Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thế giới Hồi giáo (phần cuối)

Trong thế kỷ 19, hình ảnh các Odalik ở trong các hậu cung Thổ Nhĩ Kỳ là một đề tài khá phổ biến đối với các họa sĩ châu Âu.
Ở các gia đình, người ta kể chuyện về cuộc đời Mohammed, về cha mẹ Ngài và về việc Ngài được sinh ra như thế nào. Các vị lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng cũng nhắc nhở các tín đồ về những bổn phận của họ với tư cách là người Hồi giáo. (ảnh không liên quan đến bài viết)

48. Kiến trúc
Đại diện nổi bật nhất của nền kiến trúc Hồi giáo trước hết là các thánh đường. Những loại khác là các trường tôn giáo (madrasah), các lăng mộ và lâu đài.
49. Thánh đường
Những thánh đường đầu tiên là các công trình xây dựng đơn giản làm bằng gỗ và đất sét. Về sau, khi thế giới Hồi giáo đã mở rộng quyền lực, thì các thánh đường lớn bằng đá xẻ và gạch mới được xây dựng. Vì trước đó chưa hề có thánh đường nào cả nên những thánh đường Hồi giáo đầu tiên được phỏng theo nhà thờ Thiên Chúa giáo. Thánh đường cổ nhất là Thánh đường Vòm đá ở Jerusalem, được xây dựng vào năm 691. Nó có những đặc điểm của các nhà thờ Thiên Chúa giáo Byzantine, với những hàng cột Hy Lạp và các họa tiết trang trí bằng tranh ghép mosaic. Nhưng chẳng bao lâu kiến trúc Hồi giáo đã phát triển một kiểu công trình tôn giáo mới, được thiết kế đặc biệt dành cho việc cầu nguyện của đạo Hồi.

Kiến trúc điển hình của một thánh đường Hồi giáo lấy cảm hứng từ ngôi nhà Arập với một cái sân trong rộng rãi và từ các nhà thờ Thiên Chúa giáo với hai hàng cột ở những vùng đất mới chinh phục được, mà một số được cải thành các thánh đường Hồi giáo. Nhưng thánh đường đã được hoàn chỉnh để trở thành một kiến trúc tôn giáo độc đáo thể hiện sâu sắc tinh thần đạo Hồi. Được trang trí đơn giản hơn rất nhiều so với nhà thờ Thiên Chúa giáo và đền đài của các tôn giáo khác, vậy mà nó vẫn gây ấn tượng rất mạnh mẽ và lạ kỳ. Thánh đường Hồi giáo phản ánh rõ nét sự chân phương và vẻ uy nghi của đạo Hồi và vị Thượng đế tối cao của nó.
Ví dụ sớm nhất của thiết kế mới này là Đại Thánh đường ở Damascus, xây khoảng năm 705. Nó có các lối vào một cái sân hình chữ nhật có mái che ở ba mặt. Giữa sân là một vòi phun nước để các tín đồ thanh tẩy trước khi cầu nguyện. Bức tường thứ tư liền lạc không có cửa vào hướng về Mecca. Trên bức tường này có một cái hốc nhỏ cuốn tò vò. Phía trên cánh gà dẫn đến cái hốc này là một mái vòm. Một ngọn tháp (minaret) nơi người muezzin kêu gọi các tín đồ cầu nguyện xây liền bên cạnh.
Các nhà xây dựng sau đó đã sáng tạo nhiều biến thể khác dựa trên mô hình cơ bản này. Một số thánh đường có mái vòm che trên mỗi bên cánh dẫn đến hốc cầu nguyện. Một số thánh đường khác có một mái vòm lớn ở trung tâm. Một số mái vòm có chóp nhô cao hình trái dưa lớn. Trần của mái vòm thường phủ kín những họa tiết trang trí hình tổ ong, vẩy rắn hay kiểu nhũ đá. Nhiều thánh đường ở Tây Ban Nha, Bắc Phi và Ba Tư được lợp bằng ngói. Đến thế kỷ 15 và 16, kiến trúc thánh đường đã phức tạp hơn, với nhiều mái vòm và nhiều ngọn tháp hơn. Thánh đường Sultan Ahmed (còn gọi Thánh đường Xanh) ở Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ tiêu biểu.
Điều mà hầu hết mọi người để ý đến đầu tiên ở một thánh đường Hồi giáo là các ngọn tháp cao nằm liền bên cạnh thánh đường. Chúng thường gắn một ngôi sao và vành trăng lưỡi liềm vốn là biểu tượng của đạo Hồi, có nguồn gốc từ vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao đơn độc đã chiếu sáng con đường của Tiên tri Mohammed trong cuộc Tị nạn (Hijra) của ngài từ Mecca đến Medina. Những thánh đường trung tâm có thể có đến sáu cái tháp đứng bên cạnh ngôi thánh đường thấp hơn và rộng bè hơn. 
Bước qua lối vào, người ta sẽ đi vào một cái sân cầu nguyện rộng rãi nằm bên trong. Ở đó thường có một bể nước để dùng vào việc thanh tẩy trước khi cầu nguyện, và đó cũng là nơi hội họp ưa thích của cộng đồng. Nội thất thánh đường có bầu không khí sạch sẽ, mát mẻ, không gian rộng mở rất đặc trưng, vì thế chỉ cần những hình trang trí arabesque cũng đủ để thêm vào cho nó một vẻ nguy nga siêu nghiệm. Sàn nhà phủ các tấm thảm, thường có những họa tiết cầu kỳ. Tường và trần được trang hoàng bằng những hình vẽ arabesque lộng lẫy hay những bức thư pháp viết các đoạn thơ trong kinh Koran. Nhưng ở đây không có một thứ đồ đạc gì hết ngoài cái minbar, tức một chỗ ngồi ở trên cùng của bậc thang dùng làm bục giảng kinh. Một hốc tường gọi là mihrab để chỉ hướng Mecca cho những người cầu nguyện. Với kiến trúc và vẻ bề ngoài của nó, thánh đường Hồi giáo thể hiện rất rõ hai định hướng của đạo Hồi, hướng đến Thượng đế và hướng đến cộng đồng tín đồ, được biểu tượng bằng Mecca là trung tâm trên trần thế của nó.
Madrasah hay là các trường đạo thường được xây liền với thánh đường. Chúng là những kiến trúc bốn mặt xây bao quanh một cái sân ở giữa. Mỗi mặt là một gian sảnh rộng có vòm cuốn quay vào cái sân. Các giáo sinh ngồi nghe giảng trong các sảnh vòm này và sống trong các căn phòng nhỏ bên trong trường.
"Mùa gặt" - người đẹp Việt Nam
50. Lăng mộ
Đôi khi lăng mộ của một vị thủ lĩnh cũng trở thành bộ phận của tổ hợp công trình thuộc về một thánh đường hay một trường tôn giáo. Lăng mộ - Thánh đường Sultan Hasan, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13 ở Cairo, Ai Cập là một ví dụ. Nó được bố trí thành một hình chữ thập, với bốn gian sảnh quay mặt vào một cái sân lớn hình vuông.
Một lăng mộ nổi tiếng khác là lăng của vị chiến binh người Tarta Tarmerlan, được xây dựng ở thành phố Samarkand vào thế kỷ 14. Công trình này có một mái vòm tròn như hình trái dưa, lợp ngói màu xanh tươi và màu vàng rực rỡ. Loại ngói này được làm bằng gạch nung tráng men với nhiều hình dáng khác nhau và lợp theo nhiều kiểu cách rất cầu kỳ. Nhưng có lẽ lăng mộ Hồi giáo nổi tiếng hơn cả là Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ. Nó được hoàng đế Shah Jahan xây vào thế kỷ 16 làm lăng mộ cho bà vợ yêu quý của ông ta. Lăng Taj Mahal nổi tiếng đến nỗi nhắc đến cái tên của nó là người ta đã nghĩ ngay về một vẻ đẹp và vẻ lộng lẫy tráng lệ hầu như không có thực.
51. Lâu đài
Các caliph, những thủ lĩnh Hồi giáo thời kỳ đầu, quen với lối sống nơi sa mạc mà không thích ở trong các thành phố đông đúc. Họ xây dựng các cung điện của mình trên sa mạc để đến đó nghỉ ngơi và đi săn. Những lâu đài này giống như các pháo đài La Mã, chúng được xây bằng đá và có những bức tường cao với các tháp lớn vây quanh. Phòng tiếp kiến, phòng cầu nguyện, phòng tắm, các phòng ngủ, tất cả đều được trang trí bằng tranh tường và tranh ghép mảnh. 
Đến thế kỷ thứ 8, thủ đô thế giới Hồi giáo rời khỏi Damascus ở Syria chuyển đến Baghdad, Mesopotamia (Irắc ngày nay). Kết quả của việc dời đô này là kiến trúc của các cung điện cũng thay đổi theo. Các cung điện có vòm cuốn xây bằng gạch trát vữa dày. Tường trang trí bằng các đường chỉ và các hình nổi đắp bằng vữa mỏng. Cung điện Jawsaq, được xây dựng vào khoảng năm 850 ở Samarra, Mesopotamia, một mẫu mực về trang trí theo ba kiểu riêng biệt. Kiểu thứ nhất là những hình dây leo chạm sâu trên lớp vữa trát. Kiểu thứ hai là những dây leo đắp nổi. Kiểu thứ ba, trừu tượng hơn, là những họa tiết trang trí bằng kim loại của những người du cư ở Trung Á. Ba phong cách này đã đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật trang trí arabesque, một phong cách đã trở thành điển hình cho nghệ thuật Hồi giáo trên toàn thế giới.
Về những cung điện sau này, thì cung điện Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha, xây dựng vào thế kỷ 14 là nổi tiếng nhất. Nó có rất nhiều căn phòng được xây quanh ba cái sân trời. Sân Myrthles có một bể nước hình vuông, bao quanh là một hàng rào. Ở giữa sân Sư tử có một vòi phun nước được đỡ bằng mười hai con sư tử. Phần chân của các bức tường trang trí bằng những miếng gạch lát theo các họa tiết kỷ hà học. Còn phần trên cao thì được trang trí bằng các họa tiết đắp vữa được sơn hay mạ. Những hàng chữ Arập với những họa tiết trang trí bao quanh nói rằng không có “người chiến thắng nào khác ngoài Thượng đế”.
52. Nghệ thuật trang trí
Việc cấm đoán vẽ hình và tạc tượng đã dẫn đến sự phát triển của một trong số những nghệ thuật nổi bật nhất của nền nghệ thuật Hồi giáo. Các nghệ sĩ né tránh hội họa tả thực, thay vì thế họ phát triển một kiểu trang trí đặc biệt, gọi là arabesque. Arabesque là nghệ thuật trang trí theo kiểu bố cục rất phức tạp. Nó có thể là những đường lượn xoắn của dây leo, hoa, lá. Nó cũng có thể là những hình dạng và kiểu cách kỷ hà học của các đường thẳng hay những đường cong lượn sóng và chồng lên nhau. Đôi khi người ta cũng sử dụng hình thú vật để trang trí, nhưng luôn được cách điệu rất cao và trông không giống con vật sống tí nào.
Nhiều hình thức arabesque khác nhau được sử dụng để trang trí các thánh đường và lâu đài. Chúng được chạm trên đá, gỗ, được đắp bằng vữa trên các lối ra vào, các hốc cầu nguyện và bục giảng kinh trong các thánh đường. Kèm theo các họa tiết trang trí này thường là các thư họa trích từ kinh Koran. Cả thánh đường và lâu đài đều được trang trí bằng các tranh ghép - những bức tranh làm bằng cách gắn những miếng gạch men nhỏ nhiều màu sắc vào tường bằng chất xi măng. Gạch lát tráng men hay sơn vẽ phủ trên các mặt tường bên trong nhà cũng như bên ngoài. Các chùm đèn thủy tinh trang trí kiểu arabesque với các dòng chữ Arập thả từ trần nhà xuống bằng các sợi dây xích.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 11, một tầng lớp thương nhân mới nổi xuất hiện ở các thành phố trên khắp thế giới Hồi giáo. Họ buôn bán đồ gốm, đồ da, các mặt hàng kim loại và vải vóc từ Trung Quốc ở phương Đông cho đến Tây Âu ở phương Tây. Khẩu vị và sức mua của các thương nhân này cũng như việc họ tiếp xúc nhiều với những nền văn hóa khác đã dẫn đến một sự phát triển mới trong nghệ thuật trang trí. Các cảnh sinh hoạt hàng ngày và những câu chuyện dân gian được miêu tả một cách hiện thực trên tất cả những loại đồ vật. Những cảnh trang trí này đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nghệ thuật minh họa sách.
Hạt phấn của hoa cỏ hương được phóng to triệu lần.
53. Thư pháp
Thư pháp, hay nghệ thuật viết chữ đẹp là một đặc trưng quan trọng khác của nghệ thuật Hồi giáo. Chữ Arập, ngôn ngữ của hầu hết các văn bản Hồi giáo, có thể viết rất đẹp theo nhiều cách viết thảo khác nhau. Chúng bao gồm lối viết chân phương, lối viết hình học Kufic, và lối viết lượn tròn như sóng cuộn Naskhi. Các nghệ sĩ Hồi giáo sử dụng chữ viết Arập (được đọc từ bên phải sang trái) như một bộ phận trong bố cục trang trí cho các cuốn sách tôn giáo, các bức tường, và các đối tượng nghệ thuật khác. Những kiểu thư pháp và trang trí đặc biệt đẹp được dành để chép kinh Koran. 
Nghệ thuật thư pháp và hội họa Hồi giáo có được sức mạnh và các giá trị của mình là do nó giúp thể hiện quyền năng bí ẩn và sự ngự trị ở khắp mọi nơi của Thượng đế, cũng như khả năng bộc lộ vẻ đẹp chân chính, tuyệt vời dưới một cái vẻ bề ngoài rất trái ngược. Những dòng chữ viết theo nghệ thuật thư pháp lấy nội dung từ kinh Koran được kết hợp với những đường trang trí gợn sóng arabesque tô điểm cho những bức tường trắng trơn và các mái vòm thánh đường. Những thánh đường này thể hiện vẻ đẹp siêu phàm của một Thượng đế duy nhất, còn những dòng chữ, cũng lấy vẻ đẹp làm phương tiện biểu cảm, thì nói thêm rằng chính vị Thượng đế đó là Đấng Tối cao ở trên hết thảy, bằng những lời từ kinh Koran. Chương 68 của kinh Koran cho chúng ta biết rằng chính “nhờ ngòi bút và những gì nó viết ra” mà chúng ta được ban phúc và không bị nguyền rủa. Đạo Hồi công nhận việc viết những lời lẽ này ra một cách nghệ thuật, hấp dẫn con mắt, và nhờ thế làm cho chúng có sức mạnh hơn, thì không có gì tội lỗi mà lại là điều tốt.
54. Minh họa sách
Hội họa Hồi giáo phát triển chủ yếu dưới hình thức tranh minh họa. Các nghệ sĩ Hồi giáo đã sáng tác ra nhiều bức tiểu họa đẹp đẽ để minh họa cho các sách (chép bằng tay và trang trí bằng các hình vẽ và các họa tiết). Những bức họa này để giúp giải thích một tác phẩm khoa học hay để tạo ra cảm giác vui thích khi đọc một cuốn sách lịch sử hay văn học. Vì bị cấm vẽ các hình ảnh tả thực, cho nên những minh họa cho kinh Koran và các cuốn sách tôn giáo khác thường chỉ gồm những họa tiết trang trí arabesque.
Các cuốn sách không phải tôn giáo đôi khi có vẽ những hình người và thú vật. Các hình vẽ thời kỳ đầu thường rất đơn giản và theo không gian hai chiều. Có thể nhìn thấy đặc điểm này ở các tranh minh họa cuốn truyện ngụ ngôn nổi tiếng Kalilah và Dimnah. Những hình minh họa về sau được vẽ chi tiết hơn và hiện thực hơn. Những họa sĩ Ba Tư từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18 đặc biệt tài hoa trong lĩnh vực này. Họa sĩ Ba Tư nổi tiếng nhất là Kamal Ad-Din Bihzad. Ông kết hợp phong cách trang trí minh họa của Ba Tư với những quan sát hiện thực về con người và thú vật.
Những bức tranh minh họa sách và đôi khi trang trí các bức tường trường học và lăng mộ cũng chuyển tải nhiều ý nghĩa thần bí hơn so với hiện thực thông thường. Chúng đều được vẽ trên mặt phẳng hai chiều, có thể được thếp vàng nhưng cốt để cho bền hơn là để tạo chiều sâu phối cảnh cho bức tranh. Các vị thánh và các ông vua là những hình thù thần bí, chim chóc và sơn dương như được tạo ra từ thiên đàng. Cũng như trang trí arabesque, những tác phẩm có vẻ như tả thực này thực ra không thể hiện thế giới như nó vốn có, mà là như nó hiện ra trước một người mà trong mắt của anh ta chỉ có sự hiện diện của Thượng đế bên trong và bên trên tất cả, và nhờ vậy mà giữ được cái nhìn sùng kính chứ không trần tục hay thần tượng đối với sự vật. 
Cuối thế kỷ 13, một phần của thế giới Hồi giáo, gồm cả Ba Tư, bị những người Mongol đến từ phương Đông xâm chiếm. Từ đó về sau, có thể thấy rõ ảnh hưởng của hội họa thủy mạc Trung Quốc, đặc biệt là tranh phong cảnh. Kẻ xâm lược hùng mạnh cuối cùng đến từ Trung Á là Tamerlan. Ông ta và các thuộc hạ lờ đi giới cấm của tôn giáo mình mới theo mà khuyến khích các họa sĩ vẽ tranh về người. Tuy vậy, những bức tranh này vẫn chỉ xuất hiện trong các cuốn sách không phải tôn giáo. Tranh minh họa Hồi giáo về cơ bản vẫn là tranh trang trí, kết hợp nhiều phong cách arabesque lại với nhau theo một kiểu cách cầu kỳ rắc rối.
Các tín đồ Hồi giáo rất coi trọng kiến thức trong các cuốn sách, đặc biệt là trong kinh Koran. Sách của họ hầu như bao giờ cũng có bìa da phủ ngoài và có gờ nhô ra để bảo vệ các trang sách bên trong. Bìa sách được làm bằng da thuộc ép hình rất đẹp, thường có thêm các họa tiết arabesque vẽ bằng các màu sắc rực rỡ hay mạ vàng.
55. Đồ kim loại và đồ gốm
Các thợ rèn Hồi giáo đã chế tác ra những đồ vật bằng đồng và đồng thau rất đẹp. Chúng bao gồm bình pha trà, hộp, khay và các loại vũ khí như dao găm và kiếm. Nhiều khi họ còn khảm những đồ vật này các họa tiết bằng bạc hay vàng. Họa tiết arabesque, tranh phong cảnh hay các hình vẽ người và thú, chữ Arập tất cả đều được dùng để trang trí. Các mẫu trang trí bắt đầu bằng những hình vẽ chi tiết, chúng sau đó được chuyển một cách tài nghệ vào các đồ vật và vật liệu. 
Vào thế kỷ thứ 9, các thợ gốm Hồi giáo đã sáng tạo ra nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc chế tác đồ gốm và đồ đất nung. Một trung tâm chính của nghề đồ gốm là thành phố Kashan ở Iran. Các thợ gốm Kashan đặc biệt tài ba trong việc chế tạo bình gốm tráng men ô, men phủ lấp lánh được lấp đầy những ô nhỏ tạo nên bởi những tấm kim loại mảnh gắn trên bề mặt của vật trang trí. Kỹ thuật tráng men ô cũng được sử dụng làm gạch lát hốc cầu nguyện trong thánh đường để tăng thêm độ lấp lánh của ngọn đèn trong hốc, nó cũng được dùng để lát tường và phủ các mái vòm và các ngọn tháp. 
56. Thảm
Những tấm thảm sang trọng được làm bằng cách tết các sợi len hay tơ từng nút một để tạo ra những họa tiết phức tạp. Thảm len loại tuyệt hảo có hơn một trăm nút thắt trên một diện tích khoảng 8 phân vuông, còn thảm bằng tơ thì có tới hơn tám trăm nút thắt.
Thảm được dùng cả ở trong thánh đường cũng như trong gia đình. Những người Hồi giáo thường quỳ trên các tấm thảm để cầu nguyện. Kiểu dáng cho các tấm thảm này thường theo hình dáng của cái hốc cầu nguyện. Những tấm thảm không dùng cho mục đích tôn giáo thường được trang trí bằng các đường kỷ hà học. Những họa tiết đặc trưng cho phong cách arabesque về hoa lá và cây cối trong các khu vườn mô phỏng. Thú vật và các cảnh săn bắn đôi khi được thêm vào bên cạnh các họa tiết hoa lá. Những con rồng và các sinh vật kỳ lạ khác cũng như những con vật có thật như sư tử và linh dương cũng thường có trong các mô típ trang trí này. 
Những tấm thảm Ba Tư nổi tiếng cũng thường chứa đựng những thông điệp ẩn dụ thiêng liêng: tâm điểm của tấm thảm là nơi bắt đầu của những đường trang trí, rồi chúng cứ mở dần mãi ra theo thời gian để trở thành vĩnh cửu.
57. Lối sống 
Dù trải ra trên nhiều nền văn hóa rất khác nhau, nhưng các xã hội Hồi giáo vẫn có nhiều đặc trưng chung trong lối sống. Điều đó là kết quả của luật Hồi giáo, mà như ta đã nói, nó chi phối mọi khía cạnh trong cuộc sống xã hội và cá nhân của các tín đồ.
"Óng ả" - siêu mẫu nội y châu Âu
58. Nếp sống cộng đồng 
Những mối quan hệ con người đa dạng, gần gũi và tình cảm cộng đồng là điều cực kỳ quan trọng ở một xã hội Hồi giáo. Nó bộc lộ rõ ràng trên đường phố và trong gia đình, ở trường học và nơi làm việc. Dù ở một làng vùng núi hay trong một thành phố lớn, thì ở đâu người ta cũng luôn dành nhiều thời gian để tiếp xúc với những người láng giềng và các tín đồ trong cùng một cộng đồng nhỏ, nhiều khi chỉ đơn giản để trao đổi một nụ cười và một lời chào hỏi. Trong các thôn làng, dân chúng sống rất gắn bó với nhau. Có rất nhiều các giao tiếp xã hội, vì các công việc hàng ngày hiếm khi được người ta hoàn thành một mình; và lúc nào người ta cũng có thời gian tán gẫu với những người tình cờ gặp gỡ. Bạn bè gặp nhau trên đường luôn chào đón nhau một cách rất nồng nhiệt, hai bên cùng tranh nhau nói. Họ hỏi thăm nhau về vợ con, công việc hay học hành, về sức khoẻ, và bao giờ cũng mời người kia đến nhà chơi để uống chén trà hay cà phê. 
Trong các thành phố, cuộc sống bận rộn và diễn ra với một nhịp độ nhanh hơn, rộng mở hơn và ít gần gũi hơn. Nhưng dân chúng vẫn tiếp cận với cuộc sống của mình theo một cách rất khác với hầu hết những thị dân phương Tây. Trong việc giao dịch làm ăn, luôn phải dành thời gian để trao đổi với nhau những lời hỏi thăm và những tin tức gia đình. Và những câu nói cửa miệng “Theo ý Allah” bộc lộ một thái độ sống mà trong đó thời gian và thời hạn là những thứ có tính chất co dãn linh hoạt. 
Ở thành phố cũng như nông thôn, những người đàn ông và đàn bà hay tụ họp với nhau (đàn ông riêng, đàn bà riêng) sau một ngày làm lụng để trao đổi các tin tức nóng hổi trong ngày hay nhiều khi chỉ là để tán chuyện. Từ đó mà xuất hiện rất nhiều kiểu quán xá khác nhau ở từng cộng đồng nhỏ để đáp ứng cho nhu cầu này, như các tiệm cà phê ở các nước Arập hay các quán trà ở các nước Trung và Nam Á. Hầu hết các trách nhiệm của một người đều được chia xẻ trong số họ hàng, bạn bè, và hàng xóm. Khi có một ai đó phải đi xa, hàng xóm có thể giúp gánh vác những công việc quan trọng của họ. Nếu có ai đó vắng mặt trong cuộc tụ họp, một người bạn hay hàng xóm sẽ ghé qua để đảm bảo không có chuyện gì bất thường xảy ra. Khi hai người cãi nhau trên phố, những người qua đường sẽ dừng bước để khuyên can.
Nếp sống cộng đồng của các tín đồ Hồi giáo, có thể nói, được quy định bởi giáo lý trong kinh Koran và Hadith. Các giáo lý Hồi giáo liên quan đến trách nhiệm xã hội, yêu cầu các tín đồ phải đối xử với nhau bằng lòng nhân từ và quan tâm đến người khác. Và không chỉ dừng lại ở một lời kêu gọi mang tính đạo đức chung chung, dù đó là đạo đức tôn giáo đi nữa, đạo Hồi còn diễn giải yêu cầu đó và xác định trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân trong một loạt các quan hệ cụ thể khác nhau. Trong số rất nhiều quan hệ đó, thì bổn phận đầu tiên của một người Hồi giáo là với gia đình trực tiếp của mình, rồi đến những người họ hàng gần gũi, láng giềng, bạn bè và người quen, bà góa và con côi, những người nghèo khó trong cộng đồng, các tín đồ Hồi giáo trong cùng cộng đồng địa phương, với cộng đồng tín đồ Hồi giáo nói chung. Chẳng hạn, Kinh Koran tuyên bố: “Kẻ nào ăn đẫy bụng trong khi người hàng xóm của họ đang đói khát thì kẻ đó không phải là một tín đồ; kẻ nào luôn quấy rầy sự yên ổn của người hàng xóm thì kẻ đó không phải là tín đồ”. Những chỉ thị cụ thể như vậy sẽ xuất hiện trong luật Hồi giáo Sharia’ah, và như thế chúng mang tính chất bắt buộc. 
Thánh đường chính là nơi thể hiện nổi bật nhất lối sống cộng đồng của người Hồi giáo. Cái sân trong của thánh đường không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là nơi tụ tập ưa thích của mọi người. Người ta đến đây vào những lúc rảnh rỗi, ngồi dưới các mái vòm hay bên các bể nước để trò chuyện hay trao đổi các vấn đề hàng ngày với nhau. Trẻ em thường đến học kinh Koran ở đây, và nếu cộng đồng không có trường học thì thánh đường sẽ trở thành trường học của chúng. Thánh đường còn được sử dụng cho nhiều chức năng công cộng khác ngoài cầu nguyện và giáo dục. Đó là nơi hội họp của cộng đồng. Các trường học và thư viện vốn đã và hiện vẫn được nối liền với chúng, và khoảng sân rộng của chúng trước đây thường được dùng làm nơi tập hợp quân đội và tổ chức các phiên tòa. Vậy là, các thánh đường truyền thống với những kiến trúc gắn liền với nó cùng lúc có chức năng giống như các tòa nhà công cộng. Trong khi ở các quốc gia hiện đại người ta cảm thấy những hoạt động kiểu như thế nên có địa điểm tách biệt ra sẽ tốt hơn, thì sự gắn liền truyền thống của chúng với các thánh đường khiến chúng ta nhớ đến mối liên hệ chặt chẽ của đạo Hồi với đời sống chính trị, giáo dục và xã hội của cộng đồng.
Thánh đường có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tôn giáo cũng như thế tục của cộng đồng tín đồ như thế, cho nên ngay cả những người nông dân Hồi giáo nhìn chung cũng muốn sống quy tụ trong những làng xóm có thánh đường. Đặc biệt, buổi cầu nguyện trưa ngày thứ Sáu luôn được người ta cho là phải cầu nguyện tại Thánh đường ngày thứ Sáu, một thánh đường lớn để có thể chứa được toàn bộ dân cư trong cộng đồng, trong khi những thánh đường nhỏ hơn thường được dùng cho những buổi cầu nguyện thường ngày. Ý tưởng về Thánh đường ngày thứ Sáu lại một lần nữa khẳng định rằng đạo Hồi có nghĩa là sống trong cộng đồng, và ý thức được rằng các thành phố hay thị trấn chính là sự thể hiện lý tưởng của cộng đồng Hồi giáo trên trần thế.
59. Thành phố Hồi giáo 
Các thành phố Hồi giáo điển hình thường là những trung tâm thương mại cổ xưa, dân cư sống chen chúc với nhau, nên mỗi lần mở rộng thì lại phát triển thêm những khu mới bên cạnh các khu cũ. Vì thế các thành phố hay thị trấn lớn thường chia thành ba khu vực rõ rệt - medina hay khu dân cư cổ, khu phố hiện đại và souk, hay những khu chợ ngoài trời. 
Medina là khu vực kiểu Arập, thường xây dựng từ thời trung cổ với các đường phố chật hẹp quanh co uốn khúc như mê cung và những vỉa hè với các cửa hiệu, các xưởng thủ công nhỏ và những ngôi nhà giản dị. Xập xệ nhất là những khu vực ổ chuột của người nghèo. Còn tốt nhất là những khu phố cổ có tường bao quanh luôn sôi động sức sống, dù thường thiếu những tiện ích công cộng cơ bản.
Ở medina, đường phố thường chen chúc người đi lại. Những chiếc xe kéo chất nặng hàng hóa chen lấn nhau giành đường với đám trẻ con cầm những khay bột nhão đến lò bánh mì, những tiếng nói the thé ầm ĩ của đám phụ nữ ăn mặc sặc sỡ, người thì che mạng người thì không. Xung quanh đầy những tiếng chuyện trò bàn tán, tiếng kêu xin của những người ăn mày, những người bán hàng hét to quảng cáo cho hàng hóa của họ, nhiều tiếng tằng hắng, tiếng khạc nhổ, rồi tiếng búa đang gõ trong các xưởng chế đồ kim loại. Có những khu vực riêng biệt dành cho những nghề thủ công và hàng hóa khác nhau, giầy thêu, đồ trang sức, bình trà và khay, đồ gỗ chạm trổ, thảm và thuốc. 
Medina cũng bao gồm các souk, tức khu phố chợ, nơi người ta bán thịt, hoa quả, rau và các thực phẩm khác cũng như đồ gia dụng, gia vị, hương liệu, mỹ phẩm, nước hoa, thuốc kích dục, bùa chú và lá bạc hà cho vào trà.
Các khu dân cư thường đóng vai trò là những cộng đồng nhỏ bên trong những cộng đồng lớn hơn. Một khu dân cư truyền thống có một thánh đường riêng của mình, những cửa hàng cửa hiệu, các quán cà phê nơi những người đàn ông trong cộng đồng thường tụ họp, và thường có một ông trưởng khu đại diện cho cộng đồng trong những giao dịch với thế giới bên ngoài. Trong một khu dân cư như thế, những mối liên hệ gia đình, phẩm hạnh cá nhân và danh dự được coi trọng hơn là sự giàu có.
Ngày nay những gia đình giàu có hơn trong các khu dân cư cổ thường dời đến sống ở những khu vực hiện đại trong thành phố. Nơi đây, lối sống của dân cư mang nhiều nét Tây phương. Các quán bar, nhà hàng thay thế cho quán trà hay quán cà phê, không có cảnh những người đàn ông tụ họp để uống trà và chuyện phiếm. Ở chỗ khu phố hiện đại, những người láng giềng được phân chia theo những tiêu chí của cải kinh tế hơn là theo tôn giáo hay dân tộc. Kết quả là các khu dân cư cũ mất đi những lớp người tinh hoa lãnh đạo của mình, và sự ngăn cách giữa những người có đầu óc truyền thống nệ cổ với tầng lớp trung lưu hiện đại hóa trở nên nổi bật. 
Hai chị em ăn trầu. Ảnh chụp những năm 1921 - 1935 ở Việt Nam.
60. Làng xã 
Các thôn làng Hồi giáo giống với những thị trấn nhỏ hơn là làng quê. Chúng thường nằm rải rác bao quanh các thành phố và các thị trấn lớn giống như các điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử vậy. 
Các ngôi nhà trong làng thường quy tụ lại một chỗ, nằm kề sát nhau chứ không phân tán trên những lô đất riêng biệt. Đa số các ngôi nhà đều có một mảnh sân nhỏ để nuôi gia cầm và làm kho chứa đồ. Mảnh sân này cũng là nơi nấu ăn, làm việc, nơi sinh hoạt gia đình và để trẻ con chơi đùa. Và toàn bộ ngôi nhà được quây lại bằng những bức tường vây kín bốn bề.
Các làng xóm Hồi giáo luôn có một chỗ ở dành riêng cho khách của làng đến chơi hay chỉ đơn giản ghé qua, làng nào có điều kiện còn cho xây cả những căn phòng trải thảm trong nhà để làm nơi cho khách giải trí nữa. 
Trong các làng xóm, thánh đường Hồi giáo thường sẽ kiêm luôn chức năng là trường học cho trẻ em, mặc dù ngày nay giáo dục thế tục đã thay thế cho giáo dục thánh đường, nhưng điều đó thường chỉ có nghĩa là các giáo viên sẽ giảng dạy ở trường học thay cho các giáo sĩ hay các vị seikh. Thánh đường cũng là nơi hội họp của dân làng để giải quyết những sự việc nảy sinh trong cộng đồng nhỏ của họ. Tuy vậy, nhiều làng thường tổ chức hội họp ngay dưới bóng cây ngoài trời.
Mặc dù trong hầu hết các nước Hồi giáo ngày nay đã có nhiều người dân nông thôn được học hành cao hơn, nhưng cuộc sống làng xã vẫn không thay đổi gì nhiều sau nhiều thế kỷ. Dân làng thường nghèo hơn dân thành phố, những tiện nghi hiện đại của thành phố hầu như không có trong các làng xóm.
61. Gia đình 
Gia đình và ngôi nhà trong xã hội Hồi giáo là một thế giới cực kỳ riêng tư. Các ngôi nhà ở thành phố đều có vẻ co thủ, hướng vào bên trong. Các bức tường quay ra đường phố hầu như không có cửa sổ, trừ một cánh cổng dẫn vào sân trong. Các căn phòng trong ngôi nhà phổ biến quay vào sân trong, còn những bức tường màu trắng ở bên ngoài che giấu đi các hàng hiên và những khu vườn bên trong được trang trí tùy theo thẩm mĩ và tình hình tài chính của từng nhà. Ngay cả những ngôi nhà hiện đại cũng vẫn giữ vẻ riêng tư và co thủ này. 
Trong một ngôi nhà người ta có thể đi từ phòng này sang phòng khác qua những lối đi có mái che, và đã có thời đó là không gian duy nhất mà những người phụ nữ được tự do đi lại. Trong nhiều ngôi làng, những ngôi nhà vẫn còn được xây dựng với một kiểu cách cô lập rất cao, phòng này quay mặt vào phòng khác, với các đường hành lang bên trong mà người ngoài chỉ có thể nhìn thấy được từ bên trên. 
Gia đình là trung tâm cuộc sống cá nhân của người Hồi giáo. Gia đình là tất cả những người thân thuộc cùng sống chung dưới một mái nhà. Đời sống gia đình Hồi giáo tuân theo chế độ gia trưởng chặt chẽ và dựa trên cơ sở của gia đình mở rộng (đại gia đình) – nghĩa là có ba hay thậm chí bốn thế hệ cùng sống chung với nhau. Những thành viên có thu nhập trong gia đình phải có bổn phận lo lắng cho những người già và trẻ em không tự xoay xở được. Các thành viên có ý thức rất mạnh mẽ về một gia đình ổn định.
Ở các vùng nông thôn, quy mô của các gia đình vẫn rất lớn vì hầu như toàn bộ các thành viên của gia đình mở rộng cùng sống chung với nhau. Trong một xã hội Hồi giáo thì hầu như không có ai sống một mình cả. Ông bà, các bà góa, những người đã ly dị tất cả đều được gia đình cưu mang. Vì thế một gia đình có trên mười người là chuyện bình thường. Tuy vậy, ở những vùng đô thị, nơi chịu ảnh hưởng nhiều hơn của văn hóa phương Tây, quy mô của gia đình đang ngày càng giảm đi, đơn vị gia đình thường là các gia đình hạt nhân - tức chỉ gồm vợ chồng và con cái.
Gia đình trong xã hội Hồi giáo là một tổ chức rất chặt chẽ. Mọi thành viên đều có một ý thức trách nhiệm rất mạnh mẽ với gia đình mình, gồm cả gia đình hạt nhân cũng như gia đình mở rộng (đại gia đình). Có một trật tự nghiêm ngặt điều chỉnh cuộc sống gia đình. Mỗi thành viên gia đình có một vai trò riêng và một trách nhiệm riêng đựa theo tuổi tác và giới tính của mình. Thứ bậc theo tuổi tác là đặc điểm cơ bản trong gia đình. Người lớn tuổi hơn luôn phải được kính trọng. Ngay từ lúc còn bé, trẻ con đã được dạy phải tuyệt đối vâng lời cha chú, và ngay cả khi chúng đã trưởng thành và có gia đình con cái riêng thì cũng vậy. Sau khi người cha chết, người anh cả, vì là người đàn ông lớn tuổi nhất, trở thành người có quyền lớn nhất trong gia đình và được hưởng phần thừa kế nhiều hơn.
Có một luật lệ bất thành văn là những người già cả trong gia đình phải được chăm sóc sau khi họ không còn làm việc được nữa, và do đó các cha mẹ khi về già sẽ sống với con cái. Trong gia đình mở rộng, sự tôn kính là tùy theo tuổi tác, người già cả phải được kính trọng nhất. Một người ông nội già cả sẽ tiếp tục cư xử như người có quyền hành tối cao trong mọi vấn đề của gia đình ngay cả khi những quyết định hàng ngày thuộc về các thế hệ trẻ hơn. Khi người già bước vào phòng thì những người trẻ hơn phải đứng dậy chào hỏi. Y kiến của người già phải được coi trọng. Họ thường là những người hòa giải các xung đột trong gia đình.
Kính trọng và chăm lo cho người già là một phần quan trọng của việc thể hiện đức tin của một người Hồi giáo. Kinh Koran nói: “Đấng Cứu nạn của ngươi tuyên bố rằng ngươi thờ phụng không ai khác ngoài Ngài, và rằng ngươi phải tử tế với cha mẹ. Dù có ai trong cha mẹ ngươi sống được đến già cùng ngươi hay không thì ngươi cũng đừng nói điều gì xúc phạm hay làm họ tức giận, mà hãy nói với họ bằng những lời tôn kính. Và vì lòng nhân từ, hãy cúi mình trước họ mà nói: Allah trên trời! Hãy ban cho họ sự Nhân từ của người, như họ đã chăm sóc âu yếm với con khi con còn bé”.
Trong gia đình Hồi giáo, đàn ông giữ địa vị thống trị. Gia trưởng là người cha nuôi sống gia đình. Ông ta là người có tiếng nói tối hậu trong mọi vấn đề. Người mẹ nuôi nấng con cái và chăm sóc các công việc nhà, nấu nướng giặt giũ. Đàn ông nhìn chung lãnh những trách nhiệm phải tiếp xúc với người ngoài, như đi chợ mua thực phẩm và vật dụng cho gia đình. 
Các ông chồng không chia sẻ với vợ những công việc hàng ngày bên trong gia đình. Mỗi ngày, anh ta đi làm và trở về vào buổi tối khi cơm nước đã sẵn sàng. Mọi người trong gia đình chấp nhận như vậy và hàng xóm cũng coi đó là chuyện bình thường. Lúc rảnh rỗi, anh ta thường ra ngoài đàn đúm với đám đàn ông. Vợ anh ta được coi như con dâu của cả gia đình, và công việc nội trợ của cô không chỉ là với chồng con mà là với cả gia đình chồng nói chung. Tuy vậy, tại các thành phố hiện đại ngày nay, lối sống gia đình truyền thống như thế đang thay đổi. Người đàn ông bắt đầu chia xẻ công việc gia đình với phụ nữ, nhưng thường chỉ là trong việc chăm sóc dạy dỗ con cái.
Ở các xã hội Hồi giáo, thông thường người ta có tên nhưng không có họ, và để xác định một người, thì tên người đó phải có phần tham chiếu tên của người cha. Mặc dù vậy nhưng mọi người ai cũng biết rõ tổ tiên ông bà của mình. Tất cả những người cùng chung một huyết thống đều cùng hưởng niềm vinh dự hay cùng chịu nỗi ô nhục do một cá nhân trong dòng tộc gây ra.
Quan hệ họ hàng cũng có sự phân biệt rõ ràng. Các anh em trai bên nội có danh xưng riêng và bên ngoại có danh xưng riêng. Như thế mỗi một quan hệ họ hàng đều được được định danh và được nhận biết rõ ràng.
Vì hôn nhân ở các xã hội Hồi giáo thường mang ý nghĩa liên kết giữa hai gia tộc nên các gia đình Hồi giáo đều có những quy định có tính chất nghi thức trong quan hệ với bố mẹ vợ hay bố mẹ chồng. Khiếm nhã với bố mẹ vợ hay chồng là điều không thể tha thứ - vì thế cái đề tài được ưa thích về bà mẹ vợ trong những câu chuyện cười của các xã hội khác ở đây sẽ bị coi là rất vô vị và thậm chí là bất lịch sự.
"Chim chả" - người đẹp Trung Quốc
62. Địa vị của phụ nữ 
Theo truyền thống, nền văn hóa Hồi giáo dành địa vị ưu tiên cho đàn ông, người phụ nữ chỉ giữ vị trí phụ thuộc. Cô ta phải vâng lời chồng, lời cha, và hầu hết mọi chuyện mà cô ta làm đều phải được họ cho phép. Điều đó trong một chừng mực lớn có liên quan đến giáo lý Hồi giáo, vì kinh Koran công nhận địa vị vượt trội của người đàn ông và chấp nhận chế độ đa thê. Từ nhiều đời nay, phụ nữ đã được nuôi dạy để phục tùng sự thống trị của đàn ông, không chỉ với người cha hay chồng họ, mà cả anh em trai và anh em rể. Vì thế không có gì khó hiểu khi người phụ nữ Hồi giáo thường bị thế giới không Hồi giáo nhìn nhận như những cá nhân bị đè nén áp bức, chẳng khác gì tài sản của thế giới đàn ông.
63. Trong gia đình
Phụ nữ không được coi như những người có thể kiếm sống độc lập. Điều này giải thích truyền thống coi trọng con trai hơn con gái. Sinh một đứa con trai có nghĩa là sẽ có một nguồn thu nhập về sau và có người giúp đỡ cho lúc về già. Còn sinh một bé gái thì rốt cuộc rồi nó cũng sẽ đi về nhà chồng. 
Có một sự phân công lao động nghiêm ngặt theo giới tính: đàn ông là những người mang lại thu nhập cho gia đình, còn đàn bà làm công việc nội trợ trong nhà. Những bổn phận của một người phụ nữ là chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, chăm sóc súc vật, chăm sóc vườn rau, lấy nước, dọn dẹp và sửa sang nhà cửa, và chế biến, cất trữ nông sản dùng trong nhà. Chỉ có rất ít phụ nữ đi làm trong các nhà máy hay văn phòng, và tiền công của họ thường thấp hơn đàn ông chừng 20-30 phần trăm.
Danh dự của gia đình - được đánh giá rất cao trong xã hội Hồi giáo - phụ thuộc rất nhiều vào những hành vi cư xử của những người phụ nữ, đặc biệt là các chị em gái và con gái, vì vậy đàn ông canh chừng những người phụ nữ của họ rất cẩn thận. Người phụ nữ bắt buộc phải tỏ ra đoan trang, thùy mị và thận trọng. Mọi biểu hiện thiếu đứng đắn, dù nhỏ nhất, đều không thể tha thứ, nhất là khi bị nhiều người khác biết, vì nó có thể phá hoại không thể cứu vãn danh dự của gia đình. Vì thế nếu một phụ nữ trong gia đình bị phát hiện phạm tội, thì những người đàn ông sẽ nổi xung lên và trừng phạt người phụ nữ kia ngay lập tức.
Những phụ nữ nào còn độc thân khi đã ngoài hai mươi sẽ ít có cơ hội lấy được chồng trừ phi phải lấy những người đàn ông đã ly dị hay góa vợ. Những phụ nữ như vậy bị coi là kém cỏi, họ phải sống ở nhà chăm sóc cho cha mẹ già. Mặc dù không bị luật pháp cấm sống độc thân, nhưng người phụ nữ không thể làm được điều đó vì sức ép của xã hội và gia đình. Cô gái nào không lấy chồng sẽ bị coi là một gánh nặng đối với kinh tế gia đình. Vì thế cho nên người phụ nữ rất dễ cảm thấy đau buồn tủi hổ về việc không lấy được chồng.
Người phụ nữ sẽ có được một địa vị vững chắc trong gia đình nhà chồng khi cô ta sinh ra được những đứa con trai, vì thế nên các bà vợ yêu và thích con trai hơn, thường chăm sóc chúng lâu hơn so với con gái. Quan hệ giữa mẹ và con trai cũng ấm áp và thân tình hơn trong khi với cha chúng thì khá xa cách.
Tài sản trong gia đình thường được chia cho các con trai, nhưng con gái cũng nhận được một phần làm của hồi môn. Các góa phụ cũng có phần, họ thường được chia 1/8 tài sản của chồng, được gia đình bên chồng lo cho một phòng để ở và được bao bọc. Bà ta cũng được giữ lại nữ trang của mình và có thể đem cho con gái hay con dâu tùy ý.
64. Ngoài xã hội 
Các nước Hồi giáo đều là những nước trong đó đàn ông giữ địa vị thống trị. Ngay từ bé, con trai và con gái đã được đối xử khác nhau. Ở trường học, con gái và con trai học riêng, và cho dù ở những lớp chung cho cả trai và gái thì chúng vẫn phải ngồi riêng ra.
Phụ nữ là đối tượng của những câu thúc ép buộc của xã hội, họ có một hình ảnh thấp trong công chúng và vị trí của họ được coi dứt khoát là ở gia đình, ở trong nhà và phải phụ thuộc vào người đàn ông. Ở một số nước, khi một phụ nữ muốn làm chứng minh thư thì luật pháp yêu cầu cô ta phải được sự cho phép của cha hay chồng, tức là chỉ người đàn ông mới có thể trao quyền công dân cho vợ và con mình. 
Giáo lý đạo Hồi có quan điểm rõ ràng về vai trò của phụ nữ thể hiện trong những luật lệ liên quan đến hôn nhân và gia đình. Và trong hầu hết trường hợp, phụ nữ luôn bị phân biệt đối xử. Ví dụ, luật Sunni về thừa kế cho con trai phần thừa kế gấp đôi con gái. Cũng như vậy trong trường hợp ly dị, một người đàn ông Hồi giáo có thể ly dị vợ rất dễ dàng, anh ta chỉ cần nói ba lần câu “Tôi bỏ bà” trước mặt một người làm chứng là xong, còn người phụ nữ chỉ có thể ly dị nếu chồng cô ta đồng ý. Trước tòa án, phụ nữ cũng được quyền bào chữa, nhưng theo luật Hồi giáo, nhưng lời bào chữa của một người đàn ông có giá trị bằng hai người phụ nữ, như thế muốn chống lại một nhân chứng là đàn ông thì phải có ít nhất hai nhân chứng là phụ nữ. Một người đàn ông giết vợ, chị em gái hay thậm chí cả mẹ mình có thể không bị kết tội nếu anh ta chứng minh được rằng người phụ nữ đó phạm tội ngoại tình.
65. Cơ hội giáo dục, việc làm 
Địa vị thấp kém của phụ nữ còn thể hiện trong thụ hưởng giáo dục. Ở các vùng nông thôn của đa số các nước Hồi giáo thường chỉ có 10% số trẻ em nữ được đến trường. Ngay tại các thành phố và thị trấn thì tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam cũng rất thấp. Học hành không được coi là điều cần thiết cho con gái, bởi vì mục tiêu quan trọng nhất của người phụ nữ là lấy được chồng, nếu “học nhiều quá” sẽ chỉ gây rắc rối cho cô gái vì sẽ khiến cho cô ta sinh ra nhiều tham vọng mà không thể thỏa mãn được, cũng như làm cho cô ta thành một người phối ngẫu kém hấp dẫn. Học hành “không cần thiết” với phụ nữ còn là vì những việc làm cần trình độ giáo dục thường chỉ dành cho đàn ông. 
Mặc dù ở nhiều nước, luật pháp hiện đại tuyên bố nam nữ bình đẳng, phụ nữ đã được đi bầu, được quyền làm ăn kinh doanh, nhưng những sức ép truyền thống đã ngăn cản hầu hết phụ nữ để họ có thể tranh thủ được lợi ích từ địa vị luật pháp này. Phụ nữ vẫn hiếm khi được đi ra ngoài nơi công cộng một mình, nhất là ở các vùng nông thôn. Tuy vậy, ở các thành phố lớn, con số phụ nữ đi làm ngoài gia đình và có thu nhập đang tăng dần lên, dù tiền lương của họ thấp hơn của đàn ông nhiều. Phụ nữ ở các nước Hồi giáo hiện nay làm việc nhiều trong các ngành y tế và giáo dục. Số phụ nữ tham gia công việc chính quyền vẫn còn rất ít.
66. Giải phóng phụ nữ 
Cuộc đấu tranh khó khăn nhất cho quyền của phụ nữ ở các nước Hồi giáo hiện nay là vẫn còn là đấu tranh với những luật lệ trong gia đình. Trong nhiều nước các chính phủ đã cố gắng để đem lại địa vị bình đẳng cho phụ nữ, nhưng những người Hồi giáo cực đoan thường coi những thay đổi như thế là Tây phương hóa lối sống gia đình. Chẳng hạn, phụ nữ đã được quyền nuôi con và quyền hưởng của hồi môn, nhưng luật tục vẫn đảm bảo cho người đàn ông quyền ưu tiên đối với vấn đề li dị và việc có cho phụ nữ ra ngoài đi làm hay không.
Những cố gắng nhằm giải phóng phụ nữ thường trở thành đối tượng công kích của các thế lực bảo thủ trong xã hội. Việc khuyến khích giáo dục không phân biệt nam nữ, bỏ mạng che mặt và cổ súy việc ăn mặc theo kiểu Tây phương nhằm cải thiện địa vị của phụ nữ khiến các phần tử tôn giáo và bảo thủ của xã hội tức giận là một nguyên nhân gây nên các cuộc nổi loạn rộng lớn ở nhiều nước. 
Tuy nhiên, địa vị của phụ nữ ở các xã hội Hồi giáo cũng rất phức tạp tùy theo từng nước. Pakistan, chẳng hạn, là một quốc gia Hồi giáo mà phụ nữ bị buộc phải che mạng khi ra ngoài đường. Nhưng năm 1988 lại có một phụ nữ, bà Benazir Bhutto, được bầu làm thủ tướng, một chức vụ quyền thế nhất trong nước. Và hãng Hàng không Quốc tế Pakistan cũng sử dụng nhiều nữ phi công hơn bất cứ hãng hàng không nào khác trên thế giới. 
Món sabich, bánh mỳ kẹp cà nướng, trứng luộc, dưa góp và củ cải là đặc sản của Tel Aviv.
67. Phong tục che mạng 
Địa vị thấp kém của người phụ nữ trong các xã hội Hồi giáo thể hiện dưới hình thức cực đoan nhất trong tập tục che mạng. Người phụ nữ đeo mạng che mặt sống trong sự phân biệt đối xử, hầu như bị tách biệt hoàn toàn với thế giới của đàn ông. Cô phải ăn mặc sao cho không ai được thấy mặt cô, chỉ trừ những người thân trong gia đình. Cô không bao giờ được hiện diện cùng với những người đàn ông trừ khi với một nhóm có người chồng và những người anh em trong nhà của cô. Cô không bao giờ được ra khỏi nhà mà không có người đi kèm, và luôn phải chiếc áo dài lụng thụng che kín từ đầu đến chân.
Che mạng biểu hiện cho một lối sống hơn là một trang phục. Những khác biệt trong kiểu cách, nhất là về diện tích phần mặt hở ra, là tùy thuộc vào đẳng cấp xã hội và vào thái độ của xã hội đối với người phụ nữ cũng như thái độ của người phụ nữ về bản thân mình hơn là vào bất kỳ thứ gì khác. Một số phụ nữ cấp tiến có thể cắt tóc ngắn và không mặc áo thụng hay đeo mạng che mặt. Nhưng ngay cả họ cũng thường quàng một chiếc khăn qua đầu, có lẽ họ coi việc phụ nữ mà không che thứ gì trên đầu là chuyện hết sức chướng tai gai mắt. Benazir Bhutto chẳng hạn, là một phụ nữ cấp tiến, nhưng bà ta không bao giờ xuất hiện trước công chúng mà trên đầu lại không choàng một chiếc khăn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Hồi giáo thế tục hóa khác, luật pháp có thể cấm phụ nữ che mạng. Tuy vậy tập quán vẫn còn sức mạnh, phụ nữ hầu như không ai không trùm một chiếc khăn đội đầu. Ở thành phố, những người phụ nữ che mạng thường xuất thân từ các gia đình trung lưu, vì trong những gia đình như thế, việc người phụ nữ không đi làm được coi là một sự quảng cáo tốt đẹp cho địa vị xã hội của gia đình họ.
Ở nông thôn, phụ nữ được ăn mặc tự do hơn các chị em của họ ở thành phố. Vì phải làm việc ngoài đồng sát cánh với nam giới trong gia đình nên họ được giải phóng khỏi những bộ quần áo lùng thùng vướng víu, nhưng họ vẫn phải giữ khoảng cách với những nam giới khác. Như vậy, ở các vùng nông thôn hẻo lánh, việc che mạng ít quan trọng hơn, nhưng người lạ hiếm khi nhìn thấy mặt những người phụ nữ trong làng.
Hiện nay, ở các nước Hồi giáo, khoảng phân nửa phụ nữ ở các thành phố lớn không che mạng khi đi ra ngoài nhà, và xu hướng này đang ngày càng tăng. Nhưng họ thường hay bị những người Hồi giáo nệ cổ chỉ trích, ở một số nước họ thậm chí còn bị tấn công. 
68. Hôn nhân
Trong các xã hội Hồi giáo, hôn nhân thường mang ý nghĩa là một sự liên kết giữa hai gia đình nhiều hơn là một sự ràng buộc về tình cảm và xã hội giữa hai cá nhân trai gái. Đa số các cuộc kết hôn là do gia đình hai bên xếp đặt, các chàng trai và cô gái đến tuổi vâng lệnh kết hôn theo lựa chọn của cha mẹ họ. Nhiều cuộc hôn nhân được xếp đặt từ lúc hai người còn là những đứa trẻ. Ở nhiều nơi, hôn nhân thậm chí còn được thu xếp thậm chí từ trước khi các đương sự được sinh ra. Ở các nước Arập, hôn nhân giữa những anh em họ, đặc biệt là về bên cha, rất được ủng hộ vì được xem như củng cố cho mối ràng buộc gia đình đã chặt chẽ lại càng chặt chẽ thêm.
Vì luật Hồi giáo cấm những người đàn ông và phụ nữ không cùng một gia đình động chạm đến nhau, vì thế nên các chàng trai hầu như không có cơ hội nào để nhìn thấy các cô gái trong một gia đình nào đó. Chính vì thế cả cô dâu và chú rể gần như không biết nhau trước khi có các cuộc thương lượng hôn nhân giữa hai gia đình, và hai bên trai gái cũng không hề nhìn thấy nhau mãi cho đến ngày tổ chức đám cưới. Có những quy tắc đạo đức nghiêm ngặt về trinh tiết với những thanh niên trai gái chưa lập gia đình.
Ngày nay, nam nữ có nhiều điều kiện hơn để lựa chọn bạn tình để kết hôn, nhưng vẫn phải được cha mẹ hai bên chấp thuận. Những người Hồi giáo có giáo dục hơn ngày càng có khuynh hướng muốn tự lựa chọn bạn đời cho mình. Hiện nay, dù hôn nhân do gia đình xếp đặt vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia Hồi giáo, nhưng các cặp trai gái được quyền bày tỏ sự đồng ý hay không với sự xếp đặt của cha mẹ trước khi cử hành lễ đính hôn chính thức, và nếu có sự phản đối nào thì nhiều bậc cha mẹ hiện nay sẽ tôn trọng ý muốn của con cái. Tuy vậy, những người trẻ tuổi vẫn được dạy dỗ để quan niệm về tình yêu như một thứ gì đó có thể nẩy nở và phát triển trong hôn nhân, chứ không phải là một điều kiện tiên quyết cho nó. 
Tuổi kết hôn cho nam giới thường từ mười tám đến hai mươi, còn nữ thì từ mười sáu đến mười tám. Khi cha mẹ cho rằng con cái đã sẵn sàng để kết hôn, họ sẽ tìm một người họ hàng để đóng vai người làm mối. Nhưng ngày nay, người trung gian này không còn cần thiết như trước nữa, mà thường hai gia đình sẽ trực tiếp thương lượng với nhau. 
Cô con gái giống như một thứ tài sản để bán với giá cao. Ông bà mối sẽ thương lượng về tài chính, một công việc có thể phải kéo dài mất nhiều tháng trời mới xong. Nhà trai nộp cho nhà gái tài vật “thách cưới” là để đền bù cho việc nhà gái mất đi một thành viên đáng giá. Trong những cuộc hôn nhân đồng tộc, giá thách cưới (thường là giá cắt cổ) được bỏ đi vì cô con gái không đi mất khỏi gia tộc.
Của hồi môn cũng là một phần không thể thiếu trong đám cưới. Theo truyền thống, địa vị xã hội của gia đình càng cao thì của hồi môn càng có giá trị và càng long trọng hơn, nhưng với hầu hết các bậc cha mẹ thì món hồi môn này chính là lần chi tiêu tốn kém nhất trong cuộc đời họ. 
Bởi vì hôn nhân rất có ý nghĩa với gia tộc hai bên chứ không chỉ với hai đương sự, nên đám cưới thường là một nghi thức đầy không khí lễ hội, có âm nhạc, nhảy múa, tiệc tùng và thường kéo dài nhiều ngày trời. Nhưng ngày nay, nhất là ở các thành phố lớn với nếp sống hiện đại thì nhiều người chọn cách tổ chức những đám cưới giản dị hơn là những buổi tiệc tùng cầu kỳ kéo dài cả tuần lễ với những nghi thức nghiêm ngặt. Nghi thức có mặt người thứ ba trong lúc động phòng để chứng nhận trinh tiết của cô dâu và chứng thực cho cuộc hôn nhân cũng hầu như không còn được thực hiện nữa. 
Khi đi lấy chồng, cô dâu sẽ về sống trong gia đình nhà chồng, nơi cô có thể là một người lạ đối với tất cả người bên nhà chồng, với láng giềng và làng xóm của họ. Ở đó cô sẽ sống dưới sự giám sát của bà mẹ chồng, mối quan hệ căng thẳng giữa hai nhân vật này thường là tâm điểm của những khó khăn rắc rối trong cuộc sống hôn nhân.
Cô phải giữ đạo dâu con. Ở những nơi lối sống đại gia đình còn phổ biến, nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà, thì cô không chỉ chăm sóc phục vụ chồng mà còn phải chăm sóc phục vụ tất cả những thành viên bên gia đình nhà chồng nữa. Và cô phải giữ đạo làm vợ, phải giữ gìn trinh tiết. Nếu phạm tội ngoại tình, cô sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể bị đuổi ra khỏi gia đình nhà chồng mà không được mang theo một tài sản gì. Ở những nước Hồi giáo chính thống, ngoại tình thậm chí có thể bị xử tội chết theo luật Hồi giáo.
Luật Hồi giáo cho phép chế độ đa thê. Theo tục lệ Hồi giáo, một người đàn ông có thể lấy đến bốn vợ với điều kiện phải cư xử với các bà vợ bình đẳng như nhau. Anh ta có thể cố lấy nhiều vợ để chứng tỏ rằng anh ta là một người Hồi giáo chân chính. Tuy vậy, tình hình đã thay đổi khi càng nhiều phụ nữ Hồi giáo ngày nay, nhất là ở các thành phố, ít chấp nhận chế độ đa thê như trước. 
Một nhân tố không khuyến khích chế độ đa thê trong các xã hội Hồi giáo ngày nay là vấn đề tài chính. Đám cưới là một nghi lễ rất tốn kém, và thậm chí còn tốn kém hơn nữa vì những quà tặng theo tập quán cho gia đình cô dâu. Chi phí cưới xin tăng lên đi cùng với sự suy thoái kinh tế và công ăn việc làm giảm sút, vì thế những người trẻ tuổi sẽ cưới vợ lấy chồng muộn hơn trước.
Luật Hồi giáo cũng cho phép việc ly hôn, nhưng giữa đàn ông và đàn bà có sự phân biệt. Người chồng muốn ly hôn thì chỉ cần nói với vợ trước mặt một người làm chứng câu “Tôi ly dị bà” ba lần là có thể bỏ vợ. Người vợ thì khác, bà ta phải ra trước một tòa án Hồi giáo để trình bày những lý do để ly dị. Chuyện này dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng ly hôn không phải là việc thường hay xảy ra. Ly hôn thường bị cộng đồng coi như một vết nhơ với những người liên quan. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn, cũng theo luật Hồi giáo, và những khó khăn trong việc kiếm một người vợ mới, một nhân vật không thể thiếu để coi sóc nhà cửa, đã khiến cho đa số đàn ông không thích thú gì với chuyện ly hôn. 
"Hồn nhiên" - Hot girl Nhật Bản
69. Trẻ em
Với người Hồi giáo, con cái là quà tặng của Thượng đế và rất được người ta trông đợi sau đám cưới. Vì bệnh viện còn ít, nên hầu hết phụ nữ sinh nở tại nhà, có một bà mụ hay một phụ nữ trong nhà phụ giúp.
Đứa trẻ ra đời là cả một sự vui mừng lớn lao của các gia đình Hồi giáo, đặc biệt nếu nó là con trai. Lễ ăn mừng có thể kéo dài nhiều ngày liền; người ta chơi nhạc, đánh trống và phân phát đồ ăn cho người nghèo.
Vào ngày thứ ba đứa trẻ được đặt tên, tên thường là do người chú hay bác bên cha chọn đặt. Với những gia đình thành thị thì thường chính cha mẹ chọn tên cho con. Vị mullah (giáo sĩ) thoạt đầu ghé vào tai đứa trẻ thì thầm “Allahu Akbar” (Thượng đế vĩ đại), rồi thì thầm cho nó nghe tên mình. Ông ta cũng nói cho đứa bé biết về cha ông của nó và kêu gọi nó lớn lên sẽ trở thành một người Hồi giáo thánh thiện, biết giữ gìn danh dự của gia đình. Với người dân du mục, mà cuộc sống có nhiều điều bất trắc hơn, thì ông chú hay bác đặt tên cho đứa trẻ sẽ đảm nhiệm một vai trò giống như “cha đỡ đầu”. Người này sẽ chịu trách nhiệm về đứa trẻ nếu cha nó chẳng may chết sớm. Tất cả trẻ con được nuôi dạy trong khu phụ nữ. Bà mẹ cho con bú sữa đến khi sinh đứa tiếp theo hoặc đến khi đứa bé đã đủ lớn.
Một gia đình đông đúc được trông mong ở các vùng nông thôn vì sẽ có nhiều lao động hơn. Trẻ em giúp cha mẹ chăm sóc các em nhỏ và giúp công việc đồng áng. Các bậc cha mẹ rất hãnh diện vì con cái họ và họ nuôi nấng dạy dỗ chúng trong một bầu không khí yêu thương. Con gái được dạy phải kiên nhẫn, dễ thương, khiêm tốn, và được việc. Con trai được dạy để bảo vệ những người phụ nữ trong nhà và nêu cao danh dự gia đình. Trẻ em cũng thu lượm được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống nông thôn hay thành thị từ cha mẹ, ông bà, và những anh chị khác của chúng. Ở các thành phố, bọn con trai có thể học cách giải quyết công việc làm ăn của gia đình hay lái xe mô tô trong khi các chị em gái của chúng học cách sử dụng các dụng cụ nấu nướng hiện đại. Ở nông thôn, bọn con trai học cách sử dụng hay sửa chữa cái máy bơm chạy xăng, con gái học làm bếp và chăm sóc em út.
Sinh được con trai có một ý nghĩa quan trọng lớn lao vì con trai sẽ là người nối dõi gia tộc. Nó sẽ được uốn nắn, dạy dỗ ngay từ khi còn bé và người ta trông mong nó sẽ giữ được tiếng thơm và danh dự cho gia đình. Các bé gái tuy không bị xử tệ, nhưng chúng chỉ là nhân vật phụ, phải xếp sau con trai. Các bé trai không phải làm nhiều việc lặt vặt như các chị em gái. Và nếu chúng có làm điều gì xấu thì cũng sẽ được khoan thứ, trong khi hành vi xấu của chị em gái sẽ bị quở mắng. Con trai thường được dạy theo một kiểu người nào đó ngay từ bé để giúp hình thành nhân cách và hành vi khi chúng lớn lên.
Lên 5 hay 6 tuổi, cậu con trai thường được đưa đến thánh đường để học kinh Coran. Cậu phải nắm vững cách viết chữ Ảrập, sau đó học từng từ, từng câu rồi cả chương kinh. Con gái cũng phải học kinh Koran, nhưng cô bé phải che mặt bằng một tấm mạng mỏng trong khi cầm hoặc đọc kinh.
Một buổi tiệc được tổ chức khi cậu bé học xong sách Kinh. Trong bộ đồ mới, cậu đọc một đoạn Kinh đã học trong sự hãnh diện của vị giáo sĩ và cha mẹ. Một buổi lễ được tổ chức để đánh dấu sự trưởng thành của cậu con trai, thường trong khoảng 13 đến 15 tuổi. Sau buổi lễ này, cậu bắt đầu được đối xử như một người đàn ông, cậu được phép đội khăn hay đội mũ và người nhà để cậu được quyền tự lo cho mình. Nếu ở nông thôn thì cậu phải bắt đầu phụ việc cho cha trên cánh đồng. Cậu con trai ở các bộ tộc du mục phải học cưỡi ngựa, bắn súng và học canh chừng đàn gia súc. 
70. Cắt bì
Không kể ngày cưới vợ, thì cắt bì (tức là cắt bao qui đầu) là sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của một người đàn ông Hồi giáo. Nhưng vì việc cắt bì thường xảy ra khi cậu bé trai mới khoảng từ hai đến năm tuổi, nên cậu chẳng thể hiểu được ý nghĩa quan trọng của sự kiện này. Chỉ những gia đình nghèo và những người nệ cổ mới cắt bì ở độ tuổi lớn hơn. Hầu hết các gia đình ở thành phố sẽ thu xếp để đứa bé sơ sinh được cắt bì trước khi rời bệnh viện về nhà. Ở nông thôn thì lúc nào cũng có một người có kinh nghiệm, thường là ông thợ hớt tóc địa phương, làm công việc này mà không gây tê, hoặc chỉ gây tê bằng nước đá.
Cắt bì là giáo luật với tất cả các nam tín đồ Hồi giáo, và sự kiện này được ăn mừng như một ngày lễ. Những gia đình thành thị có học thường tổ chức một bữa tiệc tại nhà đãi họ hàng và bạn hữu. Còn ở nông thôn, gia đình cũng như bạn bè, hàng xóm sẽ tham dự bữa ăn mừng được tổ chức sau lễ cắt bì. Cậu bé diện quần áo đẹp và được các khách khứa tặng cho ít tiền làm quà. 
Con gái cũng phải cắt âm vật, nhưng việc này ngày nay không còn phổ biến nữa trừ một số vùng ở Bắc Phi. Thường thì một vết rạch nhẹ được bà mẹ hoặc cô mụ thực hiện như một cách để thực hiện yêu cầu của luật Hồi giáo.
-Mặc kệ... cuộc chiến đang khốc liệt... mình cứ "giấc" cái đã...!!!
71. Tang lễ
Người Hồi giáo tin vào ngày Tận thế, tới ngày đó họ sẽ sống dậy để nghe phán quyết của Thượng đế. Chính vì thế mà họ chôn người chết chứ không hỏa táng hay ướp xác. Luật Hồi giáo quy định người chết phải được chôn trong ngày, càng sớm càng tốt nhưng không bao giờ được chôn vào ban đêm. 
Khi một người Hồi giáo đang sống những giờ khắc cuối cùng của đời mình, gia đình và bạn bè sẽ tụ tập xung quanh người ấy, họ đọc những đoạn trong kinh Koran và khóc lóc than van. Khi đọc kinh hay khóc lóc người ta thường kêu gào thật to và thật thống thiết, mặc dù đạo Hồi cổ vũ người ta can đảm chấp nhận cái chết như một quy luật của trời đất. Người nào, nhất là phụ nữ, mà không khóc lóc khi có người trong gia đình chết sẽ bị chỉ trích gay gắt vì như thế là “không yêu thương người đã khuất”
Người ta lập tức thông báo cho các vị lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng biết khi có ai đó qua đời. Người chết được tắm rửa và khâm liệm Nếu người chết là đàn ông, thì các họ hàng phái nam tắm rửa cho người chết trong khi một vị mullah đọc kinh. Các nữ thân nhân cũng làm như vậy nếu người chết là phụ nữ. Lễ nghi tắm rửa cho người chết thường được thực hiện trước giờ đọc kinh hàng ngày. Người chết không mặc quần áo mà chỉ quấn trong một tấm vải, mặt để hở và đậy lại bằng một tấm vải mỏng để người thân có thể nhấc ra nhìn mặt người quá cố lần cuối. Các ngón chân người chết được buộc lại với nhau. 
Trước khi cử hành tang lễ, người chết được đặt tại nhà có gia đình và bạn bè đứng canh. Các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân thuộc cố gắng có mặt ngay khi được tin. Nhưng, đạo Hồi yêu cầu phải chôn cất người chết thật sớm nên một số người không kịp về dự lễ tang. Nhiều nơi người ta cử hành tang lễ vào ngày sau hôm chôn cất, để những người ở xa có thể kịp đến chia buồn.
Người chết được đưa đến thánh đường để làm lễ cầu nguyện. Ở thành thị thì người chết thường được để tại nhà trong khi nghi lễ cầu nguyện được tổ chức ở thánh đường. Cũng đôi khi nghi lễ này được tiến hành ngay tại huyệt mộ.
Huyệt mộ phải do những người thân thuộc đào. Huyệt mộ phải sâu ít nhất 0,6 mét để người chết có thể ngồi dậy được vào Ngày Phán xét. Chân người chết phải hướng về phía Mecca để khi ngồi dậy mặt họ sẽ quay ngay về hướng đó. Ở nhiều nơi, người chết được chôn nằm nghiêng về bên phải, mặt quay về hướng Mecca.
Người Hồi giáo không chôn người chết bằng áo quan. Người chết có thể được đặt vào áo quan để đưa đến thánh đường hay nghĩa địa, nhưng sau đó sẽ được đưa ra, đặt nằm trên một tấm ván mỏng. Các giáo sĩ đọc những lời cầu nguyện lầm rầm bên tai người chết, sau đó người chết được đặt xuống mộ và lấp đất lại. Người Hồi giáo chính thống không xây mộ và cũng không dựng bia. Trên ngôi mộ thường chỉ có một cây trụ bằng đá hay gạch không chạm trổ gì hết để đánh dấu phía đầu. Nhưng đối với lăng mộ của các vị thánh thì ngược lại, người ta thường xây mộ rất to và còn xây cả một ngôi đền thờ phụng bao lấy mộ vị thánh nữa.
Trong suốt một năm, những buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố được thực hiện vào mỗi tối thứ Năm hàng tuần. Vào ngày thứ mười bốn và ngày thứ bốn mươi, họ hàng gần gũi và những bạn bè thân thiết đến viếng mộ và cầu nguyện, xong rồi họ trở về nhà người chết để dự một bữa ăn do tang chủ chiêu đãi. Những lễ nghi giống như vậy cũng được tổ chức sau ngày chết một năm. Trong ngày giỗ đầy năm này, những người phụ nữ trong gia đình đã mặc đồ trắng suốt năm, nay ra viếng mộ để làm lễ xả tang.
Những nghi lễ trong đám tang ở các nước có nền văn hóa không phải Arập thường được pha trộn với những tập tục bản xứ. Tuy nhiên, những quy tắc cơ bản trong tang lễ được quy định bởi luật Hồi giáo vẫn phải đảm bảo. Và người ta tin rằng nếu người chết không được chôn đúng cách thì linh hồn của họ có thể quay về giết chết người sống và bắt các linh hồn khác làm nô lệ, khi đó thì chỉ có những vị thánh mới chế ngự được những linh hồn này. Người Hồi giáo không bao giờ đem bất cứ một thứ gì ở ngoài nghĩa địa mang về nhà, vì làm như thế sẽ mang cái chết về nhà hoặc sẽ làm cho các linh hồn tội lỗi bị cầm tù trong những vật đó xổng ra ngoài.
72. Các lễ hội Hồi giáo 
Những lễ hội quan trọng nhất của toàn thể thế giới Hồi giáo là lễ Eid al-Fitr (còn gọi là lễ Tiểu Eid - đây là lễ chấm dứt mùa chay Ramadn), lễ Eid al-Adha (còn gọi là lễ Đại Eid - là lễ hiến tế), Ngày sinh của Mohammed, lễ Muharram (lễ Năm mới). Cùng với lễ Năm mới, người Hồi giáo còn tổ chức lễ Ashura, đó là lễ kỷ niệm ngày Imam Husain tử đạo. Ngoài ra khắp thế giới Hồi giáo còn có rất nhiều ngày lễ các thánh gọi là Urs, kỷ niệm các vị thánh ở từng nơi.
Tên gọi của các ngày lễ nói trên có thể khác nhau tùy theo từng nước và từng vùng ngôn ngữ. Vì thế cùng ngày lễ Eid al-Adha chẳng hạn thì ở Angiêri gọi là Eid al-Kebir, ở Afghanistan nó có tên là Eid al-Qurban, ở Thổ Nhĩ Kỳ là Buyuk Bairam, còn ở Inđônêxia là Id ul-Adha.
"Đón đợi" - siêu mẫu Hàn Quốc
73. Lễ Eid al-Fitr 
Lễ Eid al-Fitr (hay lễ Tiểu Eid) bắt đầu vào ngày thứ nhất của tháng Ahawal, sau khi tháng chay Ramadan chấm dứt. Lễ này được người ta tổ chức khắp nơi trong khắp thế giới Hồi giáo. Đó là ngày hội hè theo đúng nghĩa, tức là nổi đình đám nhất. Ngày hôm trước lễ Tiểu Eid, từng đoàn người Hồi giáo thực hiện những hành trình dài đến những thánh đường lớn trong nước để cầu nguyện.
Vì lễ này đánh dấu việc chấm dứt mùa chay Ramadan, nên nó luôn là dịp để tổ chức ăn uống tiệc tùng, và các gia đình sum họp cùng nhau giống như trong ngày Tết Năm mới ở phương Đông. 
Vào ngày đầu tiên của lễ Tiểu Eid, buổi sáng tất cả những người đàn ông trong gia đình sẽ đến thánh đường để dự một buổi lễ cầu nguyện đặc biệt. Sau buổi lễ, theo giáo huấn của Mohammed, họ sẽ đến nghĩa trang để thăm viếng mộ thân nhân.
Khi những nghi lễ tôn giáo trang nghiêm này đã xong rồi thì cũng là lúc không khí lễ hội náo nhiệt bắt đầu. Người ta đi thăm họ hàng và bạn bè. Đám trẻ con luôn chờ đón lễ Tiểu Eid, vì đây là lúc chúng được mặc quần áo đẹp và được cho tiền. Chúng thường theo người lớn đi thăm hỏi mọi người, và tất nhiên là mong ngóng được cho tiền làm quà. Các cô dâu mới thường cũng được người ta mừng tiền vào dịp này. Luật Hồi giáo Shariah quy định người ta phải thực hiện việc bố thí cho người nghèo để chấm dứt mùa chay, gọi là zakat al-Fitr. 
Trong những ngày lễ hội, người ta thường đem những bộ quần áo đẹp nhất ra diện để đi chơi. Đàn ông đội chiếc khăn mới; phụ nữ thì diện những bộ váy áo đẹp nhất của mình. Một số phụ nữ choàng chiếc áo thụng thêu dài trùm đầu đến tận ngón chân mặc cùng với cái váy mới đầy màu sắc. Trong khi một số khác lại mặc những chiếc áo dài mới may bằng lụa thêu thùa rất cầu kỳ. Đàn ông bộ tộc Pathan ở Pakistan thì kè kè bên hông khẩu súng đẹp nhất, nòng thường được sơn mới. Và ở các nước vùng sa mạc thì ngay cả đám lạc đà cũng được đeo đầy những đồ trang sức lòe loẹt. Ở các thành phố, đường phố thường đầy nghẹt những người bán rong, mà hàng hóa chủ yếu của họ là bánh trái ăn chơi.
Lễ Tiểu Eid giống với lễ Nguyên đán của phương Đông hơn bất cứ lễ hội nào khác trong thế giới Hồi giáo. Các nhân viên được ông chủ cho tiền thưởng; nhà máy và văn phòng đóng cửa nghỉ vài ngày; thực phẩm và tiền được phân phát cho người nghèo. 
Trong thời gian lễ Tiểu Eid, người ta thường chào hỏi nhau bằng câu “Chúc một lễ Eid tốt lành cho bạn”.
Các nước Hồi giáo thế tục hóa thường quy định nghỉ lễ Tiểu Eid trong hai ngày, nhưng thông thường người ta nghỉ hết cả tuần, thậm chí đến cả tháng.
74. Lễ Eid al-Adha 
Lễ hội có tên là Eid al-Adha hay là Đại Eid được toàn thể thế giới Hồi giáo cử hành vào ngày 10 tháng Mười hai. Mọi người, nhất là những người đã được tước hiệu hajj, mổ súc vật như cừu, dê và lạc đà làm vật hiến tế. Bất chấp phải chi tiêu tốn kém, đây là một nghi lễ mà không có gia đình Hồi giáo nào là không sẵn sàng làm một cách tự nguyện. Nghi lễ này là để tưởng nhớ việc Abraham đã theo lệnh Allah giết một con cừu làm vật hiến tế thế mạng cho con trai ông là Ismael. 
Giáo huấn của Tiên tri Mohammed tuyên bố rằng gia trưởng của các gia đình phải đích thân đi mua con cừu dành cho lễ hiến tế. Ngày lễ này bắt đầu cũng giống như lễ Tiểu Eid, với việc đàn ông con trai đi dự buổi lễ cầu nguyện đặc biệt ở thánh đường. Khi trở về nhà họ đưa theo một người để giết mổ con vật nếu họ không định tự mình làm việc đó. Trước khi ra tay, dù là ai thì cũng đều phải nói câu “Nhân danh Allah”.
Thịt con vật hiến tế, cũng theo giáo huấn của Mohammed, phải được chia ra làm ba phần, một phần cho người nghèo, một phần cho họ hàng, và một phần cho gia đình. Trong dịp lễ này, những tổ chức từ thiện nhận được rất nhiều thịt. Trong những ngày tiếp sau đó, một gia đình bình thường cũng tiêu thụ nhiều thịt hơn bất cứ lúc nào khác trong năm.
Bằng lễ hiến tế này người ta khẳng định, một cách tượng trưng, rằng vì Thượng đế họ sẵn sàng từ bỏ thậm chí cả những gì quý giá nhất của mình. Đó là một nghi lễ thiêng liêng để tỏ lòng biết ơn Thượng đế và thể hiện lòng nhân đức.
“Chúc một lễ Eid tốt lành cho bạn” cũng là lời chào hỏi mà người ta dành cho nhau trong lễ Đại Eid.
Mặc dù những người Hồi giáo tổ chức lễ Đại Eid ở quê hương họ trên khắp thế giới, nhưng nơi thiêng liêng nhất để thực hiện nghi lễ này là Mina, một ngôi làng nhỏ cách Mecca sáu cây số về phía đông. Hàng trăm ngàn người Hồi giáo đổ về đây thực hiện nghi lễ hiến sinh như một phần bắt buộc của cuộc hành hương đến Mecca.
75. Ngày sinh của Mohammed 
Các tín đồ Hồi giáo kỷ niệm ngày sinh của Tiên tri Mohammed vào ngày 12 tháng Rabi ul-Awal. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong thế giới Hồi giáo, với những buổi lễ cầu nguyện và tiệc tùng kéo dài trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần. Ở các gia đình, người ta kể chuyện về cuộc đời Mohammed, về cha mẹ Ngài và về việc Ngài được sinh ra như thế nào. Các vị lãnh đạo tôn giáo trong cộng đồng cũng nhắc nhở các tín đồ về những bổn phận của họ với tư cách là người Hồi giáo.
Người ta tin rằng Tiên tri chết cũng vào đúng ngày này, điều đó càng làm cho ngày lễ thêm phần ý nghĩa, thêm phần quan trọng và trang nghiêm.
Trong hai thế kỷ đầu tiên của đạo Hồi, lễ này không được tổ chức vì người ta không biết được chính xác ngày sinh của Tiên tri. Đến thế kỷ thứ 9, một loạt những truyền thuyết về Tiên tri được chính thức hóa trong Hadith (Sách Tiên tri). Một truyền thuyết về cuộc đời Tiên tri nói rằng rất nhiều sự kiện trọng đại trong cuộc đời Mohammed đã xảy ra vào ngày thứ Hai. Ông tị nạn đến Medina và cái chết của ông đều xảy ra vào thứ Hai. Vì thế các lãnh tụ đạo Hồi thời đó quyết định lấy ngày 12 thứ Hai tháng Rabi ul-Awal làm ngày sinh của Mohammed. Ngày này được tổ chức bằng những nghi lễ cầu nguyện đặc biệt. Đàn ông tụ tập ở thánh đường địa phương hay đến thánh đường lớn (Thánh đường ngày thứ Sáu) để nghe vị imam kể về cuộc đời Mohammed. Phụ nữ cũng tụ tập cầu nguyện ở nhà.
Ở Inđônêxia, lễ kỷ niệm ngày sinh của Tiên tri được cử hành với một đám rước vĩ đại trên đảo Java. Hai ngày trước lễ kỷ niệm, hàng núi thức ăn cho lễ hội được người ta chuẩn bị tại Cung điện Hoàng gia. Trong ngày lễ, thức ăn được mang đến các thánh đường chính trong thành phố, ở đó chúng được ban phúc và phân phát cho mọi người. Người ta tin rằng, ai nhận được một miếng gunungan (một món đồ ăn hình chiếc bánh ú) thì người đó nhất định sẽ gặp được vận may, sẽ mạnh khoẻ và được một vụ mùa bội thu.
Ruộng bậc thang ở Sapa.
76. Lễ Muharram và Asshura 
Với những người Hồi giáo Shi’ite, nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất trong năm là lễ Asshura vào ngày thứ mười đầu năm mới. Đây là thời gian than khóc, kỷ niệm ngày tuẫn đạo vì chính nghĩa Hồi giáo của Husain, con trai của Ali, cháu của Tiên tri Mohammed, trong một cuộc xung đột tôn giáo đã mở đầu cho sự phân liệt giữa phái Shi’i và phái Sunni. Husain cùng với bảy mươi hai người, vừa người nhà vừa đệ tử, bị giết tại Karbala ngày 10 tháng Mười năm 680. Cái chết của Husain được những người Shi’i làm lễ tưởng niệm trong mười ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Hồi giáo, đó là dịp lễ Muharram. 
Trong những ngày này các cộng đồng Hồi giáo Shi’i trên khắp thế giới đều biểu lộ một nhiệt huyết tôn giáo cao độ. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, những chiếc lều bạt màu đen được dựng trên các con phố với các binh khí và các ngọn nến tưởng niệm để nhắc nhở khách qua đường về người tử đạo. Vào ngày đầu tiên của lễ Muharram, các tín đồ mộ đạo ngừng việc tắm rửa và cạo râu. Câu chuyện về Husain được kể lại một cách sống động tại bục giảng kinh trong các nhà lều; người nghe đáp lại bằng những giọt nước mắt tràn trề và những tiếng khóc than rền rĩ. Các đám rước được tổ chức ở tất cả những vùng nào có đông các tín đồ Shi’i.
Cao trào tưởng niệm về cái chết của vị anh hùng này là vào ngày thứ mười của lễ Muharram, được gọi là Ashura. Trận đánh ở Karbala và cái chết của Husain được người ta diễn lại một cách đầy màu sắc, với những kỵ sĩ cưỡi ngựa mặc trang phục nhẹ tấn công lẫn nhau, chém vào người nhau với những thanh kiếm gỗ. Đám đông ngày càng kích động hơn; cuối cùng Husain được đưa ra, và người ta chứng kiến cảnh ông bị kẻ thù độc ác hành hạ cợt nhạo. Cuối cùng ông bị chặt đầu. Cảnh tượng gây ấn tượng kịch tính nhất của ngày hôm đó là màn tự hành hạ mình bằng roi do những người mộ đạo thực hiện, như một hành động cùng chịu đựng khổ nạn với thánh Husain. Mỗi một đám rước đều có một nhóm những tín đồ mộ đạo dùng những cái roi hay dây xích đặc biệt, có gắn năm mảnh dao sắc ở đầu tự đánh lên lưng mình, kết quả là lưng họ đầy những vết thương và đẫm máu trông rất khủng khiếp. Một số người trong đám rước ngã quị vì mất quá nhiều máu, nhưng lập tức có người khác thế chỗ, mọi người ai nấy đều kêu khóc “Ya Husain”.
Phái Sunni kỷ niệm ngày mất của Husain ít kịch tính hơn. Trong mười ngày đầu của tháng Muharram, tất cả các hình thức giải trí vui chơi công cộng, kể cả đàn ca, đều phải dẹp bỏ. Lễ Ashura cũng là một ngày ăn chay nhưng không bắt buộc.
77. Lễ các thánh Urs
Hầu như các quốc gia Hồi giáo nào cũng có những vị thánh (wali), và ngày mất của họ cũng là ngày lễ của những tín đồ ở địa phương có lăng mộ của vị thánh đó. Lễ các thánh có lẽ là những lễ hội đa dạng và nhiều màu sắc nhất trong thế giới Hồi giáo, đúng với tính chất thần bí siêu thực của các vị này. Dưới đây là một ví dụ.
Khu lăng mộ của sheikh Osman, được gọi bằng cái tên Shah Lal Baz Qalandar, nằm tại tỉnh Sindh, Pakistan là địa điểm của một lễ hội thường niên diễn ra trong ba ngày. Điều khác thường về Osman là bà được cả người Hồi giáo và Ấn giáo kính trọng và thờ phụng. Có ba người canh giữ ngôi đền của Osman, một người Hồi giáo và hai người Ấn giáo. Chức vụ canh giữ ngôi đền là một chức vụ cha truyền con nối, chừng nào người canh đền còn có con trai để thừa kế vai trò này.
Cái chết của Osman được người ta kỷ niệm bằng việc tổ chức một vở kịch về lễ cưới, tượng trưng cho sự giao hòa của vị thánh với Thượng đế. Vào ngày thứ nhất, một đám rước dâu đi từ ngôi nhà của người canh đền Hồi giáo đến ngôi mộ kết đầy hoa của vị thánh. Ngày thứ hai và thứ ba, mỗi ngày có một đám rước dâu đi từ nhà của hai người canh đền Ấn giáo. Những người hành hương Hồi giáo và Ấn giáo đến đây từ khắp mọi nơi trong vùng Sindh và những nơi khác nữa. Trong suốt ba ngày, không gian tràn đầy tiếng nhạc và những màn múa hát. Ở trong sân khu lăng mộ, người ta liên tục đánh những cái trống đồng lớn khi những người mộ đạo trên đường tiến vào đền. Cả đàn ông và đàn bà đều nhảy múa, với những động tác nghi lễ truyền thống, hàng người đưa đẩy tiến tới, thụt lùi với hai tay giơ cao lên trời. Osman cũng là vị thánh của một nhóm phụ nữ đang ca hát ở sân đền, họ trình diễn những bài hát và điệu múa theo những nghi lễ của riêng họ, nhằm đạt đến cái khoảnh khắc ngây ngất xuất thần khi được hợp nhất với Thượng Đế.
78. Cái tên đạo "Hồi" từ đâu mà ra?
Tên gọi đạo Hồi và người Hồi giáo ở Việt Nam xuất xứ từ cách gọi của người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi đạo Islam bằng cái tên “đạo Hồi” theo tên của dân tộc Hồi hồi (hay Hồi hột), một dân tộc mà hầu như toàn bộ người dân theo tôn giáo này. Đây là dân tộc thiểu số đông dân thứ nhì (khoảng 8 triệu người) sống ở vùng tây bắc Trung Quốc giáp giới với các nước Cộng hòa Trung Á và Afghanistan.
79. Từ Abraham đến Mecca 
Abraham nằm mơ thấy Thượng đế ra lệnh cho mình rời khỏi xứ Palestine để đến một nơi mà Thượng đế đã dành cho con cháu của ông. Ông đã làm theo lời Thượng đế, cùng với vợ là Hagar và con trai là Ishmael lập tức lên đường. Một hôm, Hagar bị lạc trong sa mạc cùng với Ishmael, và bà tuyệt vọng chạy khắp nơi để tìm nước uống cho con. Rồi bà bỗng thấy một cái giếng hiện lên ngay cái chỗ mà Ishmael dậm gót chân xuống cát. Sau đó, Abraham vâng theo lệnh của Thượng đế đã xây dựng một ngôi đền có hình khối vuông ở Mecca - đó là đền Kaaba - với sự giúp sức của con trai Ishmael. Ở một góc của Kaaba có đặt khối Đá Đen do thiên sứ Gabriel mang từ trên trời xuống. 
Một lần, Thượng đế ra lệnh cho Abraham hiến tế con trai Ishmael cho Ngài. Trên đường đi đến nơi hiến tế, quỉ Satan đã ba lần hiện ra trước mắt Ishmael và cố gắng xúi bẩy cậu khước từ yêu cầu của cha, nhưng Ishmael vẫn giữ vững đức tin. Khi Thượng đế thấy rõ sự trung thành của Abraham, ngài tỏ lòng thương xót và cử thiên thần mang một con cừu xuống để làm lễ hiến tế thay cho con trai ông.
80. Cây cầu bắc vào thiên đàng 
Truyền thuyết Hồi giáo kể rằng ở lối vào thiên đường có cây cầu bắc qua ngay phía trên địa ngục. Chiếc cầu này nhỏ hơn sợi tóc và sắc hơn lưỡi gươm. Chỉ những người được ban phúc mới qua được cầu, những kẻ có tội sẽ bị trượt chân hay bị mắc vào những cái móc, chưa tới được Thiên đường thì đã rơi xuống địa ngục… Người ta tin là tùy theo những việc thiện ác đã làm và sức mạnh của lòng tin mà người qua cầu sẽ nhanh hay chậm… Một số người phải mất một trăm năm, một số khác phải mất một ngàn năm, tùy theo lúc sống họ giữ mình trong sạch đến mức nào; những ai đã được nhìn thấy Thượng đế thì không bị nguy cơ rơi xuống địa ngục. Cây cầu này có bảy nhịp, mỗi nhịp tương ứng với một nghĩa vụ: đức tin, chăm cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương tới Mecca, trong sạch theo nghi lễ và hiếu nghĩa. Kẻ nào bỏ qua một trong các nghĩa vụ ấy đều sẽ không qua được cầu.
81. Tên của Allah
Theo truyền thuyết Hồi giáo, Thượng đế có 99 tên gọi, gắn với những thuộc tính của Ngài. Trong số đó có những cái tên như “Đấng Nhân từ, Đấng Từ bi, Đấng Xót thương, Đấng Thông thái, Vị Chúa tể Vũ trụ, Đấng Sáng thế…”. Một hadith tiên tri có ghi: Thượng đế có 99 tên gọi, nghĩa là 100 trừ 1, ai biết được đủ ngần ấy cái tên, kẻ đó sẽ lên Thiên đường.
Kinh Koran nói: Thượng đế có rất nhiều tên đẹp, hãy khấn Ngài bằng những cái tên ấy và tránh xa những kẻ gọi không đúng tên của Ngài.
Theo Nguyensinh
"Rửa xe" - thiếu nữ Indonesi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét