"Vóc hạc" - siêu mẫu châu Âu |
Phần 6: Cách mạng
Tối hôm mười bốn rạng ngày rằm tháng Chín niên hiệu Tuyên thống năm thứ ba, tức là hôm AQ bán cái ruột tượng cho chú Triệu Bạch Nhẫn, vào hồi canh ba, lúc bốn giờ, một chiếc thuyền ván, mui đen, khá to ghé vào bến trước nhà họ Triệu giữa lúc đêm khuya trời tối mò mò, dân làng đang ngủ say, không ai hay biết gì hết. Và chưa mờ sáng thì chiếc thuyền đã rời khỏi bến, chỉ có mấy người trông thấy mà thôi. Sau lúc đã dò la, thầm thì thầm thụt cùng nhau khá lâu, người ta mới biết rằng: chính là thuyền nhà cụ Cử.
Thuyền nhà cụ Cử đã đưa đến cho làng Mùi một nỗi lo âu hết sức lớn. Chưa đúng ngọ, cả làng đã nhốn nháo hẳn lên. Chiếc thuyền này về đây để làm gì thì nhà cụ Triệu hết sức giữ bí mật. Nhưng trong các quán rượu và các hàng nước, đâu đâu người ta cũng đồn dậy lên rằng: bọn Cách mạng sắp vào huyện nên cụ Cử chạy về làng lánh nạn. Chỉ có thím Bảy là bảo không phải. Thím ấy nói: chỉ có mấy hòm quần áo cũ trên cụ Cử gửi xuống nhờ giữ hộ, nhưng cụ Triệu không nhận và giả lại ngay. Chả là cậu Tú Triệu và cụ Cử xưa nay không tương đắc gì, cho nên trong lúc hoạn nạn, hai nhà nhất định không có thể san sẻ nỗi lo nỗi buồn cùng nhau. Vả lại thím Bảy ở ngay bên cạnh nhà cụ Triệu, thấy tận mắt, nghe tận tai, cho nên chắc hẳn là không sai.
Mặc dù như thế, tiếng đồn vẫn lan rộng ra. Người ta bảo nhau: hình như cụ Cử không về, nhưng cụ có viết một bức thư rất dài để làm thân với cụ Cố. Cụ Cố làng ta cũng đã nghĩ lại, và cụ cho rằng: cũng chả có hại gì nên đã cho gửi cái hòm lại. Cái hòm ấy hiện giờ nhét dưới gầm giường cụ bà nằm. Còn như tin tức về bọn Cách mạng thì có kẻ nói chính tối hôm qua chúng nó đã vào huyện rồi, chú nào chú ấy áo giáp bạch, mũ bạch, ăn bận trắng toát một loạt để tang cho vua Sùng Chính.
Xưa kia, AQ đã mấy lần nghe người ta nói đến cách mạng. Năm nay, y lại đã thấy chém bọn Cách mạng độ vừa rồi. Nhưng trong óc y đã có sẵn một ý kiến chẳng biết nguồn gốc từ đâu cho rằng: làm cách mạng tức là làm giặc; làm giặc tức là báo hại y. Vì vậy nên xưa nay, y vẫn ghét cay ghét đắng bọn Cách mạng. Ngờ đâu chính bọn đó đã làm cho cụ Cử danh giá khắp vùng như thế kia mà cũng phải sợ, thì y cũng đã hơi lấy làm "lác mắt". Huống nữa là y lại thấy lũ đàn ông đàn bà khốn nạn ở làng Mùi cuống quít lên như vậy, thì y càng khoái chí. Y nghĩ bụng:
"Cách mạng cũng hay! Cách mẹ cái mạng lũ chúng nó đi! Ghét quá đi mất! Giận quá đi mất!... Tớ, tớ cũng sẽ đi đầu hàng cách mạng."
Gần đây, AQ túng thiếu, thành thử y cũng hơi có ý bất bình. Phần vì trưa hôm ấy, bụng đói, uống hai bát rượu, cho nên y càng choáng váng say. Y vừa nghĩ ngợi vừa rảo bước, tâm hồn lại nghe nhẹ nhàng hớn hở lên. Rồi chả biết thế quái nào mà bỗng y đã tưởng tượng ngay rằng y là người cách mạng, và cả bọn dân làng Mùi đã thành "tù binh" của y cả rồi! Trong lúc đắc ý, bất giác y hét to lên mấy tiếng:
- Làm giặc nào! làm giặc nào!
Dân làng Mùi bấy giờ đều nhìn AQ bằng cặp mắt sợ hãi vô cùng. Điều đáng thương hại đó xưa nay y chưa từng thấy. Thành ra y thích chí vô hạn, chẳng khác gì nắng tháng sáu mà được uống nước đá vậy! Y càng hớn hở rảo bước và nói to:
- Hay lắm! Tớ muốn gì sẽ được nấy! Tớ ưa ai là người ấy được nhờ! Cắc, cắc, tùng, tùng! Ăn năn đà quá muộn! Chỉ vì quá chén mà Trịnh hiền đệ bị giết oan... a... a... Tùng tùng, tùng tùng, cắc... Cắc cắc, tùng tùng... Thủ cấp (i i i) cương (i i) liên (i-a) tương nỉ đả.
Trước nhà cụ Cố họ Triệu, hai bố con và hai người bà con chính tông của cụ đang đứng xúm ở cổng bàn về cách mạng. AQ không trông thấy, cứ ngang nhiên rảo bước và vẫn hát:
- Tùng! tùng ...
- Này bác Q ơi!
Cụ Cố gọi khe khẽ và có vẻ sợ sệt. Xưa nay, đã bao giờ AQ nghĩ người ta lại có thể kết liền chữ "bác" với tên mình để gọi. Vậy nên y cho rằng người ta còn nói chuyện gì đâu đâu ấy, chứ chẳng liên can gì đến mình. Y cứ hát:
- Cắc, cắc, cắc,... Tùng... tùng... tùng.
- Bác Q này!
- Ăn năn đà quá muộn, à...! Cậu Tú đành phải gọi thẳng:
- Ăn năn đà quá muộn, à...! Cậu Tú đành phải gọi thẳng:
- AQ à!
Lúc đó AQ mới dừng chân, nghếch đầu lại hỏi:
Lúc đó AQ mới dừng chân, nghếch đầu lại hỏi:
- Cái gì thế?
- Bác Q này... Độ này...
Cụ Cố bỗng không biết nói gì nữa
- Bác Q này... Độ này...
Cụ Cố bỗng không biết nói gì nữa
- Độ này!... phát tài chứ?
- Vâng ạ! Phát tài hẳn chứ lỵ! Muốn gì là được nấy!
- Vâng ạ! Phát tài hẳn chứ lỵ! Muốn gì là được nấy!
- À, à bác Q này! Bọn mình là bạn nghèo với nhau cả, thì chắc chẳng lẽ gì...
Triệu Bạch Nhẫn rụt rè nói, cố ý dò xem ý tứ nhà cách mạng như thế nào.
Triệu Bạch Nhẫn rụt rè nói, cố ý dò xem ý tứ nhà cách mạng như thế nào.
- Bạn nghèo à? Anh lại không phong lưu bằng mấy tớ ấy à?
Vừa nói xong, AQ đã bước đi. Mấy người nhà họ Triệu nghe mà phát khiếp, đứng lặng đi một hồi. Chiều hôm ấy, hai bố con nhà họ Triệu bàn bạc cùng nhau, cho mãi đến lúc đỏ đèn mới thôi. Còn chú Triệu Bạch Nhẫn vừa về đến nhà là cởi ngay cái ruột tượng, bảo chị vợ giấu kín vào dưới đáy hòm.
AQ hớn hở nhẹ bước trên con đường làng một hồi khá lâu. Về đến miếu Thổ Cốc thì đã tỉnh rượu hẳn. Chiều hôm ấy, lão thủ từ đối với y cũng tỏ vẻ nhã nhặn khác thường, lại còn mời y uống chén nước trà. Y nài lão thết luôn hai khẩu bánh nữa. Ăn xong, y còn lấy một đoạn nến bốn lạng thắp dở và cả cái cọc nến mang về buồng nhỏ của y, đỏ đèn lên, một mình nằm nghỉ. Giờ này, bao nhiêu ý nghĩ tốt đẹp, bao nhiêu niềm vui mà y không tài nào tả nên lời, đang nhảy múa trong đầu óc y giống như ngọn đèn đêm nguyên đán vậy: "Làm giặc! Cũng vui đấy chứ! Một bọn làm cách mạng tuyền là mũ bạch, áo giáp bạch, ai nấy tay cầm dao bản, roi sắt, lựu đạn, súng trường, nạng ba chia, câu liêm chạy cả đến miếu Thổ Cốc gọi: "AQ! Chúng ta cùng đi, đi!" Thế là cùng nhau đi...
Lúc đó tụi dân làng Mùi khốn nạn trông mới buồn cười! Chúng nó sẽ quì ràn rạt xuống van xin: "AQ tha chết cho tôi đi!". Nhưng ai mà nghe chúng nó! Thằng Đôn oắt tì đáng tội chết trước. Rồi cụ Cố họ Triệu, cả lão Tú nữa, cả thằng Tây giả cầy nữa... Có nên tha thằng nào không nhỉ? Kể ra lão Vương Râu xồm thì tha ra cũng chẳng hề gì, nhưng bất tất!
"Đồ đạc, thì cứ vào thẳng nhà cụ Cố phá ngay cái rương ra xem... Tiền đồng... vàng bạc... áo sa... Mà trước hết phải khuân ngay cái giường Hồng kông của mợ Tú về miếu Thổ Cốc cái đã... Ngoài ra, còn bộ bàn ghế nhà họ Tiền cũng chuyển về nốt. Hay là ta dùng ngay bộ của nhà họ Triệu vậy? Lẽ cố nhiên mình bất tất phải bỏ tay ra khuân vác. Bảo thằng
Đôn oắt tì khiêng đi, mau lên! Chậm là ăn tát vào mặt...
"Lão Triệu Tư Thần có con em, nhưng xấu quá! Còn con gái thím Bảy Trâu, vài năm nữa hẵng nói chuyện... Vợ lão Tây giả... con này đã chung chạ với một thằng đàn ông không có đuôi sam... Chao! Tởm... Thứ đàn bà ấy chả ra gì! Mụ Tú Triệu phải một cái là trên mi mắt có một cái sẹo! Mà... con mụ vú Ngò lâu nay đi đâu nhỉ? Bực một nỗi là cái bàn chân chị ta to quá!...".
Giữa lúc đầu óc còn rối beng với bấy nhiêu ý nghĩ thì AQ đã ngáy khò khò. Cây nến bốn lạng vừa cháy mất độ dăm phân, ngọn lửa lập lòe chiếu vào cái miệng hoác rộng của y.
"Ha! Ha!" AQ bỗng giật mình dậy, kêu to một tiếng rồi nghếch đầu lên, hoảng hốt nhìn quanh nhìn quất. Nhìn thấy đoạn nến bốn lạng vẫn còn, y lại ngả người ra ngủ.
Ngày hôm sau, AQ thức dậy rất muộn. Y chạy ra nhìn trên con đường làng, thì đâu vẫn vào đấy, chả có gì thay đổi. Mà cái bụng của y nghe chừng đã đói! Y ngẫm nghĩ hồi lâu cũng chả nghĩ ra cái gì cả. Nhưng bỗng hình như y nảy ra một quyết định, chẳng hiểu là vô tình hay hữu ý, y bước lần đến chùa Tĩnh tu.
Cảnh chùa vẫn vắng lặng như mùa xuân độ nọ. Sau bức tường có trổ hai cánh cửa sơn đen, AQ ngẫm nghĩ một chốc, rồi bước tới gõ cửa. Một con chó sủa từ trong chùa sủa ra. AQ vội vàng nhặt lấy mảnh gạch vỡ bước tới đập mạnh vào cánh cửa. Đập đến rỗ cả mặt cánh cửa, bấy giờ mới nghe có tiếng người ra mở.
AQ vội nắm chặt lấy mấy mảnh gạch trong tay, đứng theo thế mã bộ, sẵn sàng cầm cự với con mực. Nhưng cửa chùa chỉ hé ra một tí, con mực cũng chẳng thấy xông ta. Nhìn vào, chỉ thấy sư bà hôm nọ.
- Bác lại tới đây làm gì nữa kia?
Sư bà hỏi, giọng hớt hơ hớt hải.
- Cách mạng rồi! Bà biết không?
AQ trả lời vu vơ.
AQ trả lời vu vơ.
- Cách mạng, cách mạng! Đã cách một lần rồi! Các bác còn muốn cách chúng tôi đến như thế nào nữa kia!
Hai con mắt sư bà đỏ bừng hẳn lên.
Hai con mắt sư bà đỏ bừng hẳn lên.
- Thế nào?
AQ rất lấy làm ngạc nhiên hỏi.
AQ rất lấy làm ngạc nhiên hỏi.
- Bác không biết hay sao? Chúng nó đã đến đây "cách" hết rồi! Nhà bác không biết đó thôi.
AQ càng lấy làm ngạc nhiên.
- Ai kia ?
- Thầy Tú với lão Tây giả cầy ấy mà!...
Thật là một điều bất ngờ với AQ, làm cho y hết sức ngạc nhiên. Sư bà thấy y mất nhuệ khí, tức thì nhanh như cắt đóng sâp cánh cửa lại. AQ lại đẩy cửa nhưng chắc quá không tài nào xô ra được. Y gọi một thôi nữa, cũng chẳng một ai trả lời.
Đó là chuyện xảy ra buổi sáng. Cậu Tú bắt tin rất nhạy, vừa biết được rằng bọn Cách mạng đã vào huyện đêm hôm trước, cậu liền đem đuôi sam quấn vòng quanh trên đầu, vừa sáng thì tức tốc qua họ Tiền thăm lão Tây giả cầy, là người xưa nay cậu chả ưa tí nào, nhưng ngày nay trong vận hội mới, trong thời kỳ "cùng nhau mưu cuộc duy tân" này, hai ông trò chuyện bỗng dưng thành ra thân mật, rất tâm đầu ý hợp như hai đồng chí. Hai ông hẹn hò cùng nhau đi làm cách mạng. Hai nhà cách mạng bàn bạc hồi lâu mới sực nhớ ra rằng: trong chùa Tĩnh tu còn có một cái bài vị thờ vua với mấy chữ "Hoàng đế vạn tuế, vạn vạn tuế..." phải "cách" ngay mới được. Thế là hai ông cùng nhau tới chùa Tĩnh tu làm một cuộc cách mạng. Sư bà ra cản trở, nói mấy câu; hai ông cho là sư bà ủng hộ chính phủ Mãn Thanh, nhè vào đầu bà ta bổ ba-toong xuống. Cô tiểu thì mãi lúc hai ông đi đã xa mới hoàn hồn. Kiểm điểm đồ nhà chùa lại, thì thấy cái bài vị cố nhiên bị đập nát ra giữa chùa mà cái lư hương Tuyên Đức xưa nay vẫn để thờ trước tượng Đức Quan Âm đã biến đâu mất rồi!
Câu chuyện trên đây mãi về sau AQ mới biết. Y lấy làm hối hận vì ngủ quá giấc mà lỡ dịp, nhưng cũng giận tụi chúng nó không tới gọi y cùng đi. Y nghĩ lại: "Lẽ nào chúng nó lại chưa biết là mình đã đầu hàng cách mạng rồi hay sao".
Tình hình làng Mùi dần dần êm đềm trở lại. Theo những tin đồn gần đây người ta biết rằng: tiếng là bọn cách mạng đã vào huyện nhưng cũng chẳng có gì thay đổi khác trước. Quan huyện vẫn là quan huyện cũ, chẳng qua bây giờ gọi là quan gì gì ấy, mà cụ Cử cũng làm quan gì gì ấy!... Những chức tước mới, ở làng Mùi chả ai hiểu gì hết. Còn ông lãnh binh thì cũng vẫn là ông lãnh binh ngày trước. Duy có một điều đáng sợ là trong đó có mấy người cách mạng không tốt xen vào làm rối loạn cả lên. Ngay ngày hôm sau, chúng đã đi cắt đuôi sam của người ta rồi. Nghe đâu bác Bảy Cân làm nghề chèo thuyền làng trên đã bị chúng cạo trọc, thành thử trông không thành hình người nữa! Tuy nhiên, việc đó cũng chưa đáng sợ, bởi vì dân làng Mùi chẳng mấy khi lên huyện, mà dẫu có việc lên huyện thì họ cũng không lên nữa, khỏi nguy hiểm. Chính AQ lâu nay vẫn có ý định lên huyện thăm người quen, sau lúc được tin này, cũng thôi.
Nhưng ở làng Mùi thì không thể nói không có chút gì thay đổi. Mấy hôm sau, dần dần số người đem đuôi sam quấn vòng quanh lên đỉnh đầu ngày một thêm nhiều. Như trên kia đã nói, người đầu tiên thi hành việc này cố nhiên là cậu Tú. Kế theo là hai chú Triệu Bạch Nhẫn và Triệu Tư Thần. Sau đến là AQ. Giá về mùa hè mà đem đuôi sam quấn ngược lên đỉnh đầu buộc kết lại thành búi tó đằng sau thì cũng không có gì là lạ. Nhưng bây giờ, mới đầu thu, cho nên cái chính sách "thu hành hạ lệnh" (đem lệ mùa hè ứng dụng vào mùa thu) của mấy "nhà quấn đuôi sam" cũng phải kể là một cao kiến, và như thế, đối với làng Mùi, không thể nói đó không phải là một cuộc cải cách.
Bác Triệu Tư Thần, gáy trống thông lổng, bỗng ở đầu kia chạy tới. Những người trông thấy đều la to lên:
- Ồ! Ông cách mạng đã tới kia kìa!
AQ nghe, tỏ ra rất phục. Y đã biết chuyện cậu Tú quấn đuôi sam lên, nhưng không hề nghĩ rằng những người như y cũng có thể quấn đuôi sam lên được như thế. Bây giờ thấy Triệu Tư Thần làm như vậy, y mới nghĩ đến việc bắt chước và quyết chí thi hành. Y lấy một chiếc đũa, đem đuôi sam dốc ngược lên đỉnh đầu, ngần ngại hồi lâu... rồi mới mạnh dạn bước chân ra đi .
AQ đi trên con đường làng, người ta nhìn thấy, nhưng cũng chẳng ai nói gì. Lúc đầu AQ buồn bực, sau y phát cáu. Gần đây, y bỗng trở thành gắt tính. Kỳ thực, không phải đời sống hàng ngày của y lâu nay có khó khăn gì hơn ngày chưa đi "làm giặc". Người ta đối với y cũng lễ độ. Lão chủ quán cũng không đòi tiền mặt ngay nữa. Nhưng y vẫn thấy bực bội trong lòng. Đã "cách cái mạng" đi rồi, thì không thể chỉ có như thế này. Nhất là có lần gặp thằng Đôn oắt tì, y lại càng tức lộn ruột.
Thì ngay cả thằng Đôn oắt tì nó cũng đem đuôi sam quấn ngược lên! Hơn nữa, nó cũng nghiễm nhiên dùng một đoạn đũa giống như y. AQ không thể nghĩ rằng thằng Đôn oắt tì cũng làm như y được. Y quyết không cho phép thằng Đôn oắt tì làm như vậy được. Thằng Đôn oắt tì là cái thá gì! Y đã định tóm ngay lấy thằng oắt con, bẻ cho gẫy chiếc đũa tre trên đầu nó đi, xả ngay cái đuôi sam xuống, rồi tát vào mặt nó mấy tát tai để trị cái tội "quyên cả ngày sinh tháng đẻ" mà dám bạo gan làm cách mạng. Nhưng rốt cuộc, AQ cũng bỏ qua, chỉ quắc cặp mắt giận dữ mà lườm, rồi nhổ một bãi nước bọt đến toẹt một cái mà thôi!
Trong mấy ngày ấy, chỉ có lão Tây giả cầy là người hay lên huyện. Cậu Tú tuy vẫn có ý nhân câu chuyện gửi hòm hôm trước đi bái yết cụ Cử một phen, nhưng chỉ vì dọc đường còn có cái nguy "chặt đuôi sam", nên cậu đành rốn lại. Cậu viết một bức thư theo thể cách "lọng vàng" gửi ngay lão Tây giả cầy mang lên huyện và giới thiệu cho cậu được vào đảng "Tchư díu" (Tự do). Lên huyện về, lão Tây giả cầy đòi ngay bốn đồng bạc và đưa cho cậu Tú một cái huy hiệu bằng bạc, hình quả đào, để cài vào áo dài. Dân làng Mùi trông thấy, càng lấy làm kính phục. Họ bảo nhau: Đấy là huy hiệu đảng "Tsư díu" (Thị du) (Tiếng Quan thoại, chữ tự do đảng cũng như thị du đảng, đọc na ná giống nhau) đấy. Đeo huy hiệu ấy vào thì được ngang hàng với hàm Hàn lâm. Từ hôm ấy, cụ Triệu lại oai vệ hơn cả lúc cậu con vừa đỗ tú tài nữa kia! Cho nên bây giờ cụ thật là "mục hạ vô nhân", gặp AQ cụ cũng phớt tỉnh chẳng coi hắn vào đâu..
AQ bất bình nhiều nỗi và thường cảm thấy hiu quạnh... Nghe câu chuyện huy hiệu bằng bạc này, y mới vỡ lẽ ra vì sao y lại hiu quạnh như thế. Thì ra, làm cách mạng mà chỉ tuyên bố rằng mình "đầu hàng" chưa đủ, quấn đuôi sam lên cũng chưa đủ. Trước hết vẫn phải làm quen với bọn cách mạng đã. Bình sinh, AQ chỉ biết có hai người trong bọn đó. Một người ở trên huyện thì độ nọ đã bị chém đầu đánh "phập" rồi! Bây giờ chỉ còn lão Tây giả cầy nữa thôi. Ngoài việc thương lượng với lão Tây giả cầy ra, AQ không còn có con đường nào khác nữa.
Cổng nhà họ Tiền vừa mở thì AQ đã rón rén bước vào. Vừa vào thì y đã hết hồn hết vía, vì y thấy lão Tây giả cầy đang đứng giữa sân, mình bận bộ áo đen, tuồng như là âu phục, trước ngực cũng có một tấm huy hiệu bằng bạc, hình quả đào, tay cầm cái ba-toong mà độ nọ y đã được "thụ giáo'. Cái đuôi sam của lão đã dài được non một thước và xõa xuống vai y như một Lưu Hải Tiên. Trước mặt lão, Triệu Bạch Nhẫn với ba người vô công rồi nghề khác đang đứng nghiêm, kính cẩn nghe lão nói. AQ khe khẽ đi tới, nép sau lưng Triệu Bạch Nhẫn trong bụng muốn chào một tiếng, nhưng chẳng biết xưng hô thế nào cho tiện. Gọi là "Tây giả cầy" thì quyết không được rồi, gọi là "Tây - cũng không xuôi, mà gọi là ông "cách mạng" cũng chẳng gọn. Hay là gọi là "Tây tiên sinh" vậy?
Nhưng "Tây tiên sinh" vẫn chưa trông thấy AQ, vì hắn ta còn đang trợn cặp mắt trắng dã lên giảng giải rất hăng:
Nhưng "Tây tiên sinh" vẫn chưa trông thấy AQ, vì hắn ta còn đang trợn cặp mắt trắng dã lên giảng giải rất hăng:
- Chả là tôi thì tôi nóng tính. Cho nên vừa gặp nhau là tôi nói ngay: "Anh Hồng! Ta làm ngay đi thôi! Nhưng anh Hồng lại nói: "No". "No" - tiếng Tây đấy - các chú chẳng hiểu đâu. Nếu không thì đã thành công rồi! Tuy vậy, xem đấy ta cũng đủ biết anh Hồng làm việc cẩn thận như thế nào!... Anh ấy mấy lần có mời tôi lên Hồ Bắc. Nhưng tôi không chịu đi. Mình đi thì ai muốn đến làm việc trong cái huyện nhép này cho!
- Dạ!... Thế này!...
AQ đánh bạo thốt ra được mấy tiếng lúc lão Tây giả cầy vừa ngừng lại. Nhưng không hiểu vì lẽ gì y lại không gọi là "Tây tiên sinh".
Bốn người đang đứng nghe, đều giật mình ngoảnh lại nhìn.
"Tây tiên sinh" cũng vừa trông thấy AQ.
- Cái gì?
- Tôi ...
- Ra ngay!
- Tôi muốn đầu...
"Tây tiên sinh" giơ cái gậy "đại tang" lên:
- Cút ngay lập tức!
Cả Triệu Bạch Nhẫn và mấy lão kia cũng hét om sòm:
- Tiên sinh bảo mày cút đi, mày không nghe hay sao?
AQ đưa hai bàn tay lên che đầu rồi không kịp suy nghĩ, chuồn thẳng. May mà
"Tây tiên sinh" không đuổi theo. AQ chạy rất nhanh khoảng độ năm sáu mươi bước, mới đi chầm chậm lại. Lúc bấy giờ lòng AQ bỗng âu sầu. Muốn làm cách mạng nhưng "Tây tiên sinh" không cho cách mạng. Y không còn con đường nào khác nữa. Từ nay còn mong gì có người mũ bạch, áo giáp bạch đến gọi! Bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu chí hướng và tiền đồ, thế là một phút đi tong! Ấy là chưa kể y sẽ chịu bao nhiêu nỗi nhục nhã khi bọn hiếu sự sẽ đem câu chuyện này đồn đại lên để cho tụi Vương Râu xồm, Đôn oắt tì chế giễu và cười cợt!
Tuồng như thể xưa nay AQ chưa bao giờ nếm cái chán chường như hôm nay. Cho đến cả cái đuôi sam quấn vòng quanh trên đầu, y cũng cho là vô vị, đáng khinh bỉ hết sức! Y muốn đem mà buông xuống cho bõ ghét, nhưng rồi cũng thôi. Y đi rong mãi đến khuya, uống chịu hai bát rượu. Dần dần tinh thần phấn trấn trở lại và trong ý nghĩ của y lại hiện ra những mảnh vụn của những chiếc mũ trắng, áo giáp trắng...
Một hôm, AQ theo lệ thường y lang thang mãi đến khuya, lúc các quán rượu sắp đóng cửa, mới trở về miếu Thổ Cốc.
Tạch! Tạch!
Bỗng có mấy tiếng nghe rất lạ tai, giống tiếng pháo mà không ra tiếng pháo! Vốn tính thích ồn ào và hay để ý chuyện tầm phơ, AQ mò ra. Đằng trước mặt như có tiếng chân người bước tới. Y lắng tai nghe. Bỗng có người chạy từ đằng kia chạy lại. Chợt trông thấy, AQ cũng theo bóng người ấy chạy nốt. Người ấy chạy quanh, y cũng chạy quanh. Người ấy đứng dừng lại, y cũng đứng dừng lại. Nhìn lại phía sau chẳng có gì. Té ra bóng người chạy đó chỉ là Đôn oắt tì.
Y phát bẳn:
- Cái gì thế?
- Hừa... nhà cụ... Triệu bị cướp! - Đôn oắt tì vừa trả lời vừa thở hồng hộc.
Quả tim AQ đập thình thịch. Nói xong, Đôn oắt tì lại chạy. AQ cũng chạy theo và còn đứng dừng lại mấy lần nữa. Dù sao thì AQ cũng đã làm qua cái nghề ấy, cho nên gan dạ lắm. Y nép vào một góc đường nghe ngóng, tựa hồ như có tiếng kêu gào, và nhìn kỹ thì tựa hồ như có vô số người đầu đội mũ bạch, mặc áo giáp bạch, tấp nập khiêng những rương hòm, đồ đạc, chuyển từ trong nhà chuyển ra. Cái giường Hồng Kông của mợ Tú hình như cũng chuyển ra đấy rồi! Nhưng không thấy rõ cho lắm. AQ còn muốn lại gần, nhưng chân y không hề nhúc nhích.
Đêm ấy không có trăng. Trong bóng tối dày đặc, cảnh vật làng Mùi vẫn êm ả, êm ả như thời thịnh trị đời Hy Hoàng. AQ đứng nhìn, nhìn đến phát chán mà vẫn thấy chúng nó ra ra vào vào, khiêng hoài, khiêng mãi. Hết khiêng rương lại khiêng đồ vật, hết khiêng đồ vật lại khiêng cái giường tân thời của mợ Tú... Chúng nó khiêng đến nỗi làm cho AQ không tin cả hai con mắt y nữa. Nhưng y không định lại gần, y trở về miếu Thổ Cốc.
Miếu Thổ Cốc cũng tối đen như mực. Y khép chặt cửa ngoài, đi lò mò vào nhà, ngả người xuống giường một hồi rất lâu. Lúc đó tâm thần y mới ổn định và y mới bắt đầu suy nghĩ. Rõ ràng bọn đội mũ bạch, áo giáp bạch đến rồi, thế mà chúng nó không thèm gọi mình một tiếng! Chúng nó khiêng bấy nhiêu đồ tốt thế mà cũng chả có phần mình. Thôi! Đây lại chỉ là tại cái thằng Tây giả cầy khả ố kia, nó không cho mình "làm giặc"! Nếu không, lẽ nào lần này lại không có phần mình? AQ càng nghĩ càng tức điên ruột lên. Y sẽ gật đầu nói một cách hằn học: "Không cho tao làm giặc! Chỉ cho một mình mày làm giặc thôi à! Mẹ cái thằng Tây giả cầy này! Được! Mày làm giặc!... Làm giặc là tội chém đầu. Tao sẽ viết ngay một lá đơn tố giác để người ta bắt cổ mày, đem về huyện chặt đầu, tru di cả nhà cho mà xem... Ph... ập!...Ph ... Phập!".
Sau khi nhà họ Triệu bị cướp thì phần đông dân làng Mùi vừa thích chí vừa sợ hãi. AQ cũng vậy, y vừa thích chí vừa sợ hãi. Nhưng bốn hôm sau, giữa lúc đêm khuya, y bỗng bị bắt lên huyện. Giời tối đen. Một toán lính, một đội tuần đinh, một đội cảnh sát, năm tên mật thám, lẳng lặng đi về làng Mùi, thừa lúc đêm tối mò mò, vây kín lấy miếu Thổ Cốc, bắc ngay mấy khẩu súng liên thanh chĩa mũi vào trong miếu. Nhưng không thấy AQ xông ra. Một hồi khá lâu, trong miếu vẫn im phăng phắc, tuyệt không động tĩnh gì cả. Viên lãnh binh sốt ruột, phải treo hai vạn quan tiền thưởng, mới có hai chú tuần đinh mạo hiểm trèo tường vào. Thế rồi, "nội công ngoại kích", toán quân thốc vào một loạt, tóm ngay được AQ. Mãi đến lúc bị lôi ra ngoài cửa, bên cạnh mấy khẩu súng liên thanh, AQ mới hơi tỉnh giấc...
Về huyện, trời vừa đúng trưa. Người ta đưa y tới một nha môn cũ nát, rồi vòng đi ngoẹo lại năm sáu góc đường nữa, người ta đẩy y vào gian nhà nhỏ. Y đương bước thấp bước cao đi vào thì cái cánh cửa làm bằng súc gỗ nguyên phiến đã đóng sập ngay lại sau gót chân y. Ba mặt đều là những bức tường vôi. Nhìn kỹ vào trong góc phòng, y còn thấy có hai người khác nữa.
AQ bụng hồi hộp nhưng không lấy làm khổ sở. Số là gian phòng này so với cái buồng ngủ của y ở đền Thổ Cốc kể còn cao ráo, sáng sủa hơn nhiều. Hai kẻ kia xem chừng cũng đều là người nhà quê cả. Y dần dà trò chuyện hỏi thăm. Một anh nói: "Tớ bị bắt là vì ông nội tớ còn thiếu cụ Cử một món nợ cũ". Còn anh kia thì chả biết vì sao mà bị bắt cả. Họ hỏi AQ,... AQ nhanh nhẹn trả lời: "Tớ à! Tớ định làm giặc!".
Chiều hôm ấy, người ta lại dắt AQ đến một công đường to. Một lão già đầu trọc ngồi trên cao. AQ nghĩ bụng: lão già này chắc là hòa thượng hẳn... Nhưng nhìn thấy một toán lính đứng sắp hàng ở dưới và mười mấy nhân vật đứng ở hai bên, đều bận áo dài, người thì đầu cũng trọc như lão già, người thì đuôi sam dài có một thước xõa xuống như lão Tây giả cầy, người nào người nấy, mặt bự cả thịt, hằm hằm nhìn AQ. AQ biết ngay rằng: lão trọc này chẳng phải là tay vừa. Thế là mấy khớp đầu gối của y như rã hẳn ra, tự nhiên y quỳ sụp xuống.
Cả mấy nhân vật áo dài đều thét:
- Đứng mà nói! Không phải quỳ!
AQ xem chừng cũng hiểu họ nói gì, nhưng không tài nào đứng dậy được. Cái tâm hết làm chủ nổi cái thân y cứ thế sụp xuống mà từ ngồi xổm quay ra quì.
- Quen cái thói nô lệ!
Mấy nhân vật áo dài mắng, giọng khinh bỉ, nhưng rồi cũng không bảo y đứng dậy nữa.
Lão già đầu trọc nhìn thẳng vào mặt AQ, nói rất thong thả, rõ ràng:
- Cứ thú thực đi là hơn, khỏi phải tra khảo thêm khổ. Ta biết hết rồi! Thú đi rồi tha cho ...
Mấy nhân vật áo dài cũng quát to lên:
- Khai đi!
AQ nghĩ ngợi, ấp úng khá lâu, rồi trả lời tiếng được tiếng mất:
- Con vẫn có ý đi đầu ...
Lão già hỏi, giọng rất là hòa nhã:
- Vậy thì sao không đến?
- Thưa lão Tây giả cầy nó không cho...
- Nói bậy! Bây giờ mới nói thì muộn quá rồi! Hiện nay bọn đồng đảng với mày ở đâu?
- Cái gì kia ạ?
- Bọn ăn cướp nhà họ Triệu hôm trước ấy mà?
- Nào chúng nó có lại gọi con đâu? Chúng nó tự khuân vác lấy.
AQ nói đến đây lại ấm ức.
- Chúng nó khuân vác đi đâu? Khai rồi ta tha cho...
Giọng lão trọc nói rất là ngọt ngào.
- Bẩm, con không biết... chúng nó không lại gọi con...
Lão trọc nháy mắt một cái. Thế là AQ lại bị dẫn về nhà giam. Đến sáng hôm sau, y lại bị lôi ra lần nữa.
Quang cảnh công đường vẫn như ngày hôm qua. Vẫn cái lão đầu trọc nhẵn thín ngồi trên. AQ quì bên dưới.
Lão trọc đầu lại ngọt ngào hỏi:
- Còn muốn nói thêm gì nữa không?
AQ nghĩ chẳng biết nói gì, sẽ trả lời:
- Không ạ.
Rồi một nhân vật áo dài đưa một tờ giấy và một quản bút đến, nhét vào tay AQ lúc đó cơ hồ "hồn bay phách lạc". Số là, lần này là lần đầu tiên trong đời, bàn tay của y mới có liên quan đến một cái quản bút. Y còn chưa biết cầm thế nào thì người đó đã chỉ cho y một chỗ trên tờ giấy, bảo ký vào đấy.
Tay y nắm chặt lấy quản bút, vừa sợ hãi, vừa xấu hổ, miệng lẩm bẩm thưa:
- Con... Con... không biết chữ ạ!
- Thế thì tùy mày, vẽ vào đấy một cái vòng tròn vậy!
AQ định vẽ một cái vòng tròn, khốn nỗi tay cầm bút cứ run đây đẩy. Người kia phải đem tờ giấy trải rộng trên mặt đất hộ y. AQ bèn nằm bò xuống, đem hết sức bình sinh, khuyên một cái vòng tròn. Sợ người ta chế giễu, y quyết khoanh cho tròn. Nhưng cái quản bút khả ố kia không những rất nặng mà lại không chịu nghe lời, đang run run sắp khép kín cái vòng thì nó lại ngoặc ra làm cho hình vẽ giống như một cái hạt dưa vậy.
AQ còn thẹn về nỗi mình khuyên không được tròn, thì người kia đã chẳng kể tròn méo, giằng lấy giấy, bút. Thế rồi một tụi lại đem đút y vào cái cửa gỗ lần nữa.
Về đến nhà giam lần thứ hai này, AQ cũng không buồn bã cho lắm. Y nghĩ rằng: "Con người ta sinh ra trong khoảng trời đất đại khái vẫn thế, tất có lúc bị tống cổ vào, có lúc bị lôi cổ ra trong ngoài một cái trại giam, có lúc phải khoanh một cái vòng tròn trên giấy. Duy chỉ có khoanh không được tròn thì mới thật là một cái vết nhơ trong đời mà thôi". Nhưng chỉ lúc sau y đã lại quên ngay và tâm hồn y thảnh thơi hẳn. Y nghĩ bụng: "Đời cháu mình ngày sau hẳn là vẽ được cái vòng rất tròn!", rồi ngủ thẳng.
Nhưng đêm ấy, có một người không ngủ được. ấy là cụ Cử. Cụ rất bất bình với ông lãnh. Cụ thì chủ trương rằng: cần nhất là phải hỏi cho ra tang vật, mà ông lãnh thì bảo: phải ra oai cho chúng nó sợ. Gần đây, ông lãnh đã khinh cụ ra mặt. Ông ta đập bàn đập ghế nói: "Phải giết một thằng cho trăm nghìn thằng khác sợ chứ! Ông xem, tôi ra làm cách mạng chưa được hai mươi ngày trời mà đã xảy ra mười mấy vụ ăn cướp, thế mà không vụ nào truy ra cả, còn gì là thể diện của tôi! Bây giờ truy ra được rồi, ông lại nói ngang. Không được! Việc này là phần việc của tôi...". Cụ Cử bí, chả biết trả lời thế nào... Nhưng cụ vẫn giữ ý kiến của cụ và nói rằng: nếu không tìm cho ra tang vật thì cụ sẽ lập tức từ chức bang biện. Ông lãnh trả lời: "Cái ấy tùy ý ông". Vì vậy, tối hôm ấy cụ Cử không ngủ được một tí nào. Cũng may hôm sau, cụ không hề từ chức.
Lần thứ ba, người ta dắt AQ ra ngoài nhà giam, tức là ngay sau cái đêm cụ Cử không nhắm được mắt lấy một phút. AQ ra đến công đường vẫn thấy cái lão trọc theo lệ ngồi đấy. AQ cũng theo lệ quỳ xuống.
Lão trọc lại ngọt ngào hỏi:
- Thế mày còn muốn nói gì nữa không?
AQ nghĩ một hồi, chả biết nói gì cả, trả lời:
- Bẩm... không ạ!
Mấy nhân vật áo dài, áo ngắn liền khoác cho y một cái áo vải tây trắng trên có mấy chữ mực đen. AQ lấy làm buồn khổ vô cùng là vì cái áo đó hơi giống áo đại tang; ăn bận như thế sợ có "xúi quẩy" gì chăng? Nhưng ngay lúc ấy, người ta đã bắt y trói giật cánh khỉ lại và lôi ra khỏi nha môn rồi.
AQ bị người ta đẩy lên một chiếc xe không mui, ngồi chung với mấy chú áo cộc. Tức thì xe mở máy. Một toán lính và mấy chú tuần đinh vác súng đi trước, hai bên đường rất nhiều người đứng xem, miệng há hốc. AQ không biết phía sau có những gì. Bỗng y chợt nghĩ rằng: hay là chúng nó đưa mình đi chặt đầu! Hoảng quá! Hai mắt y quáng hẳn lên, rồi hai tai cứ nghe ù ù. Y dường như ngất đi. Nhưng y chưa ngất hẳn, có lúc lo sợ, có lúc thản nhiên. Lan man ý nọ dọ ý kia, y cảm thấy rằng: đại khái con người ta sinh ra trong khoảng trời đất vẫn thế, có lúc tránh cũng chẳng khỏi bị chặt đầu!
Nhưng AQ còn nhận ra đường lối, và hơi lấy làm lạ sao lại không đi thẳng tới pháp trường? Nào y có biết đâu rằng bây giờ người ta còn đem y bêu phố để cho mọi người trông thấy đã. Nhưng dù có biết thế chăng nữa thì bất quá y cũng lại sẽ nghĩ rằng: đại khái con người ta sinh ra trong khoảng trời đất, có lúc tránh cũng chẳng khỏi bị dẫn đi diễu phố để bêu cho mọi người xem!
AQ giờ đã vỡ lẽ! Đây là con đường vòng ra pháp trường! Đây nhất định là đi đến chỗ "phập" cái đầu một cái. Y thẫn thờ nhìn. Hai bên đường, người xem đông như kiến. Tình cờ, trong đám đông, y bỗng thấy mặt vú Ngò. Đã lâu không gặp, thì ra vú Ngò đã lên huyện làm thuê. AQ bỗng thẹn thấy mình không có khí phách để "mần" lên vài câu tuồng. Bao nhiêu ý nghĩ cuồn cuộn trong đầu óc y như một cơn lốc. Bài "Gái góa thăm mồ" hát lên chẳng oai vệ gì; còn câu "Ăn năn đà quá muộn" trong tấn "Long hổ đấu" xem ra cũng yếu lắm. Thôi thì hát câu "Thủ chấp cương tiên tương nỉ đả" vậy! Bất thần y dang tay lên. Lúc đó y mới nhớ ra rằng hai tay y đã bị trói chặt. Vì vậy mà y cũng chả hát câu "Thủ chấp cương tiên..." nữa.
"Hai mươi năm sau, sẽ lại có một..." Giữa lúc ngổn ngang trăm mối, AQ bỗng thốt ra một câu xưa nay y chưa hề nói được bao giờ. Thật là "không thầy mà hiểu" được vậy.
- Hay lắm!
Từ đám đông vang lên một tiếng chẳng khác gì tiếng rú của loài sài lang.
Chiếc xe cứ đi thẳng. Giữa bấy nhiêu tiếng reo hò cổ võ, AQ liếc mắt nhìn vú Ngò. Nhưng hình như vú không thấy AQ, chỉ đứng thất thần nhìn mấy khẩu súng trên vai bọn lính tập.
Chiếc xe cứ đi thẳng. Giữa bấy nhiêu tiếng reo hò cổ võ, AQ liếc mắt nhìn vú Ngò. Nhưng hình như vú không thấy AQ, chỉ đứng thất thần nhìn mấy khẩu súng trên vai bọn lính tập.
AQ nhìn
lại đám người đang reo hò cổ võ.
Trong giây phút này, ý nghĩ lại cuồn cuộn lên trong đầu óc y như một cơn lốc. Bốn năm về trước, y đã gặp phải một con sói đói cứ theo riết lấy y, định ăn thịt y. Lúc bấy giờ, y sợ tưởng chết ngất đi. May sao trong tay còn có một con dao rựa y mới liều mạng cầm cự về được đến làng Mùi. Đến nay, y còn nhớ mãi đôi mắt con sói vừa dữ tợn, vừa khiếp sợ, cứ lấp lánh lên như hai ngọn lửa ma trơi, nó tựa hồ từ đằng xa xiên qua da thịt y nghe đau nhói. ấy thế mà trong giờ phút này, AQ lại gặp những cặp mắt ghê sợ hơn thế, ghê rợn như chưa bao giờ ghê rợn bằng, vừa lừ đừ, vừa sắc bén, gần mà như xa, theo riết y, không những nuốt chửng lời nói của y mà chực cấu xé tan nát thân hình y.
Rồi những cặp mắt đó lại hòa thành một khối cấu xé cả tâm hồn y nữa.
- Cứu tôi với...
Nhưng AQ không thốt nên lời được. Mắt y đã tối sầm lại, tai nghe ù ù: y cảm thấy thân hình y tan ra thành từng hạt bụi.
Về những ảnh hưởng gây nên lúc đó, rõ rệt nhất lại là ở nhà cụ Cử. Cả nhà cụ đều rên rỉ về sự quan tư không chịu tìm cho ra tang vật. Sau nữa là ở nhà cụ Cố họ Triệu. Không những trong lúc lên huyện đi báo, cậu Tú đã bị bọn cách mạng không tốt cắt mất cái đuôi sam, mà nhà cụ lại còn phải nộp hai vạn quan tiền thưởng cho hai tên tuần đinh đã mạo hiểm trèo tường vào bắt AQ hôm trước. Thành ra cả nhà cụ càng rên rỉ tợn. Từ hôm đó trở đi hai gia đình này dần dần đều có lựng cái mùi "di lão".(ý nói: sa xút, chịu lép vế, nhưng "giấy rách còn giữ lề")
Còn như về dư luận, thì cả làng Mùi đều nhất trí công nhận rằng: AQ không phải là người lương thiện, chứng cớ là y đã bị bắn. Vì rằng: nếu là người lương thiện thì sao lại bị bắn kia chứ! Trên huyện thì dư luận không lấy gì làm hay lắm. Phần nhiều họ không thỏa mãn. Họ bảo: bắn người trông không vui mắt bằng xem chặt đầu. Mà cái tên tử tù kia mới vô duyên tức cười làm sao. Đã bị đưa đi bêu phố một hồi như vậy mà cũng không "mần" lên được một câu tuồng nào cả, họ đi theo hóa ra mất công toi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét