Chúa Jêsu và em bé. |
Chúng ta nên tránh những cách phô trương trong việc đạo đức như thế nào? Chúa Giêsu khuyên dạy rằng: "Khi ăn chay thì đừng tỏ cho người ta biết mình ăn chay..." (Mt 6,16-18).
Một vị Linh Mục là bạn học với Cha Gioan Carlaria, Ðấng Sáng Lập Dòng Thừa Sai Bác Ái thuật lại như sau:
"Sau Thánh Lễ mở tay ngày thụ phong linh mục, trong một buổi nói chuyện thân mật có người đã hỏi tôi:
Nếu như cha thấy dọc đường có một hạt kim cương quí giá rơi vào hố sâu bùn lầy, cha sẽ làm gì?
Vị linh mục trả lời: dĩ nhiên tôi không ngần ngại lội xuống giữa chỗ bùn lấy viên kim cương, lau rửa sạch sẽ và lấy lại vẻ đẹp sáng bóng của nó.
Tốt lắm, vậy xin cha cũng làm như vậy đối với tất cả mọi người".
Câu nói của cha Carlaria là khẩu hiệu tóm tắt trong suốt cuộc đời Tông Ðồ Linh Mục của ngài. Tinh thần hăng say của cha là phản ánh tình thương vô biên của Thiên Chúa Cha, được thể hiện nơi Ðức Giêsu Kitô, Con Một yêu dấu của Ngài.
Như người mục tử nhân hiền, Chúa Giêsu không ngại khó khăn gian khổ, chân lấm tay bùn để đi tìm những con chiên lạc, những viên ngọc quí chẳng may đã bị rơi vào chốn bùn lầy để rửa sạch, và để hoàn lại vẻ trong sáng của nó.
Viên ngọc quí đó là hình ảnh tượng trưng cho mỗi người chúng ta. Con người còn cao trọng hơn bất cứ viên ngọc quí giá nào, bởi vì con người đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được Chúa Cha yêu thương tạo dựng với giá máu hy sinh khổ nạn của Chúa Giêsu.
"Suy tư" - Hot girl Việt Nam |
Kinh Thánh Tân Ước quả là Tin Mừng về Thiên Chúa Cha, chính Chúa Giêsu đã quả quyết rằng: "Những gì Ngài nói, những gì Ngài rao giảng cho dân chúng, Ngài không tự mình mà nói, nhưng chính Thiên Chúa Cha muốn Ngài rao giảng và tỏ lộ cho tất cả mọi người được nhận biết".
Vì thế, dưới sự thúc đẩy và hướng dẫn của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn giáo dục chúng ta theo đường lối sư phạm của Thiên Chúa Cha, Ngài cũng muốn chỉ bảo cho chúng ta cách rèn luyện những thái độ nội tâm mới, cách nhìn mới, cách đánh giá trị mới, nhất là những khi Ngài đòi hỏi chúng ta một cuộc cách mạng tinh thần, cởi bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới, để tiến bước theo con đường mới mà Ngài dần dần vạch chỉ cho chúng ta.
Nét chính yếu trong khoa sư phạm của Thiên Chúa Cha được tỏ lộ qua những lời giảng dạy và Tin Mừng mà Con Một Ngài đã rao truyền trong những năm Ngài rảo bước khắp nơi rao giảng Tin Mừng nước Trời và ơn cứu độ cho dân chúng.
Trước nhất Chúa Giêsu đặt tầm quan trọng của bản chất con người trên công việc làm. Con người cao trọng hơn công việc làm, công việc làm chỉ là những gì tỏ lộ bên ngoài những gì là con người thực sự bên trong. Chúa Giêsu gọi cái thực sự bên trong con người các môn đệ của Chúa Giêsu là muối và là ánh sáng, như muối ướp mặn thực phẩm khỏi bị hư hỏng, như ánh sáng chiếu tỏa phá tan bóng tối để con người khỏi bị vấp ngã và thấy rõ đường đi, biết tỏ công việc mình làm.
Cũng vậy, sự bên trong tốt lành của con người phải thấm nhập tất cả mọi hành động, mọi việc làm để biến đổi tất cả đời sống chúng ta như ánh sáng chiếu tỏa ra cho những người chung quanh. Tuy nhiên Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng, chúng ta không chiếu sáng ra để mình được ca tụng hoặc được khen ngợi, hoặc để lôi kéo người khác đến với mình nhưng chúng ta chỉ là trung gian, chỉ phản chiếu ánh sáng thôi, để qua trung gian đời sống chúng ta phản chiếu ánh sáng cho người khác thấy chính nguồn ánh sáng là Thiên Chúa và ngợi khen chúc tụng Ngài. Chúa Giêsu nói với ngôn ngữ rất cụ thể và rất dễ hiểu: "Chính anh em là muối ướp cho đời, nhưng nếu muối ra nhạt đi thì ướp gì được, chỉ bỏ ra ngoài cho người ta đạp lên" (Mt 5,13-16).
Vậy đâu là công dụng tốt đẹp như là muối ướp để có thể chiếu sáng hơn cả mà Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thực hiện?
Ðó là công việc đức bác ái, lòng thương người, là công việc tốt đẹp nhất, đồng thời cũng là việc khó khăn nhất, nhưng đó là việc thách đố nhất mà Chúa Giêsu muốn đặt trong cuộc sống chúng ta. Hơn thế, đó là tình thương đối với thù địch, với những người ta không ưa thích, những người ta có ác cảm, vì đã làm hại chúng ta điều gì đó.
Tàu hơi nước - ảnh Việt Nam xưa |
Yêu thương thù địch là điều mới mẻ của Tân Ước, bởi vì luật của Cựu Ước là: "Hãy yêu thương đồng loại và hãy ghét kẻ thù". Còn Chúa Giêsu, Ngài muốn dẫn các môn đệ của Ngài đi xa hơn nữa, lên trên những cảm tình yêu thương, hờn ghét theo bản tính tự nhiên của con người. Vì thế, việc thực thi đức bác ái thương người, yêu mến địch thù không phải chỉ là một lời khuyên bảo, muốn làm hay không tùy ý, nhưng là một mệnh lệnh, một bổn phận phải thi hành theo gương Chúa Cha Ðấng đã yêu thương tất cả mọi người. Ngài là mô phạm hoàn hảo nhất, là lý tưởng cao đẹp nhất của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã không ngần ngại tuyên bố cách rõ ràng: "Anh em đã nghe luật dạy rằng hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù, còn Thầy bảo anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ làm hại anh em..." (Mt 5,43-48).
Ðiểm nòng cốt thứ ba trong đường lối sư phạm của Ðức Chúa Cha là thái độ khiên tốn và lòng chân thành luôn đặt mình trước sự hiện diện của Chúa là Ðấng thấu tỏ tất cả mọi sự trong tâm hồn mỗi người. Ðiều làm Thiên Chúa Cha hài lòng hơn cả không phải là những thành công, những cử chỉ bên ngoài, chẳng hạn như việc làm phúc bố thí, ăn chay cầu nguyện, nhưng trước hết là thái độ khiêm tốn không khoe khoang, không tự phụ.
Vậy thái độ khiêm tốn trong việc làm là gì? Chúa Giêsu trả lời: "Khi làm việc lành phúc đức thì đừng để tay trái biết việc tay phải làm..." (Mt 6,3-4).
Chúng ta nên tránh những cách phô trương trong việc đạo đức như thế nào? Chúa Giêsu khuyên dạy rằng: "Khi ăn chay thì đừng tỏ cho người ta biết mình ăn chay..." (Mt 6,16-18).
Ðâu là thái độ chân thành nội tâm cần phải có khi cầu nguyện? Lời Chúa Giêsu cảnh tỉnh: "Khi cầu nguyện anh đừng làm như bọn giả hình..." (Mt 6,5-6).
Tinh thần khiêm tốn và lòng chân thành còn được biểu lộ tín nhiệm phó thác vào sự quan phòng khôn ngoan và đầy tình thương của Chúa trong mọi biến cố, mọi hoàn cảnh và những nhu cầu cần thiết của con người. Vậy phó thác nơi sự quan phòng của Chúa là gì? Chúa Giêsu giải thích trước thực tế như sau: "Ðừng lo cho mạng sống mình..." (Mt 6,25-34).
Còn gì an ủi và bảo đảm hơn những lời quả quyết trên đây của Chúa Giêsu, Thiên Chúa Cha của Chúa Giêsu quả thật là người Cha đầy tình thương. Hạnh phúc cho chúng ta biết bao để chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.
ST
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Sức sống mới" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét