà còn nhấn mạnh, đường lưỡi bò gồm 9 đoạn của Bắc Kinh là quá xa so với bất kỳ hòn đảo nào của Trung Quốc và không dựa vào bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Quốc Tuấn - Khắc Dũng 
"Giọt vàng" - Hot girl Hàn Quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét