Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Trung Quốc là con hổ có lá gan con gì?

Tên lửa Đông Phong16 tại căn cứ Lữ đoàn 827 của Trung Quốc, không biết bắn ai bắn tới đâu và đi về đâu...???
Phản ứng trước Sách Trắng quốc phòng năm 2012 của Nhật Bản, Trung Quốc tuyên bố quân đội Trung Quốc sẽ thực thi chức trách của mình, kiềm chế Nhật Bản một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, những lời lẽ cứng rắn không thể che giấu một “lá gan con chuột nhắt” của người Trung Quốc.
“Nhát ma” Nhật Bản
Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản hôm 30-7-2012 cho rằng, Tokyo cần quan tâm đến các hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Đây là nơi hai nước đang tranh chấp quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Quần đảo này thuộc tỉnh Okinawa, hiện do Nhật Bản quản lý.
Cảnh báo của Nhật Bản được đưa ra sau khi các tàu ngư chính liên tục xâm nhập lãnh hải Nhật Bản và vùng biển gần quần đảo tranh chấp. Đặc biệt, kể từ khi Thị trưởng thành phố Tokyo Ishihara Shintaro tuyên bố ý tưởng mua lại quần đảo Senkaku, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối.
Giới quân sự “diều hâu” của Trung Quốc liên tiếp đưa ra những tuyên bố cứng rắn, dọa nạt các nước láng giềng. Thiếu tướng La Viện, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, từng đề xuất thiết lập khu vực tập trận ở vùng biển gần quần đảo Senkaku.
Một vị Thiếu tướng khác là Kim Nhất Nam, thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc còn lớn tiếng rằng “Okinawa từng là quốc gia nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc”(?).
Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản cũng nhận định mức độ ảnh hưởng của quân đội Trung Quốc đối với các quyết sách ngoại giao của nước này đã và đang thay đổi. Trong Sách Trắng quốc phòng có đoạn: “Trung Quốc đã phản ứng với các vấn đề xung đột liên quan tới Nhật Bản và các nước láng giềng khác theo một cách thức bị chỉ trích là quyết liệt, làm dấy lên những lo ngại về phương hướng của nước này trong tương lai”. 
Từ Bắc Kinh, truyền thông Nhà nước Trung Quốc nói rằng những cảnh báo của Tokyo là “sai lầm” và Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản sẽ hủy hoại hơn nữa quan hệ Trung-Nhật, vốn căng thẳng trong những tháng gần đây do những tranh chấp giữa hai nước xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku.
"Gợi cảm" - siêu mẫu nội y châu Âu
Con hổ có lá gan của loài chuột nhắt
Tuy nhiên, những lời lẽ cứng rắn của Trung Quốc không thể che giấu sự “sợ hãi” từ trong tâm của họ. Trong một bài xã luận mới đây, "Thời báo Hoàn Cầu”, một ấn phẩm của "Nhân dân nhật báo" (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) viết rằng Nhật Bản không cần phải lo lắng vì Tokyo đã có liên minh quân sự với Mỹ.
Trung Quốc thừa nhận nghi ngờ chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và vị trí còn yếu so với sức mạnh quân sự của Mỹ và các đồng minh của Washington dù Trung Quốc cũng đang phát triển các năng lực quân sự của mình.
Bài xã luận cũng kêu gọi Nhật Bản không nên nhìn chiến lược của Trung Quốc bằng "tư duy thời Chiến tranh Lạnh", bởi điều đó sẽ dẫn tới hỗn loạn trong khu vực.
Bất chấp việc giới quân sự Trung Quốc liên tiếp đưa ra những bình luận và cảnh báo dọa nạt các nước trong khu vực, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn im lặng. Không ít ý kiến nhận định rằng tình hình ngoại giao của Trung Quốc đang xấu đi và căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á trên Biển Đông đang gia tăng nên Trung Quốc muốn né tránh đối đầu trực diện với Nhật Bản.
Xét về tổng lực, có lẽ người Trung Quốc hiện chỉ có thể “tự tin” với chỉ số GDP của mình với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng lịch sử đã chứng minh tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới không đồng nghĩa với sức mạnh của quốc gia này. Trung Quốc là kẻ chiến bại nhiều hơn chiến thắng trong các cuộc chiến với nước khác.
Nhìn từ góc độ những tranh chấp trên biển hiện nay, hải quân Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng. Thế nhưng thực lực của lực lượng này là không đáng kể so với Mỹ, và thậm chí là Nhật Bản. Tổng trọng tải tàu chiến của 21 quốc gia đứng đầu về sức mạnh hải quân trên thế giới hiện đạt 6,75 triệu tấn. Riêng Mỹ đã chiếm tới 46%! 
Các loại vũ khí từ tàu nổi, tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo diệt hạm và tàu sân bay của Trung Quốc hiện vẫn còn khoảng cách khá xa so với các mẫu vũ khí tương tự của Mỹ, Nga, Nhật Bản và cả Ấn Độ.
Không ít chuyên gia cho rằng những hành động hung hăng của Trung Quốc càng khiến họ bị cô lập thêm. Thêm vào đó, các quốc gia trong khu vực sẽ buộc phải tăng cường năng lực quốc phòng của mình. 
Trong bối cảnh đó, không có gì bảo đảm rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc luôn chiếm ưu thế. Không ít quốc gia trong khu vực có đủ tiềm lực và năng lực “vượt mặt” Trung Quốc.
Đông Triều
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
-Nói đến bọn Trung Quốc... mày có buồn không hả vẹt...!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét