Trung Quốc đang trỗi dậy. Họ tăng cường tiềm lực quân sự vượt ngoài giới hạn phòng thủ. Họ coi Việt Nam là trở ngại lớn nhất cần phải dẹp bỏ đầu tiên trong chiến lược độc chiếm biển Đông của mình.
Vì vậy, không còn con đường nào khác, chúng ta phải cảnh giác cao độ, phải chuẩn bị toàn bộ để đối phó với nguy cơ này.
Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác.
Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác.
Tuy giành được độc lập, thống nhất đất nước nhưng phải trải qua bao khó khăn gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, thời gian chiến tranh dài như vô tận, ba thế hệ con người Việt Nam lên đường ra trận.
Với quyết định “đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên chính quy, hiện đại” (thay vì trước đây chỉ là “tiến dần lên chính quy, hiện đại”). Đây là quyết định sáng suốt, nhạy bén của Đảng, Nhà nước cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc trước những thách thức về an ninh chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.
Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.
Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm.
Để bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù đông người lắm của, chúng ta ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh dân tộc là chính thì chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, dựa vào sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của các nước bạn bè.
Trung Quốc từng cảnh báo Việt Nam nào là “nước xa không cứu được lửa gần”; nào là “Mỹ có lợi ích với Trung Quốc nhiều hơn với Việt Nam, nếu khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ mặc Việt Nam”, v.v... Nghĩa là đừng có “thân Mỹ, không lợi lộc gì đâu; đừng có thân Nga, xa lắm, lửa gần không cứu được đâu. Việt Nam chỉ còn cách thuần phục Trung Quốc mà thôi”(!).
"Nhẹ bước" - người đẹp Việt Nam |
Biển Đông không phải là cái hồ của Trung Quốc, nó là nơi gắn liền “lợi ích quốc gia” của rất nhiều nước. Vì thế không đời nào các quốc gia liên quan chịu để yên cho Trung Quốc làm gì thì làm hòng nuốt trọn Biển Đông.
Đây là cơ hội để Việt Nam có nhiều “đồng minh tự nhiên”, là chủ thể và khách thể trên biển Đông nên Việt Nam có nhiều lựa chọn những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền.
Việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “ba không” (với Trung Quốc) có nghĩa là: “Nếu Việt Nam không bị nước nào tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược thì quốc phòng Việt Nam thực hiện theo chính sách “ba không”. Còn nếu như anh (Trung Quốc?) mà tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược Việt Nam thì… chẳng lẽ Việt Nam tự trói tay, trói chân, trùm chăn lại cho anh đánh? Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc mình".
Vậy, Việt Nam có tìm cách liên minh với những quốc gia mà họ cũng có những nguy cơ giống Việt Nam hay không?
Giả sử ta có với Nga hay Mỹ một hiệp ước phòng thủ chung nào đó thì khi Việt Nam bị xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược thì khuôn khổ hiệp ước cũng chỉ giới hạn là phía đối tác sẽ hỗ trợ ta về kinh tế, quân sự (bao gồm vũ khí trang bị, chia sẻ tin tức tình báo…) mà thôi. Không thể hơn và không nên hơn vì nợ gì, nợ ai, con cháu đều có thể trả, nhưng nợ máu thì bất luận ý nghĩa gì cũng khó trả..
Cho nên, không liên minh quân sự với quốc gia nào như tuyên bố của tướng Vịnh là đắc sách. Nhưng hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện… song phương là một nhu cầu tất yếu và bức thiết.
Hợp tác chiến lược; đối tác chiến lược toàn diện khi đã được 2 nước “nâng lên tầm cao mới” thì so với “liên minh quân sự” cũng chỉ là cách gọi.
Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản… là những đối tác rất quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đối tác chiến lược với họ chính là một trong các nguồn lực để bảo vệ chủ quyền.
Cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đông là biểu hiện sự kết hợp kinh tế với chủ quyền tỏ ra rất hiệu quả.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tàu đánh cá hiện đại chèn ép, lấn át lực lượng tàu đánh cá vô cùng thô sơ, nhỏ bé của Việt Nam thì Việt Nam phải quyết tâm, nhanh chóng tìm đối tác, hợp tác đánh bắt cá với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…
Và, như ý kiến tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nghe, của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) là: “Khi các yếu tố nước ngoài, điển hình như Nga, Mỹ... tham gia đầu tư vào khai thác biển Việt Nam đồng nghĩa quyền lợi của họ gắn liền với các ngư trường Việt Nam. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề chỉ của Việt Nam mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. Tất nhiên, khi đó, nếu Trung Quốc có những hành xử chạm đến "lợi ích chung" thì họ không khoanh tay đứng nhìn. Dẫu lợi ích có chia đôi, chia ba nhưng về lâu dài, lợi ích về công nghệ, trình độ dân trí, vấn đề an ninh biển Đông cho ngư dân... thì ở cuộc chơi này, Việt Nam vẫn có lợi hơn, nếu như không muốn trắng tay đứng nhìn tàu trọng tải khủng của Trung Quốc tung hoành”.
Tại sao không? Máu chúng ta còn không tiếc thì tiếc gì thua thiệt một vài con cá con tôm?
Đây là sách lược sáng suốt bởi vì nó hợp lý, chính xác.
Một khi kẻ thù đã xuất đầu lộ diện nghênh ngang, không e dè, trắng trợn đe dọa dùng vũ lực thì đã đến lúc Việt Nam phải có những đối sách phù hợp, khôn khéo và quyết liệt, để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Quá mạo hiểm khi đưa tay ra với một kẻ có vũ khí đầy mình, thái độ hung hăng, hiếu chiến.
Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét