Nga nổ súng vào tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này. |
Trung Quốc đưa đội tàu quy mô lớn xuống biển Đông là thực thi chiến thuật “biển người trên biển” nhằm đạt ý đồ tăng cường kiểm soát trên thực tế của họ đối với vùng biển đang có tranh chấp. (ảnh không liên quan đến bài viết)
Dư luận trong và ngoài khu vực đã có phản ứng tích cực ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết S.Res 524 (tối 2-8-2012, theo giờ địa phương) về việc tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002.
Ngày 3-8-2012 (theo giờ Washington), chính quyền Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên ra tuyên bố về biển Đông, theo đó, Mỹ ủng hộ nguyên tắc 6 điểm gần đây của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đồng thời khuyến khích ASEAN và Trung Quốc có những bước tiến nhằm thống nhất về Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC), tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết bất đồng một cách hòa bình. Nghị quyết S.Res 524 do Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cùng 6 Thượng nghị sỹ Mỹ có ảnh hưởng khác đồng bảo trợ.
Cũng trong ngày 3-8, Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ cũng giới thiệu dự luật H.R.6313 nhằm thúc đẩy việc giải quyết hòa bình và hợp tác các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cũng như các vùng biển khác ở Đông Á. Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega lo ngại sâu sắc về những đòi hỏi chủ quyền quá mức, không có cơ sở pháp lý quốc tế của Trung Quốc, do đó đã yêu cầu Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương và ngay lập tức tham gia đàm phán với ASEAN về COC.
Trước đó không lâu, tại cuộc hội thảo biển Đông ở Washington, Mỹ, Thượng nghị sỹ Mỹ Joseph Lieberman cũng từng bày tỏ sự quan ngại trước hành động thể hiện rõ tham vọng độc bá biển Đông của Trung Quốc. Ông Joseph Lieberman còn cho rằng, sự xuống thang của cuộc xung đột tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là rất quan trọng. Ngoài ra, Thượng nghị sỹ Joseph Lieberman cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của COC trong việc giải quyết những tranh chấp trên biển Đông theo luật pháp quốc tế.
"Hải ly" - Hot girl Việt Nam |
Trước đó (2-8), hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho rằng, việc Trung Quốc đưa đội tàu quy mô lớn xuống biển Đông là thực thi chiến thuật “biển người trên biển” nhằm đạt ý đồ tăng cường kiểm soát trên thực tế của họ đối với vùng biển đang có tranh chấp.
Cũng trong ngày 2-8, tờ Kinh tế hằng ngày của Hàn Quốc còn bình luận, Trung Quốc đưa đội tàu cá lớn “phủ kín” biển Đông là nhằm ngăn cản ngư dân Việt Nam và Philippines hành nghề.
Tạp chí Russia & India Report số ra mới đây đã chỉ rõ âm mưu của Trung Quốc trong việc độc bá biển Đông và Bắc Kinh sẽ quyết tâm biến gần hết khu vực biển Đông thành “ao sau nhà mình”. Để thực hiện âm mưu này, Bắc Kinh thăm dò phản ứng của các nước hữu quan bằng cách gây căng thẳng tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Sau đó dùng sức mạnh kinh tế thay thế biện pháp quân sự, gây chia rẽ giữa các nước ASEAN, gia tăng hoạt động của các đội tàu kiểm soát khu vực biển Đông, “nắn gân” Mỹ…
Tờ Nihon Keizai Shimbun của Nhật Bản và trang mạng StrategyPage của Mỹ cũng cho rằng, Trung Quốc đang liên tục tạo ra “sự đã rồi” ở biển Đông để tăng cường cái gọi là bằng chứng cho những đòi hỏi vô lý của mình.
Trên tờ Thời báo châu Á của Australia số ra mới đây, Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho biết, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã chỉ ra một cách chính xác rằng, mặc dù không ra được Thông cáo chung, song các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã đạt được sự đồng thuận về những yếu tố cơ bản trong COC. Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng để ASEAN và Trung Quốc có thể thảo luận vấn đề COC trong tháng 9 tới...
Về phần mình, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đã đăng trên các báo chí Trung Quốc) tiếp tục đăng bài trên diễn đàn báo điện tử sina.com để kiến nghị “Phải giải quyết vấn đề biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế”.
Trong bài viết ngày 3-8, học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng, không thể trì hoãn mãi việc giải quyết vấn đề biển Đông và Trung Quốc cần giải quyết việc này với thái độ tích cực, chủ động bởi chỉ bằng nỗ lực thiết thực của Trung Quốc và các quốc gia hữu quan mới có thể giải quyết được vấn đề biển Đông, chứ không phải là các thế lực bên ngoài khu vực như Mỹ.
Ông Lý Lệnh Hoa cũng nhấn mạnh, là quốc gia ký và phê chuẩn UNCLOS nên Trung Quốc phải tích cực đàm phán, thương lượng song phương và đa phương để giải quyết những tranh chấp trên biển Đông.
Theo CAND
"Hổ" - tranh của họa sĩ Đỗ Phấn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét