Hai dàn bom chìm trên tàu chiến của hải quân Việt Nam. |
Sau những hành động và tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trong suốt một thời gian dài về các vấn đề liên quan tranh chấp Biển Đông, Chính phủ Mỹ vừa cảnh báo Bắc Kinh chớ nên có bất kỳ nỗ lực nào nhằm “chia để trị” tại vùng biển này.
Chính phủ Mỹ cũng đồng thời bày tỏ hy vọng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ đạt được một thỏa thuận trong năm nay.
Ngày 14-8-2012, phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định Washiongton mong muốn tất cả các nước đang đòi chủ quyền tại Biển Đông đạt được một thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Bà Nuland nhấn mạnh rằng nỗ lực “chia để trị” của Trung Quốc sẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh giữa những nước đang có tranh chấp tại Biển Đông và điều này sẽ chẳng dẫn đến kết cục như mong muốn.
Theo bà Nuland, điều mà Mỹ lo ngại nhất vào thời điểm hiện nay là “căng thẳng đang leo thang giữa các nước liên quan. Vì vậy, cần có một thỏa thuận đáp ứng được nhu cầu của tất cả các bên”.
Tuyên bố của bà Nuland được đưa ra sau khi hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng một bài bình luận bác bỏ những cáo buộc rằng Bắc Kinh đang tìm cách gây bất hòa trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Biển Đông đang có tranh chấp, đồng thời cho rằng đây là âm mưu của các nước phương Tây nhằm tạo ra “sự mất niềm tin và hận thù giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.” Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Đông Nam Á thuộc Đại học New South Wales (Australia), sẽ là sai lầm nếu cho rằng những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông là kết quả của những quyết định mới đây của Mỹ - trong đó có chiến lược trở lại châu Á. Ông Thayer nhấn mạnh rằng “việc đổ lỗi hoàn toàn cho Mỹ, hoặc nâng cao tầm quan trọng của Mỹ như một kẻ kích động, là hoàn toàn không đúng với sự thật. Những vụ tranh chấp này đã tồn tại rất lâu trước khi chính sách trở lại châu Á được công bố”.
"Mùa vàng" - người đẹp Việt Nam |
Tân Hoa Xã đăng tải bài bình luận nói trên trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì kết thúc chuyến công du 5 ngày đến 3 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia và Brunei. Trong chuyến đi này, ông Dương Khiết Trì tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nhà lãnh đạo khu vực về việc hình thành một bộ qui tắc ứng xử để giảm căng thẳng ở Biển Đông. Mặc dù vậy, Giáo sư Thayer cho rằng chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc phần nào là nhằm hạn chế hậu quả từ thất bại không thể ra tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) - sự kiện mà nhiều chuyên gia phân tích cho là đã làm lộ rõ những hành động mạnh tay của Trung Quốc để buộc ASEAN phải chịu sự chi phối của Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm một Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung. Thất bại này được giới phân tích cho là hậu quả của sức ép chính trị từ phía Trung Quốc đối với Campuchia - nước chủ nhà AMM-45.
Nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Trung Quốc không muốn các nước thành viên ASEAN đoàn kết với nhau trong vấn đề Biển Đông vì đối với Bắc Kinh, một ASEAN “bị chia rẽ” là điều có lợi cho chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông – nơi Trung Quốc luôn đòi thương lượng tay đôi với các nước liên quan. Một mục đích khác trong việc chia rẽ ASEAN là một khối ASEAN không đoàn kết cũng giúp Trung Quốc”ghìm chân” Mỹ – nước đang chuyển hướng chiến lược trở lại châu Á, một phần vì tiềm năng tăng trưởng của ASEAN, phần vì lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.
Sự thay đổi chiến lược của Mỹ mang lại cơ hội mới cho nhiều nước ASEAN như Campuchia, Myanmar, Lào… nhưng giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ không dễ gì chịu nhìn ảnh hưởng của họ tại ASEAN bị thu hẹp.
Minh Tâm
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Món ăn đón năm mới của người Nhật Bản. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét