"Bích đào" - Hot girl Việt Nam |
Một trăm bốn tư bát đĩa xếp vào một đống. Kém gì một cái gò nhỏ. Cố nhiên trong cái thế gian này, không có một thứ mâm nào bầy được nhiều đĩa bát. Người ta phải đặt nó vào chiếc chiếu. Thế rồi, khi ăn, phần của ai thì nguời ấy gắp, các cụ chỉ chung nhau có bát nước mắm. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Nhìn theo sử sách, ai cũng phải cho rằng Cổ Loa là làng văn vật. Bởi vì nó là kinh đô của vua An Dương Vương, trước mấy nghìn năm, hẳn đã từng chứa cái phồn hoa của áo xiêm cung điện. Trong nước Việt nam, làng ấy khai hóa rất sớm. Với bấy nhiêu năm tiến hóa, tự nhiên nó phải văn minh hơn những thôn xã mới lập sau này.
Có đến mới biết. Sự thật ít khi đi với trí tưởng tượng.
Hình như đã bị một giải thành đất giam hãm trong vành trôn ốc quanh co, con ốc cổ ấy tuy có sống lâu, nhưng vẫn không thể nhích đi bước nào.
Nó chỉ hơn người cái lớn. Tính cả nam phụ lão ấu, làng ấy có tới trên một vạn người. Riêng về số người phải đóng thuế thân, cũng đã đến gần ba nghìn.
Ba nghìn người chung nhau một cái đặc tính. Các ngài về tỉnh Phúc an, bất kỳ hàng cơm hay quán nước, hễ thấy có kẻ ăn tục nói khoác, thì cứ hỏi họ có phải là người làng Cổ Loa hay không. Nếu họ đáp không, ấy là họ nói dối.
Đào tạo cho họ cái đặc tính ấy, một phần là do ngôi chợ Xa, cái chợ rất lớn của tỉnh Phúc an. Hàng hóa nhiều nhất trong chợ là lợn. Cứ đén phiên chợ, lợn lớn lợn nhỏ đo nhau nằm một dãy dài. Vì thế trong cố đô nhà Thục, sản xuất rất nhiều lái lợn. Họ đã tổ chức thành một nhóm hội, hội viên cũng khá đông. Với một vành khăn tai chó ngất ngưởng trên bộ trán da hồng, hàng phiên, các hội viên ấy thi nhau xưng hùng xưng bá ở dẫy hàng lợn. Bất cứ kẻ mua ,người bán , nếu không qua tay họ không xong.
Nghề ấy rất có sức mạnh, nó đã làm cho cả làng ấy biến thành quân thù của văn học. Họ cũng học đấy, song mà không cần phát đạt. Trong cái thời đại hán học dằng dặc gần một nghìn năm, họ chỉ đóng góp với các xứ một ông tú tài. Từ ngày Tây sang đến giờ, chưa có người nào thi đậu Cao đẳng tiểu học.Nhưng mà người họ rất thọ.
Các làng Bắc kỳ, phần nhiều có lệ năm mươi nhăm tuổi thì được lên lão. Những ông gọi là lão nhiêu đáng lẽ phải đóng thuế thân thêm sáu năm nữa mới được miễn trừ, song vì tục dân trọng lão đã quen, cho nên dân phải vui lòng chia nhau gánh đậy cho các lão ấy. Làng này hơi khác. Hạng lão già hơn hạng lão các nơi năm tuổi, bởi vì cái tuổi lên lão của họ phải đúng sáu mươi . Vậy mà số lão ở đây mới đông làm sao. Có thể bằng một làng nhỏ.
Chợ Xa họp vào ngày sáu, ngày một. Trong những ngày ấy, khoảng chín, mười giờ, đứng ở cổng chợ phía bắc, người ta sẽ thấy những ông tóc bạc, râu dài, lộc chộc chống chiếc gậy trúc kéo vào phía trong chợ từng lũ. Rồi đến buổi chiều, cũng ở chỗ ấy trở vào cổng làng với những bộ mặt dỏ như mặt trời và những hơi thở sặc sụa mùi rượu.
Mâm cỗ ngày nay. |
Các cụ no say về lợn. Bao nhiêu con lợn đem bán ở chợ Xa đều phải đóng thuế cho các cụ cả.
Giữa chợ có một cái quán khá rộng, người ta thường gọi là chầu các cụ. Cứ đến phiên chợ các cụ ăn cơm thật sớm, rồi lại rủ nhau ra ngồi tại quán đó, để ra lệnh cho tên mõ chợ đi lùng trong dẫy hàng lợn.
Những người đi bán lợn con thường có một đồ dùng đặc biệt. Họ rốt lợn vào rọ, họ đựng dọ bằng chiếc lồng to , rồi họ dùng cây đòn tre khiêng cái lồng ấy vào chợ.
Lồng lợn của họ vừa đặt xuống, mõ chợ đã đến thu mất cây đòn để đem về quán trình với các cụ, muốn khiêng lồng về, ngưồi ta phải đến quán ấy mà chuộc lấy cây đòn ấy. Tiền chuộc tùy ý các cụ định liệu, ít nhất cũng phải hai hào. Đó là thuế một lồng lợn.
Một cái thị trường rộng lớn như ngôi chợ Xa, mỗi phiên phải có hàng trăm lồng lợn. Bời vì lợn của mấy huyện gần đấy, đều phải bán ở chợ ấy. Cho nên, riêng số thuế lợn, mỗi ngày đã có vài chục đồng. Trừ ra một phần để dành, món tiền ấy sẽ làm cho các cụ no say trong ngày hôm ấy. Vì vậy, các cụ mong đến phiên chợ chẳng khác con gái mong đến ngày cưới. Mưa bão chết cò, cũng cố dò đi, chỉ khi nào ốm nặng mới chịu ở nhà.
Trong lúc ăn uống các cụ không thèm dùng đến đầy tớ, nhà bếp. Đã có cụ dưới đi phục dịch cụ trên. Thì ra cái tuổi lục tuần, ở các làng khác là tuổi cơm bưng, nước rót, con cháu dưới gối sum vầy, nhưng ở làng này, vẫn còn là tuổi chỉ để năm ngày một lần ra chợ thái thịt, đun bếp, xách bát, dựng mâm cho các người khác.
Đấy là cái nạn hàng phiên. Cái nạn hàng năm còn khổ hơn nữa. Một làng Cổ Loa tất cả trên sáu trăm cụ. Mỗi năm một lần, cứ đến hồi cuối tháng chạp, mấy trăm cụ đó họp nhau đánh chén một bữa.
Chi phí về bữa chén đó đã có số tiền thuế lợn để dành trong hàng phiên. Các cụ chỉ cần người chứa.
Những ai đóng vai ấy?
Thì lại mấy cụ ngồi dưới.
Họ kêu là chức các cụ.
Tôi đã bị một phen sặc cười khi nghe một cụ làng ấy thuật lại chi tiết của công cuộc đó.
Cái đặc sắc của "cỗ việc làng" làng này chỉ là thịt chém mấu nứa.
Các ngài nếu chưa ăn cỗ nhà quê, chắc chưa biết thứ thịt ấy. Nó là những miếng thịt luộc chặt ra, lớn bằng nắm tay đứa trẻ lên năm trùng trục như mấu cây nứa , người ta đựng bằng lá chuối và để lù lù giữa mâm, cỗ của làng này ăn uống tại đình, phần nhiều chỉ có món đó. Nhưng đến bữa tiệc tất niên của các bô lão, thì lại không dùng kiểu ấy, các cụ ăn lối nửa chợ nửa quê.
Đã có điều lệ nhất định, mỗi mâm phải tám thứ nấu, tám thứ dò nem, chả lòng,thịt, tất cả cũng tám thứ nữa. Cộng trong một mâm, lớn nhỏ hai mươi bốn thứ.
Cứ thế cũng đủ chết người chứa rồi, vì không có hạng mâm nào đựng được hết bấy nhiêu thứ. Nhưng nào có thế thôi, nó còn gấp lên nhiều lần.
Theo tục làng ấy, mỗi cỗ đều phải đóng sáu. Sáu người ngồi chung một cỗ, tránh sao cho khỏi cái tệ ăn tham? Với hạng trai trẻ, người ta có thể dùng cách bẻ đũa để trừng phạt những kẻ gắp nhiều, nhưng các cụ là bực đạo mạo, không thể làm theo kiểu ấy. Chắc hẳn ngày xưa đã có cụ nào nghĩ đến chỗ đó, nên mới đặt ra lệ ăn riêng.
Trong một mâm, bất cứ món gì đều phải đủ con số sáu. Sáu dò, sáu nem. sáu bong bóng, sáu mắm mực. Cái gì cũng sáu tất cả.
Các ngài hãy thử tưởng tượng hình dạng một mâm ấy ra sao. Sáu lần hai bốn, thành ra một trăm bốn tư.
Một trăm bốn tư bát đĩa xếp vào một đống. Kém gì một cái gò nhỏ. Cố nhiên trong cái thế gian này, không có một thứ mâm nào bầy được nhiều đĩa bát. Người ta phải đặt nó vào chiếc chiếu. Thế rồi, khi ăn, phần của ai thì nguời ấy gắp, các cụ chỉ chung nhau có bát nước mắm.
Những cái dạ dày già nua chứa sao hết bấy nhiêu món ăn? Ăn không hết các cụ lấy phần. Mỗi phần ít ra cũng đầy rổ.
Chỉ khổ các cụ nhà chứa. Nhà nào sắm cho đủ bấy nhiêu đĩa bát. Trước ngày phải nhờ họ hàng đi mượn, sau ngày chứa lại cậy họ hàng đi trả. Bao nhiêu con lợn chết theo với cuộc chứa đó. Nhiều người làm ăn gom góp từ trẻ đến già, chỉ chứa một bữa là hết.
Nhà văn Ngô Tất Tố
"Rượu nho" - siêu mẫu đồ lót châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét