Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Thơ Thiền

"Bâng khuâng" - thiếu nữ Hàn Quốc
Lời thơ mộc mạc hòa vào thiên nhiên, thức tỉnh trước sự vô thường, tha thiết với trật tự và sự mầu nhiệm của thế giới để giác ngộ và trở về với thế tục. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Thơ Thiền phản ảnh toàn bộ tư tưởng thiền học, có thể nói đó là kết quả của sự hội ngộ, dung hợp giữa thiền và thơ. Sở dĩ có sự hội ngộ, dung hợp thú vị này là vì thiền và thơ có nhiều điểm tương đồng. Phần lớn Thơ Thiền là những bài kệ, hoặc là vấn đáp giữa sư phụ và môn đệ cốt để khai thông trí tuệ. Nhiều bài khô khan nghiêm khắc như kinh tụng, nên Thơ Thiền còn được gọi là Kệ có nghĩa là ca ngợi, tụng tán, dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử. Nhiều khi những câu trả lời còn có dạng công án không trực tiếp liền nghĩa với câu hỏi như trong bài Tham đồ hiển quyết (Chỉ rõ bí quyết đạo thiền cho môn đệ) của Viên Chiếu về Phật và Tánh. Sư đáp ở hai câu đầu:
Ly hạ trùng dương cúc (Trùng dương đến cúc vàng dưới dậu)
Chi đầu thục khí oanh (Xuân ấm về, oanh náo đầu cành)
Nhưng cũng có nhiều bài thơ bay bổng sống động như bài sau đây của Thiền sư Ðạo Nguyên:
Bãi sông sóng lặng
Trong cây gió yên
Thuyền ai ngủ bến
Trăng tròn nửa đêm
Trăng sáng vằng vặc
Thơ Thiền xuất phát từ Trung Hoa và phát triển mạnh từ thời nhà Đường. Ở Việt Nam phát triển vào thời Lý Trần. Các nước khác như Ấn Ðộ, Triều Tiên, Nhật Bản đều không làm loại thơ này. Hầu hết các học giả phương Tây cho rằng thơ Thiền là kiểu thơ Haiku của Nhật. Thật ra thơ Haiku Nhật có đặc điểm riêng của nó .Thơ Thiền cũng có đặc điểm riêng. Về hình thức thơ thường dùng các thể loại Ðường luật. Ở Việt Nam thơ chỉ viết bằng chữ Hán. Lời thơ mộc mạc hoà vào thiên nhiên, thức tỉnh trước sự vô thường, tha thiết với trật tự và sự mầu nhiệm của thế giới để giác ngộ và trở về với thế tục. Ngày nay, Thơ Thiền dùng đủ mọi thể loại và đề tài miễn nội dung thơ chứa đựng được tất cả sự hiểu biết sâu xa về thiền học.
Cổng thành cổ Quảng Bình - ảnh Việt Nam xưa
Ở một mức độ khác, thơ thiền còn mô tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lý huyền diệu thâm sâu (như các công án). Khai mở tâm ra khỏi thói quen cảm xúc sự vật theo cách thông thường.
Thiền tông chủ trương "bất lập văn tự", vì ngôn ngữ văn tự không có giá trị tuyệt đối, không diễn tả được hết những khái niệm trừu tượng về tâm linh, huống chi nó là vật ngoài tự tâm. Không chấp trước ngôn ngữ văn tự mà phải rời bỏ nó để đạt tới chân lý, để ngộ đạo. Thiền sư Thần Tán đời Đường đã mượn việc con ong cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ tìm cách bay ra ngoài để nói lên việc này.
Bách niên toàn cố chỉ
Hà nhật xuất đầu thì?
(Trăm năm dùi giấy cũ
Ngày nào mới ló đầu?) 
Thơ trước hết giống thiền ở cách thể nghiệm. Thơ là một nghệ thuật dùng ngôn từ để diễn đạt ý tưởng. Đối tượng nhận thức của thơ cũng là con người và cuộc sống. Thông qua ngôn từ, thơ biểu hiện những rung cảm về nội tâm và ngoại cảnh, những thao thức, trăn trở về thân phận con người, khiến cho người làm thơ và người đọc thơ cảm thông lẫn nhau .Thơ không chỉ phản ảnh cái hiện thực mà còn là nơi ký thác tâm tư, tình cảm và lý tưởng. Chính do cùng cảm ứng nhân sinh và vũ trụ mà thiền và thơ gặp nhau.
Ngôn ngữ của Thiền, không phải ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng. Một tiếng hét vang của Ngài Lâm Tế làm bừng vỡ chân tâm của hành giả; những chiêu gậy hàng ma của Ngài Bách Trượng xua đi đám mây mù che mắt thế gian; sự im lặng đến vô tình của Ngài Bồ Đề Đạt Ma hay một đóa sen Đức Phật đưa lên ở hội Linh Sơn... đó là ngôn ngữ của Thiền. Mục đích của Thiền là ngộ chân tâm. Nó là những phương tiện để đập vỡ vỏ bọc mê ngộ về cuộc đời.
Bởi vậy, ngôn ngữ thiền là làn sóng giao cảm giữa người truyền và người nhận, là ngôn ngữ mà người không cùng tần số thì không thể bắt được, không thể cảm nhận được. Như bao nhiêu người đã từng đọc câu tụng “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”, vậy tại sao chỉ có một mình Ngài Huệ Năng chứng ngộ bởi câu này? Cái “Vô sở trú” trong lời kinh đã tương thích với “Vô sở trú” trong tâm của Ngài Huệ Năng, chính lời kinh đã khơi dậy bản tánh “vô sở trú” vậy.
"Bong bóng" - siêu mẫu đồ lót châu Âu
Ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ của cuộc sống tinh thần, êm đềm như những tiếng ru, khoắc khoải như những mảnh đời khổ lụy, đôi khi lại bàng bạc mênh mang những mộng mơ. Phải dấn thân vào thi ca mới hiểu được ngôn ngữ của thi ca là gì, vì nó muôn hình vạn trạng, đổi màu tùy theo làn sóng nắng, mà chỉ có những người đồng cảm mới hiểu nổi. Khi bước vào chỗ tận cùng của ngôn ngữ, thi ca sẽ chuyển hướng sang một lãnh vực khác, đó là sự giao cảm tâm hồn. Con người bao giờ cũng hướng đến “siêu việt tính” và vay mượn tất cả những gì đang có để đi đến đó. Ngôn ngữ trong thi ca thể hiện một cách chân thật, không đắn đo do dự khi nói lên những thực cảnh của cuộc đời và thực trạng của tâm hồn.
Ðến đây, Thiền sư và Thi nhân tuy không chung hướng nhưng đã bước vào một con đường. Cả hai đều gặp nhau trên nẻo đường sanh tử , nhưng ai là người ngã quỵ và ai là người đứng dậy? Ai ngồi bên biển đời chao đảo để làm thơ, và ai dũng mãnh bước đi trên những ngọn sóng dữ?
Con người có cái nhìn giới hạn trong sự sống chết, nên cố hướng đến một cái gì vĩnh cửu, nhưng đó chỉ là giấc mộng, ước mơ không bao giờ hiện thực. Chỉ có một sự hiển nhiên là bản tính vô thường của sự vật. Bởi vậy, thơ Thiền thật là phóng khoáng. Những gì đang hiện hữu trong ta và xung quanh ta là sự hiện hữu nhiệm mầu. Hôm nay cũng có hoa có bướm, có mây trắng bàng bạc, có lá vàng rơi và vẫn còn nhịp thở. Đâu cần phải tìm lại những cánh bướm ngày xưa, đâu cần phải nhặt lại chiếc lá vàng mùa thu ấy, vì chúng sẽ làm cho chúng ta chìm đắm trong dĩ vãng mờ ảo. Nên thơ thiền toát lên từ đời sống an bình trong thực tại. Cái nhìn của Thiền sư và Thi nhân đối với ngoại cảnh đôi khi cũng tương tự, nhưng họ chỉ gặp nhau một điểm là thơ rồi lại rẽ hai dòng, trong thơ phong trần còn có những cái trắc trở. 
"Bến nước" - tranh của họa sĩ Đào Hải Phong
Trên thế gian này, ai cũng đã từng ngắm trăng, nhưng trăng trong cái nhìn của Nguyễn Du ẩn chứa một nỗi buồn hắt hiu:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc , nửa soi dặm trường"
Cũng vậy, Thiền sư bây giờ nhìn trăng không phải là trăng, nhìn nước bây giờ không phải là nước... vì tất cả đã hiện hữu:
"Nhìn ra trăng nước vơi đầy
Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi"
hoặc là:
"Ta về rủ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say"
(Phạm Thiên Thư)
Từ cõi thơ đến cõi mơ, từ cõi thực đến cõi hư chỉ cách nhau một đoạn đường phân biệt, và chỉ có Thiền sư mới có thể xóa hết đoạn đường này, để nắm ánh trăng trong tay mà không hề vọng niệm. Và hãy nhìn trăng đúng là trăng, thật là oan uổng khi bắt trăng phải xẻ làm đôi, hay bắt trăng phải lênh đênh, lạc loài trong cái nhìn chủ quan của mình. Sự phân biệt đối với ngoại cảnh sẽ làm cho chúng ta có cái nhìn sai lạc. Một nửa vầng trăng chìm đáy nước, một nửa vầng trăng ở trên không, Vậy trăng nào mới thật là trăng đây? Tất cả đều hiện hữu trong trùng trùng duyên khởi, các pháp hiện hữu trong nhau và hòa nhập vào nhau.
Vậy đó, Thiền sư và Thi nhân đều là những người đi tìm cuộc sống cho chính bản thân và tâm hồn mình. Họ gặp nhau trên các thắng cảnh kỳ diệu của thi ca, nhưng lại vội chia tay vì không cùng ý hướng. Thi nhân thì chỉ thích cái mờ mờ ảo ảo của màn sương để che phủ cuộc đời, vì chẳng muốn thấy những vết rạn nứt của thế giới đang trên đà hủy diệt. Thơ thiền dùng ngay những thiền ngữ để chuyển tải thiền lý, rõ ràng nhằm mục đích giác ngộ người khác. 
Non Già vừng nguyệt tĩnh
Biển thẳm chiếc thuyền không
Hiểu thấu "không" và "có".
Rừng thiền mặc ruổi rong.
Thiền Sư Huệ Sinh 
(Ngô Tất Tố dịch)
Thơ Thiền không những phản ảnh sâu sắc và tập trung vào đời sống tinh thần, mà tiếp tục mở rộng tới các lĩnh vực khác của cuộc sống, nhưng vẫn mang trong mình tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Nó giúp cho con người (dù là vua, tướng, hay sư) bước ra khỏi những giáo điều khô khan, cứng nhắc để nhập thế, giúp đời, tạo nên tinh thần khai phóng, cởi mở, vừa siêu thoát lại vừa gần gũi…
ST
"Tiền đạo" - người đẹp Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét