Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Chân dung nhà văn Nguyễn Khải (kỳ 2)

"Thanh xuân" - Hot girl Nhật Bản
Xung đột tập I và II của Nguyễn Khải một thời được giới phê bình trong nước kéo lên mây xanh, được nhắc tới như một thành tựu xuất sắc của văn học cách mạng, được coi như một tiểu thuyết sáng giá được đưa cả vào sách giáo khoa dậy trong trường phổ thông và đại học. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Tuy thế đọc kỹ "Xung đột" cũng có thể lọc ra ít nhiều dấu ấn của cái thời đại “hợp tác hoá nông nghiệp” kinh hoàng đó.
Vợ chồng nhà Lận trong làng có con trâu sẽ phải đưa vào hợp tác xã nhưng được hoá giá quá rẻ nên tự mổ thịt bán cho bà con trong xóm. Đó là tội ác tày đình, chỉ tiến hành lén lút ngoài bờ đê trong lúc Chủ tịch xã đi vắng. Trong số những người chạy ra đám mổ trâu mua về xâu thịt có ông Phó Chủ nhiệm Tam mà vì “đến mấy tháng nay mâm cơm không có được miếng thịt” nên “đụng vài cân cho trẻ nó xởi lởi”. 
Thịt trâu ăn vào bụng cả nhà rồi chẳng ngờ ông Môn, Chủ tịch xã đi họp về biết chuyện, mắng xa xả: “Con trâu khoẻ mạnh thế mà nỡ giật ngửa ra ở rìa đê mổ thịt. Thằng Minh gộc pha thịt, thằng Long chọc tiết. Phen này ông cho cả lũ đi tù, chúng nó định làm loạn à?”. 
Ghê gớm chưa? Người dân ăn có miếng thịt trâu của chính mình mà ông Chủ tịch xã đã dọa “cho cả lũ đi tù” thì hoá ra ở cái xã hội ưu việt này, con người ta lúc nào cũng sẵn sàng… đi tù. Riêng ông Phó Chủ nhiệm Tam, trót dại vì thương con cái thèm thịt mua về một xâu, ông vừa lo bị Chủ tịch xã dằn vặt, vừa lo “mất uy tín” “ hàng trăm cặp mắt chế giễu, căm giận, hàng nghìn lời nói đay nghiến, chì chiết sẽ bao vây lấy anh, tấn công anh và kẻ bị hành hình đã đành không thể sống nổi cũng không chết ngay được…”. 
Ôi chao ôi, xã hội gì kỳ quặc, ăn có miếng thịt trâu mua bằng chính đồng tiền của mình mà ông Phó Chủ nhiệm Tam phải điêu đứng thế đến nỗi ông phải than trời: “Ôi, tủi nhục quá, cay chua quá và dại dột không biết chừng nào…Đằng nào thì trong ngày hôm nay địa vị của anh cũng sẽ thay đổi . Anh sẽ được nghe những tiếng hò reo gian ác, khoái trá của Đoàn và đồng bọn: “Tưởng gì, hoá ra cũng là một anh đạo đức giả”. 
Và Tam quay mặt đi khóc nức nở…”. 
Muốn khóc gì thì khóc, trót ăn miếng thịt trâu rồi, ông Phó Chủ nhiệm sẽ bị đưa ra đại hội xã viên xem xét và bị Chủ tịch xã Môn chửi xơi xơi vào mặt: “Anh không xứng đáng, anh phụ lòng tin cậy của tôi, của cả chi bộ. Thằng địch có đâm tôi một nhát dao vào giữa ngực cũng không đau đớn bằng cướp đi của tôi một người bạn.Thế là anh đã chết rồi, phải coi như là anh đã chết rồi. Biết vậy mà không sao cứu được nữa…”. 
Ôi chao ôi, từ cổ chí kim, trên khắp mặt địa cầu này, có lẽ chẳng ở đâu chỉ vì bỏ tiền túi ra mua một miếng thịt trâu bỏ miệng mà bị rủa xả nhục nhã, coi như đã chết rồi đến như vậy. Chỉ nguyên cái chuyện “thịt trâu mổ lậu”, Nguyễn Khải đã “vô tình” lột trần tính phi nhân trong quan hệ đồng chí. Bởi vậy không phải “thân yêu nhau chúng ta gọi đồng chí”, mà chính là trong hội nghị sắp sửa sát phạt nhau, hai chữ “đồng chí” mới được dùng để đưa nhau lên thớt. 
Phó Chủ nhiệm ăn thịt trâu bị xử nặng thế, tất nhiên vợ chồng Lận, thủ phạm chính giết trâu của mình, tội còn lớn gấp bội. Từ sáng sớm còn nhọ mặt người, ông Chủ tịch xã Môn đã cho đánh trống họp ban quản trị và kế toán trưởng hợp tác xử vụ giết trâu. Vợ chồng Lận được kêu đến. Người đàn bà khốn khổ không dám đứng chỉ “lom khom nhìn ngó xung quanh rồi lại thụp xuống ngay” rồi thưa gửi: 
- Thưa với chư ông trong nhà túng bấn quá nên tôi cũng có chót bán đi lấy ít tiền để trang trải công nợ ạ… 
- Bà bán trâu, tậu nghé, mưu mẹo lắm… 
Và cuộc hỏi cung diễn ra với những câu hỏi như quan toà với tội phạm: “bán cho nhà ai? ở đâu? Trong việc bán trâu này ông bà có bàn tính với nhau không…?” 
Hỏi xong vợ rồi hỏi đến chồng. Anh chồng bí quá đổ thừa cho vợ tự ý bán trâu làm bà vợ ông Chủ tịch xã phải nói chen: “Thế ra quyền bà ấy lại to hơn cả ông à?”. 
Vậy là vợ ông Chủ tịch xã không chỉ “dắt mũi” chồng khi ở nhà mà còn ra cả “công đường” phụ với chồng xử tội người khác. Sau cùng ông Chủ tịch xã luận tội “bán trâu”: “Việc bán con trâu nhà ông, dù có vợ bán hay chồng bán cũng mặc, dứt khoát là phạm pháp. Tư pháp sẽ có trách nhiệm xét xử việc này…”. 
Và chẳng cần chờ “tư pháp” xét xử, ông Chủ tịch xã quyết định luôn: “Còn con nghé hiện nay ông mới mua uỷ ban sẽ quản lý…”. 
Gọi là “quản lý” nhưng thực chất Ủy ban cướp trắng tài sản của dân đen khiến nó phẫn uất: “Cứ việc. Chính quyền có tịch thu tôi cũng không dám kêu ca gì. Xưa nay bị cướp bóc đã nhiều chứ chẳng phải mới có lần này… Đ…mẹ cả đứa mua lẫn đứa bán đều là dại cả. Xin chào chư ông thôi ạ. Thế bao giờ ông Chủ tịch cho người sang dắt nghé tôi đây?”. 
Một phiên “xử án” tịch thu tài sản của đương sự còn tệ hại hơn lý trưởng, chánh tổng ngày xưa trong đó “phu nhân của quan lớn” cũng nhảy bổ vào kết án thằng dân. 
Vậy là trong một xã mọi quyền sinh sát, mọi việc lớn nhỏ từ miếng ăn cho tới việc làm, mọi số phận người dân đều nằm trong tay duy nhất một người: ông Chủ tịch xã. Để thực thi cái trách nhiệm nặng nề ảnh hưởng trực tiếp tới số phận cả mấy ngàn con người, ông Chủ Chủ tịch xã Môn là người thế nào? 
Thật đáng lo ngại, ngoài lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, nắm thật vững và thi hành mù quáng mọi chủ trương đường lối Nhà nước, ông Chủ tịch xã mù tịt kiến thức phổ thông khiến có lúc ông hỏi thật ẩm ương khi nghe nói về tên lửa Liên Xô phóng lên trời: “Tôi còn thắc mắc một điều là ví như cái tên lửa nếu nó bay được cao nữa thì có chạm phải nền trời không?”. 
Khi được giải thích cặn kẽ, ông vẫn còn chưa thông: “Vậy cái tên lửa nó bay mãi như thế mà không vướng núi ư? Đến một đoạn nào đó tất cũng phải rơi xuống chứ?”. 
Nghe giải thích: “trái đất mình ở nó tròn như quả cam, quả bưởi lơ lơ lửng lửng giữa không gian chứ có bám víu vào đâu đâu. Còn tên lửa là bay vòng bên ngoài kia…”. 
Ông Chủ tịch xã vẫn chưa hiểu: “Rắc rối nhỉ. Mỗi tuổi mỗi nghe thêm nhiều chuyện lạ. Kể cũng hay…”. 
Hoá ra trình độ hiểu biết của ông Chủ tịch xã vẫn thuộc vào thời… ông Copernic phải lên giàn hoả vì dám nói “trái đất nó quay”. Trình độ như vậy các ông cán bộ cách mạng có thể quản lý và bóp nghẹt mọi hoạt động tâm linh của nhà thờ, có thể cướp ruộng, cướp nghé của người dân vô tội, có thể đưa ra Toà kết án kẻ làm thịt trâu của chính mình. Những việc đó họ làm thật xuất sắc vì chẳng cần dùng gì tới kiến thức phổ thông của nhân loại. 
Tuy nhiên họ không thể làm cho cánh đồng tăng năng suất lúa, đàn gia súc tăng trưởng nhanh bởi lẽ họ mù tịt về khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Trong lúc thế giới đang phát triển như vũ bão về phát minh, phát kiến, về cuộc cách mạng xanh, thay vì mở toang cửa đón nhận mọi thành tựu nhằm nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống người dân, họ lại đóng cửa xua mọi người vào cuộc tranh giành, đấu tranh giai cấp gây nên những tổn hại không sao kể xiết. Sau khi giành chính quyền , họ giỏi chia chác “cái bánh” trong đó người cầm cày nhận phần tối thiểu khỏi chết đói chứ tuyệt nhiên họ không đủ đầu óc và nhiệt tình động viên tất cả mọi người làm cho miếng bánh ấy lớn thêm để phần bánh của mỗi người được to ra. Đó quả thực là thông điệp toát ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nhà văn Nguyễn Khải qua tiểu thuyết Xung đột. 
Với bà con xã viên , chính quyền còn thắt buộc thế, vậy đối với “nhà thờ”, tất nhiên phải coi như… kẻ thù dân tộc, luôn âm mưu phá hoại chính quyền. Ông Chủ tịch xã Môn, coi cha xứ Thuyết là “tinh khôn quá kẻ cướp” và huỵch toẹt: “Tôi biết thừa mấy tay linh mục chỉ hay mè nheo với cấp tỉnh vì các ông ấy phải giữ đúng chính sách mà, còn ở xã ấy à, một phép…”. 
Ông Chủ tịch xã vô tình đã lật tẩy cái “tự do tín ngưỡng “của Nhà nước - chỉ cần tỏ vẻ “tôn trọng” tôn giáo ở cấp tỉnh thôi, còn dưới cấp xã tha hồ chèn ép. Chính vì thế gã mới khoe khoang: “Ngay như tay Vinh tự xưng là thánh Tô-ma thời nay vậy mà mỗi lần gọi ra uỷ ban mặt cắt không còn hột máu…”. 
Chính phủ trung ương chỉ đạo chính quyền cấp xã thế nào mà các linh mục mỗi lần bị gọi ra Uỷ ban đều phải run sợ thế? Một tay chót bét trong bộ máy chính quyền cũng có thể mắng sa sả vào mặt các nhà tu hành về chuyện chủng viện đào tạo thầy dòng: “Tôi có lần đã nói thẳng với ông Thuyết ở đây: các ông đừng có lập lờ, chỉ bịp được các con chiên ngu dốt chứ cán bộ chúng tôi thì nhìn thấy tận cuống ruột các ông, chủng viện gì, trường đào tạo gián điệp đấy thôi…”. 
Tất nhiên cấp trên phải gỉ tai thế nào gã cán bộ cấp xã mới dám “công xúc tu sĩ” ngay giữa công đường: “Trường gián điệp (tức chủng viện) ngay giữa miền Bắc này, chẳng những không ai dám đả động đến nó mà còn phải cấp cả gạo ăn, than đốt, giấy bút học, thỉnh thoảng lại còn văn công, xi nê để giải trí nữa…”. 
Nếu “chủng viện” đúng vậy thì chắc chắn đó là “trường quốc doanh đào tạo cán bộ tôn giáo vận” đội lốt chủng viện. Chắc ông Chủ tịch xã “ngây thơ” không hiểu được điều cơ mật đó, nên cứ ra rả mắng mỏ học sinh chủng viện: “Mấy đứa người xã này đi học ở Bái tôi biết, khi đi chúng nó nết na, hiền lành thế, học được một hai năm về thăm nhà mặt mũi đã nhâng nháo như kẻ cướp, ăn nói hỗn xược, toàn xui gia đình phá chính sách, có đứa mang cả tài liệu chống cộng về phân phát trong xóm…”. 
Sự thực trong lòng xã hội miền Bắc những năm 1960 không khí khủng bố khét lẹt, làm gì có chuyện mấy đứa học sinh dám mang “tài liệu chống cộng về phân phát trong xóm”. Trong thời kỳ này, một anh cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà thơ Tuân Nguyễn chỉ đùa hai câu thơ vui: 
“Tiến lên ta quyết tiến lên 
Tiến lên ta gọi cấp trên bằng… thằng” 
Chỉ mới “đùa chút ” thôi đã phải đi cải tạo, huống hồ “phân phát tài liệu chống cộng trong xóm” thì tội đáng… lăng trì, xử trảm, ai dám to gan thế? Xem vậy đủ biết Chủ tịch xã Môn vu cáo nhà thờ trắng trợn đến đâu. Gã còn quy kết: “Mình là hàng cha chú chúng nó, có đến chơi thì giương mắt đứng nhìn, hằn thù cán bộ còn hơn cả quân Pháp ngày xưa. Mới mười bốn mười lăm tuổi đã thành phản động con cả, nữa là để chúng nó dạy dỗ nhau năm mười năm nữa…”. 
Một ông cán bộ mặt trận tỉnh tên Mẫn được phái về tăng cường cho xã lẽ ra phải uốn nắn Chủ tịch xã thái độ ứng phó với nhà thờ sao cho kín đáo uyển chuyển hơn, đằng này lại phụ hoạ, hung hăng không kém trong thù ghét nhà thờ. Ông cán bộ tỉnh nhận xét các linh mục thật coi người bằng nửa con mắt: “Bọn ấy tuy chẳng tài ba gì, trước sau vẫn một ngón võ nấp sau lưng con chiên thôi, nhưng đừng tưởng họ ít thủ đoạn đâu nhé. Đức Giám quản vừa cho cánh mình một vố khá ngọt đây…”. 
Tưởng “vố” gì ghê gớm, hoá ra chỉ là lời đùa bỡn của linh mục Tuệ với cán bộ Mẫn: “Tôi sinh đúng vào năm cách mạng tháng Mười, đến cách mạng tháng Tám thì được truyền chức linh mục, hoà bình lập lại làm Giám quản địa phận. Đời tôi thế là dính liền với cách mạng đấy nhé…”. 
Cán bộ rủa xả, nhục mạ linh mục thì không sao, ngược lại linh mục chỉ nói giỡn vài câu với cán bộ đã bị coi là… khiêu khích cách mạng. 
Thực ra cái số cán bộ thù ghét nhà thờ “ghi xương khắc cốt” kiểu như Chủ tịch xã Môn với cán bộ Mặt trận Mẫn là không nhiều; bởi lẽ chính họ cũng từ giáo dân mà ra, vợ con, bố mẹ họ vẫn là những con chiên ngoan đạo, hà cớ gì họ phải “báng bổ” nhà thờ đến vậy? Trong khi đó họ vẫn được Đảng và Nhà nước nhắc nhở về “tôn giáo vận”, vẫn được dặn dò cần phải có sách lược mềm dẻo, linh hoạt “tỏ rõ” chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng chính phủ kia mà? 
"Lụa là" - tranh của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn
Ông nhà văn Nguyễn Khải “vẽ rắn thêm chân”, phóng đại lòng “căm ghét nhà thờ” trong giới cán bộ xã và tỉnh liệu có phải để chính ông bày tỏ sự dứt khoát từ bỏ gốc gác thầy dòng của ông, từ bỏ theo kiểu chặt cầu và không khoan nhượng để được Đảng tin cậy. Quả thực có lớn tiếng mượn mồm người khác mạt sát nhà thờ, ông nhà văn mới tỏ rõ được lập trường giác ngộ giai cấp, giác ngộ Đảng quyết liệt, từ trong tim, trong máu chứ không phải chỉ là ở đầu môi chót lưỡi.
Lập trường này càng củng cố khi sau 1975 Nguyễn Khải gặp lại gia đình đã di cư vào Nam, ông vẫn quyết liệt lên án họ trong “ Gặp gỡ cuối năm” làm yên lòng Đảng. Bởi vậy trong thời kỳ văn nghệ sĩ miền Bắc bị khủng bố gắt gao nhất, Nguyễn Khải vẫn luôn luôn là đứa con cưng được Đảng bao bọc và ấp ủ trong vòng tay của “văn nghệ quân đội”. 
Công lớn của Nguyên Khải trong “Xung đột” không chỉ hạ uy tín nhà thờ mà còn tô vẽ hợp tác xã thành bộ mặt thật tốt đẹp chứng minh chủ trương tập thể hoá nông nghiệp của Đảng là cực kỳ ưu việt và sáng suốt. Cái sự “tô vẽ” ấy đôi khi quá đà khi ông “bịa” lời một anh nông dân tên Điệp bênh che cho việc Nhà nước cướp ruộng, cướp trâu của nông dân: “Sống ở xã này mỗi năm một thấy khác. Có hai bác tôi xin nói thật, nhân dân ở đây họ có tin ở chính phủ lắm mới trao ruộng, trao trâu cho hợp tác xã, cơ nghiệp hàng mấy đời người chứ đâu phải chuyện bỡn…”. 
Rồi cũng chính anh nông dân này “ca ngợi” Nhà nước đã “cướp thóc của dân”: “Cứ lấy việc thu thóc nghĩa thương vụ mùa năm ngoái mà suy thì ai cũng phải phục cái sáng suốt của huyện của tỉnh. Ngày ấy không kiên quyết thu thì bây giờ lấy đâu ra thóc cứu đói…”. 
Hoá ra “thuế nghĩa thương” là thuế thóc dự trữ để khi nào có thiên tai đói kém thì Nhà nước khỏi phải lấy quỹ thóc quốc gia ra cứu. Thật là một sắc thuế độc nhất vô nhị trên thế giới. Mượn mồm anh nông dân, ông nhà văn tiếp tục ‘tô vẽ”: “Năm Ất Dậu ngoài chợ Hỗ thóc bán có năm đồng một thùng mà người chết đầy đường, năm nay thóc bán tám chín đồng, mười đồng cũng là, vậy mà không nhà nào đến nỗi phải nhịn cơm hai bữa…”. 
So sánh giá thóc năm 1945 theo tiền Đông Dương với giá thóc năm 1960 ông nhà văn quên bẵng mất là lúc này cách mạng đã có Ngân hàng Nhà nước làm gì ra tiền Đông Dương như hồi Pháp thuộc? Và rồi ông xuýt xoa: “(thóc cao vậy mà…) vẫn họp hành, vẫn sản xuất, con gà con vịt, buồng chối lá rau tịnh không một ai lấm lét, tơ hào. Thời Nghiêu Thuấn cũng đến vậy chứ gì?”. 
Ôi trời ôi, cái thời “mỗi người làm việc bằng hai, để cho chủ nhiệm mua đài mua xe” mà ông nhà văn coi là ‘thời Nghiêu Thuấn” thì nghề “bốc thơm”, “bồi bút” phải lấy ông này… tiên sư... 
Chẳng riêng nông dân, bản tính con người là “tư hữu”. Tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, thu gom ruộng đất, trâu bò, nông cụ vào hợp tác xã thực chất là cưỡng chế. Người nông dân vì áp lực chính trị, đành phải ngậm đắng nuốt cay giao sản nghiệp cho hợp tác xã. 
Đó là sự thực hiển nhiên không ai không biết. 
Ấy thế mà ông nhà văn Nguyễn Khải tô vẽ cho sự giao nộp ấy như một tự nguyện “cao đẹp”, như ý nguyện thiêng liêng của người nông dân đối với cuộc vận động của Đảng. 
Ông Điệp được vào hợp tác xã, làm ngay một mâm cơm gà, cá kho mời bằng được cán bộ xã tới ăn mừng: “Hôm qua chúng tôi vừa tổ chức liên hoan vào hợp tác xã, hôm nay làm bữa cơm nhạt mời hai bác sang uống chén rượu gọi là mừng cho anh em chúng tôi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa…”. 
Không hiểu ngày nay, đọc lại câu “đi theo con đường xã hội chủ nghĩa” đã ấn vào mồm anh nhà quê, ông nhà văn Nguyễn Khải có thấy “hài hước” chăng? Hẳn ngày nay ông đã nhận ra “con đường xã hội chủ nghĩa” ấy càng đi càng mù mịt, càng phá tanh bành cái hợp tác xã mà Đảng và Nhà nước tốn công xây dựng. 
Mặc dầu Đảng và Nhà nước đã dùng cả một bộ máy toàn trị để bao vây, cưỡng bách nhưng công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp không phải là không vấp phải sự chống đối của nông dân. Những phản ứng của nông dân như giết trâu bò, phá huỷ nông cụ, chây lì không chịu ký đơn… chắc chắn phải nổ ra. Tuy nhiên tất cả những chuyện đó bị bịt đi, ngược lại việc cưỡng chế nông dân vào hợp tác xã được cả một bộ máy tuyên truyền báo chí của Đảng tô vẽ như một cuộc đổi đời tự nguyện của người nông dân. 
Nguyễn Khải cũng không đứng ngoài được “sự nghiệp tuyên truyền vận động hợp tác hoá” đó. Chẳng những ông không dám đi sâu vào khai thác và phản ánh cuộc đấu tranh ngấm ngầm cũng như ra mặt của nông dân chống lại việc cưỡng bức vào hợp tác, ngược lại ông còn tô vẽ nó đúng như một cán bộ tuyên truyền. Chính vì thế cái phần “xung đột” giữa Đảng và nông dân trong tiểu thuyết “Xung đột” rất mờ nhạt. Chỉ có mỗi vụ Quảng “giả chết” ở đầu truyện để vu vạ cán bộ xem ra còn có vẻ gay gắt còn sau đó chỉ thấy toàn thấy nông dân “ơn Đảng, ơn chính phủ” được vào hợp tác hoá để đổi đời. Phản ánh hiện thực nông thôn thời kỳ này, Nguyễn Khải đã thực hiện đúng theo lý luận kinh điển của Đảng: “mâu thuẫn trong nhân dân” là mâu thuẫn “nội bộ”, mâu thuẫn “thống nhất”, mâu thuẫn để... cùng đi lên. 
Trong lúc cố xoá mờ, giảm nhẹ xung đột giữa dân và Đảng, Nguyễn Khải lại tô đậm mối xung đột giữa “nhà thờ” với chính quyền vừa dễ viết cho sinh động vừa đúng đường lối của Đảng coi đó là mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn “địch - ta”. Bởi thế, phần lớn “Xung đột” phần II xoay quanh chuyện Nhà nước o ép nhà thờ. “Gậy ông lại đập lưng ông”, ngày nay chính những điều Nguyễn Khải mô tả trong tiểu thuyết vô tình đã lột trần cái “tự do tín ngưỡng”, cái “tốt đạo đẹp đời” xưa nay vẫn tuyên truyền. 
Một trong những mẹo chống nhà thờ của nhà văn Nguyễn Khải là bịa ra những bi kịch cá nhân do nhà thờ gây ra. Cô Huệ, con gái ông Bốn sau 10 năm đi tu đã tố cáo tội ác của nhà thờ với bố đẻ: “Bố ơi, khi con ở nhà đức tin con mạnh, con vào ở đây đức tin con chẳng còn nữa, tất cả mọi người lừa dối con. Bà Nhất thì cay nghiệt hơn dì ghẻ, đuối tay đuối sức một chút là bị phạt rồi. Mỗi lần con nằm chực ở ngưỡng cửa cho bạn bè bước qua, cúi mặt xuống hôn đất để tạ lỗi, con lại nhớ đến ngày ở nhà được bố mẹ nuông chiều. Sao con lại tự đưa mình vào chốn khổ, khổ mà chẳng được ơn ích gì. Họ mặc áo bà dòng khấn khứa từ sáng đến tối mà vẫn tằng tịu với người khác giới, có người uống thuốc thôi thai, có người đi đẻ giấu, có người còn đang tay bóp chết con nhỏ. Mẹ Nhất cũng có nhân tình. Con chẳng tin vào ai cả Con chẳng tin có cái gì khác ngoài những điều mắt con trông thấy, đời con thế là hết rồi…”. 
Chỉ một năm sau gặp bố, nữ tu Huệ chết trong một cơn “giãy giụa đau đớn”. Một nơi địa ngục trần gian, đầy xấu xa và tội lỗi như vậy mà lại là một nhà nữ tu thì quả thực liệu người ta có thể tin vào sự trung thực của ông Nguyễn Khải chăng? Điều đó hoàn toàn có thể kiểm chứng được bởi lẽ nơi cô nữ tu bị đầy đoạ trong suốt hơn mười năm trời là một địa chỉ cụ thể, theo như tác giả là thôn Bái thuộc Bùi Chu. Nếu cuộc điều tra chính thức được mở ra, ông nhà văn rất có thể ra Toà về tội vu cáo. 
Sau nữ tu, đến lượt các đấng chăn chiên bị “bôi bác”. Trước hết ông nhà văn giễu Tòa Thánh: “Người ở thôn Hỗ vẫn coi cái địa phương xa lắc ấy còn ruột thịt hơn cả quê hương mình, còn thiêng liêng hơn chính linh hồn mình và ràng buộc mình bằng trăm ngàn sợi dây bền chắc”. 
Thậm chí ông nhà văn còn giở giọng xỏ xiên: “Hầu như đức Giám ở Bái kêu khát, con chiên ở Hỗ đã thấy cổ mình se lại; đức Giám mục đi vấp, con chiên ở đây đã thấy đầu ngón chân mình rớm máu; đức Giám mục se mình người ta đã đồn đại nhau với nét mặt lo âu. Ngay đến những quyết định hệ trọng nhất của đời người như nên sống thế nào, nên đi theo đường nào, họ cũng tuỳ thuộc vào cái đầu đội mũ hàm ếch lắc hoặc gật. Hình như cái gậy vàng của Giám mục đối với xứ Hỗ còn có hiệu lực sai khiến hơn cả chính con chiên ở Bái”. Và rồi “chân dung biếm hoạ” của Đức Giám mục được ông nhà văn vẽ vời: “Người xứ Hỗ chỉ được nom dung nhan đức Giám khi người xuất hiện ở bàn độc, trịnh trọng trong bộ áo lễ rực rỡ, chỉ được nghe lời nói dịu ngọt và đầy sức quyến rũ của người qua những bức thư luân lưu, còn ở Bái thì người ta lại kháo nhau về những tính tình quá trần tục của từng cha một. Rằng cha giám quản thích ăn trứng trụng xôi, mỗi sáng có thể mút hàng chục quả với muối. Rằng không những đức Cha chỉ biết đưa bàn tay cao quý cho kẻ khác hôn vào mặt nhẫn, mà cũng những ngón tay nuột nà ấy còn biết xấp nước bọt đếm tiền nhanh như nhân viên ngân hàng…”. 
Quả thực thật khó hiểu vì sao nhà văn Nguyễn Khải lại “ngậm một khối hờn căm” đối với Thiên Chúa giáo đến vậy. Một nơi của nhà thờ làm ông nhà văn “ngứa mắt” không thua gì Toà Giám mục chính là chủng viện: “Ở cái trường đạo nổi tiếng ấy anh sẽ được thăm những dẫy nhà ăn hôi mốc, tanh tưởi như mùi chiếc đũa tre lâu ngày không rửa, những đứa bé đứng ngồi, ăn húp, cười đùa gõ bát gõ đũa như những kẻ mất dậy…”. 
Than ôi, chủng viện là nơi nhà thờ đào tạo tu sĩ đâu đến nỗi như trại tạm giam trẻ móc túi ở Chí Hoà vậy? Và đây là nhà ngủ của các học sinh chủng viện: “Những dẫy nhà ngủ chiếu cuộn lại từng đống trên giường, dưới đất, hoặc nửa ở trên giường, nửa ở dưới đất, những cái gối gỗ bong sơn, những chiếc thập giá nằm dài ở đầu giường mệt mỏi…”. 
Giường chiếu đã thế, sách vở còn tệ hơn: “… những kinh sách do chính toà giám biên soạn truyền bá đạo lý của nhà Chúa và những sự vô luân của quân cộng sản, những truyện trinh thám, kiếm hiệp, ái tình từ cái đời thủa nào vẫn được lưu lại…”. 
Đi sâu vào chủng viện còn kinh hãi hơn: “Sau những dãy nhà lắm ngách lắm cửa tối hun hút và bí hiểm kia, còn những lớp nhà phía sau nữa, những lớp nhà dài dằng dặc và trống rỗng đặc biệt vẫn có cái mùi hôi mốc quen thuộc, thứ mùi của sự ngưng trệ, lười biếng. Ở tận một xó, một xó bị bỏ quên trong vùng tối bùng nhùng ngay giữa cả lúc trời nắng vang lên những tiếng cười lạc lõng: hai ông bõ già đang ngồi ăn cơm, một người to béo mặt mùi sần sùi vừa câm vừa điếc lúc nào cũng nhìn người khác với nụ cười khó hiểu và một người tay bưng bát cơm cứ run rẩy như trong cơn sốt, vừa ăn vừa ho vung vãi…”. 
Người của chủng viện đã tật nguyền và tâm thần vậy, đến con chó của chủng viện cũng không ra hồn… con chó: “Dưới chân họ một con chó đen đã gần trụi hết lông, trơ ra những đám thịt héo hon đen tím, mắt đầy nhử, quanh ra quanh vào chậm chạp, thấy người lạ nó cũng chỉ đưa được đôi mắt kèm nhèm như van vỉ nhìn lên một thoáng rồi lại cúi xuống tha thẩn như cũ, đụng đầu vào cột, vào bậu cửa như một người đã lẫn cẫn…”. 
Con chó chủng viện đã như chó hoang vậy, tu sĩ trong chủng viện cũng chẳng hơn gì những kẻ tâm thần: “Nhưng đêm đến, cái xác chết tưởng như sắp thối rữa kia khi đã ngửi thấy mùi ẩm ướt của bóng đêm lập tức hồi sinh lại một cách nhanh chóng. Những khung cửa tối om bỗng đỏ rực lên như hàng trăm con mắt lóng lánh. Ở nhà họp công cộng trên tầng gác, bàn ghế đã được kê lại ngay ngắn, học sinh ngồi nghiêm chỉnh trên các ghế. Và cái anh tu sĩ tầm thường của ban ngày, cái anh gầy gò, nhai trầu bỏm bẻm lúc nào cũng có cái điệu bộ ngớ ngẩn, ngu dại nói lắp bắp, dưới ánh đèn của ban đêm đã thay đổi hình dạng. Anh ta nhìn từng dãy ghế xoi mói, thuật lại một cách hoạt bát những việc xảy ra trong ngày…”. 
Thầy đã thế còn trò cũng xấu xa không kém: “Quả thực cái bọn học trò đã trở thành một lũ lưu manh ấy không thích về với bố mẹ chúng thật. Bây giờ học làm thầy chúng cũng không thích, học văn hoá lại càng đáng chán hơn. Phải học, dù học gì cũng là gò bó, trói buộc rồi. Chúng chỉ ao ước cái thời kỳ giằng co với cộng sản sẽ kéo dài nữa. Chỉ mong được sống mãi mãi như thế này: ăn thoả thích, chơi bời thoả thích, nói năng bậy bạ, tục tĩu thoả thích và đêm đêm lại tập hợp nhau làm những chuyện ly kỳ…”. 
Than ôi, trường đào tạo linh mục của nhà thờ sao tăm tối, bệ rạc và chủng sinh thì lưu manh quá vậy? Cái nhà trường của giáo xứ Nguyễn Khải mô tả “dơ dáy, xấu xa và vô tích sự” đến thế mà vẫn lo lắng nó “đào tạo gián điệp, phản động” nên Nhà nước vẫn cứ khăng khăng giải tán nó. 
Trước hết: “Ủy ban triệu tập những gia đình trong xã có con đi học ở chủng viện Bái đến thảo luận và thi hành quyết định của tỉnh”. Cứ căn cứ chính sách tín ngưỡng của Đảng thì việc giáo dân cho con em đi học chủng viện là chuyện bình thường, vậy mà khi bị triệu tập, họ vẫn phải tới trong tâm trạng lo sợ. 
“Thời gian chờ đợi cũng lâu, những người đến trước không trò chuyện, đùa bỡn như ở các cuộc họp khác. Họ chỉ lặng lẽ nhìn nhau như những kẻ mất hồn, làm ra vẻ đờ đẫn, ngây dại… Người ta dò hỏi nhau bằng con mắt, nghe ngóng một cách lo âu những việc sẽ xảy ra và dành sự suy nghĩ cho những mưu mô sắp đem đối phó…”. 
Thực ra, Nguyễn Khải ngoài ý muốn đã mô tả chính xác tâm trạng người dân khi phải ghé “cửa quyền” theo giấy triệu tập. Họ lo lắng, khép nép, rúm vào nhau chứ làm gì có hồ hởi, phấn khởi vẫn tuyên truyền. 
"Lướt sáng" - người đẹp Việt Nam
Môn - Chủ tịch xã mở đầu, nét mặt đã cau có: “Chúng tôi đã cử người đi mời từ chiều hôm qua, vậy mà chỉ có - Môn ngừng lại đưa mắt đếm một lượt - hơn 10 gia đình… Sao các bà lại ngồi túm vào một góc thế? Ghế đây! Rộng rãi bao nhiêu. Đã đi họp thì phải ngồi cho đàng hoàng thì nghe mới lọt vào tai chứ. Nào, mời các bà ngồi dịch lại đằng này…”.
Vậy là giữa dân và chính quyền đã ngăn cách, một đằng cố tránh ra xa, một đằng cố kéo lại không phải vì thông cảm mà để “ làm việc”. Thấy dân tránh xa mình như tránh dịch, Chủ tịch xã càng nóng: “Các bà cứ đi nghe những chuyện nhảm nhí đâu đâu rồi lại thắc mắc với chính phủ, với Uỷ ban. Uỷ ban cho người đến tận nhà mời lại nói chuyện thì viện cớ từ chối. Chính quyền là công bộc của nhân dân, nhưng nhân dân cũng phải biết vâng lời chính quyền chứ…”. 
Đảng vần luôn nhắc nhở cán bộ “là đầy tớ của dân”, “ vì nhân dân phục vụ”, thực chất “đầy tớ” luôn coi “ông chủ” như kẻ thù… thành thực. Bởi thế câu trước câu sau, Chủ tịch xã thò ngay bộ mặt trấn áp ra: “Được, những gia đình nào không cử người đến chúng tôi sẽ có cách, phải cảnh cáo. Trên không ra trên, dưới không ra dưới thì còn thành thể thống gì nữa. Dân chủ nhưng phải có kỷ luật…”. 
“Dân chủ nhưng phải có kỷ luật” – dân chủ tập trung, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ hơn cả… Mỹ bao năm nay Đảng đã “ban” cho dân. Sau cùng, ông Mẫn, cán bộ trên huyện cử xuống cũng huỵch toẹt: “Trong khi nhà trường chuẩn bị một chương trình dậy văn hoá đầy đủ thì phải giải tán số học sinh hiện nay”. 
Và ra lệnh cho phụ huynh học sinh: “Vậy như ở xã ta đây, các ông các bà đã cho gọi các em dưới ấy về chưa? Chẳng lẽ cứ để chúng nó chơi bời dông dài mãi. Về nhà học thêm được ngày nào lợi ngày ấy”. 
Vậy đã rõ, khi chưa dám công khai giải tán chủng viện thì chơi trò lén lút áp lực với dân rút con em về không cho học nữa. Ông ta còn giở giọng đểu: “Chúa gọi thì nhiều Chúa chọn có mấy, trăm người may đỗ cụ được vài người…”. 
Một bà là phụ huynh của học sinh chủng viện nghe ngứa tai quá, phản ứng: “Thưa với chư ông, cho con đi tu cũng chẳng mong gì con đỗ cụ để làm bà cố đâu ạ. Số mệnh nó đã do Chúa định thì giao phó cho nhà Chúa. Chúng tôi là kẻ làm cha mẹ chẳng dám ân hận điều gì…”. 
Tuy nhiên chuyện “giao con cho Chúa” với ông cán bộ huyện là chuyện tầm phào, bởi vậy lại đe dọa: “Các bà tưởng cái trường ấy chỉ có đào tạo người đi truyền giáo hẳn. Học đạo một phần, học làm kẻ thù của cách mạng chín phần… Thử hỏi những đứa do công an tóm được đi kẻ khẩu hiệu , dán truyền đơn chống cộng là ai, toàn học sinh chủng viện cả”. 
Đến lượt Chủ tịch xã giở giọng xuyên tạc: “Khi đi chúng là người tử tế lúc về hoá ra thằng ma cà bông. Các bà có muốn có con các bà đi một bước công an phải theo dõi một bước không?”. 
Con giun xéo lắm cũng quằn, nghe cán bộ mạt sát con cái, một bà gầy gò, vấn khăn trắng lên tiếng: “Ông nói như thế chúng tôi không được đồng ý. Lúc nó ở nhà có một, đi học về lại gấp năm gấp mười, hẳn hoi, tử tế. Thực thà là không thấy nó ăn nói cấc lấc điều gì, bố mẹ cũng phải nể con chứ không nói khác…”. 
Nói vậy khác nào vả vào miệng cán bộ. Còn chút liêm sỉ, hẳn ông sẽ xấu hổ vì sự vu cáo của mình bị lật tẩy. Đằng này đuối lý, ông Chủ tịch giở giọng “chính quyền” với người cả gan cãi hắn: “Bà Đỗ có định gọi cháu nó về nhà không? Niên học mới thì chưa đến, nhà trường chưa khai giảng vậy còn để con nó ở đấy làm gì?”. 
Đứng trước cường quyền, người đàn bà vẫn không chịu khuất phục nhưng đành phải mềm dẻo: “Thưa với ông, cháu đã nhất quyết đi tu, không gánh vác phần đời, không màng chuyện thế gian, là tự do tín ngưỡng của nó, tôi nào nỡ gọi nó về, phải tội chết…”. 
Nghe mấy chữ “tự do tín ngưỡng”, ông Chủ tịch giật mình vì nó nằm trong “chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước”, vội nhẹ giọng: “Bà có chắc rằng cậu ấy chỉ đi tu chứ không làm việc gì khác?”. 
Hắn hỏi một câu rất khôn, gạt ngay chuyện “tự do tín ngưỡng” chuyển ngay sang chuyện “truy tìm phản động”. Hắn cười gằn, giở giọng đe doạ: “Bà có biết những người có trách nhiệm ở đây đã dùng con bà vào việc gì không? làm liên lạc đưa tài liệu tin tức chống cộng đấy. Vụ hè vừa rồi con bà về mang cả một bản kinh “cầu cho giáo hội im lặng” đút vào trong giầy ống. Nó mới mười lăm tuổi đầu, còn ngây thơ lắm. Chớ để nó đi sâu vào con đường lầm lạc rồi sau này nó oán trách bố mẹ đấy…”. 
Thấy chính quyền chụp cho con tội “phản động” tầy trời, bà mẹ hoảng sợ không còn dám cãi nhau tay đôi với ông Chủ tịch xã nữa, “đành chỉ thở dài uất ức” rồi lại ngồi nén mình như cũ. Ông Chủ tịch ép đến tận cùng: “Nếu các bà không đi được thì cứ viết thư cho các cháu, uỷ ban chúng tôi sẽ cử cán bộ đi đón về…”. 
Đây là một “mẹo” cao cường, một khi nắm được những lá thư gọi con về của bố mẹ, Uỷ ban sẽ có cớ dẹp bỏ trường chủng viện một cách êm thấm mà không phạm chính sách “tự do tín ngưỡng” cả Đảng. Chắc hiểu rõ dã tâm đó, người mẹ chối phắt: “Dạ không dám ạ, cháu nó bé còn phải mang xống áo cho cháu… thật tình không dám phiền đến Uỷ ban… sợ cháu nó không chịu về lại thêm mất thời gian”. 
Vậy nhưng ông Chủ tịch vẫn dai như đỉa, giở giọng nhân nghĩa: “Uỷ ban chịu phiền cũng được, miễn là phục vụ được nhân dân… Mất đến nửa tháng cũng chẳng sao. Nếu bà đồng ý mai chúng tôi sẽ cho người đi…”. 
Nhưng người dân đời nào chịu “gửi trứng cho ác”, giao con cho uỷ ban với du kích, người mẹ bị dồn vào chân tường, sau cùng cũng đành phải chống lệnh chính quyền: “Thưa với các ông, tôi xin thưa thực là tôi không có quyền phép gì gọi cháu nó về. Trước đây nó là con tôi đẻ ra, nhưng bây giờ thì nó là quân lính nhà Chúa. Nếu nhà có ơn phúc thì nó cứ đàng ngay lối thẳng mà đi, nhược bằng phận mỏng đức bạc, làm chuyện bậy bạ thì chính phủ cứ việc bắt bớ bỏ tù, vợ chồng tôi không dám thắc mắc…”. 
Giở giọng “chính quyền” ra lệnh, vu cáo, dọa nạt không xong, ông Chủ tịch thay đổi chiến thuật, giở giọng mẹ mìn, “đồng chủng đồng bào” lay chuyển bà con: “Tôi với các bà tuy không cùng máu mủ, ruột thịt nhưng dù sao vẫn là người làng… Bây giờ các bà chỉ nhìn tôi là anh chủ tịch hay gây gổ, cái thằng khô đạo nhưng một ngày kia nếu tôi và các bà gặp nhau ở một nơi nào thật xa, như trong Nam chẳng hạn thì chắc là lúc ấy chẳng ai còn nghĩ đến những điều nghi kỵ bực dọc ngày hôm nay mà chỉ thấy quý mến nhau, tin cậy nhau vì là người làng, cùng quê…”. 
Không đầy hai chục năm sau, câu nói trên đã được “chứng nghiệm” khi những ông Chủ tịch kiểu như Môn theo chân “giải phóng miền Nam” vào làm quân quản ở những xã công giáo như huyện Thống Nhất Đồng Nai, khiến người dân “quý mến, tin cậy” đến mức phải… bỏ phiếu bằng “đôi chân”. 
Ông Chủ tịch lại tiếp tục mẹ mìn: “Cái tình quê hương đối với con người ta thắm thiết lắm, chứ không thờ ơ được đâu. Nếu tôi không nghĩ đến quê hương thì đã sinh cơ lập nghiệp tận đẩu tận đâu chứ còn mò về cái làng này làm gì để chịu khổ sở đói khát. Nếu không nghĩ tới làng xóm thì tôi cũng đã xin rút lui công tác từ năm nọ kia chứ chẳng phải đợi ai đánh đổ. Tôi năm nay bốn mươi chín rồi. Ở đây tôi chỉ kém tuổi có bà Bân thôi, đâu cách nhau gần một giáp thì phải. Đời tôi lăn lộn nhiều, đã từng nếm đủ mùi cay đắng cơ cực, cái cao xa chẳng nói làm gì, còn cái trước mắt thì tôi không thể lầm được… Các bà hãy tin ở lời khuyên của tôi…”. 
Sau khi “nam mô” một hồi, ông Chủ tịch xã lại giở giọng phù thuỷ: “Các bà hãy tin vào lời khuyên của tôi. Đã đành chúng nó không phải là con tôi nhưng chúng là người của xã này, là người của làng tôi, làm ngơ thế nào được khi biết chúng đi vào con đường tồi tệ… Mình giác ngộ hơn nó mà không bày vẽ chỉ bảo cho chúng nó thì cái tội của nó chính là cái tội của mình, tôi sẽ có lỗi trước bà con…”. 
Cái khó của ông Chủ tịch là làm sao vừa kết án được chuyện “đi tu” để ông có cớ giải tán chủng viện mà lại vẫn không phạm vào chính sách “tự do tín ngưỡng của Đảng”. Ông lý luận: “Đi tu, ừ, đã đành chính sách không cấm, quyền tự do của mỗi người. Nhưng vì lẽ gì mà phải tu, chán đời ư, không kiếm được cơm ăn áo mặc ư, thiếu gì việc. Con trai bằng lứa tuổi chúng nó người ta đeo huy hiệu Đoàn, ao ước được thành bác sĩ, kỹ sư, ao ước được bay nhảy đây đó, còn chúng nó co lại trong chiếc áo dài thâm, sáng khấn, tối khấn, có bố mẹ mà không được nuôi nấng, có quê hương không dám nghĩ đến ngày về, có thể lấy vợ đẻ con thì lại làm tội mình cho đến chết…”. 
Say sưa bài bác áo thầy tu đến thế này không hiểu là tâm tư của nhân vật Chủ tịch xã hay là của chính ông nhà văn? Kết thúc bài “diễn văn” lên án đám học sinh chủng viện, ông Chủ tịch xã cao giọng: “Chỉ đọc kinh mà sống được ư? Ai cho nó ăn, ai cho nó mặc, vẫn là nhân dân. Còn chúng nó thì làm gì cho nhân dân? Chẳng làm gì cả, một bọn ăn bám, cái lưng dài thườn thượt, cái chân cái tay bủng beo vì bệnh lười…”. 
Món xúc xích nổi tiếng của Đức.
Ông Chủ tịch xã bộc lộ một điều: Nhà nước toàn trị không muốn cho trẻ con đến tuổi cắp sách đến trường nằm ngoài sự “quản lý của Đảng”. Dẫu rằng nó vẫn ăn cơm của bố mẹ nhưng nó phải vào Đoàn, phải đi học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” nếu không nó sẽ bị coi là “ăn bám” - ăn của bố mẹ thì vẫn bị coi là “của nhân dân”.
Sau khi dùng “lý lẽ ngoài đời” doạ nạt, lung lạc mà người mẹ vẫn không chịu gọi con về, ông Chủ tịch xã chuyển sang bài bác “lý lẽ của đạo” mong “cắt cơn nghiện của nhân dân” (ông Mác chẳng đã nói “tôn giáo là thuốc phiện” mà): “Tôi cũng là người công giáo đấy, nhưng nói thất lỗi với các bà, các ông, tôi không bao giờ tin được là có Chúa thật. Nếu bảo bất cứ việc gì đều được lên trời thì tại sao vệ tinh của Liên xô lại bay được lên trời, vậy ra Chúa ủng hộ cộng sản ư? Chúa ủng hộ vô thần ư? Tại sao Toà Thánh là đất Chúa ngự không phóng một vệ tinh bằng quyền phép thiêng liêng của Chúa cho thiên hạ thêm lòng tin cậy. Chẳng có gì cả đâu…”. 
Đúng là đầu óc chứa rặt “chủ trương chính sách của Đảng” mới đẻ ra lý lẽ “bài bác Chúa” ngu muội đến vậy. Và đây là sản phẩm của “chủ nghĩa duy vật thô sơ” đã được cài đặt vào đầu cán bộ: “Ai có trình độ khoa học cao, ai lao động giỏi thì kẻ ấy làm được việc kỳ lạ. Cha Thuyết bị sưng gan chín phần chết, một phần sống, vậy ai cứu được mạng của cha? Chính phủ ta, các bác sĩ Liên xô, toàn những người vô thần cả. Chính cha cũng đã từng nói với tôi: “Bố mẹ sinh ra lần thứ nhất, các bác sĩ Liên xô sinh ra lần thứ hai…”. 
“Cha tuyên uý” của chủ nghĩa Mác - Lê, chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của Đảng, tín đồ trung thành của chủ nghĩa Maoít-Stalinnít - Chủ tịch xã Môn cứ thế “giác ngộ” cho đám quần chúng đang bị “tôn giáo ru ngủ”: “Ngay đến các cụ đạo ngày ngày đứng trên toà giảng vị tất các ông ấy đã tin chắc là có Chúa thật, nếu họ tin sẽ có ngày phán xét chung thì vía cũng chẳng dám làm bậy, chẳng dám nằm với người nữ, chẳng dám cầm súng bắn giết con chiên, moi tiền của kẻ khó…”. 
Kết thúc bài diễn văn công kích nhà thờ - ông Chủ tịch xã sổ toẹt: “Bịp bợm cả. Các bà tin được tôi thì tin, không thì thôi, nhưng sau này các bà sẽ thấy lời tôi nói hôm nay là đúng. Xã hội người ta cứ tiến chứ có ai chờ con các bà giác ngộ rồi người ta mới cất bước đâu…”. 
Than ôi, hơn nửa thế kỷ trôi qua, “xã hội người ta cứ tiến” - người ta đây có thể hiểu rộng ra là thế giới, cho đến nay các “đồng chí” Chủ tịch xã “ vẫn còn ôm ấp ba cái thuyết “đấu tranh giai cấp” và “xây dựng chủ nghĩa xã hội” loài người đã bỏ qua. 
Tất nhiên, lối “giáo dục cưỡng ép” ấy khó mà chinh phục được con tim lẫn khối óc của người dân: “Trong các cuộc họp người ta đến miễn cưỡng, uể oải, cái xác ngồi đấy, nhưng tâm thần để tận đâu đâu. Họ không cần nghe cán bộ giải thích, đằng nào cũng thế, thuế vẫn phải đóng, đi dân công vẫn phải đi, nghe nhiều nào có lợi ích gì. Họ cứ sống như xưa kia họ sống…”. 
Giáo dân với Đảng còn như vậy, linh mục với chính quyền “xung đột” được mô tả còn dữ dội hơn bằng ngón nghề quen thuộc: “vu cáo “ và “bôi xấu”. 
Một lần có hẳn một phái đoàn bốn linh mục và một tu sĩ ghé thăm xứ Hỗ. Đây là dịp ông nhà văn xây dựng chân dung các nhà tu hành. Trước hết cha Thuyết, cha chủ nhà được một cha trong đoàn giới thiệu: “Ông ấy vừa đi nằm nhà thương ở Hà Nội về. Phải mổ gan lọc mật mới sống sót đấy. Tôi thì cho rằng chỉ tại cái món thịt chó cả thôi. Ăn nhiều thịt chó dễ bị tích kén lắm. Cái giống ấy nó chẳng nhiệt quá mà…”. 
Vậy là một đấng chăn dắt linh hồn con chiên suýt chết vì… xơi thịt chó thường xuyên. Rồi đến một cha Khách, cha Lân, khi ngồi vào mâm cơm thì mắt sáng lên: “Ở đây cha cũng cho thả cá rô phi à. Cái giống cá ấy sinh sôi nảy nở đến nhanh. Nhưng cá này phải hầm hoặc om kỹ mới ngon, còn rán thì xương khí rắn… Bày vẽ quá lắm, biết thế chẳng báo trước; làm phiền cha chủ sự…”. 
Rồi lần lượt cha giới thiệu “tâm hồn ăn uống” của các cha: “Xin các cha cứ tự nhiên cho… Mỗi người một ý thích một tâm tính… Như đức cha người chỉ thích ăn trứng luộc, một lúc ăn hàng chục quả vẫn ngon lành. Tôi xin chịu. Cha Giản đi kiết thì chỉ nghiện chè bột sắn, cứ nấu một soong to, cha đủng đỉnh ăn cả ngày cũng hết. Cha Thuỵ ở trên tỉnh lại ưa món chim câu hầm, nhưng ông cụ không có răng, cứ nhấm nháp qua loa rồi nhè ra đĩa, lão bõ ở đấy chỉ ăn bã nhả ra mà béo trắng... Còn tôi thì được cái bình dân, toàn nghiện những món rẻ tiền như bánh đa mật chẳng hạn”. 
Quả thực không biết ở cái xứ đạo nào mà ông bõ trong nhà thờ chỉ ăn bã do cha nhả ra mà… béo trắng thì thật nghề bôi xấu phải trao giải nhất cho ông nhà văn. Kinh hoàng hơn nữa là khi các cha bàn về món… tiết canh gà: “Xin lỗi, các cha đã được ăn tiết canh gà bao giờ chưa?”. 
Cha râu dài vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói: “Mới nghe lần đầu đấy. Chắc là tanh lắm hả?”. “Lậy cha, cha lạc hậu quá. Thật tình rất thơm ngon… Rắn sần sật mà bùi lắm. Cái dân Hà Nội họ làm món ăn thì người khó tính đến đâu cũng phải vừa lòng…”. 
Hết món ăn rồi đến món uống. Cha sở tại, “sau vài hớp rượu da mặt ông càng đỏ rực mãi lên một cách đáng sợ, tưởng như bật được máu tươi: “Chính thế, nấu rượu được nếp thầu dầu thì quý hoá nhất – cha Thuyết đưa con mắt nhỏ tí, lóng lánh sáng nhìn mọi người - Vâng thưa các cha, ngon nhất đấy ạ, càng để lâu càng đượm, càng thơm mà nước rượu cứ trong vắt như nước mưa. Còn nếp bắc thì chóng nhạt rượu lắm, nước rượu cũng đục…”. 
Than ôi, nếu các đấng chăn chiên, các đức cha linh hồn của mấy chục vạn giáo dân Bùi Chu - Phát Diệm mà tham ăn tục uống như trên thì đúng là cha… “quốc doanh”; tức các cán bộ tuyên giáo được cài vào trường của nhà thờ học thành linh mục trà trộn vào hàng ngũ giáo phẩm “nắm tình hình”. 
Tất nhiên năm ông linh mục này không phải “cha quốc doanh”, sau khi bàn chuyện ăn uống chán chê họ mới bàn chuyện ứng phó của giáo hội trong xã hội cộng sản. Dưới ngòi bút Nguyễn Khải, họ đích thị là những tên biệt kích, đám người phản động, đối tượng của cách mạng: “Cha Lân ném một cái nhìn nảy lửa, đôi lông mày rậm trở nên dữ tợn, giọng ông ta đanh lại, độc ác, tàn nhẫn: “Trong tay chúng ta còn những gì? Chỉ còn lại mỗi cây thánh giá. Chúng ta chỉ trông cậy được vào Chúa và các đấng thánh thần. Còn quần chúng của ta, cái lực lượng mười vạn con người của chúng ta đâu rồi, vắng lặng bốn bề như tiếng gọi giữa sa mạc. May thay chúng ta còn một vũ khí sắc bén mà không một kẻ nào tước nổi, đó là cái lưỡi của chúng ta. Chúng ta hãy còn một khu vực tranh chấp mà không một kẻ nào dám đoạt lại: đó là Toà giảng của nhà thờ. Từ đấy chúng ta sẽ tiến công ra, sẽ chiếm đoạt lại tất cả…”. 
Nguyễn Khải đã vạch một chiến tuyến dứt khoát giữa giáo hội và Nhà nước - cuộc đối đầu “ai thắng ai”, “một mất một còn”. Mặc dầu xuất thân nhà dòng nhưng xem ra ông nhà văn hiểu biết về Thiên chúa giáo cũng chỉ ngang anh một cán bộ Ban tôn giáo Chính phủ. 
Cuộc đối đầu “giáo hội” và “Nhà nước” diễn ra ngay khi các cha vừa dùng cơm xong, ông Chủ tịch xã Môn và ông cán bộ huyện Mẫn ập vào. Đã không xin phép được gặp, đã không báo trước sẽ tới, ông đại diện chính quyền xông vào phòng khách của Toà thánh khơi khơi như vào trụ sở Uỷ ban và lại còn hậm hực: “Ghê thật, hội họp với nhau mà không thèm báo một lời cho uỷ ban biết. Có chứng cớ ông thử tóm cổ một lượt xem có trắng mắt ra không?” 
Ông Mẫn, cán bộ huyện nói thẳng: “Trước đây khi toà Giám mục xin mở trường cũng có đề ra chương trình một ngày học sáu tiếng giáo lý và hai tiếng văn hoá… Là đấng chăn chiên mà hiểu biết ít thì rao giảng cũng khó khăn…”. 
Cha Lân, đại diện cho Toà Giám mục phải “nói thẽ thọt”: “Nhưng ông rõ cho, theo luật lệ toà thánh thì nhà trường không phải phục quyền các vua chúa phần đời, không để cho nhiễm thói tục phần đời. Trường đạo chỉ chịu quyền ở Toà Giám mục. Toà Giám mục lại chịu quyền ở Toà thánh, không thể muốn thế nào cũng được… Ngay đến chương trình học từng năm kẻ làm thầy phải giảng giải những gì, đứa học trò phải đọc những sách gì đều do sự định liệu trước của Toà Thánh cả. Nói nôm na toà thánh cũng như chính phủ trung ương bên tôi ấy mà…”. 
Trước lý lẽ rành rẽ của linh mục, ông Chủ tịch xã trở mặt, giở ngay cái mũ “phản động” doạ nạt: “Tôi xin hỏi cha, vậy như trước kia các ông cụ đạo đi làm tuyên uý trong quân đội Pháp hay làm sĩ quan có phải đợi lệnh của Toà Thánh cho phép không?”. 
Doạ chán rồi, ông Chủ tịch xã nổi cáu: “Nói chuyện với bọn này cứ như người đấm bị bông, mất thì giờ mà chẳng đâu vào đâu…”. 
Ông cán bộ huyện Mẫn cũng vứt bỏ những lời đường mật giở giọng đe nẹt: “Nếu như Toà Giám đặt mục tiêu cho cái trường ấy là nơi đào tạo những phần tử chống đối lại cộng sản thi tôi xin nói trước sẽ không bao giờ cụ giám quản đạt được ý nguyện đâu, mà có khi còn mang vạ vào thân là khác. Vì các cụ cũng biết đấy, pháp luật thì rất vô tư… nhà trường ngày nào cũng bắt các em làm bài chửi cộng sản, chửi các cơ quan nhà nước thì chúng tôi khó chịu đến đâu…”. 
Bị vu vạ “đào tạo phần tử chống đối cộng sản” linh mục phải xuống nước: “Chúng tôi biết địa vị của chúng tôi lắm chứ. Chính phủ thì có trong tay nào quân đội, nào công an, còn chúng tôi thì chỉ có tượng thánh thôi. Chỉ mong đừng ai đụng chạm đến mình là mừng chứ còn chống đối gì”. 
Rồi biết rằng nếu nhún nhường sẽ bị “nhà cầm quyền” lấn tới, cha đánh bạo: “Chúng tôi thì cho rằng bắt trường đạo phải dậy văn hoá đó là một bước lấn của ông vào quyền hành giáo hội của chúng tôi…”. 
Và cha vạch trần “tim đen” của nhà cầm quyền: “Đã dậy văn hoá thì ắt phải có giáo viên chứ gì. Tu sĩ của Trường thì lại không có bằng cấp, chẳng qua kẻ lớn dậy kẻ bé. Mà cử giáo viên ngoài giờ chúng tôi lấy làm e ngại… Nếu ông giáo viên theo đạo Thích Ca chẳng hạn, ông ta sẽ quan niệm về thế giới, về vũ trụ theo cái cách của ông ta. Hay nói cho rõ ràng hơn nếu ông ta là vô thần thì lại càng rắc rối. Vì ông ta có thể nói với học trò rằng thế giới này là do bàn tay lao động làm ra chứ không phải là do một đáng sáng tạo nên…”. 
Lý lẽ của cha đưa ra làm ông cán bộ huyện cứng họng. Chính bản thân anh ta cũng thấy đòi hỏi đưa giáo viên Nhà nước vào dậy trong trường của nhà thờ là vô lý. Anh ta triết lý: “Tôn giáo và văn hoá quả thực có điều điều không thể đứng cạnh nhau. Chẳng lẽ lại giảng là trái đất vuông, qua lớp mây xanh kia là thiên đáng… Chẳng lẽ nói cây lúa mọc lên là do ý Chúa chứ không phải do phát triển biện chứng của nó. Chẳng lẽ nói con người là đất bụi hèn hạ chứ không phải là sinh vật cao quý… Một đằng dìm con người xuống, một đằng làm cho con người trở nên sáng suốt biết sống một cách có ý thức. Và có thể lấy thêm hàng nghìn thí dụ khác về sự đối lập không sao dung hoà được…”. 
Hiểu biết của “nhà cầm quyền” về tôn giáo mới chỉ dừng ở mức độ coi nó như một thứ “mê tín dị đoan” , là “thuốc phiện đầu độc nhân dân” đúng như ông thánh Mác - Lênin đã dậy. Chính vì vậy ông cán bộ coi linh mục như kẻ có tội: “Có thể nói những người ngồi quanh cái bàn này đã tượng trưng được phần nào cho cái thế giới cha cụ hết sức phức tạp của địa phận Bái. Có những tên chống đối cách mạng đến điên cuồng; có những người còn bán tin bán nghi… nhưng giữa cái đám hùm sói ấy họ cũng không dám lên tiếng, vì lòng dũng cảm của họ còn ít quá, họ còn cân nhắc quá nhiều đến cái địa vị và uy tín giả dối của mình…”. 
Cả 2 tập tiểu thuyết Xung đột cứ xoay quanh những “xung đột” mà ông nhà văn tưởng tượng ra thế. Nhân vật chia làm hai “phe” địch - ta rõ ràng. Một bên là các cha Thuyết, cha Lân, cha Bản… tham ăn, tục uống và nhát sợ cường quyền. Một bên là Môn, Chủ tịch xã, Nhàn, Phó Chủ tịch, Mẫn, cán bộ huyện… người nào người nấy ngùn ngụt lửa cách mạng muốn xông lên xoá nhà thờ để… xây dựng hợp tác xã. Dù là ở bên này, hay bên kia, mỗi nhân vật đều chỉ là cái loa phát thanh tư tưởng “cách mạng hơn cả ông Các Mác” của ông nhà văn. Thay vì cho nhân vật sống như một con người trong cõi nhân sinh với mọi buồn vui, hạnh phúc và bất hạnh của nó, ông lại chỉ cho nói ra đằng mồm cái tinh thần cách mạng Đảng đòi hỏi ở cán bộ. 
Nhà văn Nhật Tuấn
"Ngọc ngà" - siêu mẫu đồ lót châu Âu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét