Chiến đấu cơ Su-30MK2V Việt Nam nhận trong năm 2011. |
Sau khi có thông tin Hải quân Việt Nam sẽ được nhận bàn giao tầu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến, nhiều trang báo tại Trung Quốc đã có những bài bình luận xung quanh vấn đề này và tỏ ra lo ngại trước 2 quả đấm thép của Việt Nam trên biển Đông.
Đã từ lâu các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đều nhiều lần khẳng định mối quan hệ “nhạy cảm” giữa Việt Nam và Nga (Liên Xô cũ) rất bền chặt. Minh chứng cho điều này đó là sự giúp đỡ, hợp tác về mặt quân sự.
Hầu hết các vũ khí hiện có của Việt Nam đều có xuất xứ từ Nga, nên không có gì lạ khi Việt Nam đang nỗ lực hợp tác với Nga thông qua các chương trình mua bán vũ khí, khí tài nhằm hiện đại hóa quân đội phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi có thông tin chiếc tầu ngầm thuộc lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam được hạ thủy để thử nghiệm trước khi Nga bàn giao trước kế hoạch trong năm 2012 cho Việt Nam, tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của hải quân Việt Nam.
Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến Trung Quốc cần phải lưu tâm. Hiện các nước trong khu vực Biển Đông hiện đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khi Philippines đang tìm kiếm nguồn vũ khí từ Mỹ và các nước đồng minh thì Việt Nam với khả năng tài chính đáng kể cho chi tiêu quốc phòng cũng đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân.
Một điểm nữa theo ông Châu đó là Việt Nam cũng như những quốc gia khác có chung tranh chấp trên biển Đông đang hết sức “dè chừng” trước sự hiện diện của các hàng không mẫu hạm Thi Lang trong tương lai gần.
Và điều cốt yếu chính là Việt Nam tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong các tranh chấp về lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyên gia Hoàng Hải Châu cho biết thêm: Với động thái này một lần nữa Việt Nam đang có cơ hội tăng cường năng lực quân sự để mở rộng “quyền lợi” khi có dịp. Tuy nhiên, với sức mạnh hiện có và sẽ có trong tương lai Việt Nam cũng khó có thể cản bước được Trung Quốc.
Vị chuyên gia này nói rằng chính sách của Việt Nam cũng như một vài quốc gia khác trong khu vực luôn luôn là lôi kéo Nga và Mỹ vào tranh chấp Biển Đông và không chỉ hai nước này mà càng nhiều nước lớn càng tốt nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tuy nhiên, Hoàng Hải Châu cũng phải thẳng thắn nhìn nhận vào sự thật rằng với hạm đội tầu ngầm khá mạnh, Việt Nam có thể chặn đà tiến của Trung Quốc trên biển khi chưa cần có sự can thiệp từ bên ngoài.
Tàu ngầm Kilo 636 biệt danh là “Hố đen” đây được xem là tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị đi kèm có ít nhất 4 tên lửa chống hạm Club-S, 18 ngư lôi và 24 quả mìn.
Ông Châu tin rằng, đây là một khả năng không nên bỏ qua, bởi “nếu được sử dụng đúng cách, Kilo thể gây rắc rối không nhỏ cho tầu mặt nước, thậm chí là tầu sân bay”, Hoàng Hải Châu chia sẻ.
Bên cạnh đó, các hệ thống vũ khí của tàu ngầm Kilo được thiết kế cho mục đích chống tàu nổi và tàu ngầm, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm Club-S, với phạm vi tác chiến rất rộng.
Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M14E được phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm, tương tự như tên lửa chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tên lửa có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2,9, rất khó để đánh chặn...
"Mưa bóng mây" - người đẹp Việt Nam |
Dòng chiến cơ Su nỗi ám ảnh đến từ bầu trời
“Dưới mặt nước Việt Nam có Kilo, trên bầu trời dòng máy bay Su sẽ là mối nguy lớn giành cho Trung Quốc”, chuyên gia Hoàng Hải Châu phân tích. Mặc dù, xét về số lượng không quân Trung Quốc có sự vượt trội hơn so với Việt Nam, nhưng là một nước lớn Trung Quốc không thể đem hết máy bay xuống phía Nam...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những tính toán hết sức hợp lý để phát triển đội bay “theo ý muốn” nhằm hạn chế nhược điểm phát huy tính hiệu quả khi chiến đấu.
Bằng chứng là việc không quân Việt Nam đã chủ động hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.
“Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MKV của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn”, vị chuyên gia này nhận định.
Chuyên gia Hoàng Hải Châu cũng nhận định rằng Việt Nam rất biết mình biết người khi lựa chọn chiến lược quân sự phù hợp, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự.
Về lý thuyết một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, trong khi nỗ lực hiện đại hóa hải quân thì Việt Nam cũng không quên xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả trên không.
Có thể lực lượng không “dày” nhưng nếu tập trung sử dụng đúng cách vẫn tạo ra hiệu năng chiến đấu không ngờ, chưa kể đến việc không quân Việt Nam sẵn sàng hy sinh những tính năng đa nhiệm trên máy bay chiến đấu dòng Su để tích hợp thêm những hệ thống vũ khí hiện đại khiến đối phương bất ngờ.
“Việt Nam đang nỗ lực tạo ra 2 cú đấm thép để ngăn chặn mối nguy từ biển và trên không, rõ ràng họ đang đi đúng hướng. Chúng ta cũng cần phải hết sức lưu tâm tới điều này, không nên chủ quan coi thường... Lợi thế vẫn thuộc về chúng ta, nhưng nếu không tận dụng cơ hội và trong tương quan về lợi thế so sánh sẽ lại thuộc về Việt Nam”, ông Hoàng Hải Châu nhận định.
Thái Yên
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Món ăn đặc trưng của người dân tộc vùng Sơn La. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét