Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Phiền não tức bồ đề

"Trăng thượng tuần" - Hot girl Nhật Bản
Phiền não là những thứ phát sanh ra từ việc chấp vào cái ta, chạy theo lạc thú phi thời, không hiểu rõ bản chất của sự vật, suốt ngày lo nghĩ đến lợi ích riêng tư dù cho đó là vật chất hay tinh thần. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Không có phiền não, tức là bồ đề, không chấp vào cái ta, không chạy theo lạc thú phi thời, hiểu rõ bản chất của sự vật và mọi việc thực tập đều vì lợi ích của toàn thể chúng sanh. Nói phiền não là đời và bồ đề là đạo không hề sai nhưng chính vì có phiền não mới có bồ đề nên gọi phiền não tức bồ đề. Nhận biết phiền não đem lại mọi khổ đau, con người mới tập tành tu tập để cho chúng ngủ yên, lúc này bồ đề mới hiện tiền. Niệm phiền não sẽ có phiền não và niệm bồ đề sẽ có bồ đề. Người trong phiền não không biết mình đang phiền não, đó chính là phiền não, vì đây là thất niệm. Người cho rằng đang trong bồ đề không biết mình đang bồ đề, đó cũng là phiền não vì cũng thất niệm luôn. Phiền não biết phiền não, bồ đề biết bồ đề, ấy chính là bồ đề vậy vì chánh niệm thực sự. Thất niệm mãi sẽ phiền não mãi và tâm phiền não. Chánh niệm mãi sẽ bồ đề mãi và tâm bồ đề. Con người thường bị phiền não trói buộc hay bồ đề bị chính phiền não trói lại và nếu cởi bỏ phiền não, bồ đề tự do bay nhảy. Người sống trong phiền não quá lớn có một ý chí dù nhỏ nhoi muốn diệt trừ phiền não, bồ đề bắt đầu biểu hiện rồi. Tiếp tục nuôi dưỡng ý chí và nhất tâm với bồ đề, người này sẽ sống an nhiên tự tại giữa chốn nhân gian này, không bươn chãi trong phiền não nữa. Cho nên chúng sanh tu thành bậc giác ngộ, từ thế gian tu tập đến xuất thế gian hay muốn tu thì tu từ khi còn là chúng sanh. Ngay giữa phiền não mà tu, ngay giữa chúng sanh mà thực tập và ngay giữa bùn nhơ mới có hoa sen, phiền não tức bồ đề là vậy.
Có hai hạng người: phiền não không biết phiền não và phiền não biết phiền não. Người thứ nhất là mê và người thứ hai là tỉnh. Người phiền não nghèo nàn vô cùng, với họ vật chất của cải và dục lạc là những thứ phiền não họ cố kiếm tìm. Phiền não càng nhiều cái nghèo càng lớn, họ nghèo trí tuệ, nghèo hạnh phúc, nghèo thảnh thơi, nghèo bình an. Người không có phiền não dù trong tay không có tài sản nào nhưng giàu có vô cùng, giàu tự do, giàu niềm vui, giàu trí tuệ. Thiền Minh Sát có công năng điều tiết bản thân, diệt trừ phiền não và trở nên tự do. Tự do này không phải là tự do chính trị đòi hỏi quyền lợi, mà tự do này là buông bỏ mọi ràng buộc, mọi dính mắc và đòi hỏi duy nhất là quyền sống sâu sắc với thực tại. Chiến tranh khắp nơi xảy ra vì đấu tranh cho thứ tự do đòi hỏi, nếu từ bỏ những đòi hỏi thì còn gì chiến tranh. Tự do chân chính là không đòi hỏi gì cả, sống trong sạch với thực tại và chan hoà với chính mình. Hành thiền là quay về với tâm bồ đề, chuyển hóa tâm phiền não, ôm ấp bồ đề nhưng không bạo động với phiền não. Phiền não vẫn được yêu thương giống như bồ đề được yêu thương vậy. Phiền não rất tội nghiệp thì không nên trách nó, mà nên yêu thương để giúp phiền não đẹp đẽ như bồ đề.
"Bãi biển Crưm" - tranh của họa sĩ Levitan
Bốn bậc thánh
Người tu tập theo lời dạy của đức Phật, dù theo pháp môn này hay pháp môn kia, phương pháp thiền này hay phương pháp thiền kia, gọt giũa tâm kiểu này hay kiểu kia đều có thể đạt bốn quả vị hay bốn bậc thánh: Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), Nhất Lai (Tư Đà Hàm), Bất Hoàn (A Na Hàm), A La Hán hoặc giỏi hơn là Phật Độc Giác, Bồ Tát và sau đó Phật.
Người đạt quả vị Tu Đà Hoàn chắc chắn đã vào dòng, luôn trong con đường thiện và mãi mãi tiến tu, không bao giờ sợ bị lạc vào bốn đường ác đạo. Người này tối đa qua lại cõi chốn nhân gian bảy lần là có thể đạt quả vị A La Hán. Người có niềm tin trong sạch vào đức Phật, Pháp và Tăng, thực tập theo lời dạy của Tam Bảo và sống an vui với chánh pháp. Người biết chia sẻ niềm tin của mình với mọi người, giúp họ có niềm tin trong sạch như mình và hoan hỷ với niềm tin ấy.
Người đạt quả vị Tư Đà Hàm có thể qua lại cõi chốn nhân gian một lần nữa trước khi đạt giải thoát hoàn toàn. Người cần phải tấn tu nhiều hơn và quả vị này lại là động lực thúc đẩy đạt quả vị tiếp theo rất nhanh. Người phát nguyện mạnh khiến luồn nghiệp trôi nhanh và các thử thách trong việc trả nghiệp tuôn ra không ngừng. Nếu vượt qua được, người có thể đi tiếp.
Người đạt quả vị A Na Hàm nếu trong kiếp hiện tại chưa đạt quả vị A La Hán thì sẽ không quay lại chốn nhân gian này nữa. Thường người sẽ sanh về cõi trời Đâu Xuất tiếp tục tu tập và thành tựu giải thoát ngay tại đó.
Người đạt quả vị A La Hán đã hoàn toàn giác ngộ, vượt thoát mọi tử sanh, dù tuổi thọ trong chốn nhân gian vẫn còn nhưng thực sự đã tiếp xúc và sống trong Niết Bàn. Nhiều người đã đạt quả vị lại tiếp tục phát nguyện tu tập tiếp để đạt quả vị Độc Giác Phật, Bồ Tát hay Phật để có thể ở lại với thế gian, lăn xả trong thế gian lâu hơn cứu giúp chúng sanh. Khi còn đang là chúng sanh, người đã cứu giúp chúng sanh rồi nhưng khi đạt quả vị cao hơn, người có thể cứu giúp chúng sanh nhiều hơn nữa. Người đạt quả vị A La Hán sẽ trả nghiệp còn lại của hằng hà sa số kiếp trước cho đến hiện tại trước khi hoàn toàn tĩnh lặng, tuy nhiên với họ việc trả nghiệp này chẳng là gì cả vì họ đã trở nên an vui dù hiện thực là hạnh phúc hay khổ đau.
Người đạt quả vị A La Hán không phải chỉ tu một kiếp mà thành, đó là thành quả của hằng hà sa số kiếp tu tập trong quá khứ không bao giờ buông lơi. Một đại kiếp gồm có 4 trung kiếp, một trung kiếp có 20 tiểu kiếp và một tiểu kiếp có 16 triệu năm. Ba a tăng kỳ kiếp gồm một tiểu kiếp, một trung kiếp và một đại kiếp. Các đức Phật, Bồ Tát, Độc Giác Phật và A La Hán không biết trải qua bao nhiêu a tăng kỳ kiếp tu tập mới có thể đạt đạo chỉ trong tích tắc. Điều này cho thấy làm người mà không tu rất uổng. Nếu chẳng may rơi vào bốn đường ác đạo thì phải khổ sở không biết bao nhiêu a tăng kỳ kiếp.
Chúng sanh là Phật và Phật cũng là chúng sanh. Chúng sanh là người mê và Phật là người tỉnh thức. Nếu chúng sanh tu tập dù là thấp bé nhất vẫn có thể thành Phật. Chúng sanh có bốn loài bao gồm thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh. Đã là chúng sanh đều phải trải qua sanh tử luân hồi và tu tập cho đến khi chứng đạo giác ngộ. Đức Phật từng nói: Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành. Các người ở đây không chỉ là con người mà tất cả các loài chúng sanh khác. Cho nên phải trân quý tất cả các sanh mạng, tất cả sớm hay muộn rồi sẽ giác ngộ hết.
"Chuối hột" - thiếu nữ Việt Nam
Thực tập khiêm cung
Khiêm cung là một trong những đức tính cực kỳ quan trọng của người tu vì nếu người tu không khiêm cung có ngày sẽ rơi vào tà kiến và dính vào tà đạo ngay lập tức. Người khiêm cung không khen mình chê người, lúc nào cũng tỏ thái độ khiêm nhường học hỏi và lắng nghe. Im lặng lắng nghe là cách người tu thực tập để nghe được tất cả những gì dù đúng hay sai, dù hợp hay không hợp, dù chấp nhận hay không chấp nhận. Sự tự mãn sẽ giết chết người tu, không thể nào quay trở về nhà, thậm chí không về nhà được mặc dù ngôi nhà sờ sờ ra đó. Tự mãn quá độ thành ra tri giác sai lầm, cho nên lời khen là mật ngọt và cũng là lưỡi dao.
Người khiêm cung luôn lấy sự nhã nhặn và nhường nhịn làm thước đo cho sự khiêm cung. Lời khen hay chê đều không quật ngã họ, trái lại làm điều kiện cho họ thực tập khiêm cung nhiều hơn nữa. Đức tính này làm tiền đề cho thực tập hạnh nhẫn nhục hay tâm không phân biệt. Người khen có thể quý mến nên dùng lời lẽ dịu êm khuyến khích động viên mình tinh tấn hơn nữa. Người chê cũng vì mình mà soi sáng, giúp mình nhìn ra khuyết điểm để tiến bộ, thật ra họ chẳng chỉ trích gì cả, chẳng qua chỉ vì mình ngộ nhận thôi.
Thực tập Thiền Minh Sát đòi hỏi phải khiêm cung, thực tập chính là hành những gì đã và đang học hỏi. Học hỏi không được làm cho việc hành sai đường và lệch lạc. Tính kiêu căng ngạo mạn làm người tu lên tiếng chỉ trích hay lên án pháp môn hay cách thực tập của người khác mặc dù chưa biết rõ họ thực tập như vậy có hạnh phúc và an lạc không. Khi tự cho mình cái quyền chỉ trích người khác, hành giả không có thời gian tu tập và không thấy được điều chưa tốt của mình. Sự tiến bộ không nằm ở khoe khoang và chết cứng với thành tựu nhỏ bé. Người ngủ quên trên chiến thắng không đi xa được, cứ lẩn quẩn trong cái chiến thắng của mình, trong khi người khác, khiêm cung hơn, nhã nhặn hơn lại tiếp tục lập công, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Người có trí tuệ chẳng bao giờ khoe khoang, vậy mà ai cũng biết và họ cũng đâu có cần người khác biết làm gì. Hành thiền để diệt trừ ngã mạn, đây là một thứ tà dục lôi kéo và ngăn cản người tu.
Người khiêm cung là người có phúc, tránh được tai họa và làm được nhiều việc. Lịch sử cho thấy những người nói nhiều thường chẳng làm được gì và chỉ chứng minh cho tính ba hoa của mình. Còn người chuyên tâm tu tập, không quan tâm những việc đàm tiếu, sống gìn giữ từng đức tính, cái gì cũng thực hành dễ dàng. Ngày xưa đức Phật có bao giờ tìm cách hơn thua với các tôn giáo khác đến bày vẽ giáo lý. Lời dạy đức Phật đưa ra là để thực tập cho bản thân và xã hội, không phải để tranh cãi hay chứng minh pháp môn này hay pháp môn kia dở.
Theo Đàm Nhất Linh
-Làm giấc đã... quá mệt với mấy nàng... oải... oải... oải...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét