"Mong manh" - Hot girl Nhật Bản |
Việc coi bói toán, xem tử vi... không có trong giáo lý nhà Phật. Cái mà mọi người thường gọi là số mạng tức là nghiệp lực trong Phật giáo vì mọi cái đều do nhân thiện, ác gieo trồng. Bói toán, tử vi đều là trái với lý nhân quả. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Theo thầy Thích Viên Kiến (chùa Bửu Lâm - Bình Định) thì những người thích coi bói toán là những người mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài. Và nếu là một Phật tử thì họ sẽ xem đức Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui hoặc giáng họa.
“Tuy nhiên đức Phật là bậc Giác ngộ, là người Thầy dẫn đường cho chúng ta tới giác ngộ. Ngài không phải là một vị thần linh tối cao hay một đấng thượng đế toàn năng, sáng tạo và bất diệt” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật nói: "Những hành vi tạo lỗi này do chính bạn làm, không phải do nơi cha mẹ, bè bạn hay người thân quyến thuộc cho nên chính bạn phải gặt hái kết quả đau khổ".
“Căn cứ theo lý nhân quả Phật dạy, bất cứ việc làm nào mà không phù hợp với chân lý thì đều rơi vào con đường tà kiến mê tín. Do đó, bói toán hay xem số tử vi đều là trái với lý nhân quả” - Thầy Viên Kiến khẳng định.
Đồng thời, theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề tai họa hay sung sướng, khổ đau hay bất hạnh, giàu có hay nghèo khổ đều do nhân thiện ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời sống trước rồi đời này hay đời sau chịu quả báo.
"Khỏa thân xanh" - tranh của họa sĩ Phạm Trinh |
Ở kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ, xem sao và xem tướng số.
Nhà chùa tùy duyên hành đạo
Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao, đoán quẻ chỉ vì muốn đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi.
“Thật ra, việc làm này không đúng với chánh pháp Phật dạy. Nhất là trái hẳn với lý nhân quả. Nhưng vì đã trở thành một thói quen tin tưởng lâu đời rồi nên người Phật tử cũng khó dứt khoát trừ bỏ hẳn” - thầy Viên Kiến cho hay.
Vì thế trong chùa mới bày ra việc coi sao, bói toán. Ðây cũng là một trong muôn ngàn phương tiện độ sinh. Vì nếu không bày ra như thế thì Phật tử cũng vẫn đi tìm nơi khác để xem coi. Trong chùa bày ra như thế để Phật tử còn có cơ duyên về chùa. Khi Phật tử về chùa thì dù sao Phật tử cũng còn lạy Phật hoặc nghe pháp.
Lợi ích là vì Phật tử còn có cơ hội trau dồi học hỏi thêm Phật pháp và đồng thời cũng gieo duyên lành với Tam Bảo. Và nhân đó, chư Tăng Ni còn có thể giải thích cho Phật tử biết thêm về chánh lý nhân quả.
“Nhờ phương tiện bày ra đó, có nhiều Phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín nhưng dần dần về sau, khi nghe chư Tăng Ni giảng pháp và tìm hiểu học hỏi Phật pháp sẽ phát khởi tín tâm vào Tam bảo và lý nhân quả. Trở lại với con đường chánh lý, chánh tín vậy” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét