Đội tàu cá Trung Quốc neo tại tỉnh Hải Nam, trước khi tràn ra đánh cướp trái phép trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. |
Với hàng chục nghìn tàu cá ra khơi ở Biển Đông, không chỉ lớn về số lượng mà cả công suất khai thác, Trung Quốc đang cho thấy sự quyết liệt, tạo uy lực trên biển mạnh mẽ - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu cho hay.
Ông Trần Cao Mưu cho VietNamNet hay, hôm qua, 2-8-2012, Hội vừa ra bản tuyên bố phản đối hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngay khi lệnh cấm biển đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1-8).
Lệnh cấm này áp dụng từ ngày 16-5 đến 1-8, trên cả các vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam - hành động mà ông Mưu cho là "vô lý".
"Nud" - ảnh nghệ thuật |
Những tin tức phát đi từ Trung Quốc cho thấy dường như chưa khi nào lại có số lượng tàu cá ra khơi ở Biển Đông lớn đến vậy. Nhận định của ông?
- Sau khi lệnh cấm đánh bắt vô lý ở cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hết hạn hôm 1-8, các tỉnh của Trung Quốc đang huy động một lực lượng tàu rất lớn, có những tỉnh đưa 23.000 tàu ra khơi, huy động đưa đi khai thác ở cả vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tàu cá huy động ra khơi không chỉ lớn về số lượng mà còn lớn về công suất, dường như cho thấy phía Trung Quốc quyết liệt, tạo uy lực mạnh mẽ trên biển.
Không chỉ một lần tàu cá Trung Quốc khai thác ngư trường chủ quyền của Việt Nam, vậy mức độ quan ngại của Hội như thế nào?
- Trung Quốc đã rất nhiều lần vi phạm khai thác ngư trường chủ quyền của Việt Nam nhưng giờ đây họ có vẻ quyết liệt hơn. Ồ ạt đưa một lượng tàu cá kéo xuống ngư trường như vậy là hành động không thể chấp nhận được. Chúng tôi cực lực phản đối.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp ra sao đến ngư dân Việt Nam?
- Một lượng tàu cá lớn, công suất khai thác cũng lớn, được huy động ồ ạt đi khai thác như thế ảnh hưởng đến khả năng khai thác của ngư dân trên vùng biển. Ngư dân thiệt. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi. Nếu phía bạn có hành động khai thác ở ngư trường lấn tới, ảnh hưởng đến ngư dân, Hội sẽ có những kiến nghị mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của ngư dân.
Một số đơn vị tỉnh hội của Hội từng phản ánh tình trạng tàu cá Trung Quốc xua đuổi ngư dân Việt Nam ra khỏi khu vực đánh bắt thuộc chủ quyền Việt Nam, khống chế tàu cá Việt Nam... Việc này đến nay đã khác chưa?
- Việc đó đã diễn ra nhiều lần và lặp lại. Điều này khiến ngư dân bám biển lao động không bảo đảm, hiệu quả năng suất bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã kiến nghị những chính sách đối với các cơ quan chức năng để có biện pháp, chính sách để ngư dân đảm bảo bám biển dài ngày, an tâm sản xuất.
"Phố mờ sương" - tranh của hoạ sĩ Toba Mika |
Ngày 2-8, Hội Nghề cá Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ, thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi lệnh cấm biển đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực thì hàng chục ngàn tàu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đã vi phạm Công ước luật biển năm 1982 và những nội dung trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành động trên.
Hội Nghề cá Việt Nam kêu gọi hội viên, ngư dân cả nước yên tâm bám biển, sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Linh Thư
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Gợi..." - siêu mẫu nội y châu Âu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét