Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Vũ Hoàng Chương: "Cao xanh liều một cánh tay níu trời" (phần 2)

"Trăng rằm" - Hot girl châu Á
Mùa xuân trong đời thơ thi sĩ Vũ Hoàng Chương (VHC), hoặc hầu hết các nhà thơ tiền chiến đều tìm nguồn dĩ vãng. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Có nhà thơ nhớ tiếc kỷ niệm quá vãng của mình trong tuổi thanh xuân yêu đương, trẻ trung. Trường hợp này là VHC. Tác giả nhớ lại thuở “Tuổi vàng” hay "Tuổi đá” - một lối gọi “thời son trẻ”, thời mái đầu xanh có giấc mộng đẹp thuở ban đầu. Mộng đẹp rồi qua đi theo năm tháng, bây giờ nhìn lại, dễ mấy ai không luyến tiếc! Chẳng thế mà nhà văn Pháp nổi danh như Marcel Proust chỉ rặt tìm dĩ vãng đã mất, qua tác phẩm coi như tuyệt bút, đó là “À la recherche du temps perdu” đó sao? Và ở bên ta là nhà thơ Vũ Hoàng Chương”: 
TUỔI XANH 
Trăng dịu từ khi gặp gió lành 
Sông lam từ buổi gặp non xanh 
Từ hương quen bướm trời quen đất 
Em đã yêu rồi, đã của Anh. 

Thuở ấy tuổi Vàng hay tuổi Đá? 
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ! 
Gối xuân chỉ biết từ nghiêng sóng 
Vần điệu trôi dài mãi tuổi thơ. 

Tuổi dầu Vàng hay dầu Đá qua 
Vàng chưa ai nhạt đá ai nhòa 
Trái tim vẫn tuổi Đồng trinh bạch 
Thì sắc hương còn vẹn tuổi Hoa 

Thời gian có mỏi cánh chim bằng? 
Vũ trụ sang mùa tận thế chăng? 
Anh vẫn còn thơ về giáng bút 
Em còn Hoa đủ kết hoa đăng! 

Hoa gieo ánh sáng ngập tình yêu 
Bút vẽ thành Thơ giấc mộng đầu 
Nắng rộng mưa dài thu một nét 
Không gian còn lại có bề sâu 

Lứa đôi tái thế vẫn tương phùng 
Nguyên thủy nào đâu khác Cực chung! 
Anh muốn dìu Em giờ Hiện tại 
Nghe trăng hòa điệu nước lên cung 

Hòa điệu lên cung trăng nước dậy 
Xuyên ngang gió trận dọc mấy thành? 
Tuổi Thơ này với Hoa niên ấy 
Muôn trước ngàn sau thăm thẳm xanh
Một bài thơ nữa của VHC - tôi là đọc giả rất yêu mến thơ ông - đó là bài "Nguyện cầu” (trong tập thơ "Rừng Phong” (1954) - bây giờ ai sẽ là người đọc lại, sau 30-4-1975 - Có thể cho chính Vũ Hoàng Chương chăng? Giả thiết chính tác giả nghe lại, hẳn là ông sẽ thấm thía "nỗi-đau-nhục” biết chừng nào?! Với tôi, đây là một bài thơ tuyệt tác của Vũ Hoàng Chương: 
NGUYỆN CẦU 
Ta còn để lại gì không? 
Kìa non đá lở, này sông cát bồi 
Lang thang từ độ luân hồi 
U minh nẻo trước xa xôi dặm về 
Trông ra Bến Hoặc Bờ Mê 
Ngàn thu nửa chớp bốn bề một phương 
Ta van cát bụi trên đường 
Dù dơ dù sạch đừng vương gót này 
Để ta tròn một kiếp say 
Cao xanh liều một cánh tay níu trời 
Thơ ta chẳng viết cho đời 
Không vang nhịp khóc giây cười nào đâu? 
Tám hương đốt nén linh sầu 
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi 
Đêm nào ta trở về Ngôi 
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian! 
Một phen đã nín cung đàn 
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm!  
Chả nhái - món ngon Hà Nội.
Sau 30-4-1975, VHC và vợ sống ở 326 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình, TP.HCM, do nữ sĩ Mộng Tuyết cho ở nhờ. Chẳng là trước đó, VHC được Giải thưởng thơ Quốc gia do Tổng thống Diệm trao tặng, vợ chồng nhà thơ dự định mua căn nhà nhỏ - thì Mộng Tuyết mời về cho tới ngày 30-4-1975.
Nữ sĩ Mộng Tuyết - “vợ hờ” Đông Hồ - mời các nhà thơ VNDCCH tiếp quản miền Nam (Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… thì phải?) đến dự tiệc, hẳn rằng sự có mặt vợ chồng thi sĩ VHC sẽ làm mất ngon bữa tiệc, còn là một chướng ngại vật, khó coi , dầu bà chủ Mộng Tuyết không thể đuổi ngay VHC đi cho khuất mắt. Nên, bà chủ Mộng Tuyết bèn lấy một mảnh giấy nhỏ, viết hàng chữ "CẤM KHÔNG ĐƯỢC LÊN LẦU" dán ở cầu thang (phía dưới nơi trú ngụ của VHC) bởi ở lầu 1, nơi bữa đại tiệc đang diễn ra, tiếp đón các nhà văn miền Bắc "thắng trận". Hình như tôi viết ở đâu đó câu chuyện này, và đã in trong một cuốn sách đã xuất bản, khiến tác giả "Nàng Ái Cơ trong chậu úp" bất bình. Sau khi tôi cho xuất bản "TTKh, Nàng là ai?”, bà ta có cơ hội trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, và mạt sát tôi thậm tệ - kể cả một cô bé đàn em của bà trong nhóm Quỳnh Dao - đó là nữ sĩ Cao Mỵ Nhân về “hùa" viết bài đòi “trảm” nhà văn cao bồi TP - "TTKH, Nàng là ai?” trên báo Saigon Times (Thái Tú Hạp chủ nhiệm). Tôi được biết tin này, từ phóng viên văn học Trần Nhật Thu - báo “Văn nghệ TP.HCM” báo lại. 
Tiếp theo, tướng tá, sĩ quan, cùng công chức cao cấp chính quyền VNCH bị đưa đi tập trung cải tạo dài hạn - ở các trại xa Sài Gòn - thì VHC” được đưa vào Khám Chí Hòa, cải tạo dài hạn tại chỗ. Vì phạm nhân thiếu thuốc phiện, lâm bệnh, đau ốm quặt quẹo, tựa hồn ma thoi thóp sống vật vờ, nên ông được trả tự do rất sớm - về nhà được một thời gian ngắn và qua đời năm 1976. 
Năm 1999, Nxb Đồng Nai cấp phép “Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn”: đề cập Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tam Lang và Mai Lâm -Nguyễn Đắc Lộc” - tại “Chương I” Vũ Hoàng Chương (1915-1976), tôi viết: "…Một trong 12 bài thơ di cảo của Vũ Hoàng Chương" thâu thập được từ Hoàng Tấn (tác giả "Nguyễn Bính, một vì sao sáng”- Nxb Đồng Nai 1999) cho chép lại. Cũng theo Hoàng Tấn, tác giả VHC làm bài thơ này còn có ý ngầm để tặng Quách Thị Hồ, người hát ca trù hay nhất Việtnam (danh hiệu NSND), xưa từng là bạn cố tri VHC. 
CHÚNG TA MẤT HẾT CHỈ CÒN NHAU 
Sáng chưa tối hẳn tối chưa đành 
Gà lợn om sòm một bức tranh 
Nhạc đã có tai thơ có họa 
Biết chăng ai đó mắt ai xanh? 

Dấu hỏi xoay quanh một cuộc đời 
Sên bò trong óc máu thắm rơi 
Chiều nay một dấu than buông lửng 
Đanh đóng vào xăng tiếng trả lời 

Chúng ta mất hết cả rồi sao? 
Cả đến âm thanh một thuở nào 
Da trống tơ đàn ôi trúc phách 
Đều khô như khúc hát gầy hao(?) 

Đàn mang trơ đáy mà không đáy 
Mất hết rồi sao sợi nhớ thương 
Tay phách từ lâu nay lạc phách 
Không còn đựng mãi bến Tầm Dương 

Hơi ca nóng đã tan thành tuyết 
Để tiếp vào cho nó đỡ xanh 
Bạc mệnh hỡi ai hoàn mệnh bạc 
Đâu còn ấm nữa rượu tàn canh? 

Hay là đêm ấy Ngưu lìa Chúc 
Xé nát mình ra hoen mắt ai? 
Còn có gì đâu cho mắt trống 
Đập lên hoang vắng đến ghê người! 

Âm thanh mất hết còn chi đâu? 
Gắng gượng cho thêm hồn nhọc đau 
Ba kiếp long đong ngồi chụm lại 
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau. 
(Sài Gòn sau 1975). 
"Tạo dáng" - siêu mẫu nội y châu Âu
Sau khi sách phát hành, tôi nhận được một bài báo từ Sacramento (thủ phủ California) gửi về - do Hoàng Hương Trang viết, đả kích người viết sách thậm tệ. Nào là, người viết không chịu đi sưu tập tài liệu, nhà ở quận I có xa gì, sao không tới Nhà Làng (ngã ba Nguyễn Văn Lạc - Xô Viết Nghệ Tĩnh) phường 19, quận Bình Thạnh) để gặp vợ VHC là Thục Oanh lấy tài liệu có phải chính xác hơn là chép lại từ "một Hồ Tăng Ấn Việt Cộng thì biết mô, tê gì?” (Hồ Tăng Ấn là bút danh Hoàng Tấn - TP chú thích). 
Sau đó, tôi lại được đọc một bài báo khá dài, đăng trên tập san “Tiếng vang” (cũng từ Sacto gửi về) tác giả là Đinh Nhật Thịnh, anh ta lên án tôi viết về VHC, nhất là trích dẫn bài thơ VHC sáng tác sau 1975 là sai lạc hoàn toàn, như HHT vạch ra. Và nếu anh ta chỉ dựa vào tư liệu duy nhất của HH.Trang thôi - thì hẳn phiến diện là điều khó tránh - và bài báo sẽ chẳng còn gì là giá trị! (xem ở cuối bài - mục “Đính chính”). 
Riêng HH.Trang, lại viết bài thứ hai tiếp theo lên án “Thế Phong vô hạnh, ngủ với "đàn bà đàn chị” để có "cơm no bò cưỡi" - và sau được Cao Mỵ Nhân tin là “sự thật Panurge” - nữ sĩ bèn khai thác rỉ sắt từ “chiếc kiếm bẩn H.Hương Trang" - để viết “Bão trong tách nước” - hòng “chọc tiết Thế Phong" một lần nữa: 
(…)sau đó, tôi (Cao Mỵ Nhân) thấy tờ báo của hội văn nghệ sĩ Việt Mỹ ở Sacramento đăng 2 bài liên tiếp: một của thi sĩ Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong là nhà văn vô hạnh, một của nhà văn trẻ sau này ở hải ngoại, Nhật Nguyệt, đã nêu những điều phản phé của Thế Phong, vì 2 lý do mâu thuẫn: ông ta nghĩ thế nào, khi cứ mà ca tụng cố nhân vừa tôn sùng vợ, là điều không thể chấp nhận được, với người đàn ông tự mãn, cho là hay ho hơn ai(...). 
Kể lại sự việc Thế Phong đã dựng nên một câu chuyện có tính cách thương mại hơn là văn chương sưu tập. "Vụ án văn chương 57 năm mới kết thúc, T.T.Kh. là ai?”. 
Cùng với tên văn sĩ Bắc Việt Trần Nhật Thu, Thế Phong đề tên tác giả tập bài báo trên là Thế Nhật, tức Thế Phong và Trần Nhật Thu cách đây 15 năm làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Khiến năm đó, 1995, tôi với tình cảm em út trong đại gia đình Quỳnh Dao, một hội thơ danh tiếng ở Sài Gòn xưa, phải viết bài bênh vực TTKh. hậu chiến vì nhân vật trong tập vụ án văn chương nêu trên, là một bậc nữ lưu, tài tử vượt bực và cũng là trang quốc sắc ở Thanh Hóa. Bà còn là phu nhân tiết hạnh của vị luật sư Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thời đệ I Cộng hòa.
(…)Với bản tánh Thế Phong háo thắng, nghiệt ngã như vậy, thì trong giới văn nghệ, báo chí đã mặc nhiên, bởi ông ta có hay, hay không hay, (hoặc) không đúng (đi nữa); thì ông ta (vẫn phải ) chịu trách nhiệm với dư luận. 
Đằng này, căn cứ vào bài ký giả Thanh Hải (nguyên nữ phóng viên văn học báo Pháp Luật TP.HCM) - (có) một nhà thơ cũng nghĩ quàng, tung lên “Phố Mưa", cái tin tác giả “Chốn Bụi Hồng”: mỗi năm mỗi về VN để rủ Thế Phong đi chơi, làm vợ Thế Phong đau khổ quá! 
(…)Có thể là người tung tin trên, căn cứ vào bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong của ký giả Thanh Hải báo "Pháp Luật” cách đây 3 năm, để tự khoe cái tài mẫn tiệp của mình; nhưng nghĩ cho cùng, vẫn là cái lối của nhà văn hoang tưởng Thế Phong; mà lâu nay tôi vẫn tự nhủ là một cái bướu trong cuộc đời viết lách của tôi, không mạnh tay cắt bỏ, như qui vị cắt bỏ một nốt ruồi, một cục chai ở bàn tay cầm bút. 
Từ sau 30-4-1975, tôi hoàn toàn vô sản, có lúc phải chạy gạo hàng ngày, ở VN cũng như ở hải ngoại này, tiền đâu mà mỗi năm về VN để gặp Thế Phong một lần và Thế Phong cũng vậy, ông ta và gia đình ông sống thế nào, tôi cũng chẳng quan tâm(….) 
…Cả nước xưa, trước 1975, đã biết Thế Phong là nhà văn cao bồi. Cách đây 3 năm tôi đã đọc loạt bài phỏng vấn nhà văn Thế Phong từ phụ bản tờ báo Pháp... 
Câu chuyện Hoàng Hương Trang mạt sát Thế Phong có thật vậy không? 
- Không, chỉ là chuyện phịa - cô ta ưa vểnh tai trâu, "nghe hơi nồi trõ, nghe mõ sư ông” ra cái điều biết nhiều, lại biết cả cái không biết- mục đích hạ đo ván đối thủ, bất chấp phương tiện tốt, xấu, bối cảnh đúng, hay không đúng? 
Dinh Thống Nhất - ảnh Việt Nam xưa
Sở dĩ nói vậy, vì tôi có thể kể cho cô ta nghe một chuyện sắp kể ra đây, chuyện thực "cơm no bò cưỡi” - của tôi vào năm 1957 - lại chưa hề viết ra - chỉ vì tôi không dám thò mặt về nhà trọ (ở xóm đạo, nằm phía sau Nhà thờ Bắc Hà trên đường Lý Thái Tổ - nơi này họa sĩ Đinh Cường đã từng leo lên căn gác gỗ để giúp tôi đóng sách “Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn hậu chiến 1950-1956, sách in roneo):
Đêm khuya, tôi vẫn còn lang thang đạp xe trên phố, đầu óc rối tung, nghĩ xem nhà thằng bạn nào quen, để xin ngủ nhờ. Tôi nhớ đã ngủ 3 đêm liền ở gác nhà bạn Hưng, em ruột luật sư Thống - gần cây xăng Ngã 3 Nguyễn Thiện Thuật -  Sài Gòn 3 - mà lại tới xin ngủ nhờ đêm thứ tư thì "chuế" quá! Tôi như ngỏ lời với bạn đường, chiếc xe đạp cọc cạch đang cùng tôi lang thang trong đêm, nghĩ xem có cách gì qua đêm? Chủ và tớ kẽo kẹt hết đường này sang đường kia, vòng qua Lý Thái Tổ, phố này còn đèn sáng từ quán cà phê hắt ra. 
Bỗng nhìn thấy một quán cà phê nhỏ đó, rất vắng khách, nằm cùng dãy, gần Phòng khám mạch của bác sĩ N.Tuấn Phát. Ghếch xe đạp bên đường, vào quán, gọi ly đen nhỏ. Chính cô chủ quán bưng ra, trò chuyện vui vẻ: 
- đi một mình, không có bạn sao?  
 Tôi lắc đầu. 
Vắng khách, cô ngồi xuống ghế bên cạnh hỏi han. 
Trời đã khuya, ngồi lâu, uống cạn, tôi đành gọi trả tiền, nhưng như vẫn vẫn còn muốn ngồi nán lại. 
Thấy vẻ mặt khách buồn buồn, kiệm lời bắt chuyện, cô bảo: 
- Có chuyện buồn thì nói ra cho vợi! 
Tôi "tả oán": 
- Đêm nay không biết ngủ ở đâu, giá hàng hiên phòng mạch bác sĩ Phát rộng rãi, thì ngủ nhờ sẽ tốt biết mấy? 
Và sau đành khai thật - không dám về nhà trọ, vì thiếu tiền nhà. 
- chuyện ấy là thường tình, đêm nay hãy cứ ngủ cho ngon, mai dậy tìm cách trả tiền thuê nhà xong, là được chứ gỉ? - cô chủ an ủi. 
Thấy nét mặt khách vẫn buồn so, lại kiệm lời, cô bắt chuyện: 
- vậy không thể về nhà trọ ngủ đêm nay, thật vậy sao? 
Tôi lắc đầu, buột miệng: 
- Giá hàng hiên phòng mạch bác sĩ rộng, thì ngủ đại một đêm rồi mai tính. 
- Không ngủ được đâu, cảnh sát đi tuần đêm giờ giới nghiêm, sẽ bị hốt lên xe cây đấy?
- Vậy phải làm sao thì chính tôi cũng không biết nữa? Giá mà có một chỗ ngủ nhờ, chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa là hết giờ giới nghiêm rồi? 
- Thế có người cho ngủ nhờ đêm nay, thì sao?  
- Cô chủ ơi, cô nói thật hay đùa vậy? 
Bỗng nhiên cô ra lời trước: 
- Tôi bằng lòng cho ngủ nhờ, liệu khách có đồng ý không, nếu đồng ý, thì phải chịu một điều kiện? 
- Vậy đó là điều kiện gì, cô chủ? 
- Điều kiện nho nhỏ thôi, nghĩa là anh phải chờ... chờ quán đóng cửa sau 11 giờ đêm... được không ông khách? 
Tôi còn nói gì được bằng lời nữa, chỉ còn biết cảm ơn ân nhân, vội vã gật đầu - vì cô chủ quán có lòng nhân từ thương xót tôi… 
Kẻ tội đồ kẻ khốn cùng trong đêm khuya vắng! 
Khi người khách cuối cùng ra về, cô chủ đưa chiếu, chiếc chăn mỏng, hai cái gối, bảo tôi hãy trải chiếu trên sàn nhà và chỉ cách buông mùng. 
Tôi làm xong, cô chủ chỉ tôi hãy nằm xuống đó mà ngủ.  
Tôi thực hiện đúng lời cô chủ, đầu tôi đặt trên 2 gối chồng, nằm nghiêng. Giấc ngủ tới sớm khiến tôi thiu thỉu lúc nào không hay, cả không biết đèn tắt từ lúc nào?! 
Bỗng nhiên, có người giằng một chiếc gối ra khỏi đầu tôi, tiếng động nhẹ làm tôi thức giấc. 
Tôi mở mắt. Và lại không thể ngờ - Cô chủ cột lại mái tóc dài rồi nằm cạnh. 
Cảm ơn Thượng đế quá chừng chừng! - mặc dù khi ấy, tôi đâu đã là tín hữu đấng Christ ! 
Cô có dáng người dỏng cao, dài cẳng, bây giờ gọi "người nữ chân dài”, rất tử tế đối xử với tôi - hệt Natacha, nhân vật nữ trong một truyện viết về mùa thu của Maxime Gorki. Tôi vẫn thầm đội ơn cô chủ quán cà phê ấy, đến nay, tính ra đã trên 50 năm và không bao giờ còn gặp lại, dầu chỉ một lần! Hệt Gorki ân hận suốt đời, vì ông ta cũng không một lần gặp lại nữ ân nhân Natacha! 
Có một lần, nhà thơ Ý Nhi, Trưởng Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn tại Phía Nam, nhờ tôi chở đến nhà bà Thục Oanh, để trả bản quyền "Ta đã làm chi đời ta” của Vũ Hoàng Chương mà Ý Nhi in - sẵn dịp, tôi bèn phỏng vấn bà Thục Oanh về bài thơ “Chúng ta mất hết cả rồi sao?” của chồng bà. Bà đồng ý ngay, đọc cho chép câu sai. Rồi tôi in thêm tờ rơi, lồng vào sách "Chiêu niệm 4 nhà văn Sài Gòn” trước khi đưa phát hành. 
ĐÍNH CHÍNH 
Trong sách “Chiêu niệm bốn nhà văn Sài Gòn” có một số chữ sai, ở bài "Một trong 12 bài di cảo của Vũ Hoàng Chương (tr.17) đã được bà Thục Oanh đính chính vào ngày 17-7-1999. Buổi ấy, tôi cùng nhà thơ Ý Nhi đem sách tặng và thăm vợ nhà thơ quá cố Vũ Hoàng Chương. Chữ in đậm là đúng nguyên tác của tác giả. 
Sáng chưa sáng hẳn tối chưa đành 
Gà lợn om sòm cả bức tranh 
Rằng vách có tai thơ có họa 
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh 

Dấu hỏi xoay quanh trọn kiếp người 
Sên bò nát óc máu thắm rơi 
Chiều nay một dấu than buông dứt 
Đanh đóng vào xăng tiếng trả lời 

Chúng ta mất hết cả rồi sao? 
Cả đến âm thanh một thuở nào! 
Da trống tơ đàn ôi trúc phách 
Đều khổ như khúc hát gầy hao 

Đàn mang tiếng đáy mà không đáy 
Mất hết rồi sao sợi nhớ thương 
Tay phách từ lâu nay lạc phách 
Không còn đựng mãi bến Tầm Dương. 
Thế Phong
"Vui đùa" - người đẹp Việt Nam dự thi Hoa hậu 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét