Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Không thể chịu đựng được hành động của Trung Quốc ở biển Đông

Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega.
Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega nhấn mạnh như vậy. Philippines chuẩn bị đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa án Quốc tế về luật biển.

Tình hình biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các chính khách Mỹ sau khi hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên Tiểu ban về châu Á - Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ, hôm 3-8 giới thiệu Dự luật H.R. 6313 nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình và hợp tác các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cũng như các vùng biển khác ở khu vực Đông Á.
Theo VOV, hạ nghị sĩ Faleomavaega cho biết việc giới thiệu một dự luật thay vì một nghị quyết về vấn đề này cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Với việc Trung Quốc tiếp tục ép buộc và hăm dọa các nước láng giềng, ông Faleomavaega nói ông lo ngại sâu sắc về những đòi hỏi chủ quyền không có cơ sở pháp lý quốc tế của Trung Quốc. 
Hạ nghị sĩ Faleomavaega đề cập những hoạt động đơn phương gây căng thẳng gần đây của Trung Quốc như mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý một diện tích lớn ở biển Đông và quyết định đưa quân đồn trú ở đó, tiến hành các cuộc tuần tra ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông… 
Hạ nghị sĩ Faleomavaega nói rằng ông rất công bằng trong quan hệ với Trung Quốc nhưng không thể chịu đựng được các hành động của nước này ở biển Đông. Ông coi những hành động của Trung Quốc có tính chất gây hấn và kêu gọi Bắc Kinh giải quyết các tranh chấp này một cách hợp tác, thông qua con đường ngoại giao, không sử dụng vũ lực.
Ông Faleomavaega nói thêm rằng Trung Quốc có lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình, do vậy không nên có những hành động đơn phương và ngay lập tức tham gia đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý. 
Trước đó, Thượng viện Mỹ hôm 2-8 đã thông qua nghị quyết nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc ở biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố chỉ trích Bắc Kinh đơn phương thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và quyết định đưa quân đến đồn trú ở đó. 
Tại Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Raul Hernandez hôm 3-8 cho biết nước này đang chuẩn bị cho việc đưa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa án Quốc tế về luật biển. Theo ông Hernandez, Manila đang khẩn trương tiến tới thực hiện bước đi pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói trên, bất kể Bắc Kinh có hợp tác hay không. 
Ông Hernandez nói với giới truyền thông: “Các công tác chuẩn bị đang diễn ra và chúng tôi hy vọng có thể làm việc này càng sớm càng tốt”. Dù vậy, người phát ngôn này không cho biết thời gian biểu cụ thể. Theo website tin tức ABS-CBNnews, ông Hernandez còn bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tháo gỡ dây thừng chắn lối vào khu đầm phá của bãi cạn Scarborough.
Thậm chí, tờ báo này còn ngang ngược cảnh báo việc hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông của Việt Nam - Ấn Độ là “bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh”. 
"Xa xăm" - thiếu nữ Ấn Độ
Ấn Độ không ngại đe dọa của Trung Quốc
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục xem xét đề nghị hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông của Việt Nam và sẽ chấp nhận nếu ONGC Videsh Limited, chi nhánh hoạt động ở nước ngoài của Công ty Dầu khí nhà nước OVL, tìm được đối tác thích hợp. 
Đây được xem là câu trả lời mạnh mẽ của Ấn Độ trước việc tờ Thời báo Hoàn cầu vừa lên tiếng một cách vô lối khi yêu cầu Chính phủ Trung Quốc có “phản ứng mạnh mẽ” nếu Việt Nam và Ấn Độ khai thác dầu khí ở biển Đông.
Hoàng Phương
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
"Trừu tượng" - tranh của họa sĩ Michell PontieTwitter

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét