Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (phần II)

"Trăng rằm" - Hot girl Nhật bản
Văn hóa phương Tây có hai mối lớn: một là khoa học, một là cái tinh thần dân trị (démocratie). Vậy muốn hấp thọ hai cái đó mà còn đem Khổng giáo xen vào thì cũng như muốn qua hướng bắc mà lại cho xe chạy về hướng nam đó thôi. (ảnh không liên quan đến bài viết)

VI. Cái vấn đề sanh tử của chúng ta ngày nay - Âu hóa với Khổng giáo
Chương nầy tôi giải ra cái cớ tại làm sao mà tôi phải phê bình Khổng giáo. 
Từ trận thế giới đại chiến tranh phát ra, càng ngày càng thấy cách sinh hoạt của loài người càng thay đổi đi vì khó khăn hơn trước. Ở ngay các nước chịu thẳng cái chiến họa ấy chẳng nói làm chi; cho đến những nước đứng ngoài mà cũng bị ảnh hưởng một cách sâu xa dữ dội. Coi như nước ta trong khoảng mươi năm nay thì biết. 
Tức như nước Tàu ở một bên ta đây, họ cũng chịu lấy cái ảnh hưởng ấy mà trong xã hội họ bựt ra nhiều cái vấn đề rắc rối chẳng biết giải quyết cách nào. Rút lại, những người thức giả trong nước họ phải quyết định rằng từ nay phải bỏ hẳn lối cũ đi mà theo Âu hóa hết, vì vậy mới có cuộc “Tân văn hóa vận động” trong nước họ từ năm 1918 về sau. 
Cái gì lại gọi là Tân văn hóa? 
Tân văn hóa! Phô cái danh ra nghe cho tốt chớ kỳ thiệt chẳng qua là sự tư tưởng, sự làm lụng, sự ăn ở gì cũng hòa theo Tây hết. Theo Tây, cái tiếng đó nghe xấu quá, hồi trước nghe đến, chắc ai cũng lắc đầu phì môi; song bây giờ người ta đã nghĩ nát gan nát dạ, nghĩ rằng không theo họ thì không còn có phương gì chọi nhau với họ mà giành lấy sự sống ở ngày nay được. Theo Tây là một cách cực chẳng đã của những dân tộc hèn yếu ở Á châu phải dùng đến để mà giành sự sống với Tây. 
Còn nước ta thì sao? 
Nước ta hiện bây giờ ở dưới quyền nước Pháp thống trị, thật khó mà nói sự tự mình cải cách theo ý mình như ai. Song một điều buộc cho ta phải suy nghĩ, là dân tộc ta hơn 20 triệu, có lịch sử, có văn hóa, có chế độ, có tiếng nói, có cái tư cách xứng đáng làm một nước. Nghĩa là trong cuộc tấn hóa của thế giới sau nầy, dân tộc ta, tức là nước Việt Nam ta, cũng có gánh một phần trách nhiệm vào đó, chớ không chạy chối đi đâu được. Muốn chạy chối cái trách nhiệm ấy, chỉ có gần diệt chủng như bọn Chiêm Thành và dã man như những Mán Mọi ở dựa theo dãy núi Trường Sơn (Chaine annamitique) kia. 
Đã mang lấy cái trách nhậm ấy thì ở trong cái thời kỳ nầy chúng ta sẽ tính làm sao? Nếu ai còn có phương pháp chi để mà tự tồn tự lập được thì thôi, bằng không thì tôi cũng nói: mọi sự phải theo Tây ráo! Mà muốn nói cho lịch sự hơn thì nói: theo văn hóa mới. 
Theo ngu ý tôi thì tôi cũng nghĩ như người ta, hễ theo văn hóa mới thì dân tộc ta còn mong sống, còn mong có ngày tấn tới mà giúp một chút công vào trong cuộc tấn hóa của loài người ; bằng không theo văn hóa mới thì sẽ chết, sẽ diệt chủng như người Chiêm Thành vậy. Bởi vậy, tôi cho cái sự theo văn hóa mới hay không theo văn hóa mới là cái vấn đề sanh tử của chúng ta ngày nay, nghĩa là do đó mà chia ra: nhứt chết nhứt sống. 
Do cái vấn đề nhứt chết nhứt sống ấy mà sanh ra sự so sánh Âu hóa với Khổng giáo và cũng do đó mà tôi viết ra bài khảo cứu nầy, trong khi xét tới những cái ảnh hưởng của Khổng giáo, tôi có đôi lời đụng chạm đến đức Khổng Tử ta. 
Từ bài sau trở đi, tôi sẽ chỉ rõ ra mấy cái thuyết của Khổng giáo đã có ảnh hưởng sâu ở nước ta mà trái hẳn với văn hóa mới bây giờ; mình muốn theo văn hóa mới thì phải trừ tiệt những cái ảnh hưởng ấy trong óc mình đi mới được. Song hiện đây, tôi xin dịch một đoạn trong bài chữ Hán, luận về Khổng giáo, tôi đã đăng trong báo Tàu nói ở chương trước, đặng chỉ ra cái đại khái mà thôi. Đoạn ấy như vầy: 
“Bình tâm mà luận, các nước Á châu ta nếu muốn sanh tồn ở thế giới ngày nay và muốn giục giã cuộc đại đồng của thế giới ngày mai cho mau thiệt hiện thì thế nào cũng phải hấp thọ văn hóa phương Tây mới được. Văn hóa phương Tây có hai mối lớn: một là khoa học, một là cái tinh thần dân trị (démocratie). Vậy muốn hấp thọ hai cái đó mà còn đem Khổng giáo xen vào thì cũng như muốn qua hướng bắc mà lại cho xe chạy về hướng nam đó thôi. 
Lấy lẽ gì mà nói như vậy? Bởi vì, không kể các học phái cuối cùng của Khổng giáo, như Tống nho, Minh nho, đã thiên về đường tâm tánh, và lại làm vây cánh cho quân quyền, đành rằng trái nhau với hai cái mối lớn của văn hóa phương Tây ; dầu cho đến chính mình đức Khổng Tử cũng có chỗ không hợp với hai cái mối lớn ấy. Không nói chi nhiều, chỉ một sách Châu Dịch, nghĩa lý lờ mờ, thật đã khó mà dung nhau với khoa học; lại cái kiểu thờ vua của ngài rõ ra là phái bảo hoàng, đem sánh với chủ nghĩa dân trị, khác nào như nước với lửa? Cứ đó mà nói thì ngày nay nước Tàu cũng vậy mà nước Nam cũng vậy, nếu chẳng chịu nhận lấy văn hóa phương Tây thì thôi, bằng chịu nhận lấy thì không có thế nào mà không lìa Khổng Tử ra được. Muốn đổi theo văn hóa mới mà còn trơ trơ giữ lấy học thuyết Khổng Tử thì thật chẳng được việc gì, rút lại cũng chỉ như cuộc duy tân của bọn Trương Chi Động hồi cuối đời Mãn Thanh mà thôi”. 
Mấy lời đó tuy không được tường tận cho lắm, song thật đã xách cái chỗ tương phản của hai bên ra mà chỉ ra hai năm rõ mười. Tôi tưởng dầu ai có cái tài biện luận đến đâu cũng không có thể cãi được; hễ muốn nhận lấy bên nầy thì thế nào cũng phải bỏ bên kia. 
Tuy vậy, những cái ảnh hưởng của Khổng giáo có cái dở mà không phải là không có cái hay. Sau nầy tôi sẽ chỉ ra từng cái, nói cái dở trước rồi đến cái hay sau. Xin độc giả hãy chú ý đến mà xem, tôi không hề nói cách mơ hồ ấp úng, mỗi một điều gì tôi sẽ đem những sự thiệt trong xã hội ta ra mà chỉ rõ rằng nó là do bởi cái thuyết gì trong Khổng giáo. 
"Tôm đàn" - tranh của họa sĩ Tề Bạch Thạch
VII. Về cái thuyết Minh đức tân dân
Cái thuyết nầy có trước Khổng Tử hơn 1500 năm. Hồi đó sử thần nhà Ngu chép về đức tánh và công nghiệp vua Nghiêu mà rằng: “Vua hay sáng đức lớn, để gần chín tộc, chín tộc đã hòa; bằng sáng trăm họ, trăm họ chói sáng; hiệp hòa muôn nước, dân đen hết thảy đều biến hóa đến lành”. Đó tức là chương đầu hết trong Kinh Thơ, đại ý nói vua Nghiêu trước làm cho sáng cái đức mình, rồi lần lần cảm hóa hết thảy thiên hạ. 
Tuy vậy trong đoạn sách đó mới có chữ “minh đức”, còn “tân dân” thì chỉ có ý mà chưa có chính chữ “tân dân”. Vả lại, từ hồi đó cho đến Khổng Tử, dầu cái thuyết ấy đã có rồi, cũng chẳng ai để ý mấy. 
Chính bốn chữ “minh đức tân dân” bắt đầu có từ sách Đại học, nói rằng: “Đại học chi đạo tại minh đức, tại tân dân”. Nghĩa là: Cái đạo của đại học ở sự làm cho sáng đức sáng, ở sự làm cho mới dân. Nói theo tiếng ta cho xuôi thì bốn chữ minh đức tân dân ý nó là: mình phải sửa mình, làm cho sáng cái đức của mình ra, rồi nhân đó làm cho dân trở nên mới. 
Phải biết rằng sách Đại học nguyên là một thiên trong Kinh Lễ mà không biết ai làm ra. Từ xưa nó vẫn nằm yên trong Kinh Lễ. Đến Tống nho mới cho là chính đạo Khổng ở thiên ấy bèn rứt ra cho độc lập làm một cuốn sách, và ông Chu Hy chú thích nó. Chu Hy chẳng cứ vào đâu hết, nói phứt đi rằng “ấy là lời của Khổng Tử nói mà Tăng Tử thuật lại”. Rồi từ đó học giả ai nấy đều tin theo, mà “minh đức tân dân” thành ra một cái nghĩa lớn trong đạo nho vậy. 
Theo tôi, cứ mực đen giấy trắng, thì cái thuyết này không biết có chắc phải của Khổng Tử không; song theo Tống nho và hết thảy nhà nho từ bấy đến giờ đều nhìn là của Khổng Tử hết, thì tôi cũng cho là của Khổng Tử. Vậy, trong sự ấy, nếu có lầm, là lỗi ở bọn ông Chu Hy chớ không phải ở tôi. 
Nói rút lại, cái thuyết minh đức tân dân,lâu nay người ta đã cho làcương lãnh của Khổng giáo, nghĩa là như lưới có giềng, áo có cái bâu, hệ trọng lắm ; song đem so với Tây học ngày nay thì rất là tương phản.
Sách Đại học nói như đã dẫn trên kia rồi chỉ ra một cái phương pháp. Cái phương pháp ấy là: bắt đầu phải cách vật, rồi trí tri, rồi thành ý, rồi chánh tâm, rồi tu thân, đó là về phần minh đức, kế đến, rồi tề gia, rồi trị quốc, rồi bình thiên hạ, đó là về phần tân dân. 
Cái ý cốt của nó là như vầy: Trước hết mình phải tu thân cho nên người trọn vẹn, rồi lấy mình mà cảm hóa mọi người, từ gần đến xa, tức là ở nhà, ra nước, ra thiên hạ, theo như sách ấy dạy rằng: “Người quân tử chẳng ra khỏi nhà mà làm nên sự giáo hóa trong nước: Hiếu, ấy là điều để mà thờ vua ; đễ, là điều để mà thờ kẻ lớn ; từ, là điều để mà khiến chúng dân... Chưa hề có ai học nuôi con rồi sau mới gả lấy chồng”. 
Những lời trên đó là dịch y theo nguyên văn, không sai một chữ. Rõ là trái với khoa học quá. 
Lẽ cảm hóa trong loài người vẫn có, nhưng có giới hạn, và cũng gần như sự ngẫu nhiên, không cả quyết được. Dầu cho thánh đến bậc nào cũng không có thể lấy một mình mà cảm hóa hết thảy thiên hạ được. Sự ấy xưa nay chưa hề thấy. Trên kia có dẫn một chương đầu của Kinh Thơ nói vua Nghiêu hay sáng đức lớn rồi cảm hóa từ nhà ra nước, làm cho dân đen hết thảy đến lành. Đó chẳng qua là bọn sử thần đặt điều nói láo, tìm lời cho rột để nịnh hót vua mình, chớ sự thiệt có phải thế đâu. Chính trong Kinh Thơ cũng có chép rằng con trai cả của vua Nghiêu là Đơn Châu ngạo ngược bậy bạ mà vua không chịu nổi, đến nỗi vua không truyền ngôi cho mà phải tìm người hiền để truyền cho, là ông Thuấn. Rất đỗi chính con trai đầu lòng của vua, một giọt máu của vua đó mà vua còn không cảm hóa được nữa là cảm hóa ai ? Huống chi thời bấy giờ có bốn người đại ác, thiên hạ kêu là “Tứ hung” mà vua Nghiêu không trị nổi, đợi đến vua Thuấn lên ngôi mới trừ khử được, thì càng tỏ ra lời sử thần trên kia là phỉnh dối. 
Nếu vậy thì cái nguyên tắc minh đức tân dân ở đâu ? Cái công hiệu tu thân, tề gia, trị quốc ở đâu? Phàm sự gì không thể cắt nghĩa được, không thể thiệt nghiệm được, ấy là trái với khoa học. 
Theo khoa học thì tu thân và trị quốc là hai việc, không dính dấp nhau. Tu thân là để mà dưỡng thành nhân cách. Vậy cách vật trí tri để dưỡng phần trí dục, thành ý chánh tâm để dưỡng phần đức dục, có vậy nhân cách mới hoàn, lẽ ấy đành phải rồi. Song muốn trị quốc thì lại phải dự bị các món học thức khác : phải học chánh trị, pháp luật, kinh tế, vân vân, tốt nghiệp rồi mới ra làm được công việc trị quốc. Vả lại, ai học môn nào thì làm việc ấy, chớ không thể một người mà làm được mọi việc. Trong Tây học cũng có nói sự cảm hóa, cũng trọng sự làm gương tốt cho xã hội, song lại thuộc về vấn đề khác, chớ không dính với việc trị quốc chút nào. 
Cách trị quốc của Khổng giáo là theo “nhân trị chủ nghĩa”, lấy người mà trị, còn cách trị quốc bên phương Tây ngày nay là theo “pháp trị chủ nghĩa”, lấy pháp mà trị. 
Cái thuyết minh đức tân dân tức là cách nhơn trị. Nhơn trị không phải là cách lâu dài. Chính đức Khổng Tử cũng nói rằng: “Người còn thì việc chánh cất lên, người chết rồi thì việc chánh dứt mất”. Pháp trị thì nhờ có hiến pháp và pháp luật đành rành, ai cũng có thể cứ theo mà cai trị được, không cần phải có người thánh hiền, không cần phải có ai cảm hóa ai. 
Cứ theo cái thuyết “pháp trị” phương Tây ngày nay thì trong một nước mỗi người đều có quyền lập pháp và cũng đều có nghĩa vụ phải thủ pháp. Song theo thuyết minh đức tân dân thì chỉ có một số ít người ở trên, làm gương tốt cho xã hội, có thể lập pháp mà thôi, còn bao nhiêu người khác đều phải tùy theo những người trên ấy cả. Chỗ trái nhau là ở đó. Huống chi, nói rằng cứ tu thân rồi, minh đức rồi, thì suy ra mà làm mọi việc đều được, cái đó lại còn trái với sự thiệt đời nay hơn nữa. Theo đời nay, theo các việc người Tây hiện làm bây giờ, không có việc gì không học mà làm được. Sách Đại học nói không hề có ai học nuôi con rồi mới lấy chồng, song chính ngày nay, ở các nước văn minh, con gái trước khi lấy chồng cần phải học phép nuôi con! 
Theo thuyết minh đức tân dân thì cái ý nghĩa của nó cũng là cao thượng thật, song sai với sự thật xa lắm, sai với sự thiệt đời nay lại càng xa lắm ! Cái chỗ nhược điểm của nó là, theo tình thế trong xã hội, chỉ có một mình ông vua có thể làm trọn theo thuyết ấy mà thôi, vì minh đức thì là việc chung cho mọi người, còn tân dân chỉ ông vua mới có quyền chớ không phải hết thảy ai ai đều có quyền ấy. Thế nhưng cái thuyết ấy từ xưa đến nay chưa chắc đã tạo ra được nhiều ông vua thánh, mà chỉ tạo ra được một bọn sĩ phu không có thiệt học và một lũ dân hèn, chỉ biết chịu cảm hóa, chỉ biết trông lên đó thôi. 
Bài tới đây sẽ thấy cái ảnh hưởng của nó ở nước ta ra thế nào. 
Mấy trăm năm nay cái thuyết minh đức tân dân nó làm hại cho sĩ phu nước ta nhiều lắm, nhứt là trong thời mà khoa cử thạnh hành. Cái hồi còn đương đi học thì người nào cũng nhắm vào hai chữ “tân dân” đó mà ôm những cái hi vọng hão huyền, cứ tưởng rằng mình ngày sau sẽ làm ông nọ ông kia, sẽ ra kinh bang tế thế, rồi mình sẽ “thượng trí quân, hạ trách dân” làm nên công nghiệp, ghi vào thanh sử đến đời đời ; không ngờ thi không đậu hoặc đậu mà không làm ra trò chi, rồi trở nên thất vọng, thiếu điều ngã ngửa người ra, tay chưn xuội lơ và bủn rủn. Còn người nào đắc thời, thi đậu, ra làm quan, thì lại ỷ rằng mình bấy lâu đã có cái công phu “minh đức”, nghĩa là mình đã học giỏi rồi thì bây giờ cứ việc “thố sở học vu sở hành”, chớ có lo chi ? Bởi vậy mới có những ông thượng thơ bộ hộ mà chẳng hề làm chạy bốn phép toán ; thượng thơ bộ binh mà cả đời chẳng hề biết đến cái lưng con ngựa ra sao, cái cò của khẩu súng là gì. Mà rồi ông quan nào cũng như đức Thượng đế cả, nghĩa là toàn trí toàn năng cả : bữa nay làm Đốc học, tác thành cho một mớ nhân tài, đến mai đi làm tướng đánh giặc, coi muôn binh ngàn ngựa, đến mốt đi làm Đổng lý, coi việc bắc cầu, đào sông hay là đắp đê, là việc của mấy ông anh-rê-nhơ. Trời ôi, giỏi quá. 
Trong cửa đức Khổng cũng có khoa chánh sự, học về binh, hình, lễ nhạc, chẳng phải không ; song người An Nam ta sau đây lại giỏi hơn môn đồ của Khổng Tử nữa, không cần học cũng biết : cứ minh đức tân dân ấy là đủ! 
Cho đến ngày nay đua nhau học Tây, người ta cũng còn vẫn giữ cái quan niệm ấy. Tôi hãy nghiệm xem từ những việc nhỏ nhỏ. Ở Trung kỳ, khi tôi đến chơi nhà anh em quen, thấy đứa con nít nào ngoan ngoãn, hỏi nó đi học chữ tây sau làm chi, thì mười đứa hết chín trả lời rằng sau làm công sứ (Resident de la province)! Vẫn biết câu ấy là câu nói chơi của kẻ lớn bày cho chúng nó, song nội đó đủ thấy cái quan niệm về tân dân của người mình. Vì người ta tưởng rằng học chữ Tây mà muốn làm ra cái công hiệu tân dân thì làm thầy thông thầy phán không đủ, phải công sứ mới được, nhưng quên lửng đi rằng cái lỗ mũi An Nam không khi nào làm nên đến công sứ được! 
Chẳng những thế mà lại đã có bao nhiêu việc thiệt bày ra trước mắt chúng ta. Mấy ông thông ngôn, phán sự, cả đời chỉ vừa xách cái cặp giấy vừa chạy trong các tòa bố tòa sứ, đã biết đến việc trị dân trị nước là gì, mà rồi cũng vùng một cái nhảy ra làm phủ huyện ngay được, thậm chí sải cẳng chừng vài cái là bước lên ngôi tổng đốc. Tôi nói làm vậy, không phải là công kích chi các ông ấy đâu, không phải chê các ổng làm không nổi phủ huyện tổng đốc đâu, hễ tấn sĩ cử nhân An Nam làm được, thì các ổng cũng làm được vậy chớ. Song tôi nói, để cho tỏ ra rằng cái nguyên tắc minh đức tân dân nó cai trị cái óc người An Nam, cả vừa bên Hán học, lại vừa bên Tây học. 
Ngày nay phải theo khoa học mà rửa cho sạch cái óc ấy đi. Việc gì nó có quan hệ với nhau hãy nên cho là có quan hệ, còn việc gì nó rời nhau ra thì thôi, không nên nghĩ lù mù xấp nhập vào như vậy nữa. Có bỏ những cái quan niệm mập mờ ấy thì mới có tấn hóa được ; bằng không, tôi tưởng dầu có một vạn cái trường chuyên môn, đào tạo nhân tài ra như củi, là cũng chẳng ăn thua gì, vì thứ đồ nhân tài ấy chỉ là như những cái máy để đợi có người vặn mà thôi. 
Cái thuyết minh đức tân dân nó làm hại đến cả và dân chúng nữa. Tôi đã nói trong bài trước, nó tạo ra được một lũ dân hèn, chỉ biết chịu cảm hóa, chỉ biết trông lên mà chờ. 
Hồi sau khi Tây Hồ tiên sanh mất rồi, ở các miền nhà quê miệt Lục tỉnh có nhiều chỗ đồn rằng tiên sanh chưa chết, hay là chết rồi mà đã sống lại (!), độc giả chắc cũng có nhiều người nghe thấy, song có ai nghĩ thử cái đó là cái tang chứng gì chăng ? Đó chính là cái ánh sáng dội (réflexion de la lumière) của cái thuyết minh đức tân dân nó rọi ngược lại vậy. 
Cái thuyết ấy tiếng là buộc cho hết mọi người , song bài trước đã nói rồi, chỉ có ông vua mới có quyền tân dân mà làm trọn được, thành ra chỉ là một cái học thuyết riêng cho vua (hay là quan to), còn dân ở dưới không dự đến. Bởi vậy từ xưa đến nay cái lòng dân An Nam mình đối với số phận của nước vốn không phải là nguội lạnh mà tự nhiên có ra nguội lạnh. Vì họ nghĩ bổn phận dân hèn như họ có dự gì đến cái công cuộc trị quốc bình thiên hạ đâu mà nói cho mất công; song trong lòng họ sốt sắng lắm chớ, họ hằng ngày cầu trời khấn phật, trông cho có ông thánh chúa minh quân ra đời, “ngài làm sáng cái đức ngài trước đi, rồi ngài cảm hóa một cái, ấy là chúng tôi đều trở nên mới sát rạt hết!". 
Hồi trước, đức Thành Thái ở kinh đô, hát xướng luôn đêm, chơi bời thả cửa, mà khi ngài ngự vô Sài Gòn, ngự ra Hà Nội, thiên hạ còn kính mến hết lòng, nhiều ông già bà cả thấy phớt qua bóng ngài đi mà động lòng nước cũ vua xưa đến nỗi nhỏ hai hàng nước mắt. Cho đến ông Cường Để nằm bẹp bên Nhựt Bổn, mà ở bên nầy cũng có kẻ dám thấy vì bệ hạ tương lai ấy trong chiêm bao. Nói cho phải, cái ngòi bị ẩm ấy tắt hẳn đi, là từ lúc đức Khải Định sang Pháp về. 
Cứ trông lên! Cứ ngửa mặt ngó! Ngày nay hết trông lên quân chủ rồi, thì người ta lại trông lên anh hùng. 
Nghe tiếng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, bây giờ cả đến Nguyễn Ái Quốc nữa, thì người ta tưởng rằng nội một người trong mấy người ấy cũng đủ lấy nước Nam lại được, cứ đứng ngoài mà trông, thiết tha mà trông ; còn mình đây ? mình đây là đồ xả rác! 
Chớ có lấy con mắt khinh thường mà coi những học thuyết. Nó là vật không thấy được, không rờ đến được, nhiều người chẳng biết đến nó là gì. Có ngờ đâu một cái học thuyết đủ làm cho cả một nước tư tưởng đều sai lầm đi, quan niệm đều thiên lệch đi, tâm lý đều bủn rủn đi, mà cứ mãi như thế, có ngày đến diệt vong! Bây giờ đem bốn chữ “minh đức tân dân” mà hỏi từng người An Nam, thì chắc có phần rất nhiều không hiểu nó nữa, nhưng vì cái ảnh hưởng đã lâu đời nay nên nó đã choán cả trong óc mọi người, và đương làm hại chưa thôi. 
Người An Nam ngày nay muốn theo văn hóa mới ư? Muốn bắt chước Tây ư? Muốn sống ư? Muốn đi con đường khoa học để bước lên nền văn minh ư ? Hãy cạo bốn chữ minh đức tân dân trong óc mình đi. 
Ấy là trái phá thứ nhứt thả vào một cái đồn hiểm yếu của Khổng giáo. 
"Bến xuân" - thiếu nữ Việt Nam
VIII. Về cái thuyết Trung dung
Tôi phải thú nhận rằng cho đến ngày nay tôi vẫn chưa hiểu rõ trung dung là cái gì. Theo lẽ, cái gì không hiểu rõ thì không nên phê bình nó; song tôi lại có đủ lẽ khác để phê bình cái thuyết trung dung. 
Trước hết tôi phải gạn lại về cái định nghĩa (définition) chữ trung dung. 
Thuyết trung dung thấy ra trong sách Trung dung. Sách nầy cũng nguyên là một thiên trong Lễ ký mà Tống nho lấy ra như Đại học. Trình tử cho rằng lời của Khổng Tử truyền lại, rồi sau cháu nội ngài là Tử Tư chép lấy. Lời Trình tử đó tin được, là vì trong sách Trung dung, chương nào cũng có chữ “Tử viết” tỏ ra là lời đức Khổng Tử nói. Lại trong sáchLuận ngữ, là sách đáng tin hơn hết, cũng có một chỗ nói về trung dung. 
Đương thời Khổng Tử và Tử Tư, trung dung nghĩa là gì, chắc ai ai cũng hiểu với nhau. Nhưng lâu đời rồi chữ nghĩa khác lần đi, người ta cần phải chú thích mới hiểu được. Trong sự học vì điều đó mà sanh ra nhiều cái khó. 
Về chữ trung dung, theo Trình tử giải thích thì trung là không thiên lạch, dung là không thay đổi. Song le, chính đức Khổng Tử có nói rằng : “Quân tử theo lẽ trung dung, vì đã là quân tử mà lại theo thời lấy trung”. Như vậy, đã theo thời lấy trung thì lẽ trung mỗi thời một khác, sao lại gọi là không thay đổi? Ở nơi khác, Trình tử lại nói: “Chữ trung rất là khó biết, ta phải hiểu ngầm trong lòng. Giả như một cái phòng thì chính giữa phòng là trung; một cái nhà thì chính giữa nhà là trung nữa; một nước thì chính giữa nước là trung, mà cái nhà hồi nãy lại không phải là trung”. Vậy thì Trình tử lại đã nhận cho trung có thay đổi rồi. 
Chu tử chừng như đã dòm thấy chỗ mâu thuẫn của Trình tử, bèn giải chữ dung ra nghĩa khác. Giải rằng: “Trung không có cái thể nhứt định, theo thời mà ở, ấy là cái lẽ bình thường”. Xin độc giả nhớ lấy, Chu tử giải chữ dung là bình thường. Đã là lẽ bình thường thì ai ai cũng có thể hiểu được mới phải. Nhưng chính đức Khổng Tử lại nói rằng : “Lẽ trung dung thật là tột vậy thay, đã lâu rồi, người ta ít làm theo được!”. Ngài lại nói rằng : “Thiên hạ, nước nhà, có thể quân bình được; tước lộc, có thể từ đi được ; gươm dao, có thể xông vào được; chớ trung dung, không thể làm theo được!”. Ngài lại nói rằng: “Quân tử nương theo lẽ trung dung, trốn đời, đời chẳng biết mình mà mình chẳng ăn năn, duy có ông thánh mới làm được như vậy”. Đó, cứ như mấy lời ngài nói: “Người ta ít làm theo được”, “không có thể làm theo được”, “duy có ông thánh mới làm được”, thì sao lại gọi là lẽ bình thương? 
Coi đó thì một chữ dung mà Trình Chu trái với Khổng, Chu Trình lại trái với nhau, Trình lại trái với Trình nữa, rối như vò tơ, mờ như sa mù, tôi chẳng biết đường nào mà nói. 
Đến chữ trung, thì Trình Chu giải nghĩa đều giống nhau, cho là chính giữa cả. Cứ như lời ví dụ về phòng, nhà, nước của Trình tử trên kia thì chừng như có thể hiểu được. Thế nhưng, cái phòng cái nhà là hữu hình để mà tìm ra cái chính giữa của nó được, còn sự lý vô hình thì biết cái chính giữa của nó ở đâu mà mò? Trình tử chưa phải là người lập ra thuyết trung dung, thôi thì bỏ đi mà hỏi Khổng Tử. 
Khổng Tử có nói về vua Thuấn mà rằng: “Cầm hai đầu cùng, dùng cái trung của nó ra cho dân”. Ngài nói hai đầu cùng và trung, thì tôi tưởng tượng ra hình như một cái thước. Bây giờ người ta đưa cái thước cho tôi, tôi thấy hai đầu cùng rồi, thì tôi tìm ra trung được. Song sự lý trong thiên hạ thật không phải như cái thước, thì biết hai đầu cùng của nó ở đâu mà tìm ra cho thấy cái trung ? 
Ta nên hỏi đến Mạnh Tử. Mạnh Tử phục Khổng Tử lắm, là vì cái đạo trung dung của ngài. Mạnh Tử có nói rằng : “Dương tử thì vị ngã, nhổ một cái lông mà lợi cho thiên hạ, cũng không làm ; Mặc tử thì kiêm ái, mòn từ đầu đến chưn mà lợi cho thiên hạ, cũng làm. Tử Mạc thì chấp trung. Chấp trung thì gần phải”. Mới nghe qua đoạn nầy, tưởng chừng như có manh mối một chút. Dương thì vị ngã, Mặc thì kiêm ái, còn Tử Mạc đứng cửa giữa, không vị ngã quá mà cũng không kiêm ái quá, thế là trung. Câu của Mạnh Tử nói đó có hơi giống với câu của Khổng Tử nói về vua Thuấn mới vừa dẫn trên kia. Như Tử Mạc đây có khác gì vua Thuấn cầm hai đầu cùng mà dùng lấy chỗ chính giữa? Có khác gì biết được hai đầu cùng của cái thước rồi mà tìm ra chỗ chính giữa của nó? 
Song có phải vậy đâu ; tiếp theo câu ấy, Mạnh Tử lại nói rằng: “Song chấp trung mà không cân nhắc thì cũng như chấp nhứt”. Vậy thì Mạnh Tử chỉ mới cho Tử Mạc là gần phải đó thôi chớ chưa thiệt phải. Vì trung phải có cân nhắc kia, bằng không thì là chấp nhứt; chấp nhứt nghĩa là chỉ cầm có một đầu. Thế là Tử Mạc không phải trung. 
Cũng thì bỏ hai đầu cùng tìm lấy chính giữa mà vua Thuấn là trung, còn Tử Mạc không phải là trung, là vì một đằng biết cân nhắc, một đằng không biết cân nhắc. Theo Mạnh Tử thì như vậy. 
Bí nhau là tại cái chỗ cân nhắc đó. Đã tìm ra trung rồi mà lại còn phải cân nhắc nữa, thì tôi xin chịu, chẳng biết đằng nào mà cân nhắc. Gặp những chỗ bí như vậy thì các ông Trình tử Chu tử mở đường cho tôi mà dạy rằng mình phải “nghĩa cho tinh, nhân cho thục, đừng có lòng riêng tây của nhân dục một mảy nào” thì tự nhiên thấy mà làm theo được. Dầu vậy thế nào tôi cũng không hiểu? Cũng có khi như tuồng tôi muốn hiểu, là khi tôi thấy trong Luận ngữ có chép về nghi dung đức Khổng Tử mà rằng: “Ngài hòa mà nghiêm, có oai mà chẳng dữ, cung kỉnh mà an”. Trong câu ấy, tôi hiểu ra rằng người thường hễ hòa thì không nghiêm, có oai thì dữ, cung kỉnh thì ra bộ cúm núm quá ; song đức Khổng đã được bên nầy mà không mất bên kia, thế là trung. Nhưng ra chỗ khác, ra việc khác, thì tôi lại không có thể lãnh hội như vậy được, cho nên tôi phải nói thiệt tình là tôi không hiểu. 
Bởi vậy, tôi quyết luận rằng trung dung là lẽ mầu nhiệm quá trí khôn người, chỉ có như Thuấn, Khổng Tử, ít nữa cũng Mạnh Tử thì mới biết mà làm theo được, còn người thường thì không thể nào hiểu được cả; chính mình Trình tử cũng đã cho là rất khó! 
Theo người hiểu thì trung dung là thế nào không biết, chớ theo tôi, tôi không hiểu, thì trung dung thật là một cái thuyết lôi thôi lắm, như tôi đã nói nẻ nóc ra trên kia. Rút lại nó là thế nào mặc lòng, tôi chỉ đánh cho một cái dấu hỏi lớn rằng: Tôi không biết một cái thuyết mà chính người lập ra nó đã trối rằng “gươm đao có thể xông vào, chớ không có thể làm theo nó được”, thì thôi, còn lập ra làm chi? Tôi lại không biết những người kế theo giải thích và phát huy cái thuyết ấy cách trái trấp mập mờ, thì có ích gì cho hậu học? 
Của là của quý, không phải sắm cho mọi người dùng, đem mà phơi ra, thành thử người ta dùng bậy. Thật thế, xã hội ta chịu lấy cái ảnh hưởng trung dung ấy mà hóa ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trắng, đen không ra đen. Ở đời thì quý cái cách không khôn không dại ; xử sự thì chuộng cái lối không mềm không cứng. Mua bán cũng trung dung : hát giá một quan, mặc cả năm tiền, dứt giá bảy tiền rưỡi, gọi là “bẻ hom tranh”. Làm ăn cũng trung dung: vốn một ngàn, có thể làm ra ba ngàn, mới được hai ngàn, cầm chừng không làm nữa, gọi là “giữ tay thước”. Vì giữ lẽ trung dung mà việc gì cũng không dám làm thẳng tay: vua Tự Đức đã hòa với Pháp rồi thì cứ việc hòa đi, lại còn sai sứ đi cầu cứu bên Tàu; Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa thì cứ việc khởi nghĩa đi, nghe Trần Bá Lộc bắt mẹ, lại đem thân về chịu chết... (tòa kiểm duyệt bỏ một đoạn)... Té ra Trung dung chẳng phải là gì cả, chỉ là cái thai đẻ ra khiếp nhược, và là cái ổ chứa gian tà mà thôi! 
Tư tưởng bên phương Tây trái với cái thuyết trung dung ta, vì họ chuộng cái thuyết cực đoan. Vậy như một con đường, ta đứng chính giữa mà họ đứng hai đầu cùng. Bao nhiêu học thuyết phương Tây đều là cực đoan cả. Như: về cách tổ chức của nhân loại thì có những cá nhân chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, quốc gia chủ nghĩa, thế giới chủ nghĩa, mỗi cái chạy tới một đầu cùng ; về triết học thì có những duy tâm chủ nghĩa, duy vật chủ nghĩa, nhứt nguyên luận, nhị nguyên luận, mỗi cái chạy tới một đầu cùng; về chánh trị thì hai chủ nghĩa phóng nhiệm và can thiệp; về kinh tế thì hai chủ nghĩa tự do và bảo hộ, mỗi cái cũng chạy tới một đầu cùng... Tùy ai muốn chạy tới đầu cùng nào thì chạy, miễn là chạy cho tới nơi, không chịu đứng dật dờ giữa đường. Sự tấn hóa của họ mau lắm là nhờ đó, nhờ cái chia đường ra mà chạy. 
Theo đạo Nho, người ta lại bác cái thuyết cực đoan đi. Cuối thiênCông Tôn Sửu thượng trong sách Mạnh Tử, ông Mạnh Tử có nói rằng : “Ông Bá Di, chẳng đáng vua mình thì chẳng thờ, chẳng đáng bạn mình thì chẳng giao, chẳng đứng nơi trào người ác, chẳng cùng người ác nói chuyện, nghĩ rằng đứng nơi trào người ác, nói chuyện cùng người ác, chẳng khác gì đem áo trào mão trào mà ngồi nơi bùn than. Suy cái lòng ghét kẻ ác ấy ra, ông nghĩ rằng mình đứng với người lành mà thấy họ đội mão không ngay, là đi phăng phắc, như hầu nhục đến mình... Còn ông Liễu Hạ Huệ, chẳng lấy vua dơ làm hổ, chẳng lấy quan nhỏ làm thấp, dầu bị bỏ sót cũng chẳng hờn, ách cùng cũng chẳng lo. Cho nên ông nói rằng: Mầy ra mầy, ta ra ta, tuy có trật cánh tay lõa lồ ở bên ta, mầy há có thể làm nhục ta được ư? Bá Di như vậy là hẹp, Liễu Hạ Huệ như vậy là bất cung. Hẹp và bất cung, người quân tử chẳng noi theo”. 
Đó như Bá Di và Liễu Hạ Huệ là cực đoan đó, Mạnh Tử đã cho là hẹp và bất cung mà không noi theo, thì noi theo cách nào? Giữa thiên ấy, ông Mạnh lại nói rằng: “Chẳng đáng vua mình thì chẳng thờ, chẳng đáng dân mình thì chẳng khiến; trị thì tới, loạn thì lui: ấy là ông Bá Di. Vua nào thờ cũng được, dân nào khiến cũng được, trị cũng tới loạn cũng tới: ấy là ông Y Doãn. Đáng làm quan thì làm quan, đáng thôi thì thôi, đáng lâu thì lâu, đáng mau thì mau: ấy là đức Khổng Tử... Ta thì muốn học đức Khổng Tử”. 
Đây thêm Y Doãn nữa cũng là cực đoan. Nhưng Mạnh Tử cũng bỏ đi mà muốn học Khổng Tử, vì Khổng Tử là trung dung. Mạnh Tử thì vậy, chớ chúng ta ngày nay nên học ba ông kia, mặt nào ngả về một mặt là dễ chịu hơn, chớ không nên học Khổng Tử. Cái trung dung của ngài khó theo lắm là vì bốn chữ “đáng” đó. Biết thế nào là đáng? 
Hiện nay ở nước Nam ta, có nhiều cách làm cho dân ngu đi, song duy trì hay là xướng minh cái thuyết trung dung ra, là cách diệu hơn thứ nhứt. Vì theo như cái thuyết trung dung như ở trên ba mươi sáu từng trời của ông cháu thầy trò họ Khổng thì chẳng ai theo được; rốt cuộc lại, rồi cũng chỉ “bẻ hom tranh, giữ tay thước” mà gọi là trung dung đó thôi. Cái trung dung ấy, nói cho tận mặt nó, tức là cầm chừng, tức là ở cửa giữa, tức là thậm thà thậm thụt, tức là thủ cựu. Cho nên hễ ai đem cái thuyết trung dung ra mà nói, thì tôi cho là người ấy có ý làm ngu dân. 
Nói tới đây, làm cho tôi nhớ sực đến ông Monet. Ông ấy có nói trong sách An Nam tỉnh dậy, tức là bài của ông diễn thuyết cho người An Nam tại Khuyến học hội năm xưa mà rằng: “Tôi bị họ công kích bên tả bên hữu, song kẻ môn đồ của thầy Tử Tư nầy vẫn giữ trung thành với đạo trung dung”. 
Rõ thật ông Paul Monet muốn làm ngu dân An Nam mà đã nói trái với lương tâm mình. 
Đức Jésus Christ là người chủ trương cái thuyết cực đoan thứ nhứt. Có lần “một môn đồ thưa cùng ngài rằng: Xin chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã. Nhưng ngài phán rằng: Hãy theo ta, để kẻ chết chôn kẻ chết”. Lần khác, ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Ta đến không phải đem sự bình an cho thế gian mà là đem gươm. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia, và người ta sẽ có kẻ thù nghịch là người nhà mình”. Nhứt là câu này nên đem mà dạy dân nào đã theo đạo trung dung như dân Việt Nam ta và cũng có lẽ là câu ngài nói vào tai ông Monet nữa: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa”. 
Tôi biết ông Paul Monet theo đạo Gia-tô, ông là một môn đồ sốt sắng của Jésus Christ. Song khi ông nói với chúng ta thì ông lại xưng là môn đồ trung thành của thầy Tử Tư! 
Tôi đêm ngày mong mỏi, mong cho đến ngày Jésus Christ tái lâm. Bấy giờ ông La Fontaine, sống lại từ trong những kẻ chết, ra khỏi phần mộ, sẽ đọc lại cho trước là ông Monet sau là tôi nghe bài thơ Con dơicủa ông, thì hai chúng tôi đều được vui thích mỗi người một vẻ! 
Ta ở vào đời nầy, việc gì ta cũng cứ cực đoan đi, cứ thẳng tay đi, đừng trung dung chi hết. Trung dung thì chết. Mà trong thiên hạ lại có cái trung dung là cái gì! 
-Nhìn xem... lũ cẩu mới ngờ ngệch làm sao...!!!
IX. Cái chủ nghĩa làm quan
Tôi không phản đối sự làm quan. Làm quan cũng như làm các nghề khác, hoặc làm ruộng, hoặc đi buôn, hoặc làm thợ, cũng là một lối sanh nhai của người ta ở đời, việc chi mà phản đối? Nhưng đến lấy sự làm quan làm như là một cái chủ nghĩa, coi nó là mục đích của sự học vấn, thì tôi phải phản đối.
Vì theo cái thuyết minh đức tân dân mà tôi đã nói rõ trong chương thứ VII, nên trong Khổng giáo đã thiệt tình lấy sự làm quan làm một cái chủ nghĩa. Mà hình như chính đức Khổng Tử cũng đã đem cả đời mình hy sanh cho cái chủ nghĩa đó, ví chẳng khác ông Bùi Quang Chiêu ta đã nói to trước mồ ông Tây Hồ mà rằng đem cả đời mình hy sanh cho cái chủ nghĩa Phát Việt đề huề!
Mạnh Tử có nói rằng: “Đức Khổng Tử ba tháng không có vua thì hình như băn khoăn, hễ ra bờ cõi là chở con theo”. Thật vậy, cả đời đức Khổng Tử chỉ châu du các nước chư hầu để kiếm một cái địa vị làm quan. Về sự đi của ngài, trong sách nói rằng “triệt hoàn liệt quốc” nghĩa là dấu bánh xe quanh khắp các nước, cũng như tiếng An Nam ta nói “đi mòn đường chết cỏ” vậy, thì biết rằng ngài đã đi lung lắm. Sau hết, các vua các nước không có ông nào dùng được ngài, mà ngài cũng đã già rồi, mới chịu về nước Lỗ là quê hương mình. Cái thái độ ngài như vậy, cho nên có một lần, Vi Sanh Mẫu, chừng cũng là vai lớn hơn ngài thì phải, xách quai nôi ngài ra mà bảo rằng: “Khâu ơi, chớ chú làm cái gì mà lăng xăng vậy, có lẽ là chú làm nịnh ư?” 
Chữ “nịnh” đó theo tiếng An Nam ta là “lém lỉnh”, như kiểu bọn du thuyết hồi Chiến Quốc, đến đâu cũng trổ cái tài ba tấc lưỡi để được làm quan. Thế mà Vi Sanh Mẫu đến nỗi lấy điều ấy nghi cho ngài, đủ biết rằng sự đã quá lắm. 
Tôi không khi nào nghi ngài như Vi Sanh Mẫu. Tôi vẫn hết lòng tin rằng ngài muốn ra làm quan là cốt để hành đạo cứu thời. Ngài từng nói rằng: “Nếu có ai dùng ta, ta sẽ làm nên nhà Châu ở phương Đông”. Có một lần, người ẩn sĩ kia nói nhắn cùng ngài rằng thiên hạ đều loạn cả, ông toan cùng ai biến đổi, thì ngài trả lời rằng: “Nếu thiên hạ chẳng loạn thì Khâu nầy có biến đổi làm chi?”. Lại lần khác Công Sơn Phất Nhiễu và Bật Nật, là hai tên phản thần, đều có mời ngài đến giúp mình, thì ngài toan đến. Dầu về sau ngài không đến, nhưng trong khi Tử Lộ can ngài về sự ấy thì ngài nói quả quyết rằng đến là không hại gì cả, và rằng: “Ta có phải cái bầu đâu, thể nào treo mãi đó mà không ăn?”. 
Cứ như mấy lời trên đây thì thiên hạ hồi đó cũng như thiên hạ bây giờ, nghĩa là gặp lúc bước loạn ly, không còn có nhân đạo, mà ngài thì cũng như mấy nhà chí sĩ nhiệt tâm ở đời nay muốn đem cái tài học của mình ra mà xoay đổi cả cuộc đời. Ngài cứ lăng xăng kiếm một cái địa vị làm quan là vì cái lòng sốt sắng đó, chớ không phải là vì ham danh lợi, sự ấy tôi vẫn biết cho ngài và hết lòng tin nữa. 
Song le, tôi tin ngài ở đó, mà tôi lấy làm lạ cho ngài cũng ở đó. 
Cứ theo lời người thì lúc bấy giờ thiên hạ vô đạo, đại loạn, mà cái chí ngài là muốn biến đổi cả thiên hạ, muốn làm nên nhà Châu phương Đông kia, vậy thì chỉ làm quan mà đạt được cái chí ấy hay sao ? Tôi tưởng, làm quan mà đến bậc tướng đi nữa, là cũng không thiệt hành cái chí ấy được. Mà chỉ có làm vua thì họa may mới làm nổi công việc to tát ấy. 
Thế mà, theo ý ngài thì ngài cứ mơ tưởng “nếu có ai dùng ta”. Ngài cứ phàn nàn “chẳng ai biết đến mình”. Có khi ngài bực mình vì “không làm đạo ra được mà toan cỡi bè trôi nổi trên mặt biển”. Sự đó tôi rất lấy làm lạ. 
Tôi thì tôi nói : ngài đã có chí như vậy thì đợi chi ai dùng? Cần chi ai biết? Tội chi lại cỡi bè ra biển làm chi ? Sẵn có ba ngàn đệ tử đó, sao ngài không vận động mà nổi lên cuộc cách mạng ? Nổi cách mạng đi, rồi ngài lên làm vua quách đi, có thế mới biến đổi cả cuộc đời được chớ. Mà sự cách mạng ở nước Tàu thì có lạ gì, trong Kinh Dịch ngài vẫn nức nở khen vua Thang vua Võ cách mạng, là “thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân”? Thang Võ dám cách mạng, dám làm vua, thì sao ngài lại không dám? 
Còn như ngài giữ nghĩa quân thần, thì sao bọn phản thần kia mời ngài mà ngài lại toan đến, và quả quyết đến là vô hại ? Dữ kỳ theo lũ phản thần ấy thì thục nhược khởi binh cách mạng, đánh kẻ có tội, vớt dân ra khỏi bùn than, có phải là đường đường chánh chánh hơn không?
Nếu ngài muốn hành đạo, thì, theo thời thế, theo địa vị, ngài chỉ có nước làm vua mà thôi, còn làm quan không ăn thua gì và cũng không xứng đáng gì cho ngài hết. Nhược bằng muốn truyền đạo thì hà tất phải làm quan? Cứ làm như mấy ông giáo chủ kia, như Lão Tử, Thích Ca hay là Jésus Christ cũng được chớ. 
Xin độc giả chớ tưởng tôi đem lý sự cùn mà nói tay đôi với ngài. Trên đây tôi chỉ có ý hỏi ngài đó thôi. Vương Sung nhà Hán ngày xưa, có làm sách Luận hoành trong đó có một thiên kêu là Vấn Khổng, va lại hỏi ngài nhiều điều ngặt hơn tôi nữa. Va hỏi được thì tôi đây cũng có quyền hỏi được. 
Cái tư tưởng làm quan ấy di hại cho người nước ta nhiều lắm. Cái hồi còn học chữ nho, chẳng có người nào đi học mà không hằm hằm tính việc làm quan. Chỉ khác một điều là cái chủ nghĩa làm quan của Khổng Tử là để hành đạo cứu thời, còn cái chủ nghĩa làm quan của người mình là để cầu danh cầu lợi. Thế nhưng có ai chỉ trích đến chỗ đó thì người ta lại lấy Khổng Tử ra làm xương sống. Rất đỗi có người lại cho sự làm quan là một cái bổn phận của mình, không làm không được. Ông Hoàng Tế, người làng Trà Kiệu, tỉnh Quảng Nam, là một ông thầy dạy tôi năm xưa, đậu cử nhơn đã hơn 15 năm mà ở nhà luôn không ra làm quan. Không giấu chi, thầy tôi không làm quan là vì có ý không muốn hiệp tác với nhà nước bảo hộ. Song đến ngày trên 50 tuổi, thầy tôi thình lình đổi ý mà rằng : “Lẽ nào ta vì có người Pháp mà bỏ hết một cái bổn phận làm người, là bổn phận đối với vua!” Rồi thầy tôi được bổ làm Huấn đạo huyện Quế Sơn. Được mấy tháng thì vừa gặp ngày lễ Chánh chung, quan tỉnh sức trát biểu quan huyện và quan huấn phải đi hầu lễ. Thầy tôi cầm bút ký trong lá trát rồi ném bút mà thở dài và than rằng: “Ôi! Ngũ kinh đem quét đất hết rồi!” - liền cáo bịnh mà về. 
Đó là cái thái độ cao thượng của nhà nho ta đó. Song tôi phải lấy làm lạ, thế thì té ra thầy tôi vốn không biết hễ ra làm quan thì phải đi hầu lễ Chánh chung hay sao? Đợi gì đến thò tay ký lá trát rồi mới ném bút đứng dậy về? Hay là biết rồi mà vì nhìn sự làm quan là bổn phận của mình nên phải ra mới được? Ai kia chớ còn thầy cử Trà Kiệu tôi thì chính là vì lẽ sau đó. 
Cho đến ngày nay cũng vậy, hễ miễn được cái bằng cấp ở nhà trường rồi, ấy là chen nhau ra làm việc với nhà nước. Cái bụng dạ thì chưa chắc là bụng dạ của Khổng Tử, song cái kiểu cách thì thật là kiểu cách của Khổng Tử vậy...
Phan Khôi
"Sức căng" - siêu mẫu nội y châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét