Vì sao Trung Quốc khi thì trực tiếp động binh, lúc thì ném đá giấu tay để lấn chiếm biển đảo, khiêu khích lân bang kể cả hành động sát hại ngư dân Việt Nam, tấn công lính tuần duyên Hàn Quốc và Nhật Bản?
Sự kiện vào ngày 25-7-2012, nhà nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam Mai Ngọc Hồng công bố tấm bản đồ của triều đình nhà Thanh năm 1905 khẳng định biên cương Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam làm Bắc Kinh bối rối. Bộ Ngoại giao giữ im lặng trong khi trong giới sử học Hoa Lục đã có tiếng nói phủ nhận đường "lưỡi bò" trong bản đồ mới của Bắc Kinh.
Trung Quốc một mặt e dè luật biển Liên Hiệp Quốc, mặt khác Bắc Kinh lại không có chứng cớ lịch sử. Điều nghịch lý là không chắc Việt Nam khai thác được thế thượng phong này. Vì sao Trung Quốc khi thì trực tiếp động binh, lúc thì ném đá giấu tay để lấn chiếm biển đảo, khiêu khích lân bang kể cả hành động sát hại ngư dân Việt Nam, tấn công lính tuần duyên Hàn Quốc và Nhật Bản?
Trong việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản, Trung Quốc dựa vào một tài liệu từ thời nhà Minh để đòi chủ quyền tại quần đảo mà Nhật cai quản từ thời nhà Thanh. Trong khi đó, với Việt Nam và Philippines thì Bắc Kinh đưa ra bản đồ 9 đoạn không rõ xuất xứ để khẳng định một vùng rộng lớn của Thái Bình Dương bao gồm con đường hàng hải huyết mạch quốc tế làm ao nhà.
"Hương lúa" - người đẹp Việt Nam |
Tính từ trận hải chiến với quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 19-1-1974 Sài Gòn trước năm 1975 và Hà Nội ngày nay đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng tài liệu từ thời nhà Nguyễn của Việt Nam. Đến ngày 25-7-2012 vừa qua thì một nhà nghiên cứu Việt Nam công cố tấm bản đồ của nhà Thanh xuất bản năm 1905. Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ nêu rõ, biên giới Trung Hoa ở phía nam dừng lại ở đảo Hải Nam.
Nếu thực sự vì "chủ quyền đất nước và yêu chuộng hòa bình" tại sao Bắc Kinh không công bố một chứng cớ lịch sử rõ ràng mà lại dùng quân đội và chiến thuyền cải trang để lấn hiếp lân bang? Phải chăng thái độ "lấy thịt đè người" của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Việt Nam và Philippines phản ánh nhược điểm của kẻ mạnh nhưng tự biết mình đuối lý? Nhiều chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước cảnh báo nguy cơ Trung Quốc sẽ ra tay ở Trường Sa để đặt Hà Nội và thế giới trước một chuyện đã rồi.
Tuy nhiên, lập trường tùy tiện của Trung Quốc tự thân nó tạo cho Việt Nam thế mạnh. Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang, thì "Việt Nam có thể dựa vào lập luận lịch sử của Trung Quốc trong việc tranh giành đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản" để bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặt khác, Việt Nam cần huy động được sức mạnh toàn dân như thời Đinh, Lê, Trần, Lý. Vấn đề là liệu ban lãnh đạo hiện nay có đủ dũng lược để bảo vệ chủ quyền đất nước hay không và làm cách nào để tránh tình trạng rã rời tự trói tay đầu hàng như thời đại Hồ Quý Ly?
Món ăn đơn giản nhưng ngon bởi chính người thân dụng công nấu nướng. |
Trả lời phỏng vấn RFI, nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney nhận định: "Trong vấn đề tranh chấp với các láng giềng Trung Quốc không có lập trường nhất quán vì tại Senkaku/Điếu Ngư thì Trung Quốc dựa trên văn kiện thời nhà Minh trong khi tại biển Đông Việt Nam, thì Trung Quốc nói một cách mơ hồ là vùng biển lịch sử đã có từ ngàn năm. Điều này không chứng minh được mà cũng không có giá trị Công pháp quốc tế…
Việt Nam có thể học được cách lập luận của Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư để áp dụng lại trong vấn đề Hoàng sa và Trường Sa… (mặt khác) "những cái lập luận và bằng chứng mà Nhật Bản đưa ra trong vấn đề Senkaku/Điều Ngư thì lập luận của Nhật Bản sẽ củng cố lập luận của Việt Nam trước tòa án quốc tế hay nhìn về quan điểm pháp lý: Nhật Bản đã chấp hữu đảo Senkaku từ năm 1895 và liên tục cho đến khi Nhật đầu hàng sau đệ nhị thế chiến. Hoa Kỳ khi cai trị Nhật Bản thì Senkaku, một đảo của Okinawa, nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kỳ cho đến 1972 thì trả Okinawa lại cho Nhật và Nhật đã tiếp thu lại Senkaku. Nếu chúng ta nhìn lại cái tiến trình chấp hữu của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa thì chúng ta thấy rõ lập luận theo chiều hướng pháp lý. Hoàng Sa và Trường Sa đã được chấp hữu ít ra là từ thời nhà Nguyễn và khi Việt Nam bị Pháp đô hộ thì Pháp có thẩm quyền chấp hữu hai quần đảo này.
Khi Việt Nam độc lập vào năm 1949 thì Pháp trao trả chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam và sau đó khi Việt Nam Cộng Hòa được thành lập thì Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục quản trị hai quần đảo này thỏa mãn những đòi hỏi của luật pháp về phương diện chấp hữu hòa bình, chấp hữu lâu dài và chấp hữu với tư cách là sở hữu chủ… cho nên xét theo luật biển 1982 thì Việt Nam thỏa mãn hết các điều kiện… mà Trung Quốc thì lại không có...".
Tú Anh
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Chữ S" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét