"Tươi trẻ" - Hot girl Hàn Quốc |
"Người ấy sống tràn đầy tâm từ ở phương thứ nhất, cũng như vậy ở phương thứ hai cũng như vậy ở phương thứ ba, cũng như vậy ở phương thứ tư, đúng vậy ở bên trên, bên dưới, chung quanh người ấy sống tràn đầy tâm từ cả thế giới, ở khắp nơi, theo mọi cách, tâm từ ấy sâu xa trải rộng, mênh mông, không thù hằn, không ác ý". - Lời Ðức Phật. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Nhiều người phục vụ nhân loại theo nhiều cách thức phi thường. Mẹ Theresa, chẳng hạn, đã dành cả cuộc đời để săn sóc những người thiếu thốn và cơ cực. Nhiều người và tổ chứcđã dấn thân vào làm những công tác xã hội cho người bệnh, người tàn tật, người chết đói, người già, những người sắp chết và nhiều người khác. Tất cả những đạo sư tôn giáo vĩ đại đều kêu gọi các đệ tử hãy nhân từ. Jesus Christ nói: "Hãy thương yêu người láng giềng như chính thân mình" Và Ngài tán dương những người cho ngườiđói ăn, cho người khát uống, cho quần áo người trần trụi, cho chỗ ở kẻ bần hàn, thăm viếng người bệnh và người bị giam cầm. Ngài nói rằng: "Vì các ngươi đã làm thế cho một trong những người anh em của ta, tức là các ngươi đã làm cho chính ta". Có một câu tương tự trong Kinh Koran chỗ nhà Tiên Tri Mohamed nói Thượng Ðế có thể nói trong Ngày Phán Xét:" Ta đói mà các ngươi không cho ta ăn. Ta bị bệnh mà các ngươi không đến thăm. Và khi được hỏi bởi một người hoang mang không hiểu như thế là thế nào, Thượng Ðế trả lời "Như một người xin bánh mà ngươi không cho. Như một người bệnh mà ngươi không đến thăm".
Trong Ðạo Phật, mặc dầu chúng ta không tin vào Ðấng Thượng Ðế Sáng Tạo, chúng ta tin vào điều thiện và hô hào không giết hại cả đến một con vật hay côn trùng. Chúng ta tin vào Nghiệp luật- đó là thiện đem lại thiện, ác đem lại ác. Cho nên chúng ta bao giờ cũng phải bám chặt vào điều thiện: tránh không giết hại, trộm cắp, lừa đảo, tà dâm, dối trá, uống rượu và các chất say. Chúng ta tự rèn luyện để tiến đến chỗ chúng ta làmđiều thiện vì lợi ích làm điều thiện và không phải vì sợ hãi địa ngục hay mong muốn được phần thưởng. Chúng ta làm điều thiện vì chúng ta thích làm điều thiện và tự nhiên ngả vềđiều thiện. Nói một cách khác chúng ta không thể tránh được làm việc thiện. Ðiều thiện với chúng ta là một.
Trong Ðạo Phật, mặc dầu chúng ta không tin vào Ðấng Thượng Ðế Sáng Tạo, chúng ta tin vào điều thiện và hô hào không giết hại cả đến một con vật hay côn trùng. Chúng ta tin vào Nghiệp luật- đó là thiện đem lại thiện, ác đem lại ác. Cho nên chúng ta bao giờ cũng phải bám chặt vào điều thiện: tránh không giết hại, trộm cắp, lừa đảo, tà dâm, dối trá, uống rượu và các chất say. Chúng ta tự rèn luyện để tiến đến chỗ chúng ta làmđiều thiện vì lợi ích làm điều thiện và không phải vì sợ hãi địa ngục hay mong muốn được phần thưởng. Chúng ta làm điều thiện vì chúng ta thích làm điều thiện và tự nhiên ngả vềđiều thiện. Nói một cách khác chúng ta không thể tránh được làm việc thiện. Ðiều thiện với chúng ta là một.
"Siêu tưởng" - tranh của họa sĩ Aonrudee PornChame |
Một trong những vị vua nhân từ nhất chịu ảnh hưởng trước những lời Phật dạy là Asoka, trị vì Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ Ba trước Công Nguyên, khoảng 200 năm sau khi Ðức Phật nhập diệt. Nổi tiếng về lòng nhân đạo, sự rộng lượng và lòng tốt cửa Ngài trải đến cả con vật. Ngài được nổi tiếng vì đã lo liệu bác sĩ cho cả người lẫn súc vật. Ngàiđã xây công viên, trạm nghỉ ngơi cho khách bộ hành và nhà tế bần cho những người nghèo và người bệnh. Mặc dầu là một Phật tử thuần thành, Ngài cho dân ngài hoàn toàn tự do trong việc thờ phượng và ủng hộ các giáo phái khác. Trong một sắc lệnh nổi tiếng khắc trên đá, Ngài nói Ngài "Chúc mừng những người của tất cả những tôn giáo sống ở mọi nơi trong vương quốc của Ngài ... vinh danh người của tất cả các tôn giáo, thành viên của những dòng tu và cư sĩ, bằng tặng vật và những biểu hiện quý trọng khác". Ngài muốn tất cả các tôn giáo đều được kính trọng vì "bằng cách kính trọng tôn giáo là nâng cao niềm tin của chính tôn giáo mình vàđồng thời phục vụ niềm tin của những người khác... Cho nên chỉ có hòa thuận không thôi làđáng khát khao ... (Và Ngài, Asoka) mong muốn người của tất cả các tôn giáo khác hiểu biết học thuyết của nhau và tìm được học thuyết lành mạnh..."
Asoka coi vai trò của Ngài như một người cha nhân từ và coi dân như con khi nói rằng Ngài muốn họ được mọi loại thịnh vượng và hạnh phúc. Ðức Phật nếu có thể chứng kiến triều đại của Hoàng Ðế Asoka, thì Ngài sẽ hết sức vui mừng khi thấy giáo lý của Ngài đã được tôn trọng triệt để một cách chuyên cần bởi vị hoàng đế vĩ đại này. H.G. Wells trong cuốn "Outline of History" (Lịch Sử Ðại Cương) có nói, trong số các vị hoàng đế đã đến và ra đi trên thế giới, "tên của Hoàng đế Asoka sáng chói, sáng chói hầu như một tinh tú không có ai ngang hàng". Chắc chắn tất cả những chính phủ sẽ thành công khi nghiên cứu và áp dụng cách giải quyết nhân đạo của Hoàng Ðế Asoka trong việc trị vì.
"Giao bóng" - người đẹp Việt Nam |
Ðức Phật thấy chỉ bằng cách giải quyết triệt để mới có thể loại bỏ được khổ đau. Mặc dù săn sóc người bệnh, chữa lành bệnh tật, cung cấp thực phẩm và các trợ giúp vật chất cho người túng thiếu là một phần thiết yếu trong việc đối phó với khổ đau, Ðức Phật muốn tham gia nhiều hơn là chỉ có những triệu chứng: Ngài muốn tìm cách chữa lành hoàn toàn chứng bệnh khổ đau. Cho nên Ngài đã thiền định toàn bộ câu hỏiđời sống và cái chết. Và Ngài thấy muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ tâm. Khổ đau thực chất là tinh thần. Khi có đau đớn thể chất, người ta thường phản ứng bằng buồn rầu, sợ hãi và ngã lòng. Nhưng người tu thiền, Ðức Phật dạy, có thể chịu đựng cái đau thể chất mà không có khổ đau tinh thần. Nói một cách khác, người ta không phản ứng bằng buồn rầu, lo lắng, thất vọng, ác cảm, giận hờn vân vân... Thay vì, người ta có thể phản ứng bằng bình tĩnh và thanh thản. Người ta có thể vui và thậm chí an ủi và khuyến khích người khác!
Cho nên Ðức Phật thấy vấn đề thực chất là tinh thần. Nếu chúng ta có thể giải thoát tâm chúng ta khỏi tham, sân và si (thuộc bản chất đời sống) Ðức Phật dạy chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được và loại bỏ khổ đau tinh thần, như lo lắng và bồn chồn, phiền muộn và than khóc. Về khổ đau thể chất, chúng ta phải thừa nhận không thể tránh khỏi chừng nào mà chúng ta có cái thân này. Tất cả chúng ta đều biết không ai có thể tránh khỏi tuổi già, bệnh và chết. Nhưng Ðức Phật dạy một khi thanh lọc được tâm ra khỏi tất cả những ô nhiễm của tham, sân vân vân thì cái đau thể chất không làm chúng ta sợ hãi nữa. Ta trở nên không lay chuyển. Không có gì có thể làm ta lo ngại nữa, cả đến cái đau cực độ mà những bệnh như ung thư có thể mang lại. Tâm ta vẫn có thể giữ luôn luôn trầm tĩnh. Bởi vậy khi đệ tử của Ðức Phật, Anurudhha, một lần được hỏi làm sao ông có thể giữ bình tĩnh khi ông bệnh nặng, Ngài trả lời đó là vì ông đã có thể làm chủ được tâm ông do tu tập chánh niệm như đã được dạy bởi Ðức Phật.
Cũng để kết luận, Ðức Phật dạy đối với một người hoàn hảo đã bỏ được tham sân si, không còn tái sanh nữa. Khi người ấy chết, đó là kiếp cuối cùng. Người ấy đã đạt được trạng thái Niết Bàn - sự an lạc hoàn hảo. Không phải tái sanh người ấy không bao giờ còn bị tuổi già, bệnh và chết. Ðức Phật nói, chỉ điều đó là chấm dứt khổ đau.
Bức ảnh này chính là hồng huyết cầu được dính lên giống như một mạng lưới chằng chịt vậy, chúng hình thành các cục máu đông. Các tế bào ở giữa chính là bạch cầu. |
Trong khi phấn đấu để chấm dứt hoàn toàn khổ đau, chúng ta nên, trên con đường tu tập, giúp làm nhẹ bớt khổ đau bằng bất cứ cách nào chúng ta có thể. Vâng, rõ ràng không thiếu gì khổ đau trên thế giới. Nhiều người khổ đau theo nhiều cách khác nhau. Nếu chúng ta đọc báo, chúng ta thấy khổ đau khắp nơi. Người ta tranh chấp, đánh nhau, giết chóc, cướp bóc, nói dối, lừa đảo và gây khổ đau lẫn nhau bằng nhiều cách. Do vô minh chúng làm hại lẫn nhau. Xa hơn nữa, thiên tai, tai nạn, rủi ro, chết đói, bệnh tật khắp nơi. Và bệnh tật tuổi già, và cái chết luôn bám sát chúng ta ở từng bước.
Vâng, thế giới này đầy khổ đau. Tại sao chúng ta lại còn thêm vào nữa? Thay vì phải chăng chúng ta nên cố gắng làm nhẹ khổ đau? Dù chúng ta không làm được nhiều, chúng ta vẫn có thể làm được ít. Mỗi một cố gắng nhỏ nhoi cũng đáng kể. Có người nói: Không ai mắc sai lầm lớn hơn là không làm gì dù chỉ làm một chút. Mỗi người chúng ta đều có thể làm được việc gì đó, theo khuynh hướng và khả năng của mình. Ðể khởi sự chúng ta có thể bắt đầu tử tế hơn. Chẳng hạn chúng ta có thể ngăn chặn nóng giận của chúng ta. Mỗi khi chúng ta nóng giận chúng ta gây nên đau đớn cho chính chúng ta và người khác. Nhưng nếu chúng ta có thể nén được giận của chúng ta và trau dồi khoan dung và kiên nhẫn, thương yêu và từ bi, chúng ta có thể trở nên người tử tế hơn, và đó có thể là một thành công để giúp gieo rắc sự vui vẻ và hạnh phúc .
Nói một cách khác chúng ta phải bắt đầu bằng cách tẩy sạch tâm ta khỏi những chất chứa bất thiện và tiêu cực của tham sân và si. Tương ứng với khả năng kiềm chế các trạng thái bất thiện của ta, tình thương yêu và từ bi sẽ phát triển nơi chúng ta. Chúng ta có thể tử tế hơn trong quan hệ với những người kề cận và chung quanh chúng ta. Chúng ta có thể cố gắng nói năng một cách đáng yêu và nhẹ nhàng hơn, và tránh lời nói thô tục và cục cằn. Chúng ta có thể trở nên ân cần và quan tâm đến người khác nhiều hơn. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến phúc lợi riêng của chúng ta thì chúng ta không thể thương yêu hữu hiệu. Muốn thương yêu tốt đẹp, chúng ta không nên coi trọng phúc lợi của mình mà phải chú ý đến phúc lợi của người khác. Cho nên chúng ta phải hỏi chính mình. Chúng ta có thương yêu đủ không? Chúng ta có quan tâm đủ không? Nếu không chúng ta không thể hành động để làm nhẹ bớt khổ đau. Chính vì không có thương yêu và từ bi thực sự mà chúng ta có thể hành động.
Mỗi một người chúng ta cần phải đóng góp bằng cách riêng của mình, bằng bất cứ đường lối nào mà ta biết ra sao. Trong trường hợp của tôi, là một nhà sư, tôi có thể đóng góp bằng cách chia sẻ chút ít kiến thức về Phật Pháp mà tôi biết, một chút hiểu biết mà tôi có. Tôi có thể khuyến khích người ta tu tập thiền định và hướng dẫn họ một chút trên con đường này. Tôi có thể kêu gọi người ta hãy thương yêu và quan tâm, ân cần và nhẫn nại vân vân... Ðương nhiên chúng ta không hoàn toàn, có những lúc chính chúng ta thất bại không góp phần được. Nói thì thật là dễ nhưng thực hànhđiều ta thuyết giảng thì thật là khó, điều đó rất đúng. Cho nên tôi phải là người đầu tiên thừa nhận những thiếu sót của tôi và chấp nhận sửa chữa. Trong khi phán xét tôi hay những người khác, tôi cầu mong người ta xem xét giảm nhẹ những yếu tố như ý tốt. Chúng tôi có ý tốt và không có ý làm hại. Nhưng vì những nhược điểm, không khéo léo, không kiên nhẫn, không độ lượng, kiêu ngạo vân vân... chúng ta có thể làm người khác đau đớn mặc dù chúng tôi muốn làm tốt. Nhưng nếu là một người cao thượng, người đó có thể hiểu và tha thứ. Khả năng tha thứ là một đức tính tuyệt vời, cho nên có câu nói, lầm lỗi là con người; tha thứ là siêu phàm, đã được đặt ra.
Hãy tận dụng cơ hội để cho và chính bạn sẽ biết cách tốt nhất để đóng góp. Tất cả chúng ta có những kỹ năng, tài ba và năng khiếu khác nhau, điều kiện và hoàn cảnh cũng khác. Cho nên mỗi chúng ta chỉ có thể đóng góp theo đường lối riêng của mình, tùy theo hoàn cảnh và khuynh hướng. Ðiều quan trọng là cố gắng; chúng ta làm theo khả năng. Như chúng ta đã nói, mỗi chút cũng đáng kể và khi thời gian qua đi, chúng ta sẽ thấy thực tế chúng ta đã làm được một chút gì phải lẽ. Và đó là nguyên nhân cho chúng ta hoan hỉ. Ðương nhiên nó không có nghĩa là chúng ta cứ nghỉ ngơi trên vòng hoa chiến thắng. Còn nhiều việc phải làm. Nên chúng ta phải tinh tấn; chúng ta phải tiếp tục tấn tới.
Tỳ Kheo Visuddhacara
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét