Mô hình ghe của Hải đội Hoàng Sa thực thi bảo vệ chủ quyền Việt Nam thời Nguyễn. |
Trung Quốc đã buộc phải im lặng vì họ biết rằng, không thể bảo vệ tham vọng không chắc chắn trước các quốc gia khác, trong đó có Pháp, quốc gia không bao giờ công nhận cho Trung Quốc các quyền đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
III- Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc
Thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi?
Danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ ràng ít nhất từ thế kỷ VXII. Tuy nhiên, trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì có một vấn đề được đặt ra là: Dưới thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi, cho phép nảy sinh một danh nghĩa có lợi cho một quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc?
Thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi?
Danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ ràng ít nhất từ thế kỷ VXII. Tuy nhiên, trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì có một vấn đề được đặt ra là: Dưới thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi, cho phép nảy sinh một danh nghĩa có lợi cho một quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc?
Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua việc phân tích chính sách của Trung Quốc và thái độ của nước Pháp trong thời kỳ này.
Từ năm 1884-1909, không có bằng chứng nào chứng tỏ sự quan tâm của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có một sự kiện duy nhất được các nhà biên niên sử ghi lại. Nội dung này khẳng định rõ ràng, Trung Quốc đồng ý với sự chiếm hữu của nước khác.
Ông Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM thuật lại câu chuyện do P.A Lapicque ghi lại như sau: “Năm 1895, tàu chở đồng của phương Tây (tàu Bellona của Đức) đi ngang qua vùng biển Hoàng Sa bị mắc cạn ở đó, rồi bị chìm. Ngư dân Trung Quốc ùa ra cướp về. Tàu này mua bảo hiểm của một hãng tại Anh quốc. Hãng bảo hiểm đó đã đòi tiền bồi thường của chính quyền Quảng Đông vì không đảm bảo được an ninh hàng hải. Chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã trả lời rằng, lãnh hải đó không phải của họ và họ không chịu trách nhiệm.”
Nội dung câu chuyện này còn được lưu lại trong một văn thư của Phủ Toàn quyền Đông Dương (Vụ Giám đốc các công việc chính trị và bản xứ) ngày 6-5-1921.
Rõ ràng, các nhà chức trách địa phương đã phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đào này. Ý kiến của nhà chức trách địa phương, người nắm rõ nhất tình hình thực tế, là không có sự sáp nhập hành chính, bằng chứng của việc không quản lý.
Tuy nhiên, kể năm 1909, Trung Quốc bắt đầu thay đổi thái độ của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong năm này, Trung Quốc nói rằng đã phái một đoàn đi “thị sát” các đảo Hoàng Sa. Theo đó, đô đốc Quảng Đông Lý Chuẩn theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn đưa 170 lính thuỷ đổ bộ chớp nhoáng lên đó, gọi đó là thực hiện “quyền cai quản” của mình. Cần khẳng định ngay rằng, đây là hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam vì lúc đó quần đảo này đã thuộc Việt Nam, tuyệt đối không thể coi là việc thực hiện "chủ quyền" của Trung Quốc.
Ngày 30-3-1921, Thống đốc dân sự Quảng Đông quyết định sáp nhập các đảo Hoàng Sa vào Nhai huyện (Hải Nam). Về sự kiện này, công sứ Pháp ở Trung Quốc không đưa ra lời phản đối chính thức nào vì cho rằng, hành động này được đưa ra bởi một chính phủ không được cả chính phủ trung ương Trung Quốc lẫn các nước khác thừa nhận.v.v…
Theo Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu, chính các hành vi của Trung Quốc trong năm 1895 (từ chối trách nhiệm về các vụ đắm tàu ở Hoàng Sa vì các đảo đó không thuộc Trung Quốc), rồi đến năm 1909 (đổ bộ chớp nhoáng lên một vài đảo trong quần đảo Hoàng Sa, qua đó khẳng định chủ quyền của Trung Quốc) đã làm suy yếu tất cả những lời khẳng định khác về việc chiếm đóng của nước này từ hàng thế kỷ xa xưa. Những hành vi trong năm 1909, dù có bổ sung thêm việc sáp nhập về hành chính nhưng không đủ cấu thành một sự chiếm hữu lâu dài, thật sự, hòa bình và liên tục. Các hành vi này được thực hiện bởi một chính phủ không được ghi nhận trong sự liên tục của nhà nước Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc không hội đủ các điều kiện để tạo ra một tình thế cho phép họ phủ nhận các quyền đã có từ trước của Việt Nam.
"Chôm chôm" - Hoa hậu Đặng Thu Thảo |
Theo Quyết định Postdam tháng 8-1945 giữa Liên Xô, Anh và Mỹ, Trung Hoa Dân quốc được giao tiếp nhận việc giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên. Vì lý do này, Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng Hoàng Sa vào năm 1946. Và cũng làm như vậy với quần đảo Trường Sa mặc dù không được đồng minh ủy quyền. Dựa vào sự có mặt này, vào năm 1947, Bộ Nội vụ của Chính phủ Trung Quốc thời kỳ đó đã phát hành một tập bàn đồ trong đó thể hiện Trung Quốc bao gồm cả các quần đảo này. Cần khẳng định rằng, điều này không có nghĩa là nước này đã có các quyền “lịch sử” trên các đảo này, bởi vì sự bao gộp này hết sức muộn mằn và gắn liền với những hoàn cảnh đặc biệt.
Từ năm 1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lặp lại các yêu sách của Trung Hoa Dân quốc nhưng không chỉ đối với Hoàng Sa mà cả Trường Sa.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này (1884-1956), chính phủ Pháp ở Đông Dương đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiệp ước Giáp Thân (1884) là Hiệp ước được Triều đình Huế kí với nước Pháp công nhận sự bảo hộ của Pháp. Kể từ đây, Pháp thay mặt Việt Nam trong những quan hệ ngoại giao với nước ngoài bên cạnh việc đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu: “Tôi đã tìm thấy trong thư từ ngoại giao những yếu tố cho thấy người Pháp dần dần quan tâm tới các quần đảo này và tự đặt mình vào bối cảnh quốc tế để đòi hỏi chủ quyền”.
Đúng như vậy! Bộ Thuộc địa và Phủ Toàn quyền Đông Dương đề cập đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1898. Công văn của Vụ Châu Á-Châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp có đoạn viết: “…nhằm ngăn cản một cường quốc khác đứng trên các đảo đó (Hoàng Sa), có lẽ có lợi ích là nên xây dựng một hải đăng trong quần đảo này để khẳng định chủ quyền của chúng ta…”.
Từ năm 1920, Hải quân Pháp đã có mặt đều đặn trên các quần đảo để ngăn chặn buôn lậu, một hình thức cảnh sát biển đã hoạt động ở đây.
Khi phải trả lời Công ty phốt phát Bắc Kỳ về việc muốn khai thác quần đảo Hoàng Sa, ngày 17-12-1928, Toàn quyền Đông Dương viết cho Bộ trưởng thuộc địa và cảnh báo “chứng hoang tưởng tự cao, tự đại cứ tăng lên mãi của chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc” và đã tuyên bố rõ ràng: “vậy đã đến lúc chúng ta phải tiến lên trước và khẳng định các quyền dường như đã được công nhận bởi cả các tư liệu lịch sử lẫn các thực tế địa lý”.
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã cho biết, để có chỗ dựa vững chắc cho lập trường này của Pháp, ông Toàn quyền đã yêu cầu Khâm sứ Trung Kỳ cung cấp tất cả các tài liệu của hồ sơ: “Chính quyền Pháp đã yêu cầu Khâm sứ ở Trung Kỳ tìm hiểu rõ vấn đề chủ quyền của An Nam ở Hoàng Sa. Qua các tài liệu thì thấy rõ những hành xử chủ quyền từ thời Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn. Ông Thân Trọng Huề, nguyên Thượng thư Bộ Binh vào ngày 3-3-1925 cũng đã tuyên bố chủ quyền của An Nam đối với Hoàng Sa là không có gì phải tranh cãi”.
Tháng 11-1929, Thượng nghị sĩ De Monzei viết thư cho Bộ trưởng Thuộc địa rằng: “các quyền của nước An Nam, và do đó của nước Pháp, đối với quần đảo Hoàng Sa dường như không thể tranh cãi từ thế kỷ XVII và các đảo này là một địa điểm tốt nhất cho việc đặt một trạm vô tuyến điện để báo trước các trận bão”.
Trong một văn thư của Quai d’Orsay, Bộ Ngoại giao Pháp do Knobel ký ngày 19-6-1930, một câu hỏi về pháp lý đã được đặt ra: Chủ quyền rõ ràng của An Nam với quần đảo Hoàng Sa liệu có bị mất đi vì không thực thi không? Tác giả đã kết luận là không vì các đảo Hoàng Sa không bị bỏ và do đó không trở thành vô chủ.
"Gió" - tranh của thiền sư Pháp Hạnh |
Ngày 4-2-1932, một công hàm được gửi cho Công sứ quán Trung Quốc nhằm khẳng định các quyền của nước Pháp, trong trường hợp không chấp nhận thì đưa ra trọng tài.
Vào cuối thời kỳ này, Pháp đã khẳng định rõ các quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 15-6-1938 quy định việc thành lập một đại lý hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và Nghị định ký ngày 5-5-1939 thành lập hai đại lý hành chính “Cụm Lưỡi Liềm và các đảo phụ cận” và “Cụm An Vĩnh và các đảo phụ cận”.
Những nội dung vừa phân tích chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.
Trường hợp quần đảo Trường Sa đơn giản hơn vì không có bất cứ một yêu sách nào của Trung Quốc trong suốt thời kỳ thuộc địa.
Ngày 23-9-1930, Pháp thông báo cho các nước thứ ba biết việc nước này chiếm hữu quần đảo Trường Sa. Tháng 4-1933, việc chiếm hữu 6 đảo nhỏ đã được tổ chức trang trọng bằng việc “Công bố quyền thủ đắc do chiếm cứ các đảo do các đơn vị hải quân Pháp thực hiện”. Đáp lại sự khẳng định chủ quyền đó, Trung Quốc im lặng. Cùng năm này, Thống đốc Nam Kỳ là M. Krautheimer đã ký một Nghị định sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.v.v…
Theo TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ, những hành động vừa nêu đã chứng tỏ chính phủ Pháp đã có trách nhiệm trong việc chiếm hữu, khai thác liên tục và có hiệu quả trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam: “Khi đô hộ Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, đã có những hành động, hành vi tiếp tục thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo và họ đã để lại cho chúng ta những nghị định, quyết định trong việc thành lập các đơn vị hành chính, tổ chức các đơn vị đồn trú, khí tượng, các đài quan trắc, xây dựng các công trình trên đó.v.v…”.
Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu: “Đối với quần đảo Hoàng Sa, Pháp chỉ rõ là thừa hưởng giấy chứng thực chủ quyền của các Hoàng đế An Nam. Còn với Trường Sa, Pháp tuyên bố đã phát hiện ra và nhận chủ quyền quần đảo này. Người Trung Quốc chỉ bắt đầu đòi chủ quyền vào đầu thế kỷ XX và đòi hỏi của họ không dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý rõ ràng”.
Tính đến thời điểm kết thúc giai đoạn này (1939), Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc gia này chưa từng tuyên bố bỏ các đảo, để có thể tạo ra một quyền cho bên thứ ba.
Điều này có nghĩa là chủ quyền đã có từ xa xưa của Việt Nam vẫn luôn được duy trì.
Sau này, mặc dù trong tình hình nước Pháp bị lún sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nhưng Pháp vẫn duy trì cả sự có mặt lẫn yêu sách của mình cho đến khi rút khỏi Việt Nam, để lại cho Việt Nam nhiệm vụ thay thế, góp phần duy trì danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở cuối thời kỳ thuộc địa (sau chiến tranh thế giới thứ hai).
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã: “Pháp nhân danh An Nam với quyền là Nhà nước bảo hộ thì đã có chủ trương rất rõ là không từ bỏ chủ quyền của An Nam ở hai quần đảo. Người Pháp đã tích cực thực hiện, thực thi chủ quyền một cách rất cụ thể.”
Trong một bức điện tháng 8-1946, Cao ủy Pháp tại Sài Gòn đã thông báo cho Tùy viên hải quân biết rằng, nước Pháp kiểm soát các đảo Hoàng Sa và bất kỳ tàu thuyền nào dự định ghé vào đấy phải xin phép Cao ủy.
Năm 1947, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là nội dung chính được bàn thảo trong các cuộc thương lượng giữa Pháp với Trung Hoa Dân quốc. Các đối thoại này không có kết quả gì đảng kể nhưng chúng là dịp để nước Pháp khẳng định lại các quyền của mình và đề nghị đưa vụ việc ra trước Trọng tài.v.v…
"Đen và mỏng" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Ngay trước khi kết thúc chiến tranh, qua Tuyên bố Cairo năm 1943, nguyên thủ của các chính phủ Mỹ, Trung Quốc và Anh “thông báo rằng, họ trù định giành lại của Nhật Bản tất cả các đảo ở Thái Bình Dương đã bị nước này cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ khi khởi sự Chiến tranh thế giới thứ nhất và trả lại Trung Hoa dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhật cướp của Trung Hoa, như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ và trục xuất Nhật Bản khỏi tất cả các lãnh thổ khác mà Nhật đã chiếm được bằng vũ lực.”
Tất nhiên, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các lãnh thổ khác, không thuộc các lãnh thổ của Trung Quốc bị “cướp đoạt”.
Vì Trung Quốc là một bên tham gia bản tuyên cáo này nên bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu cho rằng, việc không nói tới các quần đảo trong phần này của Tuyên cáo Cairo năm 1943 thật đặc biệt. Nó không phải là kết quả của một sự tình cờ. Không có một bảo lưu cũng như một tuyên bố riêng rẽ nào của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ này. Trung Quốc đã buộc phải im lặng vì họ biết rằng, không thể bảo vệ tham vọng không chắc chắn trước các quốc gia khác, trong đó có Pháp, quốc gia không bao giờ công nhận cho Trung Quốc các quyền đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trong nhiều trường hợp đã đề nghị đưa tranh chấp này ra trước tòa án quốc tế.
Thêm nữa, năm 1951, Mỹ và Anh đứng ra triệu tập Hội nghị San Francisco. Năm mươi mốt nước được mời. Hòa ước được ký vào ngày 8-9-1951. Theo các khoản của điều 2 của Hòa ước, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với một số lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có một sự kiện đáng chú ý liên quan đến hai quần đảo này là, theo yêu cầu của ông Gromyko (đại diện của Liên Xô), trong phiên họp toàn thể trong ngày 5-9-1951, Nhật Bản phải thừa nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đề xuất này đã bị 46 nước trong số 51 nước có mặt ngày hôm đó bác bỏ.
Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM còn cho biết: “Chính Thủ tướng của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu lúc bấy giờ cũng đã trịnh trọng tuyên bố trước Hội nghị ở San Francisco rằng, để xóa tan những nghi ngờ, những mầm mống xung đột về sau thì Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như nó đã vốn có từ trước. Lời tuyên bố này của Thủ tướng không bị bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị phản đối. Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của hội nghị. Đây là những cơ sở luật pháp rất quan trọng mà Trung Quốc không thể phủ nhận”.
Tuyên bố này không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.
Đặc biệt, ngày 28-4-1952, khi đến lượt mình ký một hòa ước với Nhật, Trung Hoa Dân quốc đã ghi nhận việc từ bỏ mọi quyền của Nhật đối với các đảo nhưng không đưa vào Hiệp ước này bất kỳ yêu sách nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu như khung cảnh của San Francisco ít thuận tiện để yêu sách của họ đạt được kết quả thì một cuộc đàm phán song phương là rất thuận lợi. Thế nhưng văn bản chỉ đề cập tới sự từ bỏ của Nhật mà không đưa ra một điều gì, sự công nhận nào từ phía Nhật rằng các đảo này thuộc Trung Quốc.
Về phần mình, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, qua phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai, ngày 15-8-1951 rằng, “các đảo Tây Sa và các đảo Nam Sa bao giờ cũng là lãnh thổ Trung Quốc”. Tuy nhiên, cần phải khẳng định ngay rằng, yêu sách này không phải là sự khẳng định một danh nghĩa lặp lại của thời kỳ trước cũng không phải như một quyền được rút ra từ việc quản lý thực sự.
Việc không khẳng định bất kỳ yêu sách nào với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dịp có bản Tuyên bố Cairo và việc thừa nhận song phương sự từ bỏ của Nhật Bản mà không đưa ra yêu sách của chính mình cho phép kết luận là, Trung Hoa Dân quốc, nước bảo đảm sự liên tục của Chính phủ Trung Quốc duy nhất trước đó, đã từ bỏ các quyền của mình đối với các hòn đảo tranh chấp.
Nhưng liệu người ta có thể nói rằng, Trung Hoa Dân quốc đã từ bỏ các quyền của mình để Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hưởng? Điều này là không thể có trong bối cảnh tuyệt giao giữa hai nhà nước.
Trong thời kỳ này, các đại diện của nước Việt Nam không thể phát biểu với tư cách như một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi khi phát biểu, dù vào năm 1925 (nguyên Binh bộ Thượng thư của nhà vua), hay vào năm 1949 (Đổng lý Văn phòng của Bảo Đại) hoặc vào năm 1951 (tại San Francisco), nội dung là giống nhau: Các quần đảo đã thuộc Việt Nam từ lâu đời. Các quần đảo phải tiếp tục là của Việt Nam.
Ý chí đó kết hợp với việc Pháp liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã góp phần duy trì danh nghĩa chủ quyền rõ ràng của Việt Nam. Vì vậy, việc còn lại là xem xét số phận của các quần đảo này ở thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa.
Bức ảnh này chính là hồng huyết cầu được dính lên giống như một mạng lưới chằng chịt vậy, chúng hình thành các cục máu đông. Các tế bào ở giữa chính là bạch cầu. |
Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII và từ đó đã thực hiện thật sự, liên tục và hoà bình chủ quyền đó.
Trong các bài trước của loạt bài “Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế”, chúng tôi đã đưa ra các bằng chứng rõ ràng rằng, ít nhất từ thế kỷ XVII cho đến hết thời kỳ thuộc địa, Việt Nam đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế.
Vấn đề còn lại là sự tiếp nối danh nghĩa chủ quyền đối với hai quần đảo này ở thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa đến nay. Đặc biệt khi phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thật của vấn đề này như thế nào? Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về quan điểm liên tục của danh nghĩa pháp lý?
Trong bài diễn văn của Chu Ân Lai năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, cần phải khẳng định ngay rằng, đối với Trường Sa, Trung Quốc không hề dựa trên bất kỳ một sự chiếm đóng hay quản lý thực sự nào trước đó. Còn đối với Hoàng Sa, nước này đã chiếm đóng thực tế trên một bộ phận vào năm 1956 và được mở rộng ra toàn bộ quần đảo vào năm 1974. Nhưng cũng cần khẳng định ngay rằng, đây là một cuộc chiếm đóng quân sự không được luật pháp quốc tế thừa nhận vì có một nước khác đã có danh nghĩa chủ quyền trước đó. Trong khi đó, đại diện của nước Việt Nam sau khi người Pháp ra đi, Chính phủ Nam Việt Nam luôn khẳng định duy trì chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với nhiều Nghị định về quản lý các đảo. Một Nghị định về quần đào Hoàng Sa được ký ngày 13-7-1961 thành lập đơn vị hành chính Định Hải, một Nghị định khác ngày 21-10-1969 gộp xã đó với xã Hoa Long,vv…
Có ý thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.
Ngày 16-6-1956, khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan và Cộng hoà Philippines đều nhận quần đảo Trường Sa, là của họ, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó.
Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài Gòn khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, đáp lại đòi hỏi về chủ quyền của Malaysia đối với một số đảo trong quần đảo đó,vv…
Tuy nhiên, tháng Giêng năm 1974, các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Cần nhắc lại là, Luật quốc tế hiện đại (Hiến chương Liên hợp quốc, điều 2, khoản 4) cấm dùng vũ lực để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Vì thế, một sự chiếm đóng quân sự sẽ không bao giờ và bằng bất kỳ cách nào có thể chuyển thành một danh nghĩa có giá trị và được công nhận.
Mặt khác, khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam cũng đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này.
"Tươi hồng" - Hot girl Nhật Bản |
Tuy nhiên, Trung Quốc lại lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958.
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã “khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc” đối với các quần đảo.
Mặt khác, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu cho rằng, đó không phải là chính phủ về mặt lãnh thổ có thẩm quyền đối với các quần đảo. Vì Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chỉ thực hiện thẩm quyền của mình ở phía Bắc vĩ tuyến 17. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực!
Còn ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM phân tích: “Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”.
Đối với quần đảo Trường Sa, sau tháng 4-1975, quân đội nhân dân Việt Nam thay thế các đội quân của chính quyền Sài Gòn trên các đảo.
Tuy nhiên, tháng 3-1988, Trung Quốc đưa quân đội đến một số bãi ở Trường Sa: một cuộc đụng độ hải quân dẫn đến việc mất một số tàu Việt Nam và một số thủy thủ Việt Nam bị thiệt mạng. Và từ ngày đó, Hải quân Trung Quốc có mặt tại quần đảo này.
Luật quốc tế hiện đại ngăn cấm rất nghiêm ngặt việc chiếm đóng các lãnh thổ bằng vũ lực. Hơn nữa, Việt Nam đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ hai quần đảo. Yêu sách này là sự liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo. Liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa khi nào cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không thể nói rằng Trung Quốc đã thực hiện "chủ quyền" một cách thật sự, liên tục và hoà bình. Vì vậy, chủ quyền của Trung Quốc là vấn đề mà cho đến nay nước này vẫn chưa thể chứng minh được.
Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII và từ đó đã thực hiện thật sự, liên tục và hoà bình chủ quyền đó.
Chợ Thương (Bắc Giang) năm 1905. |
Thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Từ sau chiến tranh thế giới I, quyền sử dụng chiến tranh của Luật pháp quốc tế truyền thống đã bị luật pháp quốc tế hiện đại bác bỏ. Hiến chương Liên hợp quốc đã cấm việc đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ giữa các nước. Liên hợp quốc đã quy định các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ với nhau bằng các biện pháp hoà bình.
Rõ ràng, thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã ba lần sử dụng vũ lực để xâm chiếm: năm 1956 đối với bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa; năm 1974 đối với bộ phận phía Tây quần đảo Hoàng Sa; và năm 1988 đối với một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Chính sách pháo hạm này của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với xu thế trên thế giới và trong khu vực giải quyết hoà bình mọi tranh chấp giữa các nước.
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời tôn trọng nguyên tắc không đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trước sau như một chủ trương giải quyết bằng thương lượng hoà bình mọi tranh chấp giữa hai nước, trong đó có vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội đã nhấn mạnh lại chủ trương này của Việt Nam: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng Việt Nam chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của Việt Nam là phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, phù hợp với Tuyên bố DOC”.
Chủ trương của chúng ta ở quần đảo Trường Sa là: "Phải nghiêm túc thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mà Việt Nam và Trung Quốc vừa ký kết. Cụ thể là, chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không có những hành động làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định. Các tranh chấp phải giải quyết bằng đàm phán hoà bình, không dùng vũ lực và phải cùng đàm phán với tất cả các bên liên quan”.
Chủ trương của chúng ta ở quần đảo Trường Sa là: "Phải nghiêm túc thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mà Việt Nam và Trung Quốc vừa ký kết. Cụ thể là, chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không có những hành động làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định. Các tranh chấp phải giải quyết bằng đàm phán hoà bình, không dùng vũ lực và phải cùng đàm phán với tất cả các bên liên quan”.
"Dốc ngược" - thiếu nữ Thái Lan |
Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông”.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”. Việc ký kết thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Hai bên sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận này.
TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, để thực hiện có hiệu quả nội dung này, yêu cầu đặt ra là các bên trong đàm phán phải thực sự có thiện chí chứ không phải bằng tương quan lực lượng: “Muốn giải quyết vấn đề này, muốn thúc đẩy quá trình làm tình hình Biển Đông ổn định, tránh xung đột, tránh sự tham gia của các thế lực khác thì chính bản thân các nước phải thiện chí, phải cầu thị. Trong thực tế đàm phán, chúng ta đã có nhiều bài học, đã có những cái khi đưa ra yêu sách không đúng thì phải rút để thúc đẩy đàm phán phát triển”.
Rõ ràng, giải quyết hoà bình cuộc tranh chấp về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với lợi ích của hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Đó là con đường đúng đắn nhất. Dư luận ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới chờ đợi sự đáp ứng tích cực của phía Trung Quốc. Là một trong 5 nước uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ lớn tôn trọng và thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét