Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Khi phở... xuất Ngoại

"Dát vàng" - siêu mẫu châu Âu
Thống kê không chính thức cho biết doanh thu của 500 cửa hàng phở Việt Nam (VN) trên toàn nước Mỹ lên tới khoảng 500 triệu USD năm. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Trưởng đại diện UNDP tại VN Jordan Ryan bảo: “Trước lúc về nước, tôi phải đưa cả gia đình mình đi ăn phở gà lần cuối vì ai cũng bị mê hoặc bởi phở”. Ông Ahn Tae Sung, bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa và báo chí của Đại sứ quán Hàn Quốc tại VN, khẳng định hiện có một nền “văn hóa phở” đang lên ngôi tại Hàn Quốc. 
Và trong tất cả những câu chuyện trà dư tửu hậu với bạn bè thế giới, phở luôn là một đề tài trung tâm. 
1. “Phở” được Google định nghĩa bằng... gần 100.000 trang văn bản. Trong đó là cả một thế giới đa màu sắc dành cho những ai yêu món ăn Việt này. Nổi tiếng nhất hiện nay làwebsite chuyên về phở của một nhóm bạn trẻ gốc Việt đang định cư tại Mỹ mang tên www.phofever.com chuyên cung cấp mọi thông tin về phở, từ danh sách và địa chỉ 500 quán phở VN trên toàn nước Mỹ, từ cách chọn mua nguyên liệu, cách nấu một món phở nhanh nhất đến việc tham gia quảng cáo cho món phở bằng cách mặc một chiếc áo có in hình tô phở trên ngực. 
2. Tôi nhớ như in cảm giác thân thuộc khi nhìn chị Sương - chủ một nhà hàng Việt ở Berlin (Đức) - treo biển “Phở Sài Gòn đặc biệt”. Chị bảo: “Tôi nấu phở không ngon như ở nhà đâu nhưng ăn cho đỡ nhớ thôi nha”, và bà chủ quán rất kiên nhẫn đứng giải thích tên từng cọng rau, loại gia vị trong tô phở cho một khách hàng người Đức tò mò. 
Và chị Sương chỉ đường đi mua các loại gia vị để có thể nấu được phở “theo đúng kiểu ở nhà”: một viên nước cốt xương, một tảng thịt có mỡ để làm... gầu hay đơn giản mà khó tìm nhất là mớ rau quế, rau thơm quê nhà. “Nếu ở Mỹ thì sướng hơn vì có cả một nền công nghiệp phở. Ở bển người ta có nhà máy làm bánh phở, có người chuyên bỏ mối xương, thịt và hầu như không thiếu chút gia vị nào cả. Nhưng ở Đức vẫn còn sướng hơn nhiều nước khác, như Ý chẳng hạn, muốn ăn tô phở thì cực lắm, nên người bạn của tôi đành bấm bụng cho một gói phở ăn liền vào nồi để qua cơn thèm...”. 
Lang thang cùng người Việt ở những vùng khác nhau của châu Âu mới hay một qui tắc bất di bất dịch của người Việt xa xứ: gặp khách thì sẽ đãi món phở. 
Một số biệt danh được các phóng viên nước ngoài ưu ái đặt cho món phở: 
Pho-mous: chơi chữ của từ Famous, ý nói món phở hiện rất nổi tiếng (Jimmy Fowler - báo Fort Worth Weekly). 
Phonominal: ý nói món phở thật giản dị, vì không khí trong phở Hòa cũng rất nhẹ nhàng đơn giản. (Vince Gerasole - Đài truyền hình CBS2). 
"Trăng treo" - tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết
3. “Như phần đông người Hàn ở Hàn Quốc, tôi rất thích phở và bún chả. Phở VN thật sự là một món ăn được ưa chuộng ở Hàn Quốc và những hàng phở VN thì phổ biến ởSeoul. Bước xuống taxi ở trung tâm thủ đô, bạn sẽ thấy bên trái là quán phở, bên phải là quán phở, trước mặt cũng phở và sau lưng cũng sẽ là... phở. Tôi đếm được khoảng 200 tiệm phở ở thủ đô Seoul, ở những vị trí rất đẹp. 
Bên trong các quán phở đều giống như một triển lãm thu nhỏ về VN với tranh ảnh, vật dụng quê nhà... Tôi có thể chắc chắn một điều chính thức ăn VN, mà đại diện là phở, là một công cụ tiếp thị hết sức thành công cho văn hóa VN tại Hàn Quốc. Nhiều người chưa đến VN bao giờ, nhưng khi họ nhấm nháp một ngụm nước lèo nấu nhừ xương bò và cảm nhận sự mềm mại của từng sợi phở trong hương thơm cay cay của rau quế, chính là đang cảm nhận một phần của nền văn hóa độc đáo của VN” - ông Ahn Tae Sung đã viết cho TTCN như thế. 
4. Vince Gerasole là phóng viên chuyên về đề tài ẩm thực của kênh truyền hình CBS2 (Chicago, Mỹ). Trong chương trình Table for 2 phát sóng vào tháng 12-2005, ông đã cùng đầu bếp nổi tiếng Rick Bayless giới thiệu đến khán giả về phở Hòa. Người phóng viên sành ăn này cho chúng tôi biết thật đáng tiếc khi ở một tiểu bang nổi tiếng thế giới về nghệ thuật ẩm thực như Chicago vẫn còn rất ít người biết đến phở. 
Chính vì vậy bản thân ông cũng hết sức ngạc nhiên xen lẫn thích thú khi được thưởng thức món ăn nổi tiếng của VN tại tiệm phở Hòa trên phố Broadway. Ông nhận xét rằng một tô phở to cũng khá phù hợp với sức ăn của người Mỹ. Gerasole đặc biệt ấn tượng với nước phở béo mà không ngấy, hương vị nồng ấm và sự phong phú về mùi vị từ nhiều loại rau khác nhau dùng để ăn kèm với phở. 6 USD một tô phở là cái giá khá cao đối với người VN nhưng tại Mỹ, Gerasole cho rằng như thế là quá rẻ để thưởng thức một món ăn tuyệt hảo. 
Thống kê không chính thức cho biết doanh thu của 500 cửa hàng phở VN trên toàn nước Mỹ lên tới khoảng 500 triệu USD năm. 
5. Còn đối với đầu bếp Rick Bayless vốn nổi tiếng với các món ăn Mexico thì phở VN là nơi ông tìm đến những khi... ngán món Mexico. Có lẽ do phải hít hà thổi bát phở nóng hổi và chậm rãi tận hưởng hương vị món ăn qua từng lần gắp đũa nên ông rút ra kết luận: “Điều thú vị về phở là nó làm cho chúng ta bình tâm lại”. 
"Buông lơi" - thiếu nữ Nhật Bản
6. Cô thạc sĩ ngành quản trị truyền thông của Mỹ Andrea Nguyễn Quỳnh Giao, chủ nhân của trang web chuyên về văn hóa ẩm thực VN www.vietworldkitchen.com, thì viết không biết bao nhiêu bài báo trên khắp các phương tiện truyền thông của Mỹ để quảng bá cho phở. Andrea bỏ khá nhiều công sức để tìm hiểu về lịch sử món ăn mà mẹ cô vẫn thường nấu trong những buổi họp mặt gia đình. 
Cô cho biết: “Khi di cư đến Mỹ cách đây hơn 30 năm, người Việt đã đem theo món phở để rồi giờ đây món ăn này đã trở thành món “xúp mì” châu Á nổi tiếng nhất nước Mỹ”. Tô phở ngày nay đã trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi. Tô phở thuở xuất hiện lần đầu tiên cách đây ngót 100 năm chỉ có bánh phở, nước lèo và thịt bò trụng. Các đầu bếp sau đó đã sáng chế thêm món phở bò tái và phở gà. Trong thời chiến tranh, khi thịt bò khan hiếm, người ta còn làm phở heo. 
Tuy nhiên đến nay phở bò đã trở thành cái tên quen thuộc mỗi khi người ta nhắc đến phở. Đa số nguyên liệu trong món phở đều không xa lạ gì, lại tươi và không quá cay. Đây có thể là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất khiến món phở được người người, nhà nhà khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Các sinh viên và nhân viên Trường đại học San Jose cũng không ngoại lệ, vì có rất nhiều cửa hàng phở mở xung quanh trường. 
Theo đầu bếp Jay Marshall, món phở đã trở thành món ăn quen thuộc đến nỗi gần như nó không còn là món ăn riêng của một quốc gia nào nữa. Dù tất cả các học giả, đầu bếp và thực khách đều đồng tình rằng phở ra đời vào đầu thế kỷ 20 ở miền Bắc VN nhưng không ai biết chắc chắn về xuất xứ cụ thể của nó. 
Theo một số nghiên cứu, phở chịu ảnh hưởng của truyền thống ẩm thực Pháp lẫn Trung Hoa. Nhiều hội nghị đã được tổ chức tại Hà Nội với một mục đích duy nhất: tìm hiểu về xuất xứ bí ẩn của món ăn này. Một số người cho rằng cách phát âm “phở” xuất phát từ chữ “feu” (lửa) của tiếng Pháp, giống như món ăn tối “pot-au-feu” mà người Pháp đemsang VN. 
Phở Bảy có 40 cửa hàng ở Hàn Quốc.
Hai phóng viên Carol Ness và Amanda Berne của báo Chronicle đã có kết luận về món phở như sau:
* Phở là món ăn mang đậm dấu ấn cá nhân. 
* Có nhiều cách để chế biến một tô phở ngon. 
* Rất dễ để làm ra một tô phở dở ẹt. 
7. Đầu bếp trứ danh Didier Corlou của khách sạn Sofitel Métropole Hà Nội nhận xét: những lát gừng và hành nướng bỏ vào trong nồi nước lèo của món phở tương tự như cách cho hành phi vào món pot-au-feu của người Pháp để có màu nâu bắt mắt. Cách sử dụng nguyên liệu nướng này làm cho món phở có nét đặc trưng khác xa với những món “xúp mì” của châu Á. 
Ông đã ví phở của VN với những món “quốc hồn quốc túy” của các dân tộc khác, chẳng hạn như món paella của Tây Ban Nha hay món bánh kẹp của Anh. Không phải ngẫu nhiên mà ông hào phóng tặng phở danh xưng “món xúp tuyệt hảo nhất thế giới”. 
Đó chính là vì lịch sử của món ăn này. Theo Corlou, món phở đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với đất nước VN và giờ đây nó đã trở thành niềm tự hào dân tộc của quốc gia này. 
Phở có... khách quốc tế! 
Nổi tiếng nhưng lại “bình dân”, món phở dành cho tất cả mọi người, bất kể giàu nghèo và có thể được tìm thấy tại bất kỳ nơi nào. Xét về mặt dinh dưỡng, ông Corlou còn khen ngợi món phở là một món ăn rất giàu vitamin và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tinh thần người VN. Trong tô phở có sự giao thoa văn hóa, hương vị truyền thống hòa quyện với khẩu vị châu Âu - một sự kết hợp tạo ra tính “toàn cầu” cho món phở. 
Nơi xuất xứ của phở cũng gây nhiều tranh cãi. Một số giả thuyết cho rằng Nam Định mới là quê hương của món phở. Thậm chí có giả thuyết còn chỉ rõ làng Văn Cừ thuộc tỉnhNam Định chính là nơi xuất xứ của món phở. 
Trong thế kỷ 20, gần như tất cả dân làng đều chuyển sang hành nghề nấu phở kiếm sống và họ đã phải đạp xe hơn 80km đến Hà Nội để bán. Do đó nhiều người bán phở ở Hà Nội ngày nay đều là người làng Văn Cừ. 
Theo Pubbud.com
"Bằng lăng" - Hot girl châu Á

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét