Luyện giỏi, bắn trúng - bộ đội Tên lửa góp phần giữ vững sự bình yên bầu trời Tổ quốc. |
Cuộc tranh chấp biển Đông đã mang một hình bóng của một cuộc xung đột kể từ 2008-2009 - khi Trung Quốc tuyên bố coi nó là "lợi ích cốt lõi" và sẵn sàng tiến hành chiến tranh để bảo vệ lợi ích của mình.
Những tuyên bố của Trung Quốc như thế không làm ngạc nhiên cộng đồng quốc tế bởi lẽ nó rất phù hợp với những hành động trước đây của TQ và chiều hướng rõ nét muốn sử dụng vũ lực để giải quyết các xung đột lãnh thổ thay vì thông qua các giải pháp. Đặc biệt từ sau 2009, khi Trung Quốc đi theo cái mà được miêu tả thích hợp nhất là một sự phiêu lưu quân sự nguy hiểm của TQ tại các vùng nước tranh chấp, không chỉ làm mất ổn định khu vực châu Á-TBD và tạo ra sự xung đột quân sự với Mỹ.
Việc Trung Quốc tăng cường đe doạ về xung đột tại Biển Đông có thể không còn giới hạn vào mong muốn một cách cháy bỏng của Trung Quốc nhằm giành được những nguồn dự trữ lớn dầu lửa ở khu vực Biển Đông và khu vực Biển Nhật Bản (East China Sea) và vùng Biển Hoàng Hà (Yellow Sea). Các chiến lược phá hoại của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông bây giờ đã trở thành một bàn cờ chiến lược, cụ thể là nhằm chiếu tướng Mỹ và TQ sẽ đảm nhiệm vai trò chủ đạo ở châu Á.
Việc Trung Quốc tăng cường đe doạ về xung đột tại Biển Đông có thể không còn giới hạn vào mong muốn một cách cháy bỏng của Trung Quốc nhằm giành được những nguồn dự trữ lớn dầu lửa ở khu vực Biển Đông và khu vực Biển Nhật Bản (East China Sea) và vùng Biển Hoàng Hà (Yellow Sea). Các chiến lược phá hoại của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông bây giờ đã trở thành một bàn cờ chiến lược, cụ thể là nhằm chiếu tướng Mỹ và TQ sẽ đảm nhiệm vai trò chủ đạo ở châu Á.
Trung Quốc có thể bất chấp toàn bộ các nước tranh chấp khác ở Biển Đông với sức mạnh quân sự của mình ở mọi thời điểm nhưng họ không thể làm như vậy bởi lẽ TQ có thể đạt được kết quả cuối cùng bằng một sự lựa chọn với chi phí thấp qua một chiến lược thành thạo và tăng dần nhằm làm cho cuộc xung đột vẫn âm ỉ nhưng không vượt ra ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc. Với một chiến lược như vậy, Trung Quốc có thể chặn trước được một sự can thiệp nhanh chóng của Mỹ mà vẫn đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
"Vọng Phu" - Hot girl Sam |
Về mặt địa chính trị, mục đích của Trung Quốc đối với Mỹ là làm cho hình ảnh của Mỹ bị biến mất qua việc Mỹ không có hành động quân sự nào đối với sự phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Nếu tạo cho người ta có cảm giác rằng một nước Mỹ bất lực đối với Trung Quốc ở khu vực sẽ là một tai hoạ đối với Mỹ.
Vê địa chiến lược, mục đích của Trung Quốc là tạo cho các nước Đông Nam Á có cảm giác rằng việc Mỹ không có phản ứng mạnh đối với Trung Quốc là do Mỹ thiếu thiện chí chính trị và chiến lược để đối đầu với Trung Quốc trên các vấn đề tranh chấp. Hơn thế nữa, TQ muốn là làm cho các nước ĐNA tin rằng Mỹ không còn là đối tác chiến lược tin cậy của các nước châu Á để đối trọng lại TQ.
Tất cả những ý đồ của TQ ở trên là nhằm giảm bớt sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực và để tạo ra khoảng tróng cho Trung Quốc nhảy vào thống trị khu vực châu Á-TBD.
Thời điểm Trung Quốc tăng cường mối đe doạ trong vòng mấy tháng qua cũng rất có ý nghĩa, đặc biệt nó đi ngược lại sự logic chiến lược. Trung Quốc được giới nghiên cứu chiến lược quốc tế nhìn nhận là có sự kiên trì chiến lược, tầm nhìn chiến lược lâu dài, và rằng Trung Quốc đã đang trở thành một cố đông có trách nhiệm về các vấn đề toàn cầu. Nhưng ở tại thời điểm này, khi mà TQ đang tăng cường mối đe doạ về một cuộc xung đột ở Biển Đông thì tất cả sự logic đó đã biến mất. Thế thì làm sao lý giải được sự ngang ngược về quân sự hiện nay của Trung Quốc trước xung đột tại Biển Đông. Sự ngang ngược này có thể do những nhân tố sau: Trung Quốc bị bất ngờ trước sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ và việc Mỹ tăng cường triển khai lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-TBD. Trung Quốc hy vọng rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh chính sách đe doạ quân sự trong cuộc xung đột tại Biển Đông sẽ tác động đến việc điều chỉnh quân sự của Mỹ tại CA-TBD.
Trung Quốc đang tìm cách ngăn cản việc các nước Đông Nam Á đang ngày càng bị hút quay trở lại đối với Mỹ và muốn các nước này phải có sự thoả hiệp chiến lược đối với Trung Quốc qua một tiến trình song phương mà Trung Quốc vẫn sử dụng đe doạ đầy đủ cả bằng quân sự và chính trị.
Trung Quốc đang tìm cách ngăn cản việc các nước Đông Nam Á đang ngày càng bị hút quay trở lại đối với Mỹ và muốn các nước này phải có sự thoả hiệp chiến lược đối với Trung Quốc qua một tiến trình song phương mà Trung Quốc vẫn sử dụng đe doạ đầy đủ cả bằng quân sự và chính trị.
Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang phải tập trung hết sức cho năm bầu cử Tổng thống, vì vậy hiện nay là thời cơ thích hợp để TQ khai thác những mục tiêu về địa chính trị và địa chiến lược.
Trung Quốc từ lâu đã tìm cách gieo rắc sự bất đồng giữa các nước ASEAN trong chiến lược toàn diện của mình nhằm lôi kéo các nước ASEAN ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Mỹ. Sự mất đoàn kết và chia rẽ giữa các nước ASEAN đã rõ hơn bao giờ hết tại cuộc họp Ngoại trưởng ở Campuchia tháng trước. CPC với sự chỉ đạo của Trung Quốc đã phá hoại sự đoàn kết của ASEAN trong một cách hết sức hiển nhiên trong đó CPC đã tiến hành một cuộc chiến tranh qua tay người khác để chống lại các quốc gia thành viên ASEAN.
"Trí thức tại La Rotonde" - tranh của họa sỹ Tulio Garbani |
Mỹ không phải là một kẻ đứng nhìn thụ động trước hành động đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đói với cuộc xung đột tại Biển Đông. Thậm chí trước khi Obama đưa ra học thuyết chiến lược quay trở lại CA-TBD, Mỹ đã khởi động việc liên kết các lực lượng quân sự hướng nam của Mỹ tới đảo Guam nhằm có những phản ứng nhanh đối với bất cứ một sự bùng nổ quan sự nào ở Biển Đông. Mỹ cũng đang xác định lại các học thuyết quân sự của mình để đối phó với các mối đe doạ quân sự của Trung Quốc tại khu vực, đặc biết là học thuyết vể không quân và hải quân nhằm để chống lại các chiến lược của TQ nhằm vô hiệu hoá các con đường tiến của Mỹ vào khu vực. Tuy vậy, có vẻ như trong việc đối phó với các hành động đe doạ của Trung Quốc một cách từ từ chống lại các láng giềng ASEAN có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Mỹ đang trong một thế tiến thoái lưỡng nan. Mỹ phải cần nhận ra rằng về mặt lịch sử, những sự khiêu khích đe doạ quân sự dù nhỏ nhặt sẽ có xu hướng tích tụ tăng dần trở thành các điểm nóng chủ chốt mà tốt nhất là phải được ngăn chặn ngày từ đầu và phải được diệt ngay từ khi còn trứng nước. Hơn nữa, để hình ảnh và vị thế chính trị và chiến lược của mình không bị huỷ hoại bởi những sự khiêu khích âm ỉ của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, thì Mỹ vì danh dự phải đảm bảo cung cấp sự an ninh cần thiết cho các đồng minh và những đối tác chiến lược đang cần sự giúp đỡ của Mỹ như Việt Nam.
Những lựa chọn tính toán về các tranh chấp của Trung Quốc trong cuộc xung đột tại Biển Đông
Đối đầu với Trung Quốc để quản lý các đảo tranh chấp/bãi đá tại Biển Đông là các nước thành viên ASEAN. Nhóm nước ASEAN đã cố gắng từ lâu để kéo TQ vào một cuộc đối thoại nhằm giải quyết cuộc xung đột nhưng không thành công. Trung Quốc luôn luôn phản đối việc giải quyết đa phương cuộc xung đột này . Ngoài ra, hầu hết các nước ASEAN đến nay vẫn đưa ra chiến lược dè chừng với Trung Quốc vì họ không chắc chắn rằng liệu Mỹ có đủ quyết tâm đối đầu với Trung Quốc về cuộc xung đột ở BĐông. Bức tranh có vẻ đã thay đổi sau khi Obama đưa ra học thuyết của mình. Trung Quốc phản ứng là đánh một đòn vào ASEAN thông qua việc sử dụng Campuchia bóp chết bản Thông cáo chung sau cuộc họp cấp Ngoại trưởng ASEAN tháng trước, một thông cáo mà lẽ ra đã nêu ra các chỉ trích nghiêm khắc đối với các hành động của Trung Quốc về tranh chấp tại BĐông. ASEAN có thể sẽ càng trở nên chia rẽ trước những hành động đe doạ càng hung hăng của Trung Quốc. Tất cả điều này cho thấy rằng ASEAN với tư cách là một tổ chức không thể trở thành một đối trọng hiệu quả thay mặt cho những nước có dính đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Một thực tế phũ phàng nữa là dù ASEAN có thống nhất chống lại sự đe doạ của Trung Quốc thì nó cũng không có đủ sức mạnh quân sự để chống lại Trung Quốc, ngoài ra, sự bất hạnh khác cho ASEAN là Trung Quốc luôn phản đối việc đối thoại đa phương với ASEAN. Vì vậy, các nước ASEAN đương đầu với TQ trên việc tranh chấp ở BĐông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc về mặt chiến lược phải dựa vào Mỹ để có sự đảm bảo về an ninhvà có sức mạnh để đối trọng với Trung Quốc. Vì vậy, họ phải sẵn sàng tham gia vào các mối quan hệ an ninh với Mỹ.
Dr. Suhash Kapila.
Thùy Anh (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét