Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Ý kiến các học giả Đông, Tây hiện nay về nguồn gốc dân Việt

"Mỹ nữ" - Hot girl Nhật Bản
Đại tộc Bách Việt đã có trước và đã cư ngụ phần đất nay là đất nước Trung Hoa, ít nhất từ phía nam sông Hoàng Hà, trước Hán tộc. Và văn minh Bách Việt, căn bản là văn minh định cư trồng lúa nước, cũng đã có trước văn minh Hoa Hán. (ảnh không liên quan đến bài viết)

1- Các học giả Trung hoa
Trong China's Minorities, (Các sắc dân thiểu số Trung-hoa) soạn theo công trình nghiên cứu năm 1981 của các nhà khoa học hàng đầu thuộc "Viện Trung ương Nghiên cứu Chủng tộc" trong "Hàn Lâm Viện Khoa học Xã hội Trung quốc", nhà xuất bản Ma Yin cho biết như sau:
“Tại đảo Hải Nam, năm 1989, có 817.000 người Lỉ. Theo sử liệu Tàu, danh xưng "Lỉ" xuất hiện từ đời Đường (618-907). Người ta tin rằng dân Lỉ là con cháu dân tộc Việt ngày xưa, có liên hệ rất gần một cách đặc biệt với dân Lạc Việt, là một chi của người Việt, đã từ Quảng Đông, Quảng Tây di cư qua đảo Hải Nam thời xa xưa, trước đời nhà Tần (201-206 tr.TL). Những khai quật của các nhà khảo tiền sử cho biết tổ tiên của người Lỉ đã định cư tại Hải Nam trước đây hàng 3 ngàn năm, vào cuối đời Thương hay đầu đời Chu và theo chế độ mẫu hệ nguyên thủy. Về phương diện chủng học, người Lỉ rất gần với các dân Choang, Bặc, Thủy, Đồng, Thái, ngôn ngữ của họ chứng tỏ có sự giống nhau ở cách phát âm, văn phạm, từ ngữ”. 
Cũng trong China's Minorities, Ma Yin cho biết đại khái: “Dân Choang ở Quảng Tây, (mà các nhà nhân chủng học cho là thuộc chi Âu trong chủng Bách Việt), có đến 13 triệu 380 ngàn người (năm 1989), hiện còn mặc áo gài bên trái, ông bà già ăn trầu, xăm mình, và có nhiều trống đồng, ăn xôi,... Liễu Tông Nguyên (773-819), một thi sĩ trứ danh đời Đường, trong thơ văn của ông đã có nhắc đến các tục này của dân Choang". Xin chú ý các điểm: "mặc áo gài bên trái, ăn trầu, xăm mình, trống đồng..." theo các sử gia Trung quốc xưa và nay (và cả các nhà bác học Đông, Tây hiện nay nũa) là những biệt tính của dân Lạc Việt, có phần khác với các dân cũng thuộc Bách Việt hiện đang ở bên Trung quốc. Về người Thủy (Shui), trong China's Minorities, Ma Yin xác nhận thêm rằng: “Dân Thủy (một sắc dân có thể là con cháu của người Lạc Việt), là một trong những bộ lạc sớm nhất sinh tụ dọc theo bờ biển Đông Nam trước cả nhà Hán (206 tr.TL-24)”. 
"Hai con tôm" - tranh của họa sĩ Tề Bạch Thạch
2. Các học giả Trung Hoa và Mỹ
Gần đây, ở Hội nghị Berleley (Hoa kỳ), năm 1978, các nhà bác học Hoa và Mỹ, nghiên cứu về nguồn gốc văn minh Trung Hoa, đã căn cứ vào những phát minh khoa học mới nhất về khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ học, huyết thống di truyền học (DNA), và phong tục tập quán, đã xác nhận đại khái rằng: “Đại tộc Bách Việt đã có trước và đã cư ngụ phần đất nay là đất nước Trung Hoa, ít nhất từ phía nam sông Hoàng Hà, trước Hán tộc. Và văn minh Bách Việt, căn bản là văn minh định cư trồng lúa nước, cũng đã có trước văn minh Hoa Hán, thuộc văn minh săn bắn và trồng lúa tắc và lúa khô. Tộc Hoa Hán khởi thủy lập quốc từ đời Thương, khoảng 1.600 năm trước Công Nguyên, chỉ là một tộc ít người, chiếm một vị trí nhỏ tương ứng với các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và một phần Hoa Nam ngày nay, nhưng nhờ có tài thiện chiến, tâm lý thực dụng và văn minh vật chất, học được do tiếp xúc với văn minh Lưỡng Hà (Mésopotamie) đã nhanh chóng bành trướng ra khắp đại lục và đã đồng hóa được đa số tộc Bách Việt, thâu hóa được văn minh của họ, hòa đồng với nhiều văn minh khác, xây dựng nên một nước Trung Hoa vĩ đại như ngày nay”.
3- Các học giả Pháp
Giáo sư Denis Lombard, Giám học Trường Cao Học Khoa học Xã hội (Directeur d'Etudes à l'Ecole des Hautes Etudes en Sciences sociales, Đại học Sorbonne, Paris), và Hội viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (E.F.E.O.), trong quyển La Chine Impériale (Đế quốc Trung Hoa) cũng đã xác nhận như sau: “Ở miền Nam nước Tàu, những vùng giữa sông Dương Tử và bờ biển phân chia thành nhiều tiểu quốc có thể nói là tự trị. Nếu vua Tràng Sa (Hồ Nam ngày nay) ra mặt thần phục vua Tàu, thì các vua Mân Việt (Phúc Kiến ngày nay), Nam Việt (Lưỡng Quảng ngày nay), Điên (phía đông Vân Nam ngày nay) trên thực tế đã độc lập (pratiquement indépendants). Các nước phân chia theo địa lý ấy, đều có tiếng nói riêng, văn hóa và phong tục riêng của mình”.
Các nhà Khảo tiền sử Pháp đào tìm được sọ các dân cổ thời, đo các chỉ số trung bình, thấy chỉ số sọ Việt Nam=82,13; chỉ số sọ Tàu Hoa Bắc (Hán tộc)=75,70. Như vậy dân Hoa (Hán tộc) và dân Việt vốn khác chủng nhau, vì sọ cách nhau 2 chỉ số là thuộc về chủng người khác rồi. Chỉ số sọ đào ở Quảng Đông= 81,70 chứng tỏ dân Lưỡng Quảng ngày xưa là dân Lạc Việt ta, vì chỉ số sọ dân Quảng Đông khác nhau với chỉ số sọ Việt có 0,43 mà thôi (82,13-81,70). Còn chỉ số sọ dân Hoa Nam=79,14, cách nhau với chỉ số sọ Việt đến 2,99 (82,13-79,14), như thế vì dân Hoa Nam là dân Việt bị lai Hoa quá nhiều, đến thành như người Hoa rồi. 
(Xin nhắc sơ qua là nghiên cứu về nguồn gốc một dân tộc, không thể hoàn toàn dựa vào những truyền thuyết hay cổ sử, mà phần lớn phải dựa vào các chứng tích chính xác của khoa học, như các khoa Khảo Tiền sử học, Chủng tộc học, Ngôn ngữ tỷ hiệu... Mà chính xác nhất là khoa Khảo tiến sử, đào tìm dưới đất sọ của những người cổ thời để đo các chỉ số mà xác định thời điểm cư trú của những người có sọ ấy. Chỉ số của các sọ qua hàng chục ngàn năm, vẫn không hề thay đổi. Nếu chủng dân nầy có lai với chủng dân khác, mà lai một lần hay cứ lai đi lai lại mãi, khoa Khảo cổ học cũng biết được, vì yếu tố chủng tộc vẫn tồn tại mãi trong những cái sọ lai ấy. Ngày nay, nhờ quan sát chất than (carbone) C14 trong xương sọ, ta biết được thời gian chôn liệm của các di tích ấy. Trong thành tố của tất cả sinh vật đều có 2 chất C14 và C12 theo một tỉ lệ cố định. Khi sinh vật chết đi, thì chỉ có C14 theo thời gian mà bị tiêu mòn dần dần. Các nhà bác học tính được tỉ lệ C14 so với C12 còn lại của trong những di tích hữu cơ, thì biết được một cách chính xác thời điểm nào sinh vật ấy chết).
Khảo luận của Võ Thu TịnhThái Văn Kiểm
"Hình xăm" - người đẹp châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét