Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Thiền là gì? Thơ Thiền ư?

"Thảnh thơi" - siêu mẫu châu Âu
Gần đây người ta ồn ào lên là ông này làm thơ thiền, ông kia làm thơ thiền. Đọc thơ các vị, mới thấy vị thì tả tâm trạng bất cần đời dây cà ra dây muống, vị thì tả cảnh trí trăng hoa… Thế mà bốc nhau đến mây xanh. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tôi mới đến hỏi một vị Hòa thượng. Vị này có chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi làm đệ tử hồi làm Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Vị Hòa thượng ấy cười mỉm: “Hội Nhà văn hay cá nhân nhà văn có dám mở diễn đàn về Thiền không? Trong diễn đàn này, có sự trao đổi giữa các nhà văn nhà thơ với các Thiền sư. Giới tu hành chúng tôi nghiên cứu Thiền học cả đời, may ra hiểu biết một chút. Vậy thì chúng tôi sẽ làm trọng tài xem cách hiểu về Thiền của các vị thế nào. Hiểu về Thiền rồi hãy nói đến làm thơ Thiền”.
Nghe ra cũng có lý. Muốn làm thơ Thiền, thì hãy hiểu biết (chưa nói hiểu sâu sắc) về Thiền. Mà ai là người “chấm điểm” các vị, nếu không phải các vị Thiền sư, hay các nhà tu hành nghiên cứu Thiền cả đời. Hoặc ít ra là nghiên cứu nghiêm túc các tiền nhân đã làm thơ Thiền. Có vị một đời chỉ để lại vài câu kệ. Hiểu một chữ “không” đâu phải cứ ầm ĩ lên. Ầm ĩ lên đã là một hành vi phản Thiền rồi. Thế mà làm hàng trăm bài thơ gọi là Thiền. Vị nào làm thế, phải chăng là khinh thường người đọc lắm ư.
Trộm nghĩ, Phật giáo từ ngàn xưa, đã có quy định “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”. Các nhà thơ là “ngoại giới”, làm sao để “bắt” được sự “biệt truyền” nếu không phải tự tắm mình vào lý thuyết Phật giáo, nếu không nghiên cứu Phật giáo nghiêm túc một thời gian dài. Nghe các nhà thơ, các nhà lý luận phê bình bốc thơm nhau về thơ thiền thời gian qua, thật là đáng thương cho người không hiểu mình đang làm việc múa may vô nghĩa như thế nào. Rồi lại có những người phê bình lại những người này, thì lại càng xa lạ với tinh thần Thiền tông, “trường văn trận bút”, đánh người cho bõ ghét, chửi cả làng Vũ Đại cũng lại là hành động “vô minh” đáng xấu hổ khi nói đến chữ Thiền.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chủ sơn môn Làng Mai, nói: “Chân kinh, kinh thật sự chính là quyển kinh không có chữ”. Tinh yếu của chuyện “bất lập văn tự” là như vậy. Tác giả Tây Du ký thâm thúy, cho thày trò Đường Tăng đi lấy kinh, lấy được bộ kinh không có chữ thì lại mang đổi lại. Đổi chân kinh mà lấy ngụy kinh. Cho nên đời sống mới có chuyện không mấy ai hiểu nổi chân kinh là như thế nào. Có lẽ tại Đường Tăng lấy kinh có chữ, cho nên thế gian sau ngài không sao tiếp cận được chân kinh? Đó là bài học lớn trong lịch sử văn học về Thiền đã chỉ ra.
Nếu có chút sợ sệt khi nói đến Thiền, thì các nhà thơ nhà văn không mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn như vừa qua.
ST
Bức ảnh màu sắc này chính là bề mặt bên trong phổi của cơ thể người. Những hố trũng nhìn thấy trong ảnh gọi là alveoli - Nơi để máu trao đổi khí với nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét