"Ánh sáng" - siêu mẫu nội y châu Âu |
Ăn phở quan trọng nhất chính là nước dùng. Nước dùng phải trong, ngọt. Cái ngọt ở đây là vị ngọt của xương bò được ninh từ 8 đến 10 tiếng, hòa quyện với vị cay ấm của gừng đập nhỏ và không có hương quế hay hồi. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tôi rời Hà Nội vào Sài Gòn khi còn nhỏ, lúc ra đi, tôi mang theo mình nỗi nhớ da diết từng góc phố, hàng cây, con đường... và đặc biệt là hương vị phở.
Thời gian cứ thế trôi qua, mọi thứ dần phai nhạt theo thời gian nhưng hương vị của tô phở ngày nào vẫn vương vấn mãi trong tôi. Ở Sài Gòn, tôi cũng đã đến nhiều quán phở Bắc nhưng vẫn không thể nào tìm lại được mùi vị truyền thống của phở Hà Nội…
Biết tôi yêu phở Hà Nội, một bữa nọ, nhỏ bạn dắt tôi đến quán Phố Nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu với lời giới thiệu: “Chắc chắn là phở Hà Nội!”. Vừa đặt chân vào quán, nỗi nhớ Hà Nội như ùa về trong tôi. Những bức tranh tường vẽ cảnh phố cổ, hàng cột điện, khung cửa sổ, ban công và cả dòng chữ “khoan cắt bê tông”… đều khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng giữa phố phường Hà Nội.
Không gian nơi đây được trang trí không cầu kỳ nhưng lại tỉ mỉ đến từng chi tiết. Những nét chấm phá với màu xám của cây cột điện, màu đỏ của mái ngói lô xô, màu rêu của bức tường nhiều kỷ niệm và gam màu bình dị của phố cổ Hà Nội làm nên không gian cho Phố Nhỏ. Anh Đạt - chủ quán, một người con của Hà Nội đã tự mình phác thảo ý tưởng và thiết kế cho Phố Nhỏ. Hẳn anh phải yêu Hà Nội lắm và mang tình yêu ấy gửi gắm vào từng chi tiết trang trí giúp thực khách cảm nhận được hồn Hà Nội phố giữa lòng Sài Gòn.
Phở Thìn Phố Nhỏ. |
Ngay giữa không gian đậm chất Hà Nội như vậy lại được thưởng thức một tô phở đúng kiểu Hà Nội nữa thì quả không còn gì thú vị bằng! Phở ở đây do chính tay con gái của cụ Thìn, chủ thương hiệu phở Thìn nổi tiếng khắp 3 miền, chế biến. Công thức nấu phở Thìn được gìn giữ qua suốt 60 năm, là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất để tạo nên hương vị phở Hà Nội truyền thống.
Để có được một bát phở ngon, người làm phải cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến chế biến. Ăn phở quan trọng nhất chính là nước dùng. Nước dùng phải trong, ngọt. Cái ngọt ở đây là vị ngọt của xương bò được ninh từ 8 đến 10 tiếng, hòa quyện với vị cay ấm của gừng đập nhỏ và không có hương quế hay hồi. Để nước dùng trong, người nấu phải liên tục vớt bọt trong quá trình ninh xương. Thịt bò mềm ngọt, thơm dịu, nạm gầu gân căng mọng, giòn tan. Bánh phở tươi, mềm và dai, được đặt mua từ cơ sở do một người Hà Nội sản xuất. Bát phở dọn ra được rắc thêm hành thái nhỏ, điểm thêm mấy cọng rau thơm tươi xanh trông thật đẹp mắt. Sự hài hoà giữa nước và cái, giữa thịt và bánh phở đã tạo nên cái ý vị riêng của bát phở mà không món ăn nào có được. Ngay giữa đất Sài Gòn, bạn vẫn có thể thưởng thức được một bát phở Thìn đúng chất Hà Nội.
Khẩu vị và cảm nhận mỗi người mỗi khác, nhưng đã đặt chân tới Phố Nhỏ, dù chỉ một lần, ai cũng sẽ hài lòng với khung cảnh thanh bình của một góc phố cổ và thưởng thức món phở thơm ngon, ngọt lành. Ngoài món phở nước “kinh điển”, còn có một số món phở khác mà chỉ nghe tên thôi đã khiến ta không khỏi nao lòng: phở tái nạm, phở gầu, phở gân, phở áp chảo, phở xào…
Những người yêu mến ẩm thực hãy thử một lần đến Phố Nhỏ để được thả mình vào không khí phố cổ Hà Nội và cảm nhận hương vị truyền thống của phở Thìn Hà Nội ngay giữa lòng Sài Thành.
Theo Afamily
"Họp chiến thuật" - Hot girl Thái Lan |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét