Phác họa chân dung Hoàng đế Quang Trung. |
Bối cảnh lịch sử
Vào thế kỷ 18, nước ta còn là một nước quân chủ, lấy nghĩa vua tôi làm trọng, lấy sự an ninh thịnh vượng của dân làm quí. Nhưng từ nhà Lê trung hưng trở về sau, miền Bắc họ Trịnh xưng chúa, lấn quyền vua Lê, kiêu binh làm loạn, miền Nam họ Nguyễn hùng cứ một phương, không thần phục vua Lê, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Dân chúng Bắc cũng như Nam đều sống trong cảnh loạn lạc, lầm than. Ở Tây Sơn, miền Trung, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đứng lên diệt chúa Nguyễn, dẹp chúa Trịnh, nhưng không nỡ dứt nhà Lê, đặt Giám quốc để giữ tông miếu tiền triều rồi rút quân về. Lê Chiêu Thống phái Hoàng Thái hậu (mẹ của vua) sang Tàu cầu cứu. Vua nhà Thanh nhân dịp ấy mượn tiếng cứu nhà Lê để thôn tính nước Nam, bèn sai Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang chiếm giữ thành Thăng Long, ngày 19-12-1788, làm lễ tuyên đọc tờ sắc vua Càn Long phong vua Lê Chiêu Thống làm Annam quốc vương. Tuy được thụ phong vương, nhưng các văn thư của ta vẫn đề niên hiệu Càn Long, mỗi khi thiết triều xong, Chiêu Thống lại đến dinh Tôn Sĩ Nghị để chầu chực việc quân quốc.
Sĩ Nghị ngạo nghễ, tự đắc, khinh bạc Chiêu Thống. Một số quan lại chạy theo nịnh bợ Sĩ Nghị, ngày đêm chuyên việc đi sát hại những người trước đã theo Tây Sơn một cách dã man. Triều thần, dân chúng đều công phẫn, lấy làm sỉ nhục. Nhận thấy vua Lê hèn hạ và Trung quốc đã thật sự đô hộ nước ta rồi. Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại nước. Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Quang Trung, truyền hịch đi các nơi, đường đường, chính chính, đem 10 vạn quân thuần thục, chiến đấu ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh.
Ở Bắc, thấy thế quân Thanh quá mạnh, sợ đánh không nổi, Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm rút lui, ra tạ tội với Quang Trung.
Quang Trung nói: "Thân làm tướng mà bỏ chạy trước quân thù tội đáng chém, nhưng các ngươi có công rút quân bảo toàn lực lượng, vậy ta tha cho tội chết để đoái tội lập công", rồi Quang Trung phán rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua mười ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi chúng thua trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để điều đình việc chiến tranh. Đợi mười năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa".
Sĩ Nghị ngạo nghễ, tự đắc, khinh bạc Chiêu Thống. Một số quan lại chạy theo nịnh bợ Sĩ Nghị, ngày đêm chuyên việc đi sát hại những người trước đã theo Tây Sơn một cách dã man. Triều thần, dân chúng đều công phẫn, lấy làm sỉ nhục. Nhận thấy vua Lê hèn hạ và Trung quốc đã thật sự đô hộ nước ta rồi. Vậy nước đã mất, thì phải lấy lại nước. Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Quang Trung, truyền hịch đi các nơi, đường đường, chính chính, đem 10 vạn quân thuần thục, chiến đấu ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh.
Ở Bắc, thấy thế quân Thanh quá mạnh, sợ đánh không nổi, Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm rút lui, ra tạ tội với Quang Trung.
Quang Trung nói: "Thân làm tướng mà bỏ chạy trước quân thù tội đáng chém, nhưng các ngươi có công rút quân bảo toàn lực lượng, vậy ta tha cho tội chết để đoái tội lập công", rồi Quang Trung phán rằng: "Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua mười ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi chúng thua trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để điều đình việc chiến tranh. Đợi mười năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa".
Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, (30-1-1789), vua Quang Trung cùng 60 thớt voi hùng dũng tiến vào Thăng Long, sớm hơn hạn định hai ngày. Áo bào đen như mực vì bị ám khói thuốc súng. Quân Thanh đại bại, Sầm Nghi Đống tự treo cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị mất tinh thần, không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên, vượt qua cầu phao, hướng về Kinh Bắc bỏ chạy. Lê Chiêu Thống chạy theo. Quân Thanh tranh nhau chạy lên cầu phao, làm cầu bị gãy, hàng vạn quân Thanh bị chết chìm. Quân ta truy kích, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả bảo vật, sắc thư, cờ hiệu, bài lệnh, ấn tín chạy thoát qua biên giới. Dân chúng Tàu ở bên kia cửa ải sợ khiếp, dắt dìu nhau chạy trốn hơn mấy trăm dặm...
Vua Càn Long nhà Thanh nghe tin Tôn Sĩ Nghị đại bại, cả giận, sai Phúc Khang An (người Mãn Châu) làm tổng đốc Lưỡng Quảng thay Sĩ Nghị, rồi ra lệnh chuẩn bị đưa 500.000 quân của chín quận thuộc tỉnh Nam Hoa xuống Bắc Việt để trả thù.
Vua Càn Long nhà Thanh nghe tin Tôn Sĩ Nghị đại bại, cả giận, sai Phúc Khang An (người Mãn Châu) làm tổng đốc Lưỡng Quảng thay Sĩ Nghị, rồi ra lệnh chuẩn bị đưa 500.000 quân của chín quận thuộc tỉnh Nam Hoa xuống Bắc Việt để trả thù.
Ngay sau khi tiến quân vào Thăng Long, theo kế hoạch đã dự định từ trước, Quang Trung sai Ngô Thì Nhiệm viết biểu tạ tội (đổ hết tội cho Tôn Sĩ Nghị) và xin phong vương. Rồi sai cháu là Nguyễn Quang Hiển làm sứ giả đi Yên Kinh trình biểu và cống phẩm lên vua Càn Long. Sứ giả còn đút lót vàng bạc cho Phúc Khang An ở Quảng Châu và cho cận thần của vua Càn Long là Hòa Thân, để nhờ họ nói khéo hộ tay trong. Thấy vậy, Càn Long liền ra lệnh bãi quân và vào khoảng tháng 6-1789, hạ chiếu phong Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương.
Phúc Khang An biên thư báo cho Nguyễn Quang Hiển biết, trong thư có nói thêm rằng năm sau là lễ bát tuần vạn thọ của vua Càn Long, Quốc vương An Nam nên thân hành đến kinh đô chúc thọ Hoàng đế, hẳn được ban thưởng. Quang Trung(?) đi cùng một số cận thần sang Tàu (1890). Đến Yên Kinh, vua Càn Long vời đến chầu ở Nhiệt Hà và cho vào làm lễ "ôm gối" như là tình cha con một nhà, lại cho ăn yến cùng các thân vương, rồi sai thợ vẽ một bức truyền thần hình Quang Trung(?) cùng ban ân lễ thật hậu.
Phúc Khang An biên thư báo cho Nguyễn Quang Hiển biết, trong thư có nói thêm rằng năm sau là lễ bát tuần vạn thọ của vua Càn Long, Quốc vương An Nam nên thân hành đến kinh đô chúc thọ Hoàng đế, hẳn được ban thưởng. Quang Trung(?) đi cùng một số cận thần sang Tàu (1890). Đến Yên Kinh, vua Càn Long vời đến chầu ở Nhiệt Hà và cho vào làm lễ "ôm gối" như là tình cha con một nhà, lại cho ăn yến cùng các thân vương, rồi sai thợ vẽ một bức truyền thần hình Quang Trung(?) cùng ban ân lễ thật hậu.
"Với hoa" - thiếu nữ Việt Nam |
Sở dĩ Quang Trung cầu hòa với Trung quốc và chịu thụ phong là cốt chấm dứt chiến tranh ngay cho dân chúng nghỉ ngơi và nhất là để có thì giờ cho “nước ta dưỡng được sức phú cường”. Mà một nước phú cường, phải có quân lực hùng hậu để sẵn sàng bảo vệ đất đai, đề phòng quân Hoa trong tương lai có thể sang đánh trả thù.
Khi trong nước đã yên, Quang Trung ra lệnh cho các trấn làm lại sổ đinh, cấp cho mỗi người dân một thẻ bài, khắc 4 chữ "Thiên hạ đại tín" xung quanh ghi tên họ, quê quán và điểm chỉ làm tin. Rồi cứ 3 tên đinh, kén lấy một người đi lính. Quân chia ra làm đạo, đạo thống các cơ, cơ thống các đội. Bắt phải diễn tập luôn luôn. Đồng thời, để cầm chân quân Thanh, Quang Trung dùng cả giặc Tàu Ô và những người Hoa thuộc đảng Thiên Địa Hội nổi loạn ở Tứ Xuyên, có tính cách phù Minh, chống Thanh, quấy rối Tàu ở biên thùy và các miền ven biển Nam Hải.
Đến giữa năm Nhâm Tý (1792), cho rằng quân lực đã đầy đủ, sẵn sàng để chống nạn Bắc xâm và có lẽ để thăm dò ý vua nhà Thanh, Quang Trung sai tướng Vũ Văn Dũng đi sứ sang Yên Kinh dâng biểu cầu hôn và xin vua Thanh trả lại cho Việt Nam đất Lưỡng Quảng. Không ngờ, Quang Trung lâm bệnh mất, các quan dìm việc cầu hôn và việc xin trả đất đi, không cho Thanh triều biết.
Lần lại cổ sử Trung quốc
Lần lại cổ sử Trung quốc
Mặc dầu thế nào, một tờ biểu của vua Việt Nam gửi đến Hoàng đế Trung Quốc xin trả Lưỡng Quảng lại cho nước ta, là một văn kiện ngoại giao yêu sách cực kỳ quan trọng, tất cũng phải được các danh Nho (mà Quang Trung đã hết lòng thu dụng, hậu đãi, như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp La Sơn phu tử) soạn thảo, trưng dẫn ra những chứng tích lịch sử vững chắc để khỏi bị triều đình Tàu khinh thường vua quan và giới trí thức của dân tộc ta. Tiếc rằng hiện giờ không ai tìm được tài liệu gì về nội dung của tờ biểu ấy. Chỉ đoán rằng viết biểu cho vua Tàu, có lẽ Quang Trung cùng các danh Nho xưa phải dùng sử liệu của Tàu để chứng minh đại khái rằng:
1- Dân Lưỡng Quảng (tức là Nam Việt) vốn là dân Việt, gốc Bách Việt.
2- Nam Việt thời Triệu Đà là nước của chúng ta, nhà Hán đã chính thức thừa nhận.
3- Mà nhà Hán về sau lại dùng mưu không chính đáng để gây hấn chiếm lấy.
Chúng tôi, không có tham vọng biên khảo về sử, mà chỉ làm công việc góp nhặt những điều mà các sử gia, hay học giả trước đây đã khám phá được, để thử đoán xem Quang Trung đã dựa vào sử liệu nào, căn cứ vào nguồn gốc Bách Việt của dân ta, để xin Tàu trả lại đất Lưỡng Quảng.
Một viên quan lớn - ảnh Việt Nam xưa |
Theo Tả Truyện, Thần Nông, thủy tổ của Hoa tộc, làm vua được 8 đời thì bị tướng của mình là Hiên Viên diệt. Hiên Viên đánh đuổi Tam Miêu, là thổ dân của Trung quốc từ thời Thượng cổ, để chiếm bờ Tây sông Hán là phụ lưu của sông Dương Tử. Về sau, có một bọn người do Suy Vưu dẫn đầu, từ Tây Tạng di cư đến Hoa Bắc. Hiên Viên giết được Suy Vưu, nên dân Hoa tôn làm tù trưởng (Hoàng Đế). Dân Suy Vưu bị Tàu đánh đuổi, chạy xuống các vùng phía Đông sông Hán.
Người Hoa thường gọi các dân láng giềng là rợ, là man di, vì cho chúng không văn minh. Lúc đầu, chưa biết được bọn người theo Suy Vưu là dân gì, nên chỉ gọi chúng là rợ. Và vì chúng chiếm địa bàn phía đông nên gọi là Đông Di (rợ phía đông). Danh xưng Việt - Tàu có thói quen lấy biệt sắc của các dân lạ mới đến mà đặt tên cho họ. Thấy rợ Đông Di xăm mình, nhuộm răng đen, đặc biệt có lưởi rìu xéo bằng đồng tra cán ngắn bằng gỗ (dùng để ném) mà rợ này gọi là 'việt', thì gọi tên dân mới đến ấy là rợ Việt tức là thứ rợ có cái rìu việt dùng làm vũ khí.
Bài Tựa của cổ thư Bách Việt Tiên Hiền Chí (là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam Di Thư của Trung Hoa) một tài liệu căn bản cho các nhà khảo cổ và nhân chủng học, có nói rõ nguồn gốc dân Việt thuộc đại chủng Bách Việt, như sau:
"Vũ Cống là một miền vuông vắn ngoài cõi Dương Châu, từ Ngũ Lĩnh tới bờ biển. Đó là miền của Việt tộc, khởi thủy từ đời vua Vũ, làm thành các nước chư hầu Bách Việt. Thiếu Khang lúc ấy phong Yến Tử ở miền Hội Kê, thờ vua Vũ. Họ xăm mình, cắt tóc, phá hoang lập ấp ở đấy. Cách hai mươi đời sau, Việt Câu Tiễn, một thường dân nổi lên diệt Ngô, xưng vương, đóng đô ở Lang Gia, trở thành dân nước hùng cường một phương. Câu Tiễn suốt sáu đời, gia công đánh Sở. Sở rất mạnh về thương mãi, đánh bại Câu Tiễn, dồn về Lang Gia, dừng bước ở miền Đông. Vũ Việt phân tán các con mỗi người một nơi: kẻ xưng Vương, người xưng Chủ khắp miền duyên hải Giang Nam, thần phục nước Sở.
"Đó là Bách Việt, phân chia bờ cõi từ Dương Châu, Hội Kê xuống Nam. Nhờ thực tài xem thiên văn và bói chim, sau cùng diệt được Sở vương. Câu Tiễn thâu hầu cả miền Dương Việt lập thành ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Úy. Con cháu sau này qui phục Hán tộc, liên hiệp các miền thành Thương Ngô, Uất Lâm, Giao chỉ, Cửu Chân, Đạm Nhĩ, Châu Nhai... tất cả 9 quận. Tư miền Nam Việt tới địa giới Bắc Tô Cư, Hội Kê gọi là Phù Việt; phía Đông miền hoang vu tới Chương Tuyền gọi là Mân Việt; từ biển Đông kinh đô
Vương Diêu tới Vĩnh Gia gọi là Âu Việt; từ Tang Ca tới miền Đông ôn hòa thư thái gọi là Lạc Việt. Người Hán tộc cho rằng: người Việt ở miền duyên hải có nhiều đồi mồi, tê giác, đá ngọc, bạc đồng, trái cây, vải vóc.
"Tuy nhiên, Việt tộc được chung đúc bởi dương khí cho nên nhân văn, mũ áo, lễ nhạc không giống lễ giáo Đường Ngu. Sau này tôi có nghe vị thái sư Nam Giao nói rằng: Người Việt tuy man di, nhưng từ đầu đã có công đức với nhân dân lắm. Sách Xuân Thu viết: “Câu Tiễn ở Ư Việt ở nước Ngô. Lúc ấy họ rất khổ sở vất vả, nhưng họ lại có nhiều mưu kế thâm sâu, bền chí giữ liêm sỉ, nghe theo mệnh Trung quốc mà tôn nhà Chu, theo Hán tộc từ đó cho đến nay”.
"Sau nầy có Sô Thị gọi là Diêu Triêu thâu hồi dân Việt chung quanh, được tán thưởng cho tới thời Lưu Thị, lập thành hai kinh Đông Tây. Thần dân Việt tộc có công nghiệp văn chương, rải rác khắp tám dặm miền duyên hải Giao Châu đã đem lại nhiều lợi ích.
"Vì thế, sử sách từ Chu đến Hán đã ghi chép Việt tộc có hàng 120 Đại Hiền, Tiểu Hiền. Từ đời Chương Vũ Hoàng tới Đường Tống thu hồi lại tất cả, gọi là Bách Việt Tiên Hiền"
(Lời Tựa của Âu Đại Nhậm năm thứ 33 đời Gia Tĩnh, tháng 11 ngày 21 Minh Thế Tông năm 1522).
"Vì thế, sử sách từ Chu đến Hán đã ghi chép Việt tộc có hàng 120 Đại Hiền, Tiểu Hiền. Từ đời Chương Vũ Hoàng tới Đường Tống thu hồi lại tất cả, gọi là Bách Việt Tiên Hiền"
(Lời Tựa của Âu Đại Nhậm năm thứ 33 đời Gia Tĩnh, tháng 11 ngày 21 Minh Thế Tông năm 1522).
Ngoài ra, vùng Lưỡng Quảng trước đây nổi tiếng là vùng lam sơn chướng khí, không một người Hoa nào muốn đến sinh tụ tại đó. Đời Đường, thứ sử Doanh Châu là Lư Tổ Thượng từ chối không đi làm thứ sử Giao Chỉ, nên bị vua Thế Dân ra lệnh xử tử. Ông nói đi Giao Chỉ vùng nước độc, thế nào cũng chết, vậy thà chết tại quê nhà tốt hơn. Sử Hoa chép rằng trong cuộc nhà Tống xâm lăng nước ta, đã có đến 110.000 quân bị chết vì không hạp thủy thổ. Và cũng vì vậy, nên các cuộc động binh Nam tiến của Tần Thủy Hoàng đã dừng lại phía bắc của Hạ Chí Tuyến tức là phía Bắc của Nam Việt. Nhưng thấy vùng Lưỡng Quảng không có dân Tàu, vua nhà Tần chủ trương Nam tiến bằng cách cưỡng đưa những người Hoa thường trốn tránh, tù tội, những tay du thủ du thực, những người ở rể, những dân buôn bán... đến lập nghiệp tại đấy.
Với các nhóm Lạc Việt nầy, Lạc Long Quân đã lập ra nước Văn Lang, các vua đều gọi bằng Hùng Vương, thuộc họ Hồng Bàng. Ranh giới của Văn Lang, phía Bắc lên đến Hồ Động Đình, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chàm), phía Tây giáp Ba Thục, phía Đông giáp biển Nam Hải. Vì vua Hùng Vương 16, từ chối không gả con gái cho vua Thục nước Tây Âu, nên vua Thục dặn con cháu phải trả thù. Đến đời Hùng Vương 18, cháu vua Thục là Thục Phán đem quan qua diệt vua Hùng, chiếm Văn Lang và gom với Tây Âu, lập thành nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương.
Năm 214 tr.TL, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đánh lấy Bách Việt (Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay). An Dương cũng xin thần phục nhà Tần. Tần mới chia Bách Biệt và đất Âu Lạc ra làm ba quận, là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (miền Bắc Việt ngày nay). Theo cổ sử Hoa thì người bản xứ ở đất Bách Việt không chịu để người Tàu cai trị, trốn vào rừng ở. Quân của Đồ Thư, vốn là người ở phương Bắc, không chịu được thủy thổ, phải bệnh rất nhiều. Bấy giờ, người Bách Việt thừa thế nổi lên giết được Đồ Thư. Chẳng được bao lâu thì Tần suy, nước Tàu có nhiều giặc giã, ở quận Nam Hải có quan úy là Nhâm Ngao thấy có cơ hội, muốn mưu đánh lấy Âu Lạc để lập một nước tự chủ ở phương Nam. Nhưng công việc chưa thành, Nhâm Ngao mất. Khi sắp chết Nhâm Ngao trao quyền cho Triệu Đà làm quan úy quận Nam Hải.
Triệu Đà đánh lấy Âu Lạc, sát nhập vào Nam Hải, lập ra nước Nam Việt, năm quí tị (207tr.KN) tự xưng làm vua, hiệu là Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (nằm ngang trên đường Hạ Chí Tuyến) gần thành Quảng Châu bây giờ.
Trong khi Triệu Vũ Vương gây cơ nghiệp ở Nam Việt, thì bên Tàu, Lưu Bang trừ được nhà Tần, diệt được nhà Sở, nhất thống thiên hạ, năm 206 tr.TL, lên ngôi Hoàng Đế, tức là vua Hán Cao Tổ nhà Hán. Năm 196 tr.TL, vua Hán Cao Tổ thấy Triệu Đà đã độc lập ở phương nam, bèn sai Lục Giả sang khuyến dụ và phong vương cho. Năm 183 tr.TC, Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu cấm không cho người Tàu bán vàng, bán các khí cụ bằng sắt để cày bừa, bán ngựa trâu và dê cái cho Nam Việt. Triệu Vũ Vương cho là Tràng Sa vương Ngô Nhuế xui, nên tự lập làm Hoàng Đế rồi cử quân sang đánh Tràng Sa (tỉnh Hồ Nam bây giờ). Năm 181 tr.TC, Hán triều sai tướng đem quân sang ngăn đánh Nam Việt, bị Triệu Vũ Đế đánh thua. Từ đó Triệu Vũ Đế thanh thế lừng lẫy, dùng xe ngựa theo nghi vệ Hoàng đế như nhà Hán bên Trung quốc. Đến khi Lữ Hậu mất, Hán Văn Đế sai Lục Giả đem thư sang Nam Việt khuyên Vũ Đế về thần phục nhà Hán.
Trong thư của Hán Văn Đế có đoạn: “Đất nhà vua cũng không lấy làm to, được của nhà vua cũng không lấy làm giàu.Vậy từ phía nam núi Lĩnh, thì mặc nhà vua tự trị lấy. Nhưng nhà vua cứ xưng đế hiệu, hai bên cùng là đế quốc mà không sai sứ giao thông, thế chẳng hóa ra ganh nhau ư? Ganh nhau mà không nhường thì người có đức nhân không thèm. Trẫm nay xin cùng nhà vua gác bỏ điều cũ, từ rày trở đi, thông sứ như xưa...”. Triệu Vũ Đế thấy lời lẽ tử tế, thật là có nhân hậu, nên thuận theo và đáp thư chịu thần phục.
3- Âm mưu gây hấn chiếm Nam Việt
Triệu Vũ Vương là vua được 70 năm (207-137 tr.KN), truyền ngôi cho cháu đích tôn, hiệu là Triệu Văn Vương (137-125 tr.K.N.) làm vua được 12 năm. Tiếp theo là vua Triệu Minh Vương (125-113 tr.KN) trị vì được 12 năm. Cuối cùng, vua Triệu Ai Vương (113 tr.KN) trị vì vừa được một năm, vua nhà Hán sai An quốc Thiếu Quí sang dụ vua Nam Việt về chầu. Thiếu Quí nguyên lúc trước là tình nhân của Cù Thị (một kỹ nữ Tàu, sau làm vợ của Triệu Minh Vương) đến khi sang Nam Việt gặp lại, tư thông với nhau, rồi dỗ dành Ai Vương đem nước Nam Việt về dâng nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia can ngăn. Cù Thị làm tiệc bỏ thuốc độc toan giết Lữ Gia mà không thành. Lữ Gia liền làm hịch tố cáo trước quốc dân, rồi đem cấm binh vào giết sứ giả, Cù Thị và Ai Vương, rồi tôn Kiến Đức là con trưởng Minh Vương lên làm vua, hiệu là Triệu Dương Vương.
Triệu Dương Vương trị vì độ một năm, thì Hán Văn Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang đánh Nam Việt. Lữ Gia chống không nổi, đem Dương Vương chạy, quân Hán theo bắt được, hạ sát. Tóm lại, những sử liệu xưa của Ttung quốc đã xác nhận rằng Nam Việt là một nước của dân Việt ta do Triệu Vũ Vương lập nên trong thời gian 95 năm tự chủ, có lãnh thổ, biên giới rõ ràng, có dân chúng là Lạc Việt (thuộc chủng Bách Việt) là tổ tiên của ta, có văn hóa, phong tục, ngôn ngữ riêng, nước ta thuận tình thần phục, Hán triều đã công nhận, Hán Văn Đế giao hẹn thêm rằng từ Lĩnh Nam trở xuống, thì mặc vua ta tự trị. Hai nước Hoa Việt đang giao thông hòa hiếu, thế mà đến đời ấu chúa Triệu Ai Vương, vua Hán vô cớ lại sai người sang dùng mưu không chính đáng để gây hấn, rồi xâm chiếm Nam Việt.
*
Đại khái đó là những điều mà hậu sinh chúng tôi mạo muội biện luận một cách sơ sài. Tin chắc rằng Quang Trung cùng các danh Nho thời xưa thế nào cũng phải biết tập Bách Việt Tiên Hiền Chí để viện dẫn trong tờ biểu nhiều chứng tích lịch sử xác đáng, vững chắc và có lẽ phong phú hơn nhiều nữa, để triều đình nhà Thanh có thể chấp nhận mà trả lại Lưỡng Quảng cho nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét