Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Tiếng gọi nơi hoang dã (phần III)

"Suối mơ" - Hot girl Nhật Bản
Tiếng kêu thét của Mecxêđét vẳng đến tai họ. Họ nhìn thấy Sác quay ngoắt lại và cố dấn thêm một bước để chạy trở lui, rồi thì toàn bộ cả một mảng bằng lớn tụt hẳn xuống, lũ chó và người biến mất. Tất cả chả còn gì, chỉ còn nhìn thấy một cái hố to há hoác. Đáy con đường đã sụp xuống. (ảnh không liên quan đến bài viết)

Chương 5: Lao khổ trên vệt đường mòn
Ba mươi ngày sau khi rời Đoxân, khối bưu kiện từ Xontoatơ kéo theo sau Bấc và lũ bạn nghề của nó đi đến Xkeguê. Tình trạng của lũ chó thật là thảm bại, chúng tả tơi và kiệt quệ. 140 pao của Bấc tụt xuống chỉ còn 115. Bạn nghề của nó, tuy là những con chó nhẹ cân hơn, nhưng so sánh theo cách tương đối thì lại sút cân nhiều hơn, Paicơ, tên hay giả ốm để trốn việc, trước kia trong cuộc đời gian dối của hắn đã từng thực hiện thành công thủ đoạn giả vờ đau chân, nay thì khập khiễng thật sự chứ không còn là trò bịp nữa. Xônlếch cũng khập khiễng, còn Đớp thì đau đớn vì sai khớp một xương vai.
Tất cả bọn chúng đều đau chân dữ dội. Cơ thể chúng chả còn tí sức bật hoặc khả năng đàn hồi nào nữa. Bàn chân chúng nặng nề rơi từng bước xuống mặt đường mòn, làm chấn động mạnh toàn thân và nhân lên gấp bội nỗi mệt mỏi đến chết đi được ấy. Không phải là cái thứ mệt chí tử do một sự ráng sức quá đáng nhưng ngắn ngủi, mệt như vậy thì chỉ nghỉ vài giờ là hồi sức ngay; mà đây là cái thứ mệt do sự tiêu huỷ thể lực từ từ và kéo dài suốt trong bao nhiêu tháng trời lao động cực nhọc. Không còn một khả năng phục hồi nào nữa, không còn tí sức lực dự trữ nào để mà vét ra nữa. Tất cả đã được sử dụng hết, cho đến tí chút hơi sức nhỏ nhất cuối cùng. Tất cả mọi cơ bắp, mọi thớ thịt, mọi tế bào đều mệt, mệt đến chết được. Vì sao mà mệt đến như vậy, thật đã quá rõ ràng. Trong không đầy năm tháng, chúng đã chạy đến 2500 dặm, và trong 1800 dặm cuối cùng, chúng chỉ được nghỉ có năm ngày. Khi chúng đến Xkeguê, thì người ta thấy rõ ràng là chúng đã kiệt quệ, như chỉ còn thoi thóp. Chúng khó mà kéo cho căng được các dây thắng, và khi xuống dốc, sức chúng chỉ vừa đủ để xoay xở tìm cách tránh khỏi bị chiếc xe lao xuống đè phải.
- Nào! Cố lên đi! Khốn khổ chúng mày, đau chân quá mà! - người lái xe động viên chúng trong khi chúng bước lảo đảo không vững dọc đường phố chính của Xkeguê - Tí nữa thôi là hết! Rồi chúng mình sẽ nghĩ thật lâu! Nghe không? Chắc chắn như vậy! Nghỉ thật là lâu!
Những người đánh xe tin tưởng chắc chắn là họ sẽ được dừng lại nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Chính bản thân họ cũng đã phải rong ruổi suốt 1200 dăm mà chỉ mới nghỉ được có hai ngày, mà theo sự hợp lý và lẽ công bằng chung cho tất cả mọi người thì họ xứng đáng được một thờ gian nhàn gian dài rỗi. Thế nhưng đã có quá nhiều người đổ xô vào vùng Klonđai, mà có quá nhiều người yêu, người vợ, người thân của họ không cùng đổ xô vào đấy, cho nên đống thư từ bưu kiện ứ lại chồng chất như núi; thêm nữa, lại có lệnh của chính phủ truyền tới. Thế là phải kiếm một lớp chó Vịnh Hâtxơn còn khoẻ nguyên để thay thế cho những con chó đã hết tác dụng, không còn kéo xe trên đường mòn được nữa. Những con hết tác dụng thì phải tống khứ đi và vì so với những đồng đôla thì chó cũng chả có giá trị gì mấy, cho nên người ta bán chúng đi đổi lấy đôla.
ba ngày trôi qua. Trong thời gian ba ngày ấy, Bấc và lũ bạn nghề của nó cảm thấy cơ thể chúng sao mà mệt và yếu lả đi đến thế. Nhưng rồi đến sáng hôm thứ tư, có hai gã đàn ông người Hoa Kỳ đến nơi này và mua chúng, cùng cả đại cương và mọi thứ, với một giá rẻ. Hai người ấy gọi tên nhau là "Han" và "Sác". Sac là một gã trung niên, da nâu nhạt, có đôi mắt yếu đuối ươn trớt, một bộ ria xoắn lại và vểnh lên hung dữ, tương phản với nét môi ẻo lả ủ rủ cụp xuống khuất dưới bộ ria ấy. Han là một tay trai trẻ trạc mười chín, hai mươi, có một khẩu súng còn to tướng và một con dao săn đeo ở chiếc thắt lưng cài tua tủa những đạn. Chiếc thắt lưng ấy là vật tiêu biểu nhất ở con người của gã. Nó thể hiện tính chất non nớt của gã, một sự non nớt hoàn toàn và khó mà diễn tả được. Cả hai con người ấy rõ ràng là rất lạc lõng đối với nơi này. Vì lẽ gì mà họ phải mạo hiểm xông pha vào vùng đất phương Bắc này, điều đó là một phần trong màn bí ẩn của vạn vật mà mọi người không thể hiểu nổi.
Bấc nghe người ta cò kè mặc cả với nhau, thấy những đồng tiền trao qua đổi lại giữa người lạ với anh nhân viên nhà nước, thế là Bấc biết rằng anh chàng người lai Xcôtlen cung những chàng lái xe khác của đoàn xe thư lại sắp sửa rời khỏi cuộc đời của Bấc theo gót Perôn. Phrăngxoa và những con người khác đã đi qua trước đấy.
Khi Bấc cùng lũ bạn nghề của nó bị dẫn đến khu đóng trại của những người chủ mới, Bấc nhìn thấy một quang cảnh luộm thuộm và nhếch nhác, lều căng nửa vời, bát đĩa bẩn không rửa vứt lổng chổng, mọi thứ lộn xộn bừa bãi. Bấc còn thấy một người đàn bà mà mấy gã đàn ông gọi là Mecxêđét. ả là vợ của Sác và chị của Han - một nhóm giá đình khá xinh xẻo.
Bấc để ý theo dõi họ, thấp thỏm e ngại, trong khi họ tiến hành dỡ lều và chất đồ lề lên chiếc xe trượt tuyết. Cung cách của họ phí rất nhiều công sức, mà chả có phương pháp ngăn nắp gì cả. Chiếc lều được cuộn thành một bó bùng nhùng, đáng lẽ ra có thể xếp gọn lại chỉ bằng một phần ba. Những chiế đĩa thiếc chưa rửa, cứ thế gói lại đưa đi. Mecxêđét cứ liên tục xăng xít ngáng trở trước mặt hai người đàn ông và luôn mồn huyên thiên can gián và góp ý. Khi họ đặt một túi đựng quần áo lên đầu chiếc xe trượt, thì Mecxêđét lại gợi ý cho họ là phải đặt ở cuối xe. Rồi khi đã đặt túi ấy vào thì ả lại muốn lôi cái túi ấy ra để bỏ vào đâu khác nữa. Và thế là họ lại phải tháo dỡ đồ đoàn ra khỏi xe để lôi cái túi ấy lên.
Ba người đàn ông từ một chiếc lều bên cạnh bước tới và đứng nhìn, vừa nhìn vừa nhăn nhở nhe răng ra cười và nháy mắt với nhau.
- Các vị mang một khối tương đối đấy! - một người trong bọn họ lên tiếng - Chả phải tôi dám chỉ bảo cho các vị, nhưng tôi mà như các vị thì tôi chả khuân các lều ấy đi làm quái gì.
- Ôi! Thật không tưởng tượng nổi! - Mecxêđét kêu to, vung một cái cả hai tay lên trơi tỏ vẻ thất vọng một cách rất điệu - Không có lều thì làm thế nào mà sống được!
Người kia đáp:
- Sang xuân rồi! Các vị không gặp thời tiết giá rét nữa đâu!
Mecxêđét vẫn khăng khăng lắc đầu, và Sác với Han tiếp tục đặt những thứ linh tinh lặt vặt cuối cùng lên trên chóp cái đống đồ đạc to như núi.
Mọi người khác hỏi:
- Liệu có kéo đi được không?
- Sao lại không? - Sác vặn lại cộc lốc.
- ồ! Thôi được, thôi được! - người kia vội vàng trả lời hiền lành - Tôi chỉ thắc mắc một tí thôi mà. Hình như nó có hơi nặng trên chóp đấy.
Sác quay lưng và cố đem hết khả năng của mình ra để rút các dây buộc cho đống đồ đạc hạ thấp xuống nhưng khả năng của y lại quá tồi.


Nngười thứ hai lên tiếng:

- Lũ chó kéo cái máy cải tiến này tất nhiên sẽ được dịp rèn luyện kịch liệt bộ chân suốt ngày đây!
- Hẳn là thế! - hắn đáp lời với một vẻ lễ phép lạnh lùng, rồi một tay gã nắm lấy chiếc cần xe, tay kia vung roi lên - Mơt-s! - gã thét - Mơt-s! Đi!
- Lũ chó lao bổ về đằng trước, đè lên đai ngựa, ra sức kéo một lát, rồi chững lại. Chúng không thể kéo chiếc xe nhích đi được chút nào.
- Đồ súc sinh lười biếng, tao sẽ cho chúng mày biết tay! - gã vẫn gào lên, vừa vung roi chuẩn bị quật xuống.
Nhưng Mecxêđét xông vào, kêu to:
- Han! Đừng em! - ả vội tóm lấy chiếc roi và giật ra khỏi tay Han - Ôi, những con vật đáng yêu tội nghiệp. Bây giờ em phải hứa với chị là từ đây đến hết chuyến đi em sẽ không tàn nhẫn với chúng nữa, nếu không thì thôi, chị sẽ không đi đâu hết.
Thằng em cười khẩy:
- Gớm, cái vốn hiểu biết của chị về chó đã quý hoá chưa! Tôi xin chị cứ để mặc tôi. Tôi bảo cho chị biết chúng nó lười nếu chị muốn chúng làm việc thì chị phải quật. Cái lối của chúng là như vậy. Chị cứ hỏi bát kỳ ai mà xem! Hỏi thử một ông kia kìa!
Mecxêđét nhìn mọi người bằng đôi mắt van xin trên khuôn mặt xinh đẹp hiện rõ vẻ xiết bao ghê sợ không muốn nhìn thấy cảnh đau đớn.một trong những người đứng đấy trả lời:
- Các vị muốn biết thì tôi xin thưa! Chúng nó yến nhũn ra như bún rồi. Đã làm việc kiệt hết sức rồi, vấn đề là như vậy đấy. Chúng cần phải được nghỉ ngơi cái đã.
- Nghỉ cái con khỉ! - Từ đôi mép nhẵn thín của Han vang tiếng rủa, khiến Mecxêđét thốt lên một tiếng "ôi" đau đớn phiền não.
Nhưng ả lại là một con người trung thành với cánh của mình, nên ả liền vội quay lại bảo vệ cho em trai:
- Thôi đừng bận tâm đến lời ông ta nữa em ạ - ả nói - Em là người điều khiển đàn chó của chúng ta, thôi thì em thấy cần phải xử với chúng như thế nào cho được việc thì em cứ làm.
Thế là cây roi của Han lại vụt xuống đàn chó. Chúng lao tới đè vào đai ngựa, chân đạp thọc sâu vào lớp tuyết nén chặt: rạp mình xuống sát mặt tuyết, dốc cả toàn bộ sức lực. Nhưng chiếc xe trượt tuyết cứ trụ lại không nhúc nhích, như một cái mỏ neo cắm chặt. Sau hai lần dốc sức, lũ chó đứng lặng, thở hổn hển. Chiếc roi đang vun vút rít một cách man rợ, thì Mecxêđét lại nhẩy ra can thiệp một lần nữa. ả sụp xuống quỳ gối trước mặt Bấc, nước mắt lưng tròng, quàng hai tay ả quanh cổ Bấc, kêu lên giọng đầy xúc cảm:
- Ôi, nhưng con vật tội nghiệp, những con vật đáng yêu khốn khổ! Tại sao chúng mày không kéo cật lực vào? Có vậy mới khỏi bị roi chứ!
Bấc không thích gì ả, nhưng nó đang cảm thấy khốn khổ quá nên không cưỡng lại sự vỗ về của ả, và chịu đựng điều đó coi như là một phần của mọi nỗi khốn khổ phải chịu đựng trong ngày.
Một trong những người đứng nhìn, từ nãy đã cắn chặt răng để khỏi buộc ra ý kiến nóng nảy, nay không nhịn được nữa phải thốt lên:
- Này, các vị có ra làm sao thì cũng chả việc quái gì đến tôi mà tôi phải lo, thế nhưng, vì thương thân phận của lũ chó kia, tôi muốn bảo cho các vị biết rằng các vị có thể giúp đỡ cho chúng rất nhiều bằng cách phá vỡ lớp băng bám chặt vào xe kia kìa. Càng xe đóng băng chặt cứng rồi, thấy không? Xô mạnh vào cái cần lái ấy xô sang phải, rồi sang trái, phủ băng cho càng xe bung ra!
Lần thứ ba, Han lại khởi động chiếc xe, nhưng lần này gã chịu nghe theo lời chỉ vẽ, nên đã phá vỡ được lớp băng dán chặt càng xe xuống mặt tuyết. Chiếc xe trượt chở quá tải và chông chênh bắt đầu nhích lên phía trước. Bấc và lũ bạn nó vật lộn điên cuồng để kéo, dưới trận mưa rơi xối xả. Tiến được 100 mã thì con đường mòn rẽ ngoặt và đổ dốc xuống đường phố chính. Muốn giữ cho chiếc xe bị nặng trên chóp phố chính. Muốn giữ cho chiếc xe bị nặng trên chóp khỏi nghiêng đổ, phải có người lái kinh nghiệm, mà Han thì không phải là loại người đó. ở khúc ngoặt, chiếc xe đổ nhào. Đến một nửa số đồ đạc trên xe bung ra khỏi những dây buộc lỏng lẻo, văng tung toé. Lũ chó cứ chạy, không đứng lại. Đằng sau chúng, chiếc xe nhẹ hẳn đi cứ nằm nghiêng nhảy chồm chồm trượt tới. Lũ chó nổi giận vì đã bị đối xử tàn tệ và vì phải kéo một khối trọng tải phi lý. Bấc điên tiết lên. Nó chồm lên phóng nước đại, cả đàn theo gót nó. Han thét "Họ! Họ!" nhưng chúng chả thèm để ý. Gã nhảy theo ngáng lại, nhưng bị kéo gã chổng gọng. Chiếc xe lật úp nghiến lên người gã, còn lũ chó thì cứ theo đường cái phóng tới, gây thêm cảnh buồn cười cho dân phố Xkeguê trong khi chúng tiếp tục làm vung vãi nốt mọi thứ đồ đạc còn trên xe ra dọc con đường phố lớn.
Một số người tốt bụng bắt giữ đàn chó lại và nhặt nhạnh hộ những thứ đồ đạc bị tung toé khắp nơi. Họ cùng góp một  ý kiến khuyên bảo. Đồ đạc chỉ một nửa thôi, còn chó thì phải gấp đôi, có thế mới hòng đi được tới Đoxân, họ bảo Han và chị gã với anh rể gã miễn cưỡng nghe theo họ, hất lều xuống, xem xét lại toàn bộ đồ đạc, rồi thải ra một số đồ hộp làm cho mọi người phải bật cười, bởi vì đối với cuộc hành trình đường dài thì đồ hộp lại là thứ mà người ta mơ ước.
Mọi người vừa cười vừa giúp việc xếp dọn:
- Gớm! Chất nhiều thế! Đủ dùng cho cả một khách sạn! Giảm đi một nửa cũng vẫn còn quá nhiều đấy. Tống khứ bớt đi! Vứt cái lều kia đi, và cả những cái đĩa kia nữa, chứ có để lại thì rồi ai rửa? Trời đất ơi! Các vị tưởng là các vị đi du lịch trên một toa ngủ đầy tiện nghi kiểu Phun-man ư?
Và cứ thế, họ giúp vào việc thanh toán thẳng thừng những thứ không cần thiết. Mecxêđét kêu la khi những quần áo của ả bị ném phịch xuống đất và hết thức này đến thức khác bị quẳng ra ngoài. ả vừa kêu khóc về mọi thứ nói chung, lại vừa kêu khóc về từng món bị vứt bỏ nói riêng. ả siết tay trên đầu gối, mình ả lắc lư gục tới ngả lui với vẻ rất ư là đau khổ. ả quả quyết là ả sẽ chẳng đi đâu nữa hết, một tấc cũng không đi, có vì đến mười chàng Sác, ả cũng không đi. ả kêu xin mọi người và kêu xin mọi thứ. Nhưng rồi cuối cùng ả lau sạch nước mắt và cũng bắt tay vào quẳng các thứ ra ngoài, cả đến những món quần áo tốt cần thiết không thể thiếu được. Đến nỗi hăng lên, khi vứt xong những thứ của ả, là ả bèn xông vào vứt các thứ của hai gã đàn ông, sục tung suốt lượt mọi đồ đạc của họ ra như một cơn lốc.
Thanh toán xong, đống đồ đạc tuy đã giảm đến một nửa, nhưng vẫn còn là một khối to kinh khủng. Buổi tối hôm đó, Sác và Han đi tìm mua được sáu con chó thuộc các giống chó ở miền bên ngoài. Lũ này, cộng với sáu con cũ, cùng Tish và Kuna, hai con chó étkimô bổ sung tại thác Rinh trong chuyến đi kỷ lục hợp thành một đàn đông đến mười bốn con. Nhưng lũ chó miền ngoài, mặc dù từ khi được đưa vào đến nay đã được tập luyện trong thực tế, vẫn chả có tác dụng gì đáng kể. Trong bọn chúng có ba con chó săn lông ngắn, một cơn nòi Niufaolân, còn hai con nữa là chó lai thuộc nòi gì không xác định được. Cái đám lính mới này chẳng có vẻ biết làm ăn gì cả. Bấc và lũ bạn nghề của nó đứng nhìn chúng bằng những con mắt khinh bỉ. Mặc dù Bấc nhanh chóng dạy được cho chúng ổn định vào vị trí từng con và những gì chúng không được làm. Chúng không hứng thú gì đảm nhiệm một cách dễ dàng công việc lao động trên vệt đường mòn. Trừ hai con chó lai, bọn chúng đều bị cái môi trường man rợ kỳ lạ này và những sự đối xử tàn tệ làm cho hoảng hốt ngơ ngác và tinh thần suy sụp. Hai con chó lai thì chả có tí tinh thần nào, ở chúng chỉ có bộ xương là thứ duy nhất có thể bị suy sụp mà thôi.
Với những con chó mới vô tích sự và khổ não, cùng lũ chó kiệt quệ vì 2500 dặm đường gian khổ liên tục, cái viễn cảnh của đàn chó thật chả sáng sủa chút nào. Thế nhưng hai gã đàn ông thì lại rất vui mừng hớn hở. Và họ lại còn tự hào nữa. Họ đang giải quyết công việc đâu ra đấy, với những mười bốn con chó! Họ đã từng thấy những chiếc xe trượt tuyết tới đây, nhưng họ chưa bao giờ nhìn thấy  một chiếc xe nào với số chó nhiều đến mười bốn con như thế. Trong các loại hành trình giữa miền Bắc cực này, có một lý do tại sao không nên dùng nhiều chó đến mức mười bốn con trượt tuyết không thể chở đủ thức ăn cho mười bốn con chó. Khốn nỗi Sác và Han không biết điều đó. Họ đã vạch ra trên giấy toàn bộ kế hoạch cuộc du hành đối với mỗi con chó cần ngần này này, có ngần này con chó, và đi trong ngần này ngày, cứ thế nhân lên. Mecxêđét nhìn qua vai hai gã rồi gật đầu tán thưởng. Mọi sự quả là rất đơn giản.
Sáng hôm sau, lúc đã hết già nửa buổi, Bấc dẫn đầu đàn chó xếp thành một hàng dài, ngược đường phố bắt đầu ra đi. Chả có gì sôi nổi sống động, Bấc và lũ bạn của nó không hăng hái cũng chẳng nhiệt tình. Chúng ra đi mà mệt rã rời, mệt đến chết được, Bấc đã bốn lần nữa lại phải đương đầu với con đường gian khổ ấy, Bấc cảm thấy cay đắng. Nó chả có bụng dạ nào muốn làm công việc này nữa, mà những con chó khác cũng đều như vậy. Lũ chó miền ngoài thì nhút nhát và hoảng sợ, còn số chó cũ thì không tin vào chủ của nó.
"Tiếng sét ái tình" - tranh của họa sĩ Nguyễn Duy Hiền
Bấc lờ mờ cảm thấy là không thể trông mong gì được vào hai gã đàn ông và mụ đàn bà này. Họ chả biết làm bất cứ điều gì. Đã mấy ngày trôi qua, họ càng tỏ rõ là họ không thể học được kinh nghiệm gì trong thực tế. Họ chậm chạp trong mọi thứ việc, không có trật tự, không có tính nghiêm ngặt. Họ mất cả đến 1 nửa đêm mới xong một chỗ cắm trại lôi thôi lếch thếch. Họ mất đến nửa buổi sáng để nhổ trại và chất các thứ lên xe trượt đồ đạc xếp lủng củng luộm thuộm đến nỗi trong ngày họ phải mất thì giờ đứng lại nhiều lần để sắp đặt lại mọi thứ trên xe. Có những ngày họ không đi được đến 10 dặm. Cũng có những ngày họ chịu không thể nào lên đường được. Và không có ngày nào họ có thể đạt được trên một nửa chặng đường mà người ta thường dùng làm yếu tố cơ bản để tính toán đường đi so với lượng thức ăn mang theo cho đàn chó.
Biết chắc chắn không thể tránh khỏi là họ sẽ thiếu thức ăn cho chó. Nhưng họ lại cho ăn quá mức, như vậy là lại càng rút ngắn thời gian làm cho cái ngày thiếu ăn sẽ đến sớm hơn. Lũ chó miền ngoài, mà bộ máy tiêu hoá chưa được rèn luyện qua những trận đói kinh niên ngốn ngấu ăn rất dữ. Thêm vào đó, Han lại thấy những con chó étkimô mệt lử kéo yếu ớt, thế là Han quả quyết rằng khẩu phần ăn quy định theo lệ thường là quá ít. Y tăng lên gấp đôi. Đâu phải chỉ có thế, Mecxêđét với đôi mắt xinh đẹp rớm lệ và giọng nói rung rung xúc động, ngọt ngào dỗ dành Han cho lũ chó ăn thêm nữa, nhưng không được Han nghe theo, ả bèn bí mật đánh cắp cá trong túi đựng thức ăn rồi đút cho chó. Nhưng điều cần thiết nhất lúc này đối với Bấc và lũ chó étkimô đâu phải là thức ăn, mà là sự nghỉ ngơi. Và mặc dầu trong cả thời gian vừa qua, đoạn đường đi chả có là bao, nhưng khối đồ đạc nặng nề mà chúng phải kéo mà huỷ hoại sức khoẻ của chúng một cách nghiêm trọng.
Thế rồi cái ngày ăn đói đã tới. Một hôm Han sực nhận thấy được sự thật là lượng thức ăn cho chó đã vơi mất một nửa mà quãng đường đi mới được một phần tư. Hơn nữa, không có cách gì kiếm ra thêm thức ăn cho chó. Vậy là gã cắt giảm khẩu phần của chúng, thậm chí cắt xuống dưới mức quy định theo lệ thường, và cố làm sao để tăng thêm quãng đường đi từng ngày. Chị gã và anh rể gã ủng hộ biện pháp đó. Nhưng họ thất bại vì đống đồ lề của họ quá nặng và bản thân họ thì kém cỏi bất tài. Bớt thức ăn của chó đi là một điều đơn giản; nhưng làm cho lũ chó đi nhanh hơn thì họ chịu, không thể nào làm được, trong khi đó thì bản thân họ buổi sáng nào cũng loay hoay mãi không thể ra đi sớm hơn được, cho nên không thể tăng thêm thời gian đi đường. Họ không những không biết làm thế nào để điều hành lũ chó mà họ còn không biết làm thế nào để điều hành cả bản thân họ nữa.
Con chó đầu tiên đi tong là Đớp. Tội nghiệp cái thân nó, nó là một tên kẻ cắp vụng về luôn bị bắt quả tang và bị trừng trị, tuy thế nhưng nó lại là một kẻ phục vụ trung thành. Cái xương bả vai của nó bị sai khớp, không được chữa chạy và không được nghỉ ngơi, càng ngày càng đau trầm trọng, thế là cuối cùng Han đã rút khẩu súng còn to tướng cho nó một viên đạn.
Trong địa phương có 1 câu truyền miệng rằng một con chó miền ngoài mà ăn khẩu phần chó étkimô thì tất phải đói mà chết, vậy dĩ nhiên là sáu con chó miền ngoài nhập đàn của Bấc không thể có số phận nào khác hơn là chết, bởi vì chúng chỉ được một nửa khẩu phần chó étkimô. Con chó nòi Niufaolân chết trước. Rồi đến ba con chó săn lông ngắn. Còn hai con chó lai thì cứng cỏi gắng níu lấy sự sống được lâu hơn, nhưng cuối cùng cũng đi nốt.
Cũng trong thời gian ấy tất cả những gì là hứng thú và dịu dàng của vùng đất phương Nam đã bay biến hết khỏi ba con người. Chả còn gì là quyết rũ và thơ mộng, cuộc hành trình giữa miền Bắc cực đã trở thành một thực tế quá phũ phàng đối với loại đàn ông và loại đàn bà như họ. Mecxêđét thôi không còn than khó cho thân phận đàn chó nữa, vì quá bận vào việc khóc than cho thân phận mình và cãi nhau với chồng và em. Cãi nhau là việc duy nhất mà họ không bao giờ thấy chán. Tình cảnh khốn khổ đã làm họ sinh ra để cáu giận. Sự cáu kỉnh tăng lên cùng một nhịp với nỗi khốn khổ, rồi tăng gấp đôi, rồi vượt xa nó. Cái tính nhẫn nại diệu kỳ trên vệt đường mòn ở những con người lao động cật lực và khổ sở cùng cực nhưng vẫn giữ lời nói êm dịu và thái độ ân cần, không thể có được ở hai gã đàn ông và ả đàn bà này. Họ chả có tí ý niệm mơ hồ nào về một sự nhẫn nại như vậy. Họ vất vả và đau khổ; bắp thịt của họ nhức nhối, xương cốt của họ nhức nhối, và ngay cả tim của họ cũng nhức nhối; và do đó sinh ra ăn nói gay gắt, và những lời lẽ khó chịu nặng nề luôn luôn ở đầu cửa miệng, từ lúc bảnh mắt cho đến tối đến.
Sác và Han cãi lộn nhau bất cứ khi nào có cơ hội do Mecxêđét gây ra. Mỗi người đều giữ trong lòng một điều mặc cảm là mình đã phải làm quá cái phần trách nhiệm của mình, và không ai là không nhắc đến điều mặc cảm ấy mỗi khi có dịp để nhắc. Thỉnh thoảng Mecxêđét về hùa với chồng, thỉnh thoảng, ả lại về hùa với em. Kết quả là một cuộc cãi lộn trong gia đình thật là đẹp đẽ và triền miên không dứt. Mở đầu bằng cuộc tranh chấp là ai phải chẻ vài que củi chẳng hạn (cuộc tranh chấp chỉ liên quan đến Sác và Han thôi) thế mà chẳng mấy chốc họ đã lôi hết mọi người khác trong gia đình ra mà xỉa xói, nào bố mẹ, nào chú bác cô dì, anh em họ hàng, cả người đã chết ngỏm từ lâu. Rồi nào là quan điểm nghệ thuật của Han, nào là cái thứ vở tuồng xã hội mà người anh của mẹ y đã viết. Nhưng vấn đề đó thì nào có liên quan gì đến việc chẻ vài que củi?
Chịu chả ai hiểu được! ấy thế mà cuộc cãi cọ thường hay xoay sang cái hướng đó, cũng như hay xay sang cái hướng đả kích vào những định kiến chính trị của Sác. Và lại còn cái mồm lắm lời ngồi lê đôi mách của bà chị của Sác thì liệu có liên quan gì đến việc đốt đống lửa cắm trại bên bờ I-u-con, điều đó thì chắc chỉ có Mecxêđét mới hiểu rõ. Cô ả trút hết nỗi bực dọc trong người ra thành bao nhiêu là ý kiến phong phú moi móc vào cái tiết mục này rồi nhân thể lại chì chiết luôn cả một vài nét đặt trưng khó ưa khác của gia đình nhà chồng. Và trong quá trình họ cãi vã nhau như vậy thì lửa vẫn chưa nhóm được, chỗ cắm trại dở dang chưa xong, và chó vẫn chưa được ăn.
Mecxêđét mang nặng trong lòng một nỗi bất bình đặc biệt - nỗi bất bình của giới tính. Cô ả là con người xinh đẹp và uỷ mị, và trong cả cuộc đời trước đây đã luôn luôn được mọi người đối xử lịch sự. Nhưng sự đối xử hiện nay của chồng và em thì là đủ kiểu trừ phép lịch sự ra. Cái thói của ả là không bao giờ tự lo liệu lấy được. Hai gã đàn ông quở trách ả. Tức tô vì cái điều mà ả cho là đặc quyền chủ yếu nhất của phái đẹp đó lại bị đưa ra chê trách như vậy, ả bèn làm cho hai tên đàn ông phải khốn khổ vì ả. ả chả còn thèm đếm xỉa gì đến lũ chó, và với lý do là ả đau đớn trong mình và mệt mỏi, ả khăng khăng đòi ngồi trên xe. Cô ả thật là xinh đẹp và uỷ mị, nhưng cô ả nặng đến 120 pao - Một tí chút trọng tải thêm vào sau cùng nhưng lại là cái tí chút cường tráng nhất cộng vào khối nặng vào những con vật yếu mòn và đói lả đã phải kéo. Cô ả ngồi trên xe suốt mấy ngày cho đến khi lũ chó gục xuống trong vòng dây kéo và chiếc xe trượt tuyết đứng sững lại không nhúc nhích được nữa. Sác và Han cầu xin ả bước xuống đi bộ, nài nỉ với ả, khẩn khoản van lạy ả, trong khi đó thì ả vừa khóc lóc vừa kể lể sự bạc ác bất nhân của hai gã đàn ông, kêu cầu thượng đế ra tay cứu khổ cứu nạn cho ả.
Có một úc, hai gã đã dùng sức mạnh bốc cô ả ra khỏi chiếc xe trượt tuyết. Nhưng sau đó hai gã không còn bao giờ dám làm như vậy nữa. Vì cô ả lết hai chân bước lệt xệt một lát như đứa bé hư hờn dỗi rồi ngồi bệt xuống trên đường mòn. Mấy gã đàn ông tiếp tục đi, nhưng ả cứ ngồi đó không nhúc nhích. Hai gã đi được ba dặm, rồi hai gã lại phải dỡ đồ ra khỏi xe, trở lui lại phía ả, rồi cũng phải dùng đến sức mạnh để bốc ả đặt lên ngồi lại trên xe trượt tuyết.
Trong tình cảnh khốn khổ quá độ của họ, họ đã thành ra chai sạn đối với nỗi đau đớn của đàn chó. Lý luận của Han, mà Han đem ra ứng dụng đối với kẻ khác, là phải rắn đanh lại. Y bắt đầu đưa lý luận ấy ra thuyết với chị và anh rể, nhưng không có kết quả, y bèn dùng dùi cui để mang cái lý luận ấy vào lũ chó.
Đến khu vực trạm "Sao biển" thì thức ăn của chó hết nhẵn. Một người đàn bà thổ dân da đỏ già móm mém gạ đổi coh họ một vài pao da ngựa đông lạnh để lấy chiếc súng lục côn bầu bạn của chiếc dao săn to đeo bên của sườn Han. Thật là bần cùng mà phải dùng đến thứ da ngựa này làm thức ăn, vì đây là những mảng da lột từ những con ngựa chết đói của những người chăn nuôi trâu bò cách đây những sáu tháng. ở cái thế đông lạnh này, nói rằng nó giống như những mảnh sắt mạ thì có lẽ đúng hơn, và khi con chó đánh vật với thứ da đó để nhét được nó vào dạ dày thì băng tản a làm cho nó rời thành nhưngx dải da mảnh dai nhách và chả có tí chất dinh dưỡng nào, cùng một đống lông ngắn chỉ tổ gây kích thích và khó tiêu hoá.
Vừa qua tất cả mọi nỗi như vậy Bấc vừa bước những bước lảo đảo dẫn đầu đàn chó tiến lên phía trước, như đi trong một cơn ác mộng. Khi nào còn có thể kéo được thì nó kéo. Khi không thể nào kéo được nữa nó ngã quỵ xuống và nằm đấy cho đến khi ngọn roi hoặc chiếc dùi cui tới tấp giáng xuống đánh bật nó đứng trở dậy. Bộ áo lông dày đẹp của nó không còn săn cứng và bóng mượt như trước nữa. Những sợi lông rủ xuống, mềm ủ rũ và kéo lê lết, hoặc dính bết lại từng mảng cùng với máu khô ở những chỗ bị dùi cui của Han đánh thành thương tích. Các cơ bắp của nó đã gầy mòn đi thành những thớ nhỏ như dây thừng cồn lên nhiều nút, và những lớp đệm thịt dày đã tiêu đi đâu mất, để lộ từ từng chiếc xương sườn cho đến cả toàn bộ khung xương của nó hằn rõ nét qua lớp da lùng nhùng nhăn nhíu lại vì bên dưới là cả một sự trống rỗng. Thật là một tình cảnh đau lòng. Duy chỉ có điều là lòng của Bấc không còn có thể đau được nữa. Dưới bàn tay của lão mặc áo nịt đỏ trước đây, điều này đã được thử thách rồi.
Tình trạng của Bấc như thế nào thì tình trạng lũ bạn nghề của nó cũng như vậy. Chúng đã thành những bộ xương, những bộ xương biết di động. Lúc này chúng còn tất cả bẩy con, kể cả Bấc. Trong nỗi khốn khổ cùng cực của chúng, chúng chả còn cảm thấy đau đớn gì dưới những miếng ngoạm của sợi dây roi hoặc những đòn búa bổ của chiếc dùi cui. Cái đau của đòn giáng xuống đã trở nên mơ hồ và xa xăm, cũng giống như những thứ mà mắt chúng thấy và tai chúng nghe, đều có vẻ mơ hồ và xa xăm tất cả. Chúng chỉ không phải là còn sống một nửa, hay còn sống một phần tư. Chúng chỉ còn là những bọc xương không hơn không kém, trong đó những tàn lửa của sự sống chỉ còn chập chờn leo lắt. Mỗi khi dừng lại, chúng đổ sụp xuống trong vòng dây kéo như những xác chết, và những tàn lửa của sự sống lu mờ đi, lụi dần, hình như muốn tắt hẳn. Rồi khi chiếc dùi cui hoặc ngọn roi quật xuống, thì tàn lửa kia lại chập chờn yếu ớt ánh lên trở lại, và chúng lại lảo đảo đứng lên và loạng choạng bước đi.
Cho đến một ngày kia, Bili, con chó lành nết, gục xuống và không dậy nữa, Han đã đánh đổi mất khẩu súng lục rồi, nên y lấy chiếc rìu bổ vào đầu Bili trong khi Bili nằm gục trong vòng dây kéo, rồi cắt rời cái xác ra khỏi đai cương và kéo nó sang một bên, Bấc nhìn thấy, và lũ bạn nghề của nó cũng nhìn thấy, chúng biết rằng số phạn đó sắp đến với chúng, chỉ trong thời gian rất ngắn nữa thôi. Hôm sau thì Kuna chết. Thế là chúng chỉ còn có năm. Jô, đã quá nhược đi rồi nên không còn hiểm ác được nữa; Paicơ, què quặt và bước khập khiễng đang trong tình tạng nửa mê nửa tỉnh, và thời gian tỉnh không đủ lâu để mà tìm được cách giả vờ hòng trốn việc; còn Xônlếch lão chột mặt, vẫn rất mực trung thành với công việc lao khổ trên vệt đường mòn, nay buồn rầu ủ ê vì lão còn quá ít sức lực để kéo; Tích, mùa đông vừa qua không phải đi xa như bọn kia, nhưng nay lại bị kiệt sức, tiều tuỵ hơn bởi vì nó non nớt, thiếu kinh nghiệm hơn cả; và Bấc, vẫn dẫn đầu đàn chó, nhưng không còn buộc được lũ bạn phải tuân theo kỷ luật, hoặc không còn cố gắng để ép buộc chúng vào khuôn phép nữa; có đến một nửa thời gian dọc đường đôi mắt Bấc mờ đi vì quá suy nhược, nó chỉ còn có thể cố gắng dõi theo cái bóng chập chờn của vệt đường mòn và dựa vào xúc giác mơ hồ dưới những bàn chân để đi cho đúng.
Thời tiết đang xuân, thật là tươi đẹp, nhưng cả chó lẫn người đều không nhận thấy điều đó. Cứ mỗi ngày trôi qua, mặt trời lại mọc sớm hơn và lặn muộn hơn một ít. Khoảng ba giờ sáng trời đã rạng, và đến buổi chiều, bóng hoàng hôn vương vất mãi cho đến chín giờ tối. Suốt ngày dài là ánh nắng rực rỡ. Sự yên lặng rùng rợn ma quái mùa đông đã phải lùi bước nhường chỗ cho tiếng rỉ rắc vĩ đại của muà xuân, sự sống đang thức giấc tiếng rì rào trỗi dậy khắp nơi trên mặt đất, chan chứa niềm vui cuộc sống. Có cất lên từ những vật đang hồi sinh và chuyển động trở lại, những vật như đã chết và đã im lìm bất động trong suốt những tháng dài đông giá. Từ các cành liễu và cành dương hoàn điệp, bật tung ra những chồi non mơn mởn. Những bụi cây và những dây leo khoác tấm áo mới xanh tươi. Họ hàng nhà dế ca hát suốt đêm, còn ban ngày thì mọi thứ sinh vật biết bò, biết trườn đều hối hả xông ra, tung tăng ngoài ánh nắng. Gà gô và chim gõ kiến kêu vang và gõ nhịp trong rừng. Những bày sóc chuyện trò ríu rít, chim hót líu lo, và trên cao vang tiếng kêu của từng đàn ngỗng trời từ phương Nam bay lên thành đội hình mũi nhọn duyên dáng xuyên qua khung trời.
Từ mọi lưng đồi vẳng đến tiếng nước róc rách, tiếng nhạc của những dòng suối ẩn kín. Mọi thứ đều thoát dần ra khỏi băng tuyết đang tan, vặn mình, phát ra tiếng nứt rạn tanh tách. Dòng sông I-u-con đang ráng sức vào phá khối băng kìm chặt nó để được sổ lồng. Nó xói mòn ở bên dưới, ông mặt trời ăn mòn ở bên trên. Những lỗ hổng hình thành, những khe nứt há ra rồi toạc dài, trong khi toàn bộ từng mảng băng mỏng tụt hẳn xuống lòng sông.
Và ở giữa tất cả nhứng sự bật tung, vùng ra, sôi lên rộn ràng đó của sự sống đang thức giấc, dưới ánh mặt trời chói lại và trong làn gió nhẹ thoảng qua dịu dàng, hai gã đàn ông, ả đàn bà và đàn chó loạng choạng bước đi, như những du khách dấn mình vào cõi chết.
Với lũ chó rũ rượi, Mecxêđét khóc lóc và ngồi trên xe, Han nguyền rủa lung tung và Sác đôi mắt đăm chiêu ướt át, đoàn người và chó thất thểu bước vào khu cắm trại của Giôn Thoóctơn ở cửa sông Hoaitơ. Khi họ dừng lại, lũ chó đổ sập xuống như tất cả bọn chúng đều bị đánh chết tươi, Mecxêđét lau nước mắt ngước nhìn Giôn Thoóctơn. Sác ngồi xuống một khúc gỗ để nghỉ. Gã ghé mình xuống rất chậm rãi và cẩn thận vì toàn thân đau nhức đến cứng đơ lại. Han đứng ra bắt chuyện cùng Giôn Thoóctơn. Giôn Thoóctơn đang đẽo gọt những phát cuối cùng để hoàn chỉnh một cái cán rìu làm bằng một khúc cành bulô. Anh vừa đẽo vừa lắng nghe, trả lời, và khi Han hỏi ý kiến anh nêu những lời chỉ vẽ ngắn gọn. Anh biết rõ cái hạng người này, anh vẫn góp ý nhưng anh biết tỏng đi là họ sẽ chẳng nghe theo.
Khi anh bảo cho họ biết là họ không còn có thể liều thân được nữa trên cái mặt băng kia vì nó đã ruỗng nát bên dưới rồi, thì Han đáp lại:
- Ấy ở trên kia người ta đã bảo chúng tôi là đáy con đường này đang sụt dần ra rồi, và tốt hơn hết là chúng tôi nên nằm lại thôi. Họ bảo là chúng tôi không thể đến được sông Hoaitơ đâu, ấy thế mà chúng tôi vẫn cứ đến được đây này!
Han nói câu cuối cùng này với một cái giọng cười khẩy đắc thắng.
- Họ nói với các ngài như vậy là nói đúng đấy - Giôn Thoóctơn trả lời - Đáy con đường có khả năng sụp hẳn xuống bất kỳ lúc nào, chỉ có những kẻ khờ dại với cái may mắn mù quáng của những anh khờ, là đi qua được mà thôi. Tôi xin nói thẳng với ngài, dù có được tất cả vàng của miền Alaxen, tôi cũng sẽ không liều mạng mình trên mặt băng kia đâu.
- Bởi vì ngài không phải là thằng khờ chứ gì - Han nói - Dù thế nào đi nữa, chúng tôi cứ tiếp tục đi Đoxaan!
Y duỗi thẳng ngọn roi ra:
- Đứng dậy Bấc! Ê! Đứng dậy! Đi!
Thoóctơn tiếp tục đẽo gọt thanh gỗ. Anh biết không hơi đâu đi làm thầy thằng dại. Tăng thêm hoặc bớt đi vài ba đứa ngốc trên đời cũng chả làm biến đổi gì được hệ thống sắp xếp của vạn vật.
Nhưng đàn chó không đứng dậy theo lệnh. Từ lâu rồi đã chuyển sang giai đoạn phải dùng đến đòn vọt mới khua chúng dậy được. Chiếc roi vun vút quất xuống loang loáng, hết chỗ này lại chỗ nọ vung vãi không thương xót. Giôn Thoóctơn mím chặt môi. Xônlếch là con chó đầu tiên lết tới để đứng dậy. Tích nối theo. Sau đó là Jô, vừa trườn lên vừa ăng ẳng kêu đau đớn. Paicơ đau khổ vật vã để nhổm dậy. Hai lần nó nhấc mình lên đến nửa vời lại ngã vật xuống, mãi đến lần thứ ba mới đứng lên được. Còn Bấc thì không động đậy. Nó nằm lặng nguyên chỗ nó đã gục xuống. Ngọn dây roi ngoạm vào thân nó hết miếng này đến miếng khác nhưng nó không kêu rên mà cũng không vật vã. Nhiều lần Thoóctơn quay ngoắt sang định lên tiếng, nhưng anh lại thôi. Nước mắt anh ứa ra cay cay trong mắt, và trong khi ngọn roi cứ tiếp tục vụt xuống tới tấp, anh đứng dậy và đi đi lại lại bồn chồn, lưỡng lự.
Đây là lần đầu tiên Bấc không tuân theo ý chủ, chỉ riêng điều này thôi đã đủ làm cho Han giận điên tiết lên rồi. Han bỏ chiếc roi, chuyển sang dùng chiếc dùi cui theo lệ thường. Dưới cơn mưa xối xả của những đòn nặng chùy hơn đang giáng xuống thân nó, Bấc vẫn không chịu nhúc nhích. Giống như lũ bạn nghề của nó, nó có thể có đủ sức để đứng dậy được, thế nhưng không giống như bọn chúng, nó quyết định không đứng dậy. Nó lờ mờ cảm thấy là cái kết cục bi thảm sắp xảy đến. Cảm giác ấy đã rộ lên mạnh mẽ bên trong nó khi nó kéo chiếc xe đi vào bờ, và cứ ám ảnh nó mãi không thôi. Suốt ngày nó đã cảm thấy dưới bên chân nó là băng chỉ còn 1 lớp mỏng, ruỗng nát bên dưới, từ sự cảm thụ đó, chỉ trong tầm tay nữa thôi, ở ngay trên khoảng băng trước mặt kia, nơi chủ nó đang cố thúc nó phải bước tới. Nó quyết không chịu động đậy. Nó đã chịu đau đớn quá rồi, đã suy nhược quá mức rồi nên những đòn đánh xuống không còn gây đau đớn vì lắm nữa. Và vì những đòn ấy cứ tiếp tục giáng xuống mình nó, tàn lửa của sự sống bên trong nó lung linh chập chờn và mờ dần, gần như muốn tắt ngấm. Nó cảm thấy thân thể nó tê liệt đi một cách lạ thường. Dường như là từ một khoảng cách xa xăm nào đó, nó nhận biết là nó đang bị đánh. Những cảm giác đau đớn cuối cùng dần dần tách rời ra khỏi nó. Nó không còn cảm thấy gì nữa mặc dù nó còn nghe được rất lơ mơ tiếng quật của chiếc dùi cui vào thân thể nó. Nhưng phải đâu là thân thể của nó nữa? Hình như cái vật bị đánh ở mãi tận nơi nào xa lắc.
Thế rồi, đột nhiên, không một dấu hiệu báo trước gào lên một tiếng lạc giọng nghe như tiếng rú của loài thú. Giôn Thoóctơn đâm bổ vào con người đang vung chiếc dùi cui. Han bị hất bật nhào về phía sau, như bị một thân cây đổ quật ngã. Mecxêđét thét lên một tiếng thất thanh. Sác nhìn sửng sốt, lau vội đôi mắt ướt nhoà nhưng cả người cứng đơ không đứng dậy được.
Giôn Thoóctơn đứng sát bên mình Bấc, gắng sức để tự kiềm chế, cơn giận làm anh run, không thốt được ra lời.
Cuối cùng, anh nói lên được bằng một giọng tắc nghẹn:
- Nếu mày còn đánh con chó này nữa, tao sẽ giết mày.
- Chó của tao, tao đánh - Han vừa đập vừa tiến lại bàn tay quẹt vệt máu ngang mồm - Cút đi cho rảnh mắt tao, nếu không thì tao cho mày một trận. Tao đang cần đi Đoxân.
Thoóctơn đứng chắn giữa hắn và Bấc không tỏ ra ý gì chịu tránh ra cả. Han rút phắt con dao săn dài của hắn sụt sịt trong cơn điên loạn buông thả. Thoóctơn dùng chiếc cán rìu gõ vào những khớp ngón tay của Han, thế là con dao rơi xuống đất. Khi hắn xoay sang định nhặt, anh lại đánh vào khớp ngón tay của hắn lần nữa. Rồi anh cúi xuống, tự mình nhặt con dao lên, và cắt hai nhát đứt phăng các dây thắng trên mình Bấc.
Máu háu đá của Han đã nguội ngắt. Vả lại, chị của hắn đã lăn vào túm lấy hắn, vướng hết cả hai bàn tay, hay nói đúng hơn là cả hai cánh tay của hắn; hơn nữa Bấc cũng đã gần như chết hẳn, chả còn có tác dụng gì cho việc kéo xe. Vài phút sau, đoàn người và chó rút ra khỏi bờ đi xuống dòng sông. Bấc nghe tiếng chúng ra đi, ngẩng đầu lên nhìn theo. Paicơ dẫn dầu, Xônlếch ở vị trí sát trước chiếc xe trượt, ở quãng giữa là Jô và Tích. Chúng đang bước khập khiễng, lảo đảo. Mecxêđét ngồi trên chiếc xe chở nặng. Han giữ cần lái, còn Sác thì lập cập nối theo, lúc lúc lại vấp ở phía sau.
Trong khi Bấc dõi theo chúng, Thoóctơn quỳ xuống bên Bấc và đưa đôi bàn tay thô ráp nhưng âu yếm của anh dò dẫm tìm xem có chỗ xương nào bị gẫy không. Anh không phát hiện thấy gì khác ngoài nhiều thương tích bầm tím và một tình trạng đoi ăn suy nhược khủng khiếp. Trong khi anh đang lúi húi thì chiếc xe trượt đã đi ra được khoảng một phần tư dặm. Anh cùng Bấc nhìn theo chiếc xe đang trườn tới trên mặt băng. Bỗng nhiên, họ thấy đuôi xe gục xuống, như tụt vào một chỗ lún, và chiếc cần lái bật tung lên trời, kéo theo cả Han đang bíu chặt lấy nó. Tiếng kêu thét của Mecxêđét vẳng đến tai họ. Họ nhìn thấy Sác quay ngoắt lại và cố dấn thêm một bước để chạy trở lui, rồi thì toàn bộ cả một mảng bằng lớn tụt hẳn xuống, lũ chó và người biến mất. Tất cả chả còn gì, chỉ còn nhìn thấy một cái hố to há hoác. Đáy con đường đã sụp xuống.
Giôn Thoóctơn và Bấc nhìn nhau.
- Tội nghiệp! Cái con quỷ đáng thương này! - Giôn Thoóctơn lên tiếng, và Bấc liếm tay anh. 
"Tạo hóa" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Chương 6: Vì tình yêu thương đối với một con người
Khi Giôn Thoóctơn bị cóng liệt chân hồi tháng chạp vừa qua, bạn phường của anh đã sắp xếp cho anh chỗ nghỉ ngơi thoải mái và để anh ở lại chờ hồi phục, còn họ cứ tiếp tục ngược dòng sông để kiếm  một bè gỗ sẽ đưa đi Đoxân bán. Vào lúc Thoóctơn cứu Bấc, anh vẫn còn hơi khấp khiễng, nhưng nhờ thời tiết tiếp tục ấm áp, nay anh đã khỏi hẳn.
Và tại nơi đây, nằm cạnh bờ sông qua suốt những ngày xuân dài, dõi theo dòng nước chảy, nhàn nhã lắng nghe tiếng chim hót và tiếng rì rầm của thiên nhiên, Bấc dần lấy lại được sức lực.
Thật không còn gì bằng được nghỉ ngơi sau một cuộc hành trình những 3000 dặm, và cũng phải thú thật là Bấc đã đâm ra lười nhác trong khi những vết thương của nó kín miệng dần, các cơ bắp nở ra và thịt lại đẩy lên che kín xương cốt nó. Nói cho đúng ra, tất cả đều lên che kín xương cốt nó. Nói cho đúng ra, tất cả đều ngồi dưng chả làm gì - Bấc, Giôn Thoóctơn, Xkít và Ních - trong khi chờ chiếc bè đến chở họ xuôi dòng đi Đoxân. Xkít là một con chó săn lông xù nhỏ nhắn gấc Ailen, đã sớm đánh bạn với Bấc vào lúc Bấc đang trong tình trạng dở sống dở chết không còn hơi sức nào cự lại những động tác làm thân ban đầu của cô ả. Cô nàng Xkít có cái nét đặc sắc của thầy thuốc mà người ta thường thấy ở một số con chó. Giống như 1 con mèo mẹ liếm lông cho con, cô nàng đã liếm và làm sạch những vết thương của Bấc. Theo một nếp đều đặn, mỗi buổi sáng sau khi Bấc ăn xong, cô nàng lại thực hiện cái nhiệm vụ mà cô nàng đã tự giao cho mình, cho đến khi Bấc quen đi đâm ra mong ngóng sự chăm sóc của Xkít chả khác gì mong ngóng sự chăm sóc của Thoóctơn vậy. Còn Ních, một con chó đen to lớn, là giống chó dò thú, lai chó săn Xcôtlen, có đôi mắt tươi cười và tính tình dễ thương vô hạn, cũng thân mật với Bấc như Xkít mặc dù không bộc lộ bằng.
Điểm làm cho Bấc phải ngạc nhiên là những con chó này không tỏ ra ghen tị với Bấc chút nào. Chúng hình như cùng chia sẻ lòng tốt và sự rộng lượng của Giôn Thoóctơn. Khi Bấc đã cứng cáp lên, chúng lôi kéo nó vào đủ loại trò chơi ngộ nghĩnh mà chính Thoóctơn cũng lao vào tham gia không nhịn được. Cứ như vậy, Bấc vượt qua một cách dễ dàng thời kỳ hồi phục và bước vào một cuộc sống mới.
Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Milơ giữa thung lũng Xanto Clara mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai của ông Thẩm. Trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm của Bấc chỉ là thứ tình bạn làm ăn cùng hội cùng phường. Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại. Còn đối với bản thân ông Thẩm thì đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng. Nhưng, tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt, thì phải đến Giôn Thoóctơn mới khơi dậy lên được trong lòng Bấc.
Con người này đã cứu sống nó, đó là một lẽ: nhưng hơn thế nữa, con người này là một ông chủ lý tưởng. Những người khác trông nom chó của họ xuất phát từ một ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích, kinh doanh; còn Giôn Thoóctơn thì chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, là bởi vì anh không thể nào dừng được. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào chúng bằng một cử chỉ thân ái hoặc một lời hớn hở. Ngồi xuống nói chuyện lâu với chúng (mà anh gọi là "tầm phào") là điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có cái thoi quen túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đảo qua đảo lại, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với nó lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng được cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những rủa rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đảo qua đảo lại, nó tưởng chừng như quả tim mình muốn nhảy tung ra khỏi lồng ngực vì quá ngây ngất rạo rực. Khi được buông ra, nó bật dậy đứng thưảng lên, miệng cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động. Những lúc ấy Giôn Thoóctơn lại kêu lên, trân trọng: "Trời đất! Mày hầu như biết nói đấy!"
Bấc có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy tay Thoóctơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc sau mới mất. Và cũng như Bấc hiểu những tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy làvcử chỉ âu yếm yêu thương.
Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóctơn vuốt ve hoặc nói chuyện với nó, nó không săn đón những biểu hiện tình cảm đó. Bấc khác với Xkít mà cũng khác với Ních, Xkít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóctơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về. Ních thì thường hiên ngang bước tới rồi tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóctơn. Còn Bấc thì bằng lòng với việc đứng cách một quãng mà tôn thờ anh. Nó thường nằm phục ở chân Thoóctơn hàng giờ, mắt hau háu, tỉnh táo linh lợi, ngước nhìn thẳng vào mặt anh, chăm chú vào đấy, xem xét kỹ nét mặt, theo dõi với một mối quan tâm đặc biệt từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên thần sắc. Hoặc, cũng có lúc do tình cờ, nó nằm xa ra hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và dõi theo những cử động từng lúc của con người anh. Và thường thường, do mối giao cảm giữa chó và người, sức mạnh của cái nhìn của Bấc làm cho Giôn Thoóctơn quay đầu sang, và nhìn trở lại nó không nói năng gì, nhưng đôi mắt anh toả rạng linh cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc cũng ánh ngời lên qua đôi mắt nó.
Trong một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóctơn ra 1 bước. Từ lúc anh bước ra khỏi lán cho đến lúc anh lại trở vào đấy, khi nào Bấc cũng bám gót anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch kể từ khi nó vào vùng đất phương Bắc đã làm nảy sinh ra trong lòng nó nỗi lo sợ không có người chủ nào có thể gắn bó lâu dài cả. Nó sợ Thoóctơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Perôn và Phrăngxoa và anh chàng người lai Xcôtlen đã đi qua rồi biến mất trước đây. Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép chiếc lều, rồi đứng ở đấy lắng tai nghe tiếng thở đều đều của chủ.
Nhưng mặc dù Bấc mang mối tình cảm sâu nặng như vậy đối với Giôn Thoóctơn - mà điều này hình như chứng tỏ ảnh hưởng hiền hoà của sự văn minh hoá - nhưng huyết thống của nguyên thuỷ mà vùng đất phương Bắc đã khơi dậy bên trong nó, vẫn tồn tại và sống động. Nó vẫn có sự trung thành và lòng tận tuỵ, những đức tính nảy sinh ra từ bếp lửa và mái nhà; thế nhưng nó còn giữ lại bản tính man rợ và quỷ quyệt. Nó là một vật của hoang dã, từ cõi hoang dã đến đây ngồi cạnh bếp lửa của Giôn Thoóctơn, đúng hơn là 1 con chó của vùng đất phương Nam dịu dàng mang dấu ấn của bao nhiêu thế hệ văn minh. Do tình thương yêu sâu nặng của nó, nó không thể nào đánh cắp của con người này, nhưng đối với bất kỳ người nào khác, tại bất kỳ khu vực lán trại nào khác, nó đã không hề ngần ngại một giây phút nào, trong khi nó lại đủ khôn ranh để xoáy trộm mà không bị phát hiện.
Mặt mũi và thân mình nó đầy vết răng của nhiều con chó nó vẫn đánh nhau dữ tợn như trước và lại có nhiều mưu mẹo hơn. Xkít và Ních thì lành nết quá nên không phải là đối tượng để gây chuyện - hơn nữa, chúng lại là của Giôn Thoóctơn. Nhưng bất cứ con chó lạ nào, dù thuộc nòi gì hoặc dũng mãnh đến đâu đi nữa, đều phải nhanh chóng thừa nhận quyền uy tối cao của Bấc, nếu không sẽ buộc phải giao tranh một mất một còn với một đối thủ ghê gớm. Và Bấc không hề thương hại. Nó đã học được sâu sắc luật của dùi cui và răng nanh, và nó không bao giờ từ bỏ 1 lợi thế hoặc lùi bước trước một kẻ thù mà nó đã đẩy vào con đường dẫn đến cõi của Thần Chết. Nó đã học được những bài học ở Xpít và ở những con chó chiến đấu đầu đàn của cảnh sát và ngành bưu điện, nó biết được là không có con đường trung dung. Nó phải thống trị hoặc bị thống trị: mà tỏ lòng thương hại là dấu hiệu của sự mềm yếu. Lòng thương hại không tồn tại trong cuộc sống nguyên thuỷ. Lòng thương hại dễ bị hiểu lầm là sự sợ hãi, mà những thứ hiểu lầm như vậy dẫn đến cái chết. Giết hoặc bị giết, ăn thịt hoặc bị ăn thịt, đó là quy luật; và đối với mệnh lệnh ấy, truyền xuống đến nó từ những nơi sâu thẳm của thời gian, nó đã tuân theo.
Nó già đời hơn số nhưng năm tháng mà nó đã trái qua và số những hơi thở của lồng ngực nó. Nó là mối dây nối liền quá khứ với hiện tại và cõi vĩnh cửu ngàn xưa phía đằng sau nó vẫn rộn ràng truyền qua nó một nhịp đập đầy uy lực mà nó dao động hoà theo, giống như sóng triều lên xuống và bốn mùa tuần hoàn vẫn bằng dao động. Nó ngồi cạnh bếp lửa của Giôn Thoóctơn, nó đấy, con chó ức nở rộng, nanh trắng, và lông mao dài rậm: nhưng đằng sau nó là bóng dáng của một loại chó, nửa sói hoang, hoặc sói hoang chính cống như thúc giục, như nhắc nhở, thưởng thức mùi vị miếng thịt nó ăn, thèm khát hớp nước nó uống, cùng nó đành hơi làn gió, cùng nó lắng tai nghe và mách cho nó xác định những tiếng động của sự sống hoang vu trong rừng thẳm, chỉ đạo tâm tính của nó, điều khiển hành vi của nó, cùng nằm xuống ngủ với nó khi nó nằm xuống cùng mơ với nó và mơ còn xa hơn về kiếp sau của nó, và bản thân chúng còn trở thành những hình ảnh hiện lên ngay trong giấc mơ của nó.
Những bóng dáng hiển hiện ấy đã ra hiệu, vẫy gọi nó với một sức mạnh bức bách đến nỗi ngày trôi qua, loài người và những đòi hỏi của loài người cứ tuột ra xa khỏi nó. Từ một nơi sâu thẳm trong rừng hoang một tiếng gọi thường cất lên, xốn xang và quyến rũ một cách huyền bí. Và do nó luôn luôn nghe thấy cái tiếng gọi đó, nó cảm thấy buộc phải quay lưng lại ngọn lửa của con người và nền đất đã được chân người nện chặt ở chung quanh, để lao vào rừng sâu, và cứ lao tới, lao tới tới nơi nào và tại sao như vậy nó cũng không biết nữa. Mà nó cũng không tự hỏi là từ nơi nào và tại sao tiếng gọi kia lại đang vang lên khẩn thiết như vậy, ở đâu đó sâu thẳm trong rừng hoang. Nhưng những khi nó chạy ra đến nơi đất hoang còn mềm chưa ai đặt chân tới dưới bóng rừng xanh, thì tình yêu thương đối với Giôn Thoóctơn lại kéo nó trở lui về bên bếp lửa.
Chỉ vì mỗi một mình Thoóctơn mà nó còn ở lại. Toàn bộ những kẻ khác của loài người không còn ý nghĩa gì. Những du khách ngẫu nhiên gặp nó có thể ngợi khen hoặc vỗ về nó, nhưng đối với tất cả những điều đó nó đều lạnh lùng, và khi gặp phải một người quá vồ vập quấn quít thì nó thường đứng dậy và bỏ đi. Khi những bạn phường của Thoóctơn là Henđơ và Phiti đưa chiếc bè lâu nay mong đợi đến nơi này, Bấc phớt lờ họ cho đến khi nó biết được là họ thân cận với Thoóctơn; khi đó nó mới chịu khoan thứ với họ theo một kiểu thụ động chấp nhận những sự chiếu cố của họ như thể chính vì nó chiếu cố họ và chấp nhận đấy thôi. Họ cũng thuộc loại người rộng lượng hào phóng như Thoóctơn, sống sát với thực tế, suy nghĩ đơn giản nhưng đầu óc sáng suốt, minh mẫn. Và qua một thực tế thời gian, trước khi họ lái chiếc bè gỗ ngoặt vào vũng nước xoáy lớn bên cạnh nhà máy cưa ở Đoxân, họ đã hiểu được Bấc và tính nết của nó, nên họ không cố đòi Bấc phải thân thiết với họ như Xkít hay Ních.
Tuy nhiên, đối với Thoóctơn, tình yêu thương của nó hình như cứ ngày càng tăng lên, tăng lên mãi. Trong những con người, duy nhất chỉ có anh là có thể đặt được một túi hành lý trên lưng Bấc trong cuộc hành trình ngày hè. Khi Thoóctơn ra lệnh thì không có công việc gì là quá khó khăn đối với Bấc. Một hôm (sau khi họ đã kiếm được một số lương thực và vốn liếng nhờ bán chiếc bè gỗ và rời Đoxân ngược nguồn sông Tanana), người và chó đang ngồi trên chỏm một vách đá dựng đứng bên một cái vực sâu đến 300 bộ, đáy vực là nền đá trần trụi, Giôn Thoóctơn ngồi gần mép vực, Bấc tựa vào vai anh, Thoóctơn chợt nảy ra một ý nghĩ nông nổi, anh lưu ý Hendơ và Piti hãy xem anh thử một điều vừa thoáng qua trong óc:
- Nhảy đi, Bấc! - anh vung tay ra trên vực sâu, ra lệnh.
Trong khoảnh khắc, anh đã phải ôm ghì lấy Bấc ở mép đá cheo leo trong khi Hendơ và Piti đang gò người kéo cả anh và Bấc trở lui vào nơi an toàn.
- Thật là dại dột! - Piti thốt lên, sau khi sự việc đã xong xuôi và họ đã hoàn hồn.
Thoóctơn lắc đầu:
- Không! Thật là tuyệt vời, mà cũng thật là khủng khiếp. Các cậu có biết không, đôi khi nó làm cho tớ phát sợ.
- Vô phúc cho kẻ nào dám chạm vào anh trong khi nó ở quanh quẩn bên anh. Tôi thì chả dám - Piti tuyên bố như để kết luận, hất đầu chỉ về phía Bấc.
- Lạy Chúa! - Hendơ góp thêm ý mình - Cả tôi nữa tôi cũng chả dám.
Chính tại thị trấn Xớccơn, vào một ngày cuối năm, điều lo sợ đó của Piti đã được thực tế chứng minh là đúng. Bớctơn "Đen", một con người xấu tính và hiểm độc, đang gây sự với một anh chàng mới đến lạ nước lạ cái ở bên quầy bán rượu, thì Thoóctơn bước vào giữa hai người, ôn tồn can ngăn Bấc, theo thói quen đang nằm trong một góc phòng, đầu đặt trên hai chân, đưa mắt theo dõi từng cử chỉ của chủ, Bớctơn chẳng nói chẳng rằng, giáng bốp ngay một quả vào mặt Thoóctơn. Anh lảo đảo, suýt nữa thì ngã vật xuống nếu không kịp bấu vào song sắt của quầy rượu.
Những người đứng đấy chứng kiến sự việc lúc bấy giờ bỗng nghe một tiếng không phải là tiếng sủa, cũng không phải là tiếng ré, mà đúng hơn là một tiếng gầm và họ nhìn thấy thân hình của Bấc từ nền nhà bay lên lao vút qua không trung, nhằm thẳng vào cổ họng Bớctơn phóng tới. Tên này thoát chết nhờ hắn kịp vung cánh tay ra theo bản năng, nhưng bị hất nhào và đằng sau ngã ngửa ra sàn nhà, Bấc đè lên người hắn. Bấc nhả cánh tay của hắn ra rồi lại nhè vào họng hắn mà cắn. Lần này hắn chỉ che đỡ được phần nào, và họng của hắn bị xé toạc. Đám đông vội xô vào Bấc và đánh đuổi nó ra. Nhưng khi một viên thầy thuốc băng bó vết thương cho Bớctơn, Bấc cứ quanh quẩn lượn tới lượn lui, gầm rít hung tợn, cứ chực xông vào, nhưng bị một loạt những chiếc dùi cui thù địch đẩy lùi. Một "cuộc hội ý của những người khai mỏ" được triệu tập ngay tại chỗ, đã phán xử rằng cuộc tấn công của con chó có lý do chính đáng, vì bị khiêu khích đến mức phải phản ứng, và Bấc được tha miễn.
ấy thế là Bấc bắt đầu nổi tiếng, và từ hôm đó tên tuổi của Bấc được truyền tụng từ trại này sang trại khác khắp vùng Alaxen.
Jack London
Nhà khoa học Brandon Broll, hiện đang sinh sống tại London, có rất nhiều tác phẩm các vật nhỏ li ti được phóng to. Trong ảnh là sợi nylon được phóng to tới 22 triệu lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét