"Đào phai" - Hot girl Việt Nam |
Lĩnh vực khoa học tối cao với người Hồi giáo vẫn là những khoa học về thần học, tìm hiểu sự bí ẩn và uy nghiêm của Thượng đế và cách thức để áp dụng những luật lệ do Ngài thần khải. (ảnh không liên quan đến bài viết)
42.Tương lai của đạo Hồi
Mặc dù có một quá khứ từng rất gian nan, nhưng giờ đây đạo Hồi đang bước vào thiên niên kỷ mới với một sức sống và niềm tự tin vào một tương lai đầy sức mạnh. Bước sang thế kỷ 20, cuộc sống của thế giới Hồi giáo đã có một sự bộc phát mới. Nó trở thành phương tiện truyền bá cho sự đồng nhất của thế giới Hồi giáo từ Bắc Phi cho đến Inđônêxia, và đã làm sống lại phần nào cái cảm giác năng động từng có xưa kia về sự thống nhất của các dân tộc rất khác nhau đi theo đức tin của vị Tiên tri thành Mecca.
Như vậy, vai trò của đạo Hồi vừa như một thế lực chính trị vừa một thế lực thần quyền trên thế giới còn lâu mới qua đi. Những hình thái mới của các nền kinh tế dầu mỏ, và của địa lý chính trị trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, đã đem lại cho một bộ phận trong thế giới Hồi giáo một đòn bẩy và một mức độ giàu có mà họ chưa từng biết đến trong thời Trung đại. Đồng thời, trong vài thập niên gần đây, một số quốc gia đã cải biên luật Hồi giáo theo những tiêu chuẩn luật pháp vay mượn từ bên ngoài và bắt đầu xem xét lại nó một cách thực dụng dưới ảnh hưởng của những điều kiện phát triển hiện đại - mặc dù mức độ có khác nhau, từ Thổ Nhĩ Kỳ với sự thế tục hóa hoàn toàn dưới chế độ Kermal Ataturk cho đến Arập Xêút, nơi các luật lệ truyền thống về cơ bản vẫn còn hiệu lực. Chẳng hạn, luật cho phép một người đàn ông có thể lấy đến bốn vợ nếu anh ta đối xử với các bà một cách bình đẳng, và việc ly dị vợ thực chất là tùy thích, luật này hiện không còn được tuân thủ ở nhiều nước Hồi giáo. Chính từ sự kết hợp của các lực lượng mới với sự thịnh vượng và tính linh hoạt mà rất có thể chúng ta sẽ thấy xuất hiện những hình thức sáng tạo mới của đức tin và văn hóa Hồi giáo. Nhưng, những cải cách hiện đại này sẽ không tránh khỏi sản sinh ra những phản ứng mạnh mẽ từ phía những người chính thống.
43. Nền văn minh Hồi giáo cổ điển
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 14, ảnh hưởng của nền văn minh Hồi giáo đối với thế giới lớn hơn bất kỳ một đế quốc nào khác trong lịch sử bấy giờ. Lãnh thổ Hồi giáo mở rộng ra rất nhanh chóng, và hầu hết sự mở rộng này đạt được bằng con đường xâm chiếm, chinh phục. Tuy vậy, trong những thế kỷ sau đó, việc bành trướng của đạo Hồi chủ yếu là qua con đường buôn bán và qua việc các nhà truyền giáo cải đạo cho dân chúng.
Kết quả của sự bành trướng đạo Hồi là người dân của nhiều chủng tộc khác nhau, nói nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau đã hòa trộn lẫn vào nhau. Tiếng Arập trở thành ngôn ngữ chung cho buôn bán và giao tiếp. Ở nhiều vùng ở Trung Đông, dân chúng bị Arập hóa, có nghĩa là ngôn ngữ và văn hóa của họ trở thành của Arập. Ở những vùng khác, người dân vẫn còn giữ được ngôn ngữ và văn hóa của chính mình, nhưng họ vẫn sử dụng chữ Arập trong viết lách và trong cầu nguyện.
Toán học, các khoa học tự nhiên, văn học và nghệ thuật phát triển rực rỡ trong các đế quốc Hồi giáo. Văn minh Hồi giáo ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền văn hóa châu Âu, ví dụ như việc sử dụng thủy lợi, những loại cây trồng mới và hệ thống chữ số Arập. Những người Hồi giáo cũng dịch nhiều cuốn sách của Hy Lạp cổ đại và họ chính là những người có công bảo tồn và truyền bá những thành tựu tư tưởng của Hy Lạp cổ đại vào châu Âu.
44. Nền văn minh của các thành thị
Nền văn minh Hồi giáo phát triển rực rỡ nhất ở các vùng đô thị. Chưa bao giờ điều này lại đúng như trong Thời đại Hoàng kim của đạo Hồi, khi các thành phố huyền thoại như Baghdad ở Irắc hay Granada ở Tây Ban Nha trở thành những trung tâm văn hóa rực rỡ và các trung tâm chính trị và thương mại phát đạt.
Một yếu tố quan trọng chi phối nền văn minh Hồi giáo là mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và chính trị trong đạo Hồi, và vai trò lịch sử của những tín đồ Hồi giáo thoạt đầu như những kẻ chinh phục và sau đó là những kẻ cai trị các vùng đất của họ trên thế giới. Triều đình của các caliph và các quốc vương Hồi giáo trở thành những trung tâm có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến sự sáng tạo văn hóa. Thế giới không phải Hồi giáo thường nghĩ về chúng như vương quốc tráng lệ huy hoàng của Nghìn lẻ một đêm. Thực tế ít có vẻ thần thoại hơn nhiều, nhưng sự giàu có, hùng cường và khoái lạc của Baghdad và Granada vào thời cực thịnh làm cả thế giới phải kinh ngạc. Triều đình bảo trợ cho các nhà thơ, các nghệ sĩ, nhạc sĩ, các triết gia, các nhà thần học, và thu hút những nhân vật văn hóa nổi tiếng về tài năng và sự thông thái vào quỹ đạo của nó.
Vì các đường buôn bán và giao thông tỏa đi từ những kinh đô như Baghdad, và sau này là Cairo, Delhi, Isfahan và Istambul đến những nơi xa xôi của thế giới Hồi giáo, nên những thành phố này, đến lượt chúng, mặc nhiên đóng vai trò như những trung tâm truyền bá văn hóa. Thực tế thì đạo Hồi, trong giai đoạn sáng tạo nhất của nó, là một nền văn minh tôn giáo của một số tương đối ít các kinh đô lớn và có lực cố kết chính trị tương đối mạnh. Điều đó tác động rất nhiều đến sự đồng nhất rõ rệt về văn hóa của thế giới Hồi giáo, và cho thấy Hồi giáo thực tế là tín ngưỡng của những chiến binh và những nhà buôn đi đây đi đó nhiều.
Món Kebab gồm thịt bò, gà, vịt,... xâu vào một cây dài với ớt xanh, cà chua... rồi nướng lên. Món này có xuất xứ từ vùng Hồi giáo Trung Đông. |
45. Khoa học và thần học
Khoa học trong Thời đại Hoàng kim của nền văn minh Hồi giáo xứng đáng được ca tụng không tiếc lời. Những học giả Arập trong các triều đình caliph Baghdad và Cordova Tây Ban Nha đã bảo tồn các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại, và đã chuyển giao cho châu Âu nhiều thành tựu khoa học quan trọng của phương Đông, như khái niệm về số 0 (số không) trong toán học vốn được phát minh ở Ấn Độ, nhưng được chính những người Hồi giáo Arập phát triển. Họ cũng đạt được những tiến bộ quan trọng trong một loạt các lĩnh vực như thiên văn học, quang học, địa lý và hóa học. Tất cả những thành tựu này diễn ra trong thời kỳ Đêm trường Trung cổ ở châu Âu; vì vậy nếu thế giới Hồi giáo không tạo ra được những thành tựu khoa học như thế thì nền học vấn trung đại của nhân loại chắc chắn sẽ chỉ ở một mức độ phát triển hạn hẹp hơn rất nhiều, và tất nhiên không thể nào có được những bước tiến quan trọng đã hình thành nên cả một chặng đường của nền khoa học hiện đại.
Trong lĩnh vực thần học và triết học, người Hồi giáo cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng và đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ tư tưởng phương Tây. Lĩnh vực khoa học tối cao với người Hồi giáo vẫn là những khoa học về thần học, tìm hiểu sự bí ẩn và uy nghiêm của Thượng đế và cách thức để áp dụng những luật lệ do Ngài thần khải. Nhưng phải đánh giá cao thái độ cởi mở của những kẻ chinh phục người Arập này với những gì mà khoa học tự nhiên Hy Lạp để lại tại các nước Trung Đông. Bình thường thì những tín đồ bảo thủ luôn tỏ thái độ hoài nghi đối với những tri thức thế tục của ngoại bang. Vậy mà ngày càng có nhiều người Hồi giáo ngả theo quan điểm cho rằng tất cả những hiểu biết liên quan đến những sáng tạo của Allah đều là tốt và nhằm để vinh danh Ngài, rằng khoa học và lô-gíc học có thể giúp cho việc hiểu biết sâu hơn về Thượng đế. Với họ, các nghiên cứu về tự nhiên và thần học đều là những kiến thức bổ sung hữu ích chứ không phải là vô bổ.
Một câu chuyện kể cho chúng ta biết rằng vị caliph Baghdag thế kỷ thứ 9 là al-Ma’mun đã mơ thấy Aristotle hiện ra trước mắt ông, và sau một cuộc thảo luận về triết học, đã dặn ông phải đối xử với các nhà khoa học như vàng ròng và phải kiên trì học thuyết cơ bản của đạo Hồi về tính Duy nhất của Thượng đế. Nhà triết học vĩ đại al-Ghazali, người đôi khi bị qui tội là đã làm suy yếu nền khoa học Hồi giáo vì nhấn mạnh đến bản năng thần bí, cũng đã khẳng định rằng nghiên cứu lô-gíc học Hy Lạp là yêu cầu cần thiết hàng đầu để có thể nghiên cứu học thuyết và giáo luật của đạo Hồi.
Triết học Hồi giáo đã phát triển dưới ảnh hưởng của tư duy Hy Lạp cổ đại, nó cố gắng tìm ra những gì có thể sử dụng được ở Plato, Aristotle, và phái Platon mới, và những gì không còn thích hợp nữa dưới ánh sáng của những phát hiện mới. Đáng chú ý là người Hồi giáo đã chiếm lấy cho mình phương pháp tư duy của Hy Lạp cổ đại, kéo theo một hệ quả là chính người Hy Lạp đã chuyển từ chủ nghĩa duy lý sang chủ nghĩa thần bí Platon mới.
Đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng Hồi giáo sơ kỳ là trường phái thần học Mu’tazila do Wasil ibn Ata (699-749) sáng lập. Nó thể hiện một khuynh hướng duy lý mạnh mẽ. Những gì Thượng đế làm luôn là những cái phù hợp với lý tính, và theo các nhà tư tưởng thuộc trường phái Mu’tazila thì sự suy lý, với tư cách là nguồn gốc của chân lý, có vai trò tương đương với khải thị và hơn hẳn so với truyền thống. Họ biện minh cho ngôn ngữ nhân hình về Thượng đế trong kinh Koran, và khẳng định rằng kinh Thánh được tạo ra dần dần theo thời gian, khác với quan điểm của những người tự coi là chính thống cho rằng đó là những Lời Vĩnh hằng của Thượng đế. Phái Mu’tazila được caliph Ma’mun (813-833) ủng hộ, vị caliph này chính là người đã gặp Aristotle trong giấc mộng.
Nhưng rồi các bài viết của Abul-Hasan al-Ash’ari (873-935) đã hình thành một quan điểm sẽ quy định các trào lưu chính của thần học Hồi giáo sau này. Ông nói rằng những hành động của Thượng đế là không thể giải thích được bằng tư duy suy lý của con người. Thượng đế đơn giản là quyền lực tuyệt đối và ân sủng tuyệt đối mà con người phải sùng bái và vâng lệnh, bí ẩn của quyền lực và ân sủng đó vượt quá khả năng tư duy của con người. Quan điểm này được các lãnh tụ chính trị cũng như tôn giáo ủng hộ, và chúng mở ra thời kỳ mà thần học Hồi giáo nhấn mạnh ngày càng nhiều hơn vào quan điểm cơ bản của đạo Hồi về tính duy nhất và sự thống trị độc tôn của Thượng đế. Nó dẫn đến quyết định luận hay thuyết tiền định trong thần học, và khuynh hướng phiếm thần trong Hồi giáo Mật tông - trong cả hai trường hợp, người kiểm soát duy nhất với thực tại sáng tạo là Thượng đế, dù nhìn nhận theo quan điểm ý chí vĩnh hằng của Ngài hay theo sự tồn tại vĩnh hằng của Ngài.
Vào thế kỷ 11 và 12, hai nhà triết học lớn ở hai đầu của thế giới Hồi giáo đã cố gắng làm sống lại cách tiếp cận duy lý, và trong khi làm như thế hai ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng của châu Âu. Cả ibn-Sina (980-1037, được châu Âu biết đến dưới cái tên Avicenna) ở Ba Tư và ibn-Rushd (1126-1198, được biết với tên Averroes) ở Tây Ban Nha đều chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống Hy Lạp, cả hai đều ra sức khẳng định địa vị ưu tiên của lý trí và khoa học so với khải thị. Hai nhà thần học này một mực kiên trì với những tư tưởng như vũ trụ tồn tại vĩnh cửu và chỉ có linh hồn là tiếp tục sống sau khi người ta chết. Tin tưởng rằng người Hy Lạp đã chứng minh một cách thuyết phục những luận đề này bằng con đường suy lý, hai ông đòi hỏi các học thuyết Hồi giáo về Sáng thế và Phục sinh cần phải được giải thích theo một cách mới chứ không phải theo từng câu từng chữ trong kinh Koran.
Al-Ghazali, người kế tục truyền thống của Ash’arite cho rằng con đường của Thượng đế nằm ngoài mọi khả năng hiểu biết của con người, đã công kích quan điểm này trong tác phẩm Sự mơ hồ của các nhà triết học, ông cố chứng minh quan niệm nói rằng vật chất tồn tại vĩnh viễn và không phải do Thượng đế sáng tạo ra là không thể đứng vững được ngay cả với tư duy suy lý, hơn nữa suy lý là phương pháp sai lầm để nghiên cứu những sự vật tối thượng. Averroes đáp trả bằng cuốn Sự mơ hồ của sự mơ hồ, tiếp tục nhấn mạnh đến lý trí, dù về sự Phục sinh thì ông có lập trường gần với quan điểm chính thống hơn so với lập trường của Avicenna. Ông lập luận rằng việc thân thể cốt nhục của người ta có thể sống lại trong ngày Phục sinh là điều không thể tin được về mặt lý trí và khoa học, vì thế có lẽ Thượng đế sẽ cấp cho mỗi linh hồn một thân xác mới để họ có thể sống dậy trong ngày Tận thế.
Dù có khuynh hướng thần bí, nhưng tư tưởng của Averroes vẫn tỏ ra rất rộng rãi và tự do. Ông khẳng định triết lý Hồi giáo ưu việt hơn so với “Nhà nước lý tưởng” của Platon, vì đạo Hồi tìm kiếm hạnh phúc cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho tầng lớp tinh hoa; và ông cũng chứng tỏ mình không hề cố chấp khi lấy làm tiếc rằng đạo Hồi không cho người phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới giống như Platon đã làm trong tác phẩm Cộng hòa của ông ta.
Đáng tiếc là những quan điểm tự do như thế không trở thành trào lưu chính của các tư tưởng Hồi giáo về sau này. Thay vì thế, chủ nghĩa phản duy lý nhiệt thành của trường phái Ash’arism và al-Ghazali, được Mật tông Sufi nhuận sắc thêm, đã trở thành lập trường chính thống trong trường phái thần học cổ điển vĩ đại cuối cùng, đó là trường phái của các học giả Shihab al-Din al-Suhrawardi (1155-1191), ibn al-Arabi (1165-1240) và Sard al-Din al-Shirazi (?-1640). Nghiên cứu rất kỹ lưỡng Avincenna và Averroes, nhưng họ lại theo đuổi một thứ chủ nghĩa Platon mới cực đoan, chịu ảnh hưởng bởi quan niệm về ánh sáng và bóng tối của Đạo Zoroastria (Đạo Thiện cách tân). Nó mô tả tính chất đa tầng trong sự tồn tại duy nhất của Thượng đế, lấy mẫu là sự thống nhất đi cùng với sự đa dạng của nhân loại, và vũ trụ có thể hiểu như một “nhân loại vĩ mô”.
Như vậy nền văn minh Hồi giáo cổ điển đã tạo ra một nền khoa học và triết học hết sức đa dạng và rực rỡ, nhưng rồi tất cả đều bị kìm hãm bởi những giới hạn chẳng mấy khi linh hoạt của một thế giới quan mà tiêu chuẩn của nó là những khải thị trong kinh Koran.
"Thảm hoa" - siêu mẫu Israel |
46. Văn học
Trong nền văn học Hồi giáo, thơ ca được coi trọng hơn rất nhiều so với văn xuôi trong cả hai ngôn ngữ văn học có ảnh hưởng nhất của đạo Hồi là tiếng Arập và tiếng Ba Tư, những ngôn ngữ này đã đóng góp rất nhiều cho thơ ca và tạo ra một tình cảm thơ mộng cao độ. Ngoài những bài thơ tôn giáo ra thì cả hai ngôn ngữ này đều có những kho tàng vô cùng phong phú các bài thơ thế tục, các câu chuyện vui, chuyện cười, các bài tửu ca và sử thi cùng với các bài tụng ca tán dương các chiến công của các hoàng tử và các chiến binh.
Có thể vì những bài thơ thế tục này mà thơ ca không được những người Hồi giáo chính thống coi trọng cho lắm. Tất nhiên phải có một ngoại lệ quan trọng, đó là kinh Koran. Mặc dù không phải toàn bộ là thơ, nhưng kinh Koran được viết với một tiết tấu và vần điệu rất độc đáo và mạnh mẽ. Nhưng vị trí của kinh Koran trong văn học Hồi giáo lại khá nghịch lý. Là một văn bản mà người Hồi giáo dùng để học đọc học viết, mà người ta học thuộc lòng từng đoạn dài, và họ thường xuyên được nghe trích đọc, những âm thanh uyển chuyển uy nghiêm của nó chắc chắn phải khắc sâu trong tâm khảm của họ. Vậy mà mọi sự bắt chước hay bình phẩm về nghệ thuật của kinh Koran đều bị cấm ngặt; những ai làm như thế tức là phạm tội báng bổ. Vì vậy, kinh Koran chỉ được trích dẫn trực tiếp trong các bài diễn giải và những khảo luận sùng đạo, còn thì người ta không thấy một ảnh hưởng trực tiếp nào của nó về cả đề tài cũng như phong cách đối với nền văn học Hồi giáo.
Cũng vì lý do đó mà không có nhiều bài thơ tôn giáo hay gắn liền với trào lưu chính thống của đạo Hồi. Và chỉ trong Hồi giáo Mật tông, đặc biệt là ở Ba Tư, mới có những khổ thơ thần thánh thể hiện tinh hoa của văn học Hồi giáo. Chịu ảnh hưởng từ thi ca thế tục về rượu và tình yêu chẳng kém gì ảnh hưởng từ kinh Koran, những bài ca về thần thánh này sử dụng một cách táo bạo những ngôn từ của sự say sưa ngây ngất và đam mê nhục dục để nói về mối quan hệ của con người với Thượng đế, như với người Bạn và người Tình tối thượng. Chúng ca tụng vị “Thượng đế làm si mê lòng người”, không chỉ ca tụng Ngài với một tình yêu siêu nhiên trong lòng, mà còn thổ lộ nó ra trong những vần thơ bay bổng chứa đầy những nỗi đam mê nóng bỏng.
Mật tông Hồi giáo cũng tự thể hiện mình trong những tác phẩm tao nhã. Ví dụ nổi tiếng nhất là bài thơ ngụ ngôn Tiếng nói của chim muông, trong đó nhà thơ thần hiệp Ba Tư Farid-ad-Din Attar (thế kỷ 13) kể về cuộc hành trình của ba mươi con chim đại diện cho vạn vật (si morgh), cuối cùng chúng đến được với Thượng đế. Khi ấy, mặt trời chiếu ánh nắng vào chúng và tâm hồn chúng bỗng rực sáng. Trong hồi quang của những gương mặt mình, ba mươi con chim của vạn vật (si morgh) đã nhận ra gương mặt của thần thánh (simorgh). Chúng chiêm ngưỡng simorgh và nhận ra rằng đấng ấy không phải gì khác hơn mà chính là vạn vật (si morgh), tức chúng với Thánh thần cũng là một.
47. Nghệ thuật
Khi đạo Hồi được mở rộng thì một phong cách nghệ thuật Hồi giáo độc đáo cũng dần dần phát triển lên. Nó được sử dụng chủ yếu cho các kiến trúc tôn giáo, minh họa các cuốn sách, trang trí đồ gốm, đồ kim loại và các loại vật dụng khác. Nghệ thuật Hồi giáo chịu ảnh hưởng từ những phong cách nghệ thuật của các vùng đất bị chinh phục. Trong số này có nghệ thuật La Mã, Byzantine và Ba Tư.
Sự phát triển của nghệ thuật Hồi giáo chịu ảnh hưởng bởi hai giới cấm quan trọng của đạo Hồi. Mohammed cấm các nghệ sĩ không được bắt chước Thượng đế, Đấng Sáng tạo ra muôn loài, bằng cách sáng tạo ra những hình ảnh các sinh vật sống. Vì thế hầu như toàn bộ nghệ thuật tôn giáo chỉ tập trung vào các nghệ thuật trang hoàng, trang trí mà không mô tả con người và động vật. Giới cấm thứ hai là không cho phép sử dụng các loại vật liệu đắt tiền. Do đó các nghệ sĩ Hồi giáo thường làm việc chủ yếu với đồng, đất sét và gỗ. Họ biết cách trang trí các đồ vật làm bằng các thứ vật liệu không đắt tiền này một cách tài ba đến nỗi trông chúng đẹp chẳng kém gì bạc hay vàng.
Sự ngăn cấm nghệ thuật tả thực có tác động quyết định đến sự hình thành của một nền nghệ thuật Hồi giáo độc nhất vô nhị. Dù không được ghi trực tiếp trong kinh Koran, nhưng quan niệm cho rằng nghệ thuật tả thực sẽ dẫn đến việc thờ cúng thần tượng đã sớm được phổ biến trong thế giới Hồi giáo. Điển hình là việc cấm các hình vẽ, tượng, và tránh bất kỳ thứ nghệ thuật tả chân nào trong tôn giáo và văn hóa Hồi giáo.
Nhưng điều đó không có nghĩa là đạo Hồi phê phán cái thế giới nguyên mẫu của nghệ thuật tả thực, vì đạo Hồi không phải là một thứ chủ nghĩa khổ hạnh kiểu như thế. Kinh Koran ca tụng niềm vui của hôn nhân và ăn uống, còn thiên đàng thì được miêu tả bằng những lời lẽ của khoái lạc thể xác. Nhưng đó là những món quà của Thượng đế, mà người ta đón nhận và hưởng thụ chúng với lòng biết ơn. Chúng không phải là vật để thờ phụng hay để tái hiện lại một cách nhân tạo như biểu tượng cho sự tưởng thưởng của Thượng đế, vì Thượng đế không cần đến cách đó để kêu gọi loài người tuân phục Ngài.
Dù việc tuân thủ điều cấm kỵ này có khác nhau tùy theo thời đại và tùy theo mỗi nước, nhưng điều đó có nghĩa là nghệ thuật Hồi giáo về cơ bản là nghệ thuật trang trí, bút chì với cọ vẽ chỉ giới hạn trong thư pháp và minh họa sách. Riêng minh họa sách là lĩnh vực trong đó nghệ thuật tả thực được đa số chấp nhận, chỉ trừ những người quá cố chấp. Đạo Hồi cũng cho phép tả thực trong những hình thức nghệ thuật thứ yếu như gạch lát, các bức tượng nhỏ và đồ sứ, nhưng không cho phép làm các pho tượng lớn và vẽ tranh. Tuy vậy, các nghệ sĩ Hồi giáo tài năng đã biết khai thác những phương tiện chuyển tải hạn chế này đến mức tối đa, và họ đã tạo ra một di sản nghệ thuật rất đáng chú ý.
Trong thời Trung cổ, người Hồi giáo và người Thiên Chúa giáo đánh nhau trong các cuộc Thập tự chinh. Các dân tộc Hồi giáo đoàn kết lại với nhau trong cuộc chiến tranh chung của họ chống người Thiên Chúa giáo châu Âu. Và nghệ thuật Hồi giáo cũng được thống nhất lại. Từ Tây Ban Nha cho đến Ấn Độ, nghệ thuật của các nước Hồi giáo hầu như là giống nhau.
Nhưng đến thế kỷ 15 thì thế giới Hồi giáo đã ít thống nhất hơn. Nhiều người trong các dân tộc Hồi giáo đi theo các tôn giáo khác. Các cuộc Thập tự chinh đã chấm dứt, và các nước Hồi giáo nhiều khi lại đánh lẫn nhau. Nhưng nghệ thuật Hồi giáo vẫn tiếp tục phát triển. Các thánh đường vẫn tiếp tục được xây dựng; các đồ vật bằng kim loại, đất sét, và da vẫn được trang trí theo phong cách arabesque; sách vở được minh họa bằng tranh tiểu họa; các tấm thảm vẫn được dệt theo phương pháp truyền thống. Và sau thế kỷ 15, một số nghệ sĩ Hồi giáo đã bắt đầu đưa một số yếu tố của nghệ thuật châu Âu vào các tác phẩm của họ. Ngày nay, nghệ thuật của nhiều nước Hồi giáo đã mang những đặc trưng quốc tế, mặc dù những cảnh vật và đề tài có thể vẫn liên quan đến một dân tộc Hồi giáo nào đó.
Theo NguyênSinh
"Tĩnh vật hoa" - tranh của họa sĩ Kopania Henry |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét