Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Vòng oan nghiệt của một thanh đao

"Siêu cầu thủ" - người mẫu Arghentina
Khi cảnh sát giải hắn tới Viện Kiểm Sát ở Ðài Bắc, kẻ sát nhân một mực nói rằng "Nam Kinh dịch sát đao" đã dụ hắn gây án, chứ hắn không hề có chủ tâm. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Sau khi Nhật đầu hàng quân Ðồng Minh năm 1945, những phạm nhân chiến tranh người Nhật tham gia cuộc thảm sát dân chúng Nam Kinh (hơn 400,000 dân đa số là đàn bà, trẻ con, đã bị chúng giết trong ba tháng của năm 1937, với vũ khí giết người phần nhiều là đao kiếm) bị đưa ra xử trước tòa án chiến tranh.
Những khí cụ gây ra vụ thảm sát Nam Kinh đã được chính phủ Trung Quốc thời bấy giờ tịch thu gom vào một viện bảo tàng mệnh danh "Bảo tàng viện Nam Kinh". Trong đó, có một thanh đao của một sĩ quan Nhật mà theo lời khai của hắn thì trong vụ thảm sát ấy, mỗi ngày nó chặt trung bình 107 cái đầu. Vậy chỉ trong ba tháng thảm sát dân Nam Kinh, đao này đã chém đến 10,130 đầu người vô tội.
Viên sĩ quan chủ thanh đao đầy sát khí này là đại tá Nhật có tên Cát Ðằng Thứ Lang, kẻ bị tòa án chiến tranh ở Nam Kinh dưới thời chính phủ Dân Quốc tuyên án tử hình vì tội ác chiến tranh. Thanh đao rơi vào tay vị tướng Quốc Dân Ðảng Cát Văn Tinh, nhưng ông giữ trong nhà chẳng bao lâu đã đem tặng Viện Bảo Tàng chứng tích, nơi trưng bày hơn một ngàn đao kiếm được dùng trong cuộc thảm sát Nam Kinh. Thanh đao này được một người Trung Quốc gọi là "Nam Kinh dịch sát đao", bày ở một góc phòng triển lãm. 
Mới đây, nó lại nhúng vào máu một lần nữa. Người bị thanh đao chém đầu là cô nghiên cứu sinh Trương Phú Trinh, đang làm luận án tiến sĩ sử học về cuộc thảm sát Nam Kinh năm 1937. Cô Trinh tới phòng triễn lãm trên để nghiên cứu tài liệu viết luận án tiến sĩ, để rồi bị một thanh niên Ðài Loan, tên Quách Khánh Hoa, dùng "Nam Kinh dịch sát đao" đang triển lãm uy hiếp cưỡng bức, sau đó chặt đầu cô. 
Viên sĩ quan chủ thanh đao đầy sát khí này là đại tá Nhật Cát Ðằng Thứ Lang, bị tòa án chiến tranh Nam Kinh thời chính phủ Dân Quốc tuyên án tử hình vì tội ác chiến tranh.
Sau khi gây án ba ngày Quách Khánh Hoa đã bị cảnh sát Ðài Loan bắt. Tên sát nhân khai với cảnh xát rằng hắn đã phạm tội ác với cô Trương Phú Trinh do đã xem những hình ảnh về những hành động tàn bạo của quân đội Nhật và muốn "bắt chước quân đội Nhật!".
Quách Khánh Hoa là một sinh viên chưa hề có tiền án tiền sự song đã tự nhiên gây án. Khi cảnh sát giải hắn tới Viện Kiểm Sát ở Ðài Bắc, kẻ sát nhân một mực nói rằng "Nam Kinh dịch sát đao" đã dụ hắn gây án, chứ hắn không hề có chủ tâm. Sau khi gây án, hắn đi lang thang như kẻ mất hồn, đến quán uống rượu say rồi về nhà ngủ vùi. 
Quách Khánh Hoa quả quyết rằng trong giấc ngủ, hắn luôn thấy cô Trương Phú Trinh hiện về "đòi đầu". Vì vậy, hắn đã trở lại nơi trưng bày chứng tích vụ thảm sát Nam Kinh cho cảnh sát bắt. 
Theo con trai của tướng Cát Văn Tinh (người từng thu giữ "Nam Kinh dịch sát đao"), viên tướng này từ ngày có thanh đao Nhật đã thăng quan tiến chức rất mau nhưng luôn muốn... "khai đao". Vì lẽ này, ông đã mang "Nam Kinh dịch sát đao" trao cho phòng trưng bày chứng cớ tội ác của quân Nhật. Ngay sau khi "Nam Kinh dịch sát đao gây án, người con trai của ông đã bay từ Mỹ về Ðài Bắc đề nghị một hòa thượng tới nơi trưng bày "Nam Kinh dịch sát đao" làm lễ cầu siêu, để những hồn oan bị đao kiếm của người Nhật thảm sát thôi không còn lởn vởn nơi những vũ khí đã giết họ. 
Theo Trung Quốc Thời Báo, sau lễ cầu siêu, người ta tìm thấy cái đầu của cô nghiên cứu sinh Trương Phú Trinh giấu trong một hẻm núi gần hồ Nhật Nguyệt. 
Bảo tàng chứng cớ tội ác Nam Kinh ở Ðài Bắc đã quyết định đưa những đao kiếm gây ra vụ thảm sát này vào những tủ kính có gắn camera theo dõi, nhằm bảo đảm chúng không "quậy" được nữa.
Theo Trung Quốc Thời Báo
"Khó đỡ" - người mẫu châu Á

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét