Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Diễn biến xấu ở biển Đông

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam.
Ưu tiên của tất cả các bên là tránh một cuộc xung đột quân sự. Cả ASEAN và Trung Quốc đều có nhiều lý do hợp lý để tránh một cuộc chiến tại Biển Đông. Học giả về Đông Nam châu Á Joshua Kurlantzick đã phân tích trong bài viết gần đây đăng trên “Council on foreign relations”.

Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng đến mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây, nhất là ngay sau khi hội nghị bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông nam châu Á ASEAN diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia hôm 12-7-2012 vừa qua thất bại thảm hại. Tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan vốn là một người khá lạc quan phải thừa nhận rằng hội nghị đã thất bại, sự đổ vỡ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của ASEAN và Ngoại trưởng Indonesia đã phải thực hiện vai trò trung gian giữa các nước thành viên vì sợ rằng các bên tranh chấp tại Biển Đông gia tăng căng thẳng. Cùng thời điểm đó, tàu khu trục hải quân Trung Quốc đã tuần tra tại khu vực vùng biển tranh chấp làm gia tăng những nghi ngại trong khu vực về việc Bắc Kinh đã nỗ lực đẩy mạnh việc thâu tóm Biển Đông.
Trong hơn ba năm qua chính quyền của Tổng thống Obama đã đưa ra cảnh báo và quan điểm mạnh mẽ về chủ quyền và việc xét xử tranh chấp tại Biển Đông. Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đòi hỏi quyền lợi tại Biển Đông, chính quyền Obama đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ về quyền lợi của ASEAN dựa trên chủ quyền về lãnh thổ, thậm chí Mỹ còn tuyên bố rằng sự tự do về mặt hàng hải và một nghị quyết về sự tranh chấp được tất cả các nước thành viên thông qua là "lợi ích quốc gia" của Mỹ.
Theo tuyên bố mới đưa ra hồi đầu tháng này, Mỹ đã tăng viện trợ cho các quốc gia lớn tại Đông Nam châu Á trị giá 50 triệu USD cho Quỹ mới về Sáng kiến tiểu vùng sông Mêcông, một dự án cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mêcông như Lào. Đối tác khu vực của Mỹ như Philippines đang thúc đẩy nhanh chóng việc mua sắm vũ khí, trong khi cùng thời điểm đó, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Á có tranh chấp đang tranh cãi gay gắt về những yêu sách của mỗi bên, đồng thời tăng cường điều tàu hải quân và tàu cá dân sự ra vùng biển tranh chấp để thử thách thái độ của mỗi bên. 
Cùng thời điểm đó, vẫn còn tồn tại một vài lý do để thỏa hiệp giữa các bên tranh chấp về Biển Đông và Mỹ. Các quan chức Trung Quốc thừa nhận rằng thái độ leo thang của họ về Biển Đông đã làm đau đầu nhiều quốc gia thành viên ASEAN và đẩy Việt Nam và Philippines lại gần hơn với Mỹ. Trong khi đó, mặc dù một vài quốc gia ASEAN như Campuchia lại đang xích gần hơn đối với Trung Quốc, trong khi các quốc gia khác như Philippines đang tiến lại gần hơn với Oasinhtơn thì tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đều nhận thấy rằng các quốc gia tại Đông Nam châu Á phải đưa ra một đề xuất thống nhất nếu họ muốn đóng vai trò chính tại Đông Á. 
"Nud" - ảnh nghệ thuật
Tranh chấp lãnh thổ đang bế tắc
Những căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông vốn là sự sống còn một cách chiến lược và được tin rằng tại đây chứa đựng nhiều nguồn dầu mỏ dồi dào. Những căng thẳng này vốn tồn tại từ nhiều thập kỷ trước, tuy nhiên hơn hai năm qua tình hình đã leo thang một cách kịch tính. Trung Quốc đòi hỏi gần như toàn bộ vùng Biển Đông, trong những năm gần đây đã công khai ủng hộ yêu sách này một cách mạnh mẽ.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau: Có thể vấn đề kinh tế khó khăn của Mỹ đã khiến nước này để ý đến châu Á từ những năm 2000 trở lại đây; các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng cần tăng cường sức mạnh hải quân của nước này; Chính phủ Trung Quốc đang hưởng ứng việc củng cố chủ nghĩa dân tộc; Các công ty tài nguyên của Trung Quốc muốn xúc tiến việc mở rộng vùng biển hoặc sự kết hợp giữa những lý do trên và các nhân tố khác. 
Mùa hè năm ngoái, ASEAN đã đưa ra một vài nghị quyết nhằm giải quyết tranh chấp giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình. Tuy nhiên thỏa thuận này đã không có sự ràng buộc về điều khoản quản lý và nó đã để lộ cho thấy cần một vài giải pháp thật sự để giải quyết vấn đề quan trọng như tranh chấp những vùng lãnh thổ chồng lấn trên biển, khai thác nguồn tài nguyên dưới thềm lục địa giàu tiềm năng. 
Phản ứng yếu ớt của ASEAN có thể đã khiến Bắc Kinh đưa ra quan điểm cứng rắn trong năm nay. 
Mùa xuân và mùa hè này, sự đòi hỏi của các quốc gia Đông Nam châu Á (trừ Malaysia đã thể hiện vai trò thụ động hơn) và Trung Quốc đã có quan điểm cứng rắn bằng cách tổ chức nhiều cuộc biểu tình về yêu sách của họ. Đầu năm nay, Trung Quốc ra tuyên bố hai hòn đảo tranh chấp với Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa và một số khu vực tranh chấp khác trên Biển Đông là một khu vực hành chính của Trung Quốc với tên gọi thành phố Tam Sa (Sansha) với một bộ máy công quyền riêng. 
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu đóng cọc và đưa ra đòi hỏi về dầu mỏ và khí đốt thông qua các cuộc biểu tình: Công ty thăm dò dầu khí quốc gia gần đây đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. Và họ cũng đã tăng cường điều động tàu thuyền phi quân sự ra vùng biển tranh chấp để thể hiện quan điểm của mình. Tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố rằng nước này có thể triển khai nhiều hạm đội tàu có và sẽ gửi chúng đến vùng biển tranh chấp. 
Nhiều nhà ngoại giao của các nước Đông Nam châu Á cho rằng những hạm đội tàu đó thuộc diện bán quân sự, cùng lúc đó Việt Nam và Philippinesgia tăng việc sử dụng tàu cùng lọai để thể hiện đòi hỏi của họ. Trong khi đó, quan chức Philippines đã gia tăng áp lực đối với Washington để triển khai thiết bị quân sự chất lượng cao hơn. Việt Nam và Philippines cũng đã mời công ty dầu khí nước ngoài dàn xếp vụ khai thác dự án chung trong khu vực tranh chấp. 
Sau khi hội nghị nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN kết thúc, chưa có dấu hiệu nào cho thấy liệu tất cả các bên có vui vẻ gác lại bất đồng, hiện đang gia tăng sự đe dọa ở thời điểm hiện tại và có thể dãn đến một cuộc chiến tranh. (Sau khi các nhà lãnh đạo Indonesia gia tăng đáng kể áp lực về mặt ngoại giao ngày 20-7, ASEAN rốt cuộc đã đạt được cái gọi là sự đồng thuận về Biển Đông, tuy nhiên sự phân chia này chỉ đơn giản trên giấy tờ và có rất ít tính thực tế). Các nhà quan sát đang theo dõi việc Trung Quốc thảo luận công khai như thế nào về chủ quyền mới đối với cái gọi là thành phố Tam Sa (Sansha). Và nhiều quan chức Đông Nam châu Á đang theo dõi xem liệu Bắc Kinh chi tiêu cho việc tài trợ mới hoặc khoản vay ưu đãi cho Campuchia và Malaysia, hai quốc gia thành viên của ASEAN mà có ít có lợi ích trong vùng biển này (Campuchia đã ủng hộ quan điểm của Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh). 
Rút cục, những dấu hiệu của Bắc Kinh cho thấy là nước này đã có thiện chí để đàm phán một lần nữa về quy tắc ứng xử, cho phép quản lý hoạt động của tàu thuyền trong vùng biển tranh chấp, có thể là dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc đã xuống nước. Về phía Đông Nam Á, việc sẵn sàng kêu gọi một vài tàu đánh cá của Việt Nam và Philippines quay trở lại có thể là một dấu hiệu nhượng bộ quan trọng. 
"Hoa" - tranh của họa sĩ Van Gogh
Sự chia cắt của ASEAN
Hơn bất kể thời điểm nào khác, việc tranh chấp trong năm nay cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những đòi hỏi của ASEAN để có thể kiểm soát được những vấn đề khu vực quan trọng và sự hội nhập khu vực trong tương lai.
Thậm chí một vài chính khách ủng hộ tổ chức một cách nhiệt tình nhất hiện cũng băn khoăn về việc liệu chính sách đồng thuận truyền thống của ASEAN có còn tồn tại.
Đây là thời điểm khó khăn đầu tiên trong việc đạt được sự đồng thuận, nó đã chứng minh cho việc khi mỗi nước đều muốn đi ngược lại lợi ích chung: ASEAN đã thất bại, trong quá khứ quan điểm mạnh mẽ về sự đồng thuận đã giải quyết được nhiều bất đồng, thậm chí kể cả cuộc xung đột diễn ra tại Đông Nam châu Á, như vụ việc của Đông Timo năm 1999 dựa trên sự tôn trọng quan điểm đồng thuận và không can thiệp công việc nội bộ của nhau- một tương phản mạnh mẽ với một vài tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Phi. 
Việc mong muốn đạt được sự đồng thuận là thách thức lớn nhất bởi sự tiến lại gần nhất vừa hình thành giữa Trung Quốc và một vài quốc gia tại Đông Nam châu Á, gia tăng nỗi sự hãi đối với Việt Nam, Philippinesvà Brunei, và giữa các nước khác như Lào, Campuchia thậm chí Thái Lan sẽ là quân "tốt đen" của Trung Quốc. 
Campuchia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN trong năm nay, đã trở nên dựa dẫm nhiều hơn về đầu tư và viện trợ của Trung Quốc. Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Campuchia ước tính tăng gần gấp đôi từ nay đến năm 2017, ước tính đạt 5 tỷ USD, trong khi Trung Quốc trở thành viện trợ lớn nhất đối với nước này. 
Tương tự như vậy, Lào và Thái Lan cũng đã dựa nhiều vào Trung Quốc. Để hình thành được một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông được đánh dấu bởi những đòi hỏi của các nước Đông Nam châu Á và Trung Quốc dường như rất khó có thể đạt được ít nhất là tại thời điểm này. 
"Ảo giác" - siêu mẫu nội y châu Âu
Ngăn chặn xung đột
Ưu tiên của tất cả các bên là tránh một cuộc xung đột quân sự. Cả ASEAN và Trung Quốc đều có nhiều lý do hợp lý để tránh một cuộc chiến tại Biển Đông. Ngay tại thời điểm Trung Quốc tranh cãi với Việt Nam, Philippinesvà các nước khác, nước này dã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và là một nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất của hầu hết các quốc gia tại Đông Nam châu Á kể từ khi hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực.
Đối với Mỹ, tránh cuộc xung đột trên biển có thể giúp ngăn chặn sự căng thẳng về quân sự, điều mà cường quốc số một thế giới này không muốn đóng vai trò về chính sách tại Biển Đông, trong khi cũng có thêm thời gian để Oasinhtơn trợ giúp các nước trong khu vực nâng cấp lực lượng quân sự và cổ vũ tình đoàn kết hơn nữa giữa các thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông. 
Mỹ nên giúp các quốc gia Đông Nam châu Á và Trung Quốc thành lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị để ngăn chặn những rắc rối có thể leo tháng tại vùng biển này. 
Thêm vào đó, ASEAN nên đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án quốc tế về luật biển để bảo vệ quan điểm của mình về chủ quyền. Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc cũng có thể phối hợp trên cơ sở hợp tác để cùng khai thác tài nguyên biển.
Mai Linh (theo Council on Foreign Relations)
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Độc đáo món cá hấp của người Mường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét