Mỹ nữ trong hậu cung Hồi giáo. |
“Kết luận mà tôi - và những ai khác sau khi đã nghiên cứu - đi đến, là Hồi giáo, xét về tổng thể, không phải là một tôn giáo. Mà đó là Chủ nghĩa Đế quốc Ả rập và là một dụng cụ bảo vệ nhằm duy trì những điều họ tin là một nền văn hóa Ả rập ưu việt”. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Ngày nay ai ai cũng nói về nhu cầu phải đối thoại với Hồi giáo, và có lẽ không có nhóm tôn giáo nào lại khăng khăng đề cập tới hơn Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, như nhiều nhà phê bình đã cho biết, bạn chỉ có thể có một cuộc đối thoại đích thực khi cả hai phía đều ngay thẳng về những gì họ tin theo và những hành động họ khuyến khích. Vì tính cách xa lạ của Hồi giáo đối với đa số người phương Tây, nên thường khó mà đưa ra được những phán xét đáng tin cậy liên quan đến những vấn đề như thế. Nhưng vào lúc này, những xét đoán như vậy là điều tối cần thiết.
Trong cuốn sách của bà nhan đề Cruel and Usual Punishment (Hình phạt Độc ác và Thông thường), Nonie Darwish đưa ra một ý kiến táo bạo cho rằng Hồi giáo không phải là một tôn giáo. Darwish là con gái của một người Ai cập theo Hồi giáo đã “tử vì đạo”, mô tả cuộc sống ba mươi năm đầu đời của bà tại Trung Đông dưới giới luật Sharia, và dần dần thức tỉnh để hiểu biết đầy đủ hơn về Hồi giáo. Vào cuối cuốn sách, bà đưa ra nhận xét sau đây: “Kết luận mà tôi - và những ai khác sau khi đã nghiên cứu - đi đến, là Hồi giáo, xét về tổng thể, không phải là một tôn giáo. Mà đó là Chủ nghĩa Đế quốc Ả rập và là một dụng cụ bảo vệ nhằm duy trì những điều họ tin là một nền văn hóa Ả rập ưu việt”.
Hồi giáo - không phải là một tôn giáo ư? Đây có phải chỉ là lời cường điệu? Hay là thực sự bà muốn nói như thế?
"Đo ván" - người đẹp Mỹ |
Bà Darwish đưa ra ba luận cứ để hỗ trợ: Luận cứ chính của bà liên quan đến tính cách tự nguyện. Tuy Mohammad trong phần đầu của Kinh Koran (gọi là phần Mecca) tuyên bố rằng sự lựa chọn tôn giáo phải là tự nguyện, nhưng lập trường này trải qua một sự thay đổi lớn lao ở những phần sau (phần Medina), sau khi Mohammad đã trở thành một nhà tư lệnh quân sự, nắm được quyền uy và chiếm được các chiến lợi phẩm trong những cuộc đột kích vào các bộ lạc lân cận, và đặt hành động rời bỏ đức tin Hồi giáo ngang hàng với sự phản bội trong địa hạt quân sự. Bà bình luận: “Chứng cứ rõ rệt nhất cho biết Hồi giáo khó có thể là một “tôn giáo”, đó là luật bội giáo - tức là lệnh giết những người bỏ đạo. Điều đó ngay tức khắc chuyển Hồi giáo từ lãnh vực tôn giáo sang địa hạt ý thức hệ chính trị toàn trị.” Nói cách khác, luật bội giáo, ngày nay vẫn còn chiếm ưu thế trong các xã hội Hồi giáo hiện đại, không dung hợp được với tôn giáo chân chính; một tôn giáo không có tính cách tự nguyện hoặc tính cách không tự nguyện trong khi tiếp tục theo một tôn giáo, là một mâu thuẫn nằm ngay chính trong ý niệm về tôn giáo.
Điểm thứ hai bà nêu ra liên quan đến sự đàn áp phổ biến và chính thức người phụ nữ nơi Hồi giáo; về vấn đề này bà đưa ra nhiều trường hợp: luật lệ, văn hóa và lịch sử. Luận cứ này của bà cũng được Wafa Sultan lặp lại trong cuốn A God Who Hates(Một đấng Thượng đế Ghét bỏ). Bà Sultan truy nguyên nhiều trường hợp ghét bỏ phụ nữ của Hồi giáo nơi quan niệm về một đấng Allah ghét bỏ đàn bà; và sự ghét bỏ này, bà nói thêm, mở cánh cửa bờ đê ra cho sự hận thù mọi người bên ngoài. Bà Sultan chỉ vào kinh Fatiha, là lời kinh cầu nguyện được người Hồi giáo ngoan đạo lặp lại 5 lần một ngày, trong bản bằng tiếng Ả rập có những câu chú hoặc những công thức ám chỉ lòng thù hận đối với người Do thái giáo và Kitô giáo. Dĩ nhiên, câu hỏi được cả hai bà Darwish và Sultan đặt ra: một chính sách chính thức về thù hận như vậy có thể là tính cách của một tôn giáo thành tín hay không. Ở đây, lại một lần nữa, điều quan trọng cần phải xem xét là sự khác biệt lớn lao nơi giọng điệu giữa những phần đầu (Mecca) của Kinh Koran và phần sau (Medinan Suras).
Luận cứ thứ ba là Hồi giáo được đánh dấu bằng sự chuyển đổi xảy ra tại Medina, sau khi Mohammad đã trở thành một nhà tư lệnh quân sự đầy quyền uy muốn tiêu diệt mọi chống đối. Bà Darwish viết: “Vào cuối đời, ông ta (Mohammad) còn tuyên bố rằng có cả một nhóm người không có quyền được sống - đó là người Do thái. Thông điệp của ông trở thành một ám ảnh bạo lực muốn tiêu diệt những người không theo Hồi giáo. Ở điểm này, những thông điệp đầy bạo lực như thế đã triệt tiêu bất cứ điều gì ông đã giảng dạy trước đó về lòng bao dung. Các tôn giáo và người nào không tuân phục uy quyền của ông đều trở thành kẻ thù số một của Hồi giáo. Thế là Hồi giáo từ một tôn giáo biến thành một hệ thống chính trị, hệ thống này giam giữ tín đồ trong nhà tù là Hồi giáo - dưới hình phạt là cái chết”.
Lối vào cầu thê húc & đền ngọc sơn đầu thế kỷ XX. |
Nhiều nhà bình luận và phê phán Hồi giáo đã chỉ rõ rằng Hồi giáo vốn đã có tính cách chính trị, không có những gì có thể so sánh với tính cách phân biệt giữa giáo hội với nhà nước, giữa Xê-gia và Thiên Chúa, như trong Kitô giáo và thế giới Tây phương nói chung (tuy rằng sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị đã chẳng bao giờ tốt đẹp và rõ rệt). Nhưng bà Darwish còn đi xa hơn nữa: Hồi giáo lại còn chẳng phải là một tôn giáo, dù muốn dù không, thường hay pha trộn với chính trị, mà hoàn toàn và đơn giản chỉ là một ý thức hệ chính trị. Bà nói thế có đúng không?
Ngoài những phê phán như thế, Darwish đưa ra một số tiêu chuẩn sâu sắc và hiển nhiên phải hội đủ, trước khi việc liệt kê Hồi giáo như là một “tôn giáo” có thể chấp nhận được:
1. một tôn giáo phải là một lựa chọn cá nhân;
2. không tôn giáo nào được giết chết người bỏ đạo;
3. một tôn giáo không bao giờ được ra lệnh giết chết và khuất phục những ai không lựa chọn trở thành tín đồ; và
4. một tôn giáo phải tôn trọng những quyền căn bản của con người.
Đây là một định nghĩa dường như có thể áp dụng, trên tổng thể, cho Do thái giáo, Kitô giáo, Phật giáo và Ấn giáo - tuy đôi lúc có những phong trào hay chi phái trong lịch sử đã ủng hộ những hành động ép buộc cải đạo, hành quyết những người bỏ đạo, o ép phụ nữ, v.v… Chúng ta cũng có thể kể thêm vào đây hai chi nhánh của Hồi giáo: Sufism là trường phái tư tưởng thuộc Hồi giáo thần bí, quan tâm đến việc hoàn thành sự kết hiệp cá nhân với Thượng đế, và đạo Ba’hai, là một phong trào Hồi giáo vào thế kỷ 19, tận tâm hành động cho sự hài hòa tâm linh và đoàn kết trên thế giới. Nhưng những người Ba’hai bị tín đồ Hồi giáo chính thống coi là kẻ bội giáo, còn tín đồ Sufis đã bị các chính thể theo chủ thuyết chính thống tại Iran và Saudi Arabia bách hại, coi không phải thuộc về đạo Hồi.
Những suy tư ngắn ngủi nêu trên chứng tỏ Hồi giáo là một thực tại phức tạp. Nhưng đối với những ai mong muốn đi vào cuộc đối thoại đích thực với các tín đồ đạo này, thì không thể bỏ qua không xét đến những câu hỏi gay cấn nêu ra bởi những người trưởng thành nơi tôn giáo đó. Và chúng ta vẫn còn một con đường dài mới đi tới được các lời giải đáp tốt đẹp cho những câu hỏi như thế.
Nguồn: Howard Kainz/The Catholic Thing
"Phục hưng" - thiếu nữ Việt Nam |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét